Dự đoán Tổng bí thư và chính trường Việt nam năm 2016

01 Tháng Giêng 20164:28 SA(Xem: 8268)
"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 01 JAN 2016

TranDaiQuang-McCain
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang diện kiến TNS McCain tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Google image

Dự đoán Tổng bí thư và chính trường Việt nam năm 2016


Một năm đã qua đi với rất nhiều biến động trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Trong ngày cuối năm dương lịch 2015, RFI Việt ngữ đã đề nghị tiến sĩ Phạm Chí Dũng, một nhà quan sát thời cuộc sắc sảo ở Saigon, thử đưa ra những dự báo về chính trường năm tới.

RFI : Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Thưa anh, bước sang năm mới và vào thời điểm sắp diễn ra Đại hội Đảng lần thứ 12, hiện đang có nhiều đồn đoán khác nhau. Anh dự đoán như thế nào về ban lãnh đạo mới và chính trường Việt Nam trong năm 2016 ?

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng : Theo tôi, quan điểm chính trị và diễn biến chính trường Việt Nam trong năm 2016 sẽ được quyết định bởi hai yếu tố chủ quan và khách quan.

Yếu tố chủ quan là nhân sự chủ chốt tại Đại hội 12. Yếu tố này có thể chiếm khoảng 40%, khác nhiều với Đại hội 11 với khoảng 80%. Các yếu tố khách quan là kinh tế, đối ngoại, dân chủ & nhân quyền tác động khoảng 60% đến quan điểm chính trị và diễn biến chính trường Việt Nam trong năm 2016.

Trong thực tế, rất khó đoán định về dàn nhân sự chủ chốt Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ trong Bộ Chính trị, do tồn tại quá nhiều kịch bản nhân sự cho Đại hội 12. Và các kịch bản này lại thay đổi thường xuyên, thậm chí đến phút chót trước khi bỏ phiếu.

Tuy nhiên, khả năng lớn hơn là Đại hội 12 sẽ kết thúc mà không một thế lực chính trị nào giành ưu thế vượt trội. Do vậy, kịch bản có khả năng lớn nhất là các phe chính trị thỏa hiệp với nhau để đưa ra những nhân vật có tính trung lập, ít phụ thuộc phe phái.

RFI : Vậy những ai có thể được đưa vào các vị trí trong « tứ trụ », theo anh ?

Ngoài vị trí Chủ tịch Quốc hội vẫn không được xem là quan yếu, ba vị trí còn lại là tâm điểm tranh giành.

Tôi cho rằng hai vị trí Tổng bí thư và Thủ tướng sẽ do những người có xu hướng trung lập đảm trách. Vị trí Chủ tịch nước có thể thuộc về một phe nào đó.

Dự đoán về vị trí Tổng bí thư thì khó hơn. Thú thật là song song với việc phân tích, tôi phải sử dụng thêm phương pháp dự cảm như một cách « nhìn » hướng về nhân vật Tổng bí thư. Phương pháp này mang lại kết quả là Tổng bí thư tại Đại hội 12 là người cao khoảng 1,74 - 1,75 mét, khá đẫy đà, mặc áo trắng. Có hai người dường như phù hợp với dự cảm của tôi, trong đó ông Trần Đại Quang có xác suất phù hợp là 80%, còn ông Nguyễn Thiện Nhân chỉ phù hợp 20%.

Kết hợp phân tích và dự cảm cá nhân, tôi cho rằng ông Trần Đại Quang có nhiều cơ hội nhất để trở thành Tổng bí thư. Nhưng cũng phải nói thẳng là nếu ông Quang trở thành Tổng bí thư, tôi hơi lo ngại về xu hướng công an trị sẽ phổ biến hơn ở Việt Nam. Nếu xu hướng này quá phổ biến, nó sẽ dẫn xã hội Việt Nam vào một cuộc « tắm máu ». Vì thế, trách nhiệm lịch sử của ông Trần Đại Quang là hết sức nặng nề.

RFI : Phương pháp dự cảm của anh khá độc đáo, tạm gọi là « gieo quẻ đầu năm » trong bối cảnh luôn thiếu vắng minh bạch thông tin…Giả sử những tiên liệu về nhân sự là đúng, theo anh sau Đại hội 12, chính trường Việt Nam sẽ như thế nào ?

Sau Đại hội 12, diễn biến chính trường sẽ tiếp tục xung đột lợi ích và tranh giành quyền lực nặng nề hơn nhiều so với thời gian trước Đại hội. Những xung đột này diễn ra trong cả năm 2016.

Năm 2016 cũng bắt đầu động thái tản quyền và xu hướng cát cứ ở địa phương. Một số ủy viên cũ và mới của Bộ Chính trị sẽ tìm cách gia tăng ảnh hưởng cát cứ và quyền lực cá nhân của họ tại một số địa phương.

Đến cuối 2016 xuất hiện khá nhiều dấu hiệu tách đảng Cộng sản. Cùng lúc đó xuất hiện đảng đối lập nhưng chưa được chính quyền công nhận.

RFI : Về mặt kinh tế, liệu có gì sáng sủa hơn năm 2015 hay không ?

Kinh tế năm 2016 ở vào giai đoạn tiền khủng hoảng và tác động nặng nề đến chính trị, bao gồm các vấn đề nan giải như nợ xấu và nợ công không xử lý được mà lại càng tăng. Ngân sách rất tồi tệ, một số ngân hàng chính thức phá sản (thực ra ngân hàng đã phá sản từ cuối năm 2014 như các Ngân hàng Xây Dựng, Đại Dương, GP không đủ khả năng chi trả). Trong khi viện trợ quốc tế và vay mượn từ nước ngoài bị các đối tác cắt giảm mạnh…

Việt Nam bắt buộc phải trả 16 tỉ USD nợ đến hạn trong hai năm 2015-2016. Kinh tế xấu gây phản ứng xã hội dữ dội hơn năm 2015. Phản ứng xã hội lan rộng, dẫn tới biểu tình và xung đột, tạo ra xu hướng dân chủ hóa không thể đảo ngược.

Chính quyền do đó bắt đầu phải thực hiện « cải cách thể chế »: giảm vai trò doanh nghiệp nhà nước, giảm độc quyền doanh nghiệp nhà nước, tăng vai trò doanh nghiệp tư nhân.

Cuộc bầu cử Quốc hội tháng 5/2016 sẽ phải tăng tỉ lệ đại biểu chuyên trách, độc lập, không đảng, giảm đại biểu kiêm nhiệm. Có thể có đột biến về quyền lực tăng lên của Quốc hội trong năm 2016.

RFI : Còn về tình hình dân chủ và nhân quyền thì sao, thưa anh ?

Ba, bốn tháng sau Đại hội 12, tức vào khoảng giữa năm 2016, Việt Nam bắt đầu bước vào lộ trình dân chủ từng bước, gần tương tự kịch bản Miến Điện từ năm 2011, bất chấp Tổng bí thư và các chức vụ khác trong « tứ trụ » là ai.

Tại thời điểm cuối năm 2015, xu thế diễn biến của chính trường Việt Nam theo kịch bản Miến Điện vào khoảng 15%. Trong năm 2016, xu thế này có thể đạt tới 30-35%.

Do đó, độ mở dân chủ ở Việt Nam trong năm 2016 sẽ lớn hơn năm 2015. Vài lĩnh vực có thể mở đột biến. Chính quyền bắt đầu thừa nhận xã hội dân sự. Bắt đầu lộ trình thả tù chính trị. Bắt đầu lộ trình thực hiện công đoàn độc lập. Bắt đầu chuẩn bị ban hành Luật lập hội và có thể cả Luật biểu tình.

RFI : Anh có vẻ khá lạc quan…

Tôi cho rằng tình hình dân chủ, nhân quyền có thể lạc quan, nhưng vấn đề đối ngoại thì không lạc quan lắm. Trung Quốc có khả năng gây hấn như năm 2014. Khu vực gây hấn tại Biển Đông và có thể cả biên giới phía Bắc với mức độ và quy mô lớn hơn năm 2014. Do đó Mỹ sẽ can thiệp mạnh hơn về quân sự và chính trị. Vai trò của Mỹ ở Việt Nam sẽ gia tăng, kéo theo xu thế ngả về Mỹ hơn của Việt Nam.

Tất cả những vấn đề mà tôi dự báo chỉ là của riêng cá nhân tôi. Có thể một số dư luận sẽ cho là tôi quá lạc quan về tình hình dân chủ - nhân quyền trong năm 2016. Nhưng tôi xin nhắc lại, đây cũng chỉ là những phân tích và cảm nhận riêng của tôi.

RFI : Xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã vui lòng dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn, với những dự đoán khá táo bạo trong ngày cuối năm dương lịch 2015.

Thụy My RFI 31-12-2015

++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Trần Đại Quang

Biển Đông ở đâu trong cuộc chiến lợi ích Trung-Mỹ?

  • Thứ năm, 25/06/2015

(Quốc tế) - Biển Đông là một bàn cờ mà thế cục của nó phải được quyết định bởi chính những nước trong khu vực, chứ không phải là những yếu tố bên ngoài.

Trung Quốc và tham vọng thống trị quân sự ở Đông Á

Cuộc tập trận CARAT 2015 trong khu vực Biển Đông với sự tham gia của Hải quân Hoa Kỳ, Nhật Bản và Philippines, đã được tổ chức từ ngày 22 đến ngày 27-6. Hải quân Mỹ và Philippines sẽ tổ chức tập trận riêng rẽ đến ngày 26, trong khi đó hải quân Nhật và Phi sẽ tập trận cho tới ngày 27.

Đợt tập trận này cùng với sự gia tăng hoạt động của hạm đội Mỹ trong khu vực và việc máy bay tuần tiễu chống ngầm Nhật Bản lượn trên bầu trời biển Đông được tuyên truyền là sự chứng minh với Trung Quốc rằng: Washington sẽ không làm ngơ trước các hành động đơn phương của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích chính trị, những động thái này chẳng nói lên điều gì. Đặc biệt là chuyên viên của Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Nga Vasily Kashin cho rằng, các động thái của Mỹ cũng không thể ảnh hưởng đến thực trạng đã bị thay đổi trên biển Đông.

Bằng cách xây dựng đảo nhân tạo trên cơ sở các đảo san hô và đá ngầm, Bắc Kinh đã có những hành động thay đổi cán cân lực lượng trong quần đảo Trường Sa một cách căn bản và dù nước này có dừng lại ở đây thì cũng không ai ép được Trung Quốc đưa biển Đông về hiện trạng ban đầu của nó.

Bắc Kinh không chờ đợi việc xây dựng các đảo nhân tạo sẽ mang lại tình trạng pháp lý lãnh hải. Họ thừa biết rằng theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, một hòn đảo nhân tạo được xây dựng trên rạn san hô không thể tạo ra xung quanh nó vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.

doi dau TQ
Có thực là Mỹ đang quyết tâm đối đầu với Trung Quốc trên biển Đông?

Bởi vậy, mục đích của việc xây dựng các đảo nhân tạo này của Bắc Kinh là tạo ra thay đổi thực sự trong cán cân lực lượng quân sự trên Biển Đông, trên đường tới eo biển chiến lược quan trọng Malacca. Nói chính xác ra, Bắc Kinh hiện đang tìm kiếm “quyền kiểm soát thực tế” bằng hành động quân sự.

Trung Quốc chỉ kiểm soát 7 đảo, đá và rạn san hô ở quần đảo Trường Sa, tất cả các đảo này đều có diện tích nhỏ. Đây là trở ngại chính để triển khai các đối tượng cơ sở hạ tầng quân sự trong khu vực chiến lược trên vùng biển quan trọng cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng hơn 1.000 km.

Bởi vậy, Trung Quốc đã xây dựng trong khu vực này các đảo nhân tạo với diện tích nhiều cây số vuông, lớn hơn tất cả các hòn đảo tự nhiên ở đây cộng lại. Trong 18 tháng qua, Bắc Kinh đã đắp bồi thêm trên các đảo một diện tích khổng lồ khoảng 800ha.

Trên những hòn đảo này có thể xây dựng các căn cứ quân sự với đầy đủ sân bay và cầu cảng, với trung tâm thông tin liên lạc, trạm radar và tình báo điện tử… Tất cả những điều đó sẽ nâng sự hiện diện của Hải quân và không quân Trung Quốc trong khu vực lên một mức độ khác.

Sau khi hoàn tất xây dựng tất cả mọi cơ sở hạ tầng cần thiết trên đảo, sức mạnh của không-hải quân Trung Quốc trong khu vực sẽ được nâng lên rất nhiều. Với những căn cứ này, Bắc Kinh sẽ ở trên thế mạnh hơn so với các quốc gia nhỏ bé ở Đông Nam Á, vì thế có thể khẳng định là nước này sẽ không dừng tay.

Philippines
Chiến hạm Mỹ và Philippines trong một cuộc tập trận chung

Những hoạt động vừa qua của Mỹ được cho là nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải ở Biển Đông. Quyền tự do đi lại của tàu chiến Mỹ qua vùng biển này là rất quan trọng đối với Hoa Kỳ. Nếu không có điều này, Mỹ sẽ mất đi năng lực cơ động lực lượng nhanh chóng giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

 

Hơn thế nữa, nếu tự do hàng hải của Mỹ bị đe dọa, thực tế là tất cả các vai trò quân sự hàng đầu của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ bị đe dọa. Tuy nhiên, những điều đó không đủ quan trọng để dẫn đến việc Washington sẵn sàng đối đầu quân sự với Bắc Kinh trên biển Đông.

Biển Đông bị ảnh hưởng lớn bởi quan hệ lợi ích Trung-Mỹ?

Trong mấy ngày qua, nhiều người đã nghĩ tới một kịch bản xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc trên biển Đông khi Washington đưa ra những ngôn từ rất mạnh về khả năng điều động lực lượng quân sự đến vùng biển này.

Vấn đề ở đây là tính mục đích của Mỹ. Thực sự Washington ngăn cản Trung Quốc vì những nguyên tắc và luật lệ quốc tế, vì “công lý” cho tất cả các nước trong khu vực hay chỉ vì tự do hàng hải và lợi ích của bản thân mình? Chính điều đó sẽ quyết định những động thái của Mỹ trên biển Đông.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc gần đây ngang nhiên tuyên bố, nước này sẽ tiếp tục xây dựng các cơ sở để đáp ứng “các nhu cầu quân sự và dân sự”, sau khi công việc cải tạo đảo sắp hoàn tất. Tuyên bố này được đưa ra trước thềm vòng 5 đối thoại chiến lược và kinh tế giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Đáng lưu ý là Vòng đối thoại này được tiến hành sau chuyến thăm Mỹ từ ngày 8 đến 12 tháng 6 của Thượng tướng Phạm Trường Long – Phó Chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc và 3 thượng tướng khác. Nó cũng được tiến hành song song với vòng 6 về “Cơ chế đối thoại giao lưu nhân văn Trung – Mỹ”.

Trong chuyến thăm của ông Phạm Trường Long, 2 nước đã ký kết 2 văn kiện quan trọng là Hiệp định khung cơ chế đối thoại giao lưu và hợp tác Lục quân Trung – Mỹ” và Biên bản ghi nhớ của Thỏa thuận về nguyên tắc hành vi an ninh khi gặp nhau trên biển và trên không”.

Trong vòng đối thoại thứ 5, Biên bản ghi nhớ trên sẽ thêm phần “An ninh không đối không” giữa lực lượng không quân hai nước trên Biển Đông để “tránh hiểu lầm và ngộ nhận, dẫn tới xung đột” và có thể được chính thức đưa vào Thỏa thuận trong chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Tập cận Bình vào tháng 9 tới.

Đặc biệt là về mặt kinh tế, vòng đối thoại này đang chuẩn bị một bước đột phá về thỏa thuận chi tiết trong lĩnh vực hợp tác đầu tư, sẽ được ấn định trong chuyến thăm Washington của ông Tập vào tháng 9 tới. Đây là vấn đề quan tâm lớn nhất của cả Mỹ và Trung Quốc trong quan hệ giữa 2 nước, trong tương lai.

Trung My
Biển Đông sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi quan hệ lợi ích Trung-Mỹ

Theo ông Pavel Zolotarev, Phó giám đốc Viện Mỹ và Canada, nền tảng quan hệ kinh tế gần gũi là một đảm bảo rằng, bất chấp mọi xung đột, kể cả trong lĩnh vực quân sự, Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ tiến lại với nhau. Những tuyên bố cứng rắn của Mỹ trong thời gian qua có thể chỉ là con bài để “làm giá”.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ hiện đang ở trong tình trạng “vừa xung đột, vừa mặc cả”, thể hiện rõ xu hướng chủ đạo trong quan hệ giữa 2 cường quốc này là “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”; “vừa kìm chế lẫn nhau nhưng lại phụ thuộc không thể tách rời”.

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Nhà nước của Nga Vladimir Yevseyev cho rằng, hai bên sẽ tiếp tục tìm kiếm sự thỏa hiệp tiềm năng cho Hoa Kỳ và chấp nhận được đối với Trung Quốc. Chuyến thăm Washington sắp tới của ông Tập sẽ cho phép đạt được điều này ở một mức độ nhất định.

Washington hiện khó có thể kiềm chế được Bắc Kinh và ngày càng gặp khó khăn lớn hơn trong vấn đề này. Có nhiều khả năng, kết quả của “trận đấu” này sẽ là một kiểu phân chia ảnh hưởng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, giữa một bên là Hoa Kỳ và các đồng minh và bên kia là Trung Quốc.

Ông Yevseyev nhấn mạnh, Trung Quốc nhận thức được điều đó và sẽ chờ đợi sự phân chia ảnh hưởng và lối thoát ra khỏi cuộc đối đầu giữa hai nước trong lĩnh vực quân sự-chính trị. Washington sẽ vẫn phản đối nhưng mọi chuyện sẽ chỉ dừng lại ở đó, còn Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục những hành động của mình.

Trong bối cảnh này, Biển Đông sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi mối quan hệ lợi ích giữa Washington và Bắc Kinh, hay nói thẳng ra là đừng nên ảo tưởng Mỹ sẽ đối đầu quân sự với Trung Quốc vì biển Đông.

(Theo Đất Việt)

 

 

05 Tháng Tư 2015(Xem: 9454)
Nữ trí thức trẻ ấy có gương mặt xinh đẹp, thanh tú rất Pháp và cái tên cũng hoàn toàn Pháp: Amandine Dabat, sinh năm 1987 ở Paris, tốt nghiệp cử nhân Việt Nam học tại Pháp năm 2012. Vẻ đẹp rạng rỡ, phong cách ứng xử tinh tế và diễn ngôn lưu loát của cô làm dịu đi cái nắng xuân oi bức Sài Gòn tháng 3.2015.
08 Tháng Ba 2015(Xem: 7916)
Lãnh đạo Cộng Hòa Thượng Viện Bob Huff, Thượng Nghị Sĩ Pat Bates, Dân Biểu Matt Harper, và Dân Biểu Don Wagner cùng tham gia với Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn trong công việc này
01 Tháng Ba 2015(Xem: 8090)
Trong khi mọi người đang đua nhau đi hành hương, đi trẩy hội, đi du xuân trong những ngày đầu năm Tết Ất Mùi, một thanh niên từ phía Bắc đơn độc khởi hành chuyến đi bộ xuyên Việt để quyên sách tặng người nghèo.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 8995)
Bất chấp những lời kêu gọi lẫn phản đối, lễ hội chém lợn truyền thống hằng năm vẫn được tổ chức đúng ngày mùng 6 Tết ở làng Ném Thượng, phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, với tham dự của hàng ngàn người.
24 Tháng Hai 2015(Xem: 7619)
- Đối với nông dân miền Trung, từ Phú Yên đến Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, dường như Tết Ất Mùi là một cái Tết rất buồn bởi ngoại trừ giá xăng và giá gas giảm, mọi thứ vẫn tăng vùn vụt kể cả tiền điện sinh hoạt hằng ngày. Trong khi đó, giá nông sản miền Trung như rau hành, cải, hẹ, dưa leo, đậu tây lại có giá thấp lè tè, thấp đến mức không thể tưởng tượng được người nông dân lấy gì để sắm Tết.
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 10545)
Mùa đông rét nhưng ngày cũng như đêm, người, xe máy, thức ăn, hàng họ … tràn ngập, chen chúc từ ngoài đường vào các ngõ, ngách, không thấy đâu là chủ nghĩa xã hội trừ vài khẩu hiệu cũ kỹ treo hoặc viết lạc lõng đâu đó Giới trẻ Hà Nội và Tây Ba lô ngồi la liệt ở phố Tạ Hiện ăn uống đủ kiểu về đêm
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 9148)
Đoạn băng ghi lại cảnh ân ái của một vị được cho là tăng nhân đang tu hành tại một ngôi chùa ở tỉnh Khánh Hòa bị tố cáo là ‘đã bị cắt ghép’ để đưa hình ảnh vị tăng nhân này vào, vị luật sư thụ lý vụ việc nói với BBC.
18 Tháng Giêng 2015(Xem: 8354)
Bị thầy cô công khai xúc phạm danh dự, áp đảo tinh thần, và thậm chí còn bị quy là ‘xích động phản động’ vì dám lên Facebook chia sẻ những ghi nhận và suy nghĩ về cái chết oan khuất của một bạn cùng trường sau trận đòn của cô giáo. Đó là câu chuyện của một số học sinh trường trung học cơ sở Phan Bội Châu (phường Tân Phú, TPHCM) mà Tạp chí Thanh Niên đài VOA mang đến các bạn trong chương trình hôm nay.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 8507)
Hà Nội có cây cầu mới. Phải nói là đẹp và hoành tráng nhất từ trước đến nay. Năm trụ cầu vươn lên sừng sững giữa trời tượng trưng cho năm cửa ô hay năm cánh hoa đào của làng đào Nhật Tân ngay dưới chân cầu.
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 10452)
- Hòa thượng Thích Không Tánh đã kiến nghị đến ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TP.HCM và ông Nguyễn Hoài Nam, phó Chủ tịch UBND quận 2, yêu cầu nhà cầm quyền tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân và phải bảo vệ các Cơ sở Thờ tự tại bán đảo Thủ Thiêm.
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 9110)
Một học sinh cấp hai ở TP HCM thiệt mạng sau khi bị cô giáo đánh đòn hôm 6/1. Em Lê Thị Phước Hải 11 tuổi học lớp 6/7 trường trung học Phan Bội Châu, quận Tân Phú, đã tử vong sau khi bị cô giáo dạy môn Công nghệ cặp những chiếc thước học sinh lại đánh vào mông. Báo Tuổi Trẻ ngày 9/1 nói em bị cô giáo tên Vy phạt là vì không thuộc bài, nhưng bạn bè cùng lớp cho gia đình em biết Hải bị phạt vì nói chuyện trong giờ học.
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 9508)
Sáng 6-1, ông Phan Thanh Vân, chi cục trưởng Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội (Sở LĐTB&XH tỉnh Tiền Giang) cho biết thanh tra sở vừa triển khai quyết định xử phạt vi phạm hành chính về phòng chống tệ nạn xã hội đối với bà Lê Thị Kim Huyền (44 tuổi, ngụ P.11, Q.3, TP.HCM) chủ quán Karaoke Mai Vàng tại TP. Mỹ Tho, Tiền Giang.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 10174)
Am Dược (còn có tên là am Thuốc) ở trên sườn dãy núi Thanh Long phía đông chùa Hoa Yên, được vua Trần Nhân Tông dựng lên trước khi về Yên Tử. Dựa vào kết cấu kiến trúc và các loại hình vật liệu, di vật đồ gốm sứ, am được xác định có niên đại từ thời Lê Trung Hưng và kéo dài đến thời Nguyễn.