Nhân sĩ, Trí thức Sàigon kỷ niệm sinh nhật ông Võ Văn Kiệt

29 Tháng Mười Một 201511:55 CH(Xem: 7123)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 30 NOV 2015

 

ĐIỂM TIN TUẦN QUA - SỐ 66

Phải chi lúc này có ông Sáu Dân!

Tương Lai

image096

Điệp khúc này lại nhức nhối giục giã trong buổi họp mặt tưởng niệm ngày sinh ông Sáu Dân hôm 23.11.2015. Một số anh chị em quây quần bên nhau trong một căn phòng có bức ảnh ông Sáu được phóng to treo trang trọng giữa nhà, gần gũi thân tình. Cũng như vào ngày này năm ngoái tại căn phòng này, dưới nhiều cách biểu đạt khác nhau, nhưng rồi vẫn dồn vào một ý tưởng đã thành “điệp khúc” khi ngước nhìn lên tấm hình của người mình thương mến: phải chi lúc này có ông Sáu Dân.

    image098image100image102image104

Vẫn những gương mặt quen thuộc ấy, nhóm “thứ Sáu” với Huỳnh Bửu Sơn, Phan Chánh Dưỡng.., rồi cánh nhà báo vốn nhận được sự chăm sóc ân tình của ông Bí thư Thành uỷ thời “cởi trói” để dám mạnh dạn và sắc sảo bung ra như Kim Hạnh, Huỳnh Sơn Phước, Tống Văn Công…, nhóm “phong trào” từng gặp ông Sáu Dân từ hồi lên rừng nhận nhiệm vụ còn phải bịt mặt như Lê Công Giàu, Huỳnh Tấn Mẫm, …. rồi đám văn nghệ sĩ vốn nổi đình đám trong những buổi tưởng niệm năm nay gặp trục trặc “bất khả kháng”, phút cuối gọi điện tỏ ý “quá tiếc” như Nguyễn Duy đang phải chăm vợ ốm kiêm nhiệm đưa võng ru cháu nội không thể đến để “Đánh thức tiềm lực…” và “Nhìn từ xa…tổ quốc” được…

Nhưng bù vào những người mà sự vắng mặt là bất khả kháng ấy thì năm nay lại có thêm những gương mặt thân quen mà năm ngoái không đến được như chị Cúc, nữ doanh nhân vốn được biết đến với cái Hợp Tác Xã mây tre lá Ba Nhất mà ông Sáu Dân đã từng tìm đến Bình Dương để mời về Vũng Liêm, Vĩnh Long “dạy dân quê tôi làm mây tre mỹ nghệ xuất khẩu”. Chân tình ông nói. Và người sáng lập, tổ chức thành công doanh nghiệp độc đáo này - “bà này dữ thiệt” như nhận xét của ông Sáu mà Nguyễn Trọng Huấn đã ghi lại trong một bài báo dạo ấy - đã vui vẻ nhận lời.

Và ông Bảy Thanh, người từng gắn bó với ông Sáu Dân trên nhiều lĩnh vực quan trọng mà tôi được nghe ông Sáu nhiều lần nhắc đến với thái độ tin cậy và chân tình, “biết hôm nay sẽ có nhiều anh em mình lâu không gặp, nhân dịp này cùng nhau ngồi lại với nhau nhắc lại những kỷ niệm về Chú Sáu thì chắc là thú vị lắm”, ông hồ hởi nói với mọi người đang ngồi cạnh ông. Dạt dào và cuốn hút trong dòng chảy những kỷ niệm, ông ngồi lại với một nhóm anh em đang say chuyện sau khi một vài ông U80 yếu sức buộc phải tiếc nuối ra về như Đào Công Tiến, Mười Thôn…Câu chuyện bên ông Bảy kéo đến gần 3 giờ chiều mới dứt ra được sau khi lưu luyến hẹn sẽ có dịp tái ngộ.

Anh Nguyễn Bá Thuận, một trí thức sống ở Đan Mạch, đã từng về nước sớm nhất sau năm 75 và có dịp làm việc với ông Sáu Dân, hôm nay có mặt với áo vét nghiêm chỉnh khác với lối xuề xoà quần soóc lửng như mọi lần, đã gợi lên một vài chuyện mà mọi người còn muốn biết kỹ nhưng nhà trí thức chỉ kín đáo cười trừ…để rồi mấy ông ghiền, trong đó có Hạ Đình Nguyên, tác giả của bài nói về “ba gã bán tơ” làm xôn xao dư luận, lấy cớ rủ rê Thuận ra ngoài ban công hút thuốc để gợi chuyện thêm. Rồi Kha Lương Ngãi, Tô Lê Sơn và những bạn thân quen khác. Mọi người đều dành cho Hiếu Dân lời thăm hỏi trìu mến khi cô khệ nệ đem thêm vào bữa nhậu chiếc bánh mừng sinh nhật và mấy món để các chú các anh chị vừa lai rai vừa tiếp tục chuyện trò vào bữa trưa.

Đáng tiếc là vắng mấy nhà sử học đã hăng hái hẹn đến để gợi lại những việc làm thật có ý nghĩa của Võ Văn Kiệt đối với lịch sử đúng vào thời điểm nhạy cảm mà đề tài lịch sử đang hứng lấy những cơn sóng trào phẫn nộ. Quả đúng là vào những lúc như thế này mới càng thấm thía hơn cái tầm nhìn vượt hẳn lên trước và lên trên tầm tư duy kiểu tuyên giáo ẩm mốc, thiển cận, xúc phạm đến ông cha mà ông Sáu Dân đã từng phê phán, và trong những trường hợp có thể, Ông trực tiếp góp phần chỉnh sửa một cách cụ thể và thiệt thực. Điều này một số nhà sử học biêt rõ hơn tôi nên thật là đáng tiếc vì đến phút cuối lại “xin kiếu” với hai từ “rất tiếc”. Dụng ý mời một vài nhà sư học trao đổi trong buổi kỷ niệm năm nay chính vì chủ đề lịch sử lại đang nổi cộm lên trong chuyện “tích hợp” môn lịch sử ngớ ngẩn và dại dột của Bộ GD&ĐT.

Nhưng đành vậy, “Dù sao cũng chẳng làm sao, dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi” nhỡ ra có “chuyện làm sao” e cũng cũng phiền hà. Nhà sử vốn cẩn trọng mà. Tôi nhớ đến Trần Quốc Vượng, nhà sử học đáng kính, đã từng viết : “nỗi ám ảnh của quá khứ” vẫn không tha người làm Sử như tôi…cứng đầu thì dại, “khôn ngoan” nhất là “luồn cúi” và trí thức “lớn” thì cũng tự an ủi “gặp thời thế thế thời phải thế”….Ngoài thì “bế môn toả cảng”, trong thì “chuyên quyền độc đoán”, cho nên sĩ khí ắt phải bạc nhược…Thế giới giờ đây thay đổi đã nhiều. Song trong nước mình thì chưa đổi được bao nhiêu. “Nỗi ám ảnh của Quá khứ” vẫn còn đè nặng”.

Có lần vui chuyện nhân bàn về một số sự kiện lịch sử vào dịp ông Sáu Dân giục Nguyễn Duy bay ra Thanh Hoá để cố gắng thuyết phục lãnh đạo tỉnh hỗ trợ tích cực cho các nhà sử học tổ chức Hội thảo khoa học về Nhà Nguyễn, tôi kể cho ông về Trần Quốc Vượng và câu vừa nói. Nét thích thú hiện rõ trong ánh mắt và miệng cười của ông, tiện thể tôi nhắc đến câu "Chép đúng sự thật là chức phận người làm sử. Nếu làm trái chức phận để sống thì thà chết còn hơn" của người em thứ tư quan Thái sử nước Tề bên Tàu dưới thanh gươm của Tể tướng Thôi Trữ vừa loang máu ba người anh ruột của mình. Người chép sử trẻ tuổi đó đã nhất quyết chép đúng chuyện xảy ra: “Thôi Trữ giết vua”. Câu chuyện hình như đã làm ông Sáu Dân xúc động. Tôi nhớ hôm ấy ông bảo tôi nhắc lại để ghi vội vào sổ tay câu của Tư Mã Thiên: “Con người đã đội chậu làm sao còn nhìn được trời”.

Tiếc là giá mà những người biết kỹ hơn tôi về vấn đề ông Sáu Dân đặt ra với Phan Thanh Giản, rồi Hội thảo về Nhà Nguyễn ở Thanh Hoá vừa nói…có mặt trong dịp này để ôn lại thì thật có ý nghĩa. Vì thế mà tiếc. Nhưng đành an ủi rằng câu chuyện “Thôi Trữ giết vua” còn có một đoạn kết thật thâm thuý mà hôm ấy tôi chưa kịp kể. Đoạn kết ấy khiến người ta tin rằng không hề thiếu những người có bản lĩnh dám nói lên sự thật. Đoạn đó như sau:

Quí [tên người em thứ tư của Thái sử] cầm cái thẻ [bằng tre để chép chữ lên đấy] đi ra, sắp đến cửa sử quán, lại gặp Nam Sử Thị. Quí hỏi đi đâu, Nam Sử Thị nói:Ta nghe nói anh em nhà ngươi đều chết cả, sợ bỏ mất cái việc ngày Ất Hợi, tháng 5, mùa hạ mới rồi, vậy nên ta cầm thẻ đến để chép . Những người coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, sợ sự thật lịch sử bị vùi lấp đã “cầm thẻ đến để chép” như Nam Sử Thị đã là biểu tượng tuyệt vời của sứ mệnh được trao cho người chép sử.

Và đó cũng là khát vọng về tính trung thực lịch sử được trầm tích trong dòng chảy bất tận của cuộc sống con người, cuộc sống đất nước. Trong miên man suy ngẫm vể buổi kỷ niệm ngày sinh ông Sáu Dân trong căn phòng nhỏ hẹp này, tôi nhớ đến ông, một con người đã đi vào lịch sử như một trong những con người đẹp nhất đã góp phần tô điểm cho truyền thống bất khuất, quật cường của dân tộc, đã bằng trí tuệ mẫn tiệp và bản lĩnh quyết đoán trong hành động là minh chứng của lòng yêu nước rất sống động và cụ thể.

Nói “lịch sử”, “đi vào lịch sử” cứ ngỡ như cao xa vời vợi. Nhưng thật ra, những chuyện ông Sáu Dân đã làm để góp phần nắn lại những nét cong của lịch sử mà người chép sử, bình luận về lịch sử, do bản lĩnh chưa xứng với thiên chức cao quý của họ, đã bị những áp lực của bạo quyền đe doạ mạng sống đã bẻ cong lịch sử. Có khi không là một mạng người, mà chỉ là một chiếc ghế, một chức danh, một chỗ dựa cho con cháu mà lịch sử dưới ngòi bút của họ đã bị xuyên tạc đến thảm hại. Trong bài “Mênh mông thế sự” tuần trước tôi đã dẫn ra lời ông Sáu Dân: “Cách mạng tháng 8 năm 45 đánh đổ thực dân phong kiến là chuyện tất yếu phải làm để giành lại độc lập cho đất nước và tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Nhưng rồi theo trớn đó mà chửi phong kiến tùm lum thì vô tình đã chửi cha ông mình chứ còn gì nữa! Thử hỏi các vua Trần cùng Trần Hưng Đạo ba lần đánh tan quân Nguyên, Lê Lợi cùng Nguyễn Trãi diệt quân Minh xâm lược và lên ngôi vua thì đều là phong kiếncả chứ gì? Liệu có ai dung túng cho chuyện xúc phạm đến ông cha? Thế mà cứ thoải mái chửi phong kiến thì khoa học cái nỗi gì”?

Với ông Sáu tôi hiểu sâu hơn điều tôi vẫn hay suy ngẫm về một quá khứ gần và một quá khứ xa, ở những chừng mức nào đó, đang hoà quyện vào nhau trong cuộc sống hiện tại của mỗi đời người. Câu chuyện lịch sử, nói về những điều xảy ra trong quá khứ nhưng lại đang nóng hổi tính thời sự. Xin gợi ra một kỷ niệm:

Hôm ấy, ngày 19.5.2008, tôi bay từ Sài Gòn ra, vừa xuống sân bay Nội Bài lúc 10h30 thì nhận được điện thoại của Trịnh bảo về thẳng nhà số 6 ở Hồ Tây, “chú Sáu đang chờ”. Vào phòng, thấy ông ngồi tựa trên ghế, dáng hơi mệt mỏi. Nghe tôi vắn tắt nói về công việc chuẩn bị để ông làm việc với một trí thức ở Mỹ vừa sang muốn xin gặp. Dặn Trịnh ghi lại lịch làm việc, rồi ông nói với tôi điều ông đang bức xúc “Tôi vừa yêu cầu phải trả tự do ngay cho Chiến và Hải, hai nhà báo ở “Thanh Niên” và “Tuổi Trẻ”, còn để lâu ngày nào thì Trung Quốc mừng ngày ấy đấy”. Ông còn nói rõ thêm một số chuyện nữa để dặn tôi nói lại ngay với anh Việt Phương và mấy anh khác, tôi không tiện viết ra ở đây. Ngày 20.5 ông tiếp hai trí thức Việt kiều. Tối hôm 20.5, theo dự định, ông có bữa “nhậu” với cánh văn nghệ sĩ và trí thức tại một quán nhỏ giữa Hô Tây nhưng “may” mà không thực hiện được. Nói “may” vì Nguyễn Duy-người chủ xị đầu têu chuyện “nhậu” này-sau đó nói với tôi “không thì oan Thị Kính đấy ông ạ, hôm sau bay về Sài Gòn là ông Cụ nhập viện ngay, bọn mình hút chết cả nút nếu có bữa “nhậu” ấy”. Quả đúng. 21.5 ông về lại Sài Gòn thì ngã bệnh, rồi vào viện.

Nghĩ đến chuyện đau buồn này, tôi rất ân hận và tự giày vò mình mãi về câu tôi buột miệng nói ra khiến ông đang mệt lại mệt thêm lên hôm 19.5 khi ông nhắc đến tên một người, “Thì thưa anh, cũng là từ trong ống tay áo của anh chui ra đấy thôi. Đã bị ném vào sọt rác rồi, anh lại móc lên đấy chứ”. Tôi thấy ông trầm ngâm, ngả người tựa vào lưng ghế, im lặng. Định đứng dậy ra ngoài để ông được yên tĩnh một lát nhưng ông đưa tay ngăn lại. “Câu chuyện trên xe từ Cần Thơ về vẫn đang còn nóng hổi đấy, có dịp anh nên viết ra”, ông chậm rãi nói. “Càng hiểu sâu thêm những tiên lượng của anh Ba Duẩn về cái đại hoạ này” ông trầm giọng như tự nói với chính mình. Đó cũng là lý do của buổi về Cần Thơ dạo ấy mà tôi đã có dịp nhắc đến.

Tôi đã không viết nguyên văn “câu chuyện trên xe” vừa nói. Nhưng chiều sâu ý tưởng của câu chuyện về âm mưu và thủ đoạn thâm độc của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán được đề cập đến trong câu chuyện đã giục giã những bài viết. Kết quả đến đâu tôi không thể đo đếm được. Nhưng tôi đã làm hết sức mình. Quyết liệt hướng ngòi bút vào chủ đề nhạy cảm đang chi phối nặng nề cái não trạng đã đẩy tới những quyết sách sai lầm liên quan đến vận mệnh của dân tộc, điều mà ông Sáu Dân khi thì kín đáo, khi thì trực diện nhăc nhở trong những dịp ông gặp chúng tôi.

Người có sự nhạy bén chính trị đặc biệt ấy hiểu rất sâu sắc những sự kiện lịch sử, trong khi một lịch sử gần đây chạy nhanh về với chúng ta thì một lịch sử xa xưa lại chạy đến với chúng ta bằng những bước chân chậm rãi thì cả hai lại “đang hoà quyện vào nhau trong cuộc sống hiện tại”1 với những điều mà Võ Văn Kiệt đã sớm thấy ra và tỉnh táo cảnh báo. Nhiều dự báo của ông về tiến trình hội nhập khu vực và thế giới đang ngày càng trở thành hiện thực, đặc biệt là sự kiện Myanmar. Và đó cũng là lý do khiến cho điệp khúc “Phải chi lúc này có ông Sáu Dân” lại giội lên trong tâm tư, tình cảm của những ai đang ưu tư về vận nước.

Nhưng rồi tôi nhớ một phát biểu chí lý của Kim Hạnh trong một buổi tưởng niệm như thế này cách nay đã mấy năm: “Tại sao chúng ta lại cứ dồn lên vai một ông già đã 86 tuổi phải tiếp tục gánh vác trách nhiệm khi mà ông đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình để thanh thản ra đi? Vậy còn chúng ta, chúng ta phải làm gì để tiếp tục sự nghiệp của ông để lại”?

Đúng vậy, chúng ta phải làm gì để không một lần nữa vuột mất thời cơ mà Võ Văn Kiệt đã từng đón đợi?

Gs Tương Lai

____________________

1.Fernand Braudel. “Tìm hiểu các nền văn minh”.NXBKHXH. Hà Nội 1992, tr33

++++++++++++++++++++++++++++++++++

Kỷ niệm ngày sinh ông Võ Văn Kiệt

Lưu Trọng Văn

Tôi có một lần cùng nhà báo Lý Quý Chung, cựu bộ trưởng Thông tin Việt Nam Cộng hòa thời tướng Dương Văn Minh, đến nhà ông Võ Văn Kiệt trên đường Tú Xương, không ngờ đó lại đúng ngày sinh của ông. Ông Kiệt kể khi chưa 20 tuổi đã tham gia một cuộc chiếm bốt của người Pháp ở Vĩnh Long quê ông. Đi đánh nhau gì mà chả biết cầm súng, bắn súng, chả biết kế hoạch, bố trí lực lượng gì hết. Bảo đi là đi. Đến nơi hỏi nhau, mình làm gì heng?

Ông cười.

Với ông hình như xưa nay đã cười chỉ là ...cười, sảng khoái một tiếng cười.

Đến đoạn không cười, ông phê phán cách tiếp tổng thống Mỹ Clinton của các vị lãnh đạo lúc ấy, theo ông là rất dở, không có tầm nhìn xa về thế giới phát triển do Mỹ đứng đầu, không thấy hết những vấn đề cốt lõi của mở cửa để phát triển đất nước và các âm mưu, áp lực từ Trung Quốc.

Ngày 23 tháng 11 vừa rồi tôi được mời dự sinh nhật ông Kiệt tại nhà giáo sư Tương Lai.

Không có ông Kiệt.

Chỉ một tấm hình ông đang cười rất sảng khoái- nụ cười cố hữu của ông. Ông Tương Lai ở tuổi 80 mang trọng bệnh, vừa mổ mắt vẫn săng sái chuẩn bị lễ sinh nhật của ông Kiệt như chuẩn bị sinh nhật của mình. Hạ Đình Nguyên, Tô Lê Sơn đến sớm phụ giúp với ông bê bàn ghế. Bạn bè, những người từng là cộng sự của ông Kiệt, những người yêu thương ông Kiệt lần lượt xuất hiện:Tống Văn Công,Võ Viết Thanh, Huỳnh Bửu Sơn, Phan Chánh Dưỡng, Huỳnh Tấn Mẫm, Kha Lương Ngãi, Huỳnh Sơn Phước, Kim Hạnh, ...Cúc,Võ Văn Thôn, Hạ Đình Nguyên...rồi Hiếu Dân, con gái ông Kiệt và nhiều người khác..

Gíá như, bắt đầu là hai chữ “giá như” ấy, giáo sư Tương Lai nén xúc cảm chân thành nhất của mình để nói tiếp câu “...hôm nay ông Sáu Dân của chúng ta còn sống”.

Thì.

Thì.

Thời cuộc, thế sự, vận mệnh, số phận, tương lai của dân tộc gắn với hai chữ “giá như”  và nhiều chữ “giá như” nữa như “giá như” kia.Nhưng, tiếc thay đằng sau chữ “thì” là cả một khoảng trống mênh mông đến xót lòng người còn, kẻ mất.

Tuy vậy, giáo sư Tương Lai khẳng định, mặc dù ông Sáu Dân không còn nữa, nhưng tư tưởng của ông, tầm tư duy của ông vẫn đồng hành cùng những người yêu nước và vẫn là ánh sáng chỉ đường cho những bước ngoặt của đất nước hôm nay. Không phải tự dưng ông là nhà lãnh đạo của Việt Nam bị chính quyền Trung Quốc ghét nhất, căm thù nhất vì ông nhìn ra nguy cơ đất nước bị lệ thuộc không chỉ nền kinh tế Trung Quốc mà còn bị trói buộc ý thức hệ của Trung Quốc.Và ngược lại, không phải tự dưng ông là nhà lãnh đạo của Việt Nam được nhiều người dân yêu thương nhất.

Nhà kinh tế Huỳnh Bửu Sơn,một chuyên gia ngân hàng của cơ chế thị trường, người cùng với các chuyên gia kinh tế trong “nhóm  Thứ Sáu” do Ông Kiệt mời tư vấn cho ông những vấn đề về kinh tế, tài chính đã nêu bật tư tưởng đổi mới của ông Kiệt. Theo ông Sơn thì ông Kiệt chính là nhà thiết kế chính, quan trọng nhất cho tiến trình mở cửa với ASEAN , hòa nhập với thế giới, cho kết nối chặt với các nước văn minh, cho nhận thức rõ vai trò của Mỹ đối với sự phát triển của đất nước. Ông Sơn khẳng định thời gian đã chứng minh những thiết kế của ông Kiệt là đúng đắn nhất. Và TPP hôm nay có thể nói chính là một sản phẩm từ tư tưởng mở cửa của ông Kiệt.

Nhà kinh tế Phan Chánh Dưỡng ngạc nhiên vì sao một con người như ông Kiệt xuất thân nông dân, không học hành bao nhiêu lại có thể có được những tầm nhìn về kinh tế, văn hóa , xã hội, chính trị cao đến như thế. Điều gì đã làm nên tầm vóc của một Võ Văn Kiệt?

Mọi người lần lượt kể những kỉ niệm của của mình với ông Kiệt, và những câu chuyện kể ấy đã góp phần giải đáp câu hỏi của ông Phan Chánh Dưỡng.

Nhà báo Tống Văn Công khi là lãnh đạo công đoàn và Báo Lao Động thường xuyên có mặt trong các cuộc tiếp xúc của ông Kiệt ở các nhà máy, xí nghiệp, kết luận rằng, ông Kiệt là người luôn trăn trở tìm lối thoát đói nghèo lạc hậu cho đất nước. Mọi tâm trí của ông đều dồn vào đó. Đến đâu ông cũng lắng nghe, tìm hiểu rất kĩ những khó khăn vướng mắc mà doang nghiệp, chủ nhà máy, công nhân gặp phải và cùng họ tìm cách tháo gỡ.

Ông Nguyễn Bá Thuận, tiến sĩ ở Đan Mạch từng về nước rất sớm sau 1975 kể lại những điều ông biết về ứng xử của Ông Kiệt với tướng Dương Văn Minh.

Giáo sư Đào Công Tiến và nhà báo Kim Hạnh cùng một số người khác nói nhiều đến cái tình với dân của ông Kiệt. Chính vì cái tình ấy mà ông dũng cảm chống lại những chủ trương nghị quyết nào sai trái. Thấy dân đô thị thiếu gạo vì tình trạng ngăn sông cấm chợ, ông ra tuyến đầu phá bỏ những rào chắn thông thương.Thấy rõ cơ chế quan liêu bao cấp cản trở phát triển kinh tế, ông đương đầu với những kẻ bảo thủ để quyết rạch đường máu kinh tế thị trường. Ông biết rõ một đất nước muốn đi lên phải tôn trọng trí thức, nhân tài, ông cho người tới từng trại giam nơi những trí thức bị bắt vì vượt biên bảo lãnh họ về và trao sứ mệnh cho họ.

Ông có vợ và hai con chết thảm vì chiếc tàu hàng chở họ bị bắn chìm trên sông Sài Gòn đoạn chảy qua Củ Chi, rồi một con trai hy sinh trong chiến tranh. Thế nhưng, ông hiểu đất nước muốn hùng mạnh thì phải thống nhất, không chỉ thống nhất bờ cõi mà thống nhất lòng người. Ông tuyên bố ngày 30 Tháng Tư hàng triệu người vui cũng có hàng triệu người buồn vì vậy ông giương cao ngọn cờ Hòa giải, hòa hợp dân tộc.

Ông Võ Viết Thanh nguyên trung tướng phụ trách an ninh một thời nói rằng khi là người cao nhất phụ trách an ninh của bộ Công an noi theo tư tưởng vì dân, tinh thần hòa giải dân tộc của ông Sáu Dân mà ông ra những quyết định tạo điều kiện tốt nhất cho Việt kiều trở về thăm quê hương và cho người Việt Nam ra nước ngoài. Và với tư cách một nguyên ủy viên trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, ông xúc động nói đến tinh thần dân chủ của ông Kiệt. Ông Thanh tâm đắc với quan điểm ông Kiệt khi cho rằng dân chủ trước hết phải ở trong Đảng. Đảng không có dân chủ thì làm sao Đảng chấp nhận cho dân có dân chủ?

Cứ thế chuyện về ông Kiệt như không bao giờ có thể dứt...cái tình, cái tình với dân mà ông đã đặt bí danh của ông là Sáu Dân và đặt tên cho cô con gái duy nhất của ông là Hiếu Dân. Kết thúc ghi chép này, tôi xin được ghi lại nguyên văn lời của bà Cúc một doanh nhân kể về ông Kiệt. Bà Cúc xúc động nói:

“Ông Sáu đến xưởng của tôi. Tôi đóng cổng không cho ông vô. Ông cứ đứng ngoài chờ. Hồi lâu thấy ông vẫn đứng ngoái nắng chờ, tôi mới mở cổng. Tôi bảo, đầy tớ đến nhà bà chủ làm gì? Bà chủ này nghèo mời đầy tớ uống nước lọc vậy. Ông Kiệt không tỏ ra giận dữ trước những lời châm chọc sâu cay của tôi. Ông bình tĩnh ngồi xuống ghế rồi uống nước. Cùng trong phòng của tôi lúc ấy có hai cô giáo đang chăm chú làm việc.Tôi bảo, đây là hai bà chủ vì đi dậy học không đủ sống nên đến đây làm thêm đó ông đầy tớ à. Ông Kiệt bần thần một lúc rồi đến bên hai cô giáo, ông hỏi các cô dậy học ở đâu, lương bao nhiêu. Nghe xong, ông bảo, lãnh đạo không chỉ có mình tôi, nhưng tôi xin hứa sẽ đem sự thật này ra để thuyết phục các lãnh đạo khác phải quan tâm thật sự đến đời sống giáo viên.

Phía ngoài có một chị bị tàn tật ngồi bệt trên sàn cặm cụi đan lát thủ công.Chị muốn được nhòm thấy mặt ông lãnh đạo Đảng và nhà nước, nhưng không dám vào phòng.Tôi kéo chị ấy vô ngồi lên ghế.Chị ấy không chịu ngồi lên ghế. Tôi nói. Chị này tàn mà không phế, nhưng có người không tàn mà phế.

Ông Kiệt bảo, cháu ơi,cháu ngồi lên ghế đi, bà Cúc đây phê tôi đau lắm rồi cháu đừng làm tôi đau thêm nữa. Ông Kiệt ôm lấy chị tàn tật ấy rớm nước mắt. Khi chia tay, ông bảo tôi, tôi hiểu vì sao chị giận tôi. Ông nắm chặt tay tôi”.

image106

Kể xong câu chuyện chị Cúc khóc rồi chị bảo chị xin phép mọi người chị phải về Bình Dương ngay vì chồng chị đang trong cơn trọng bênh. Chị không thể không đến để nói lên lòng thương mến vô hạn đối với người mà chị từng “xúc phạm” do kính trọng và tin cậy nên tin là ông hiểu được sự “xúc phạm” đó. Vì vậy khi nhận được lời mời của anh Tương Lai là chị thu xếp đến ngay dù phải đi từ rất sớm. Bây giờ đã nói lên được rồi thì xin phép về, ruột đang như lửa đốt vì chồng đang không biết có chuyện gì không.

28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8646)
- Sau khi xảy ra vụ máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines rơi ở Ukraina khiến hàng trăm người thiệt mạng, thì người dân ở khắp mọi nơi trên thế giới lại tiếp tục đón nhận “hung tin” máy bay Đài Loan rơi làm ít nhất 47 người thiệt mạng vào tháng 7 năm nay (2014). Đau thương nối tiếp đau thương, nước mắt lăn dài trên nỗi đau tột cùng của thân nhân các hành khách này thì mọi người chợt nhớ lại lời chia sẻ trên trang cá nhân của siêu mẫu Dương Yến Ngọc. Cô cho rằng mình đã biết trước sẽ có thảm họa này xảy cũng như sau thảm họa rơi máy bay Malaysia sẽ còn có một thảm họa rơi máy bay nữa xảy ra nhưng của một hãng hàng không khác. Nhiều người sau khi tiếp nhận thông tin này đã vô cùng hoang mang và đặt ra rất nhiều câu hỏi trong đầu.
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9783)
(Văn hóa) - Sau một loạt ấn bản “từ điển Vũ Chất” bị “tuýt còi” với lỗi ngô nghê, mới đây, lại có thêm một cuốn từ điển với cách giải nghĩa từ ngữ… giật mình, đó là cuốn “Từ điển tiếng Việt” do NXB Bách khoa Hà Nội biên soạn, với đối tác liên kết là Nhà sách Huy Hoàng.
18 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8614)
Theo số liệu của Cục Thông Kê Việt Nam công bố hôm thứ Tư thì kể từ ngày 1 tháng Tư năm 2014, dân số Việt Nam đã lên tới 90 triệu 493 ngàn người, trong đó có 45.87 triệu phụ nữ. Thông tin này được công bố tại một hội nghị tổ chức tại Hà nội hôm qua dựa các kết quả của cuộc kiểm kê dân số Việt Nam.
14 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12610)
Sở dĩ gọi là Hòn Đỏ là vì đá ở trên đó cứ vào buổi chiều sẽ ngả màu đỏ. Nhân dân quanh vùng có tục thờ sinh thực khí. Dĩ nhiên là với mục đích mưa thuận gió hòa, trời êm bể lặng, nhân khang vật thịnh
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9259)
Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ ‘kỷ luật nghiêm khắc’ vị tăng nhân được cho là có quan hệ tình dục với một người phụ nữ nếu xác minh được tính xác thực của đoạn video được tung lên mạng, một vị có chức trách của Giáo hội nói với BBC.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8910)
Ngày 12-6-2013 hàng trăm bà con nhân dân tại khu phố Trịnh Nguyễn - phường Châu Khê, TX Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh tập trung phản đối dự án xử lý nước thải tại Từ Sơn, Bắc Ninh. Cựu đảng viên cao niên, bà Ngô Thị Đức tại khu phố Trịnh- Nguyễn, Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh hôm qua đã công khai chặt đứt ngón tay trỏ để phản đối việc công an ép buộc bà ký tên nhận tội tham gia gây rối trật tự công cộng.
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8750)
MLBVN - Vào sáng ngày 03.12.2014 tại Hà Nội, Mạng Lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) đã có cuộc tiếp xúc, làm việc trong 2 giờ với đại diện 6 Đại sứ quán Hoa Kỳ, Thụy Điển, Úc, Phần Lan, Na Uy, Đức tại Đại sứ quán Thụy Điển để tiếp tục thúc đẩy chiến dịch “Chúng tôi muốn biết” và vận động xóa bỏ Điều luật 258.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8853)
Chắc quý vị không ai biết Nguyễn Tuấn. Anh qua đời khi đang ngồi trong quán bánh ngọt tên là Jolly Donuts nằm ở góc Đại lộ Roscoe và Đường De Soto trong thành phố Los Angeles, nước Mỹ. Một chiếc xe hơi SUV cao và lớn đâm thẳng vào tiệm bánh lúc anh đang uống cà phê, khoảng 10 giờ đêm ngày 4 tháng Mười năm 2014.
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12230)
Điệp vụ oái ăm đến độ một người đàn ông Trung Quốc chính hiệu giả gái giăng bẫy nhà ngoại giao Pháp suối gần 20 năm mà nạn nhân không hề hay biết. Năm 1964, chàng trai trẻ Bernard Boursicot 20 tuổi làm nhân viên kế toán cho Đại sứ quán Pháp vừa mới khai trương tại Bắc Kinh. Vốn là người đồng tính, từng có quan hệ tình ái với một số nam sinh viên cùng trường nhưng khi nhận nhiệm vụ ở Trung Quốc, Boursicot cảm thấy bị dằn vặt về quá khứ, thực lòng muốn từ bỏ và tìm kiếm cho mình một người phụ nữ thực thụ.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 162659)
Garden Grove (Bình Sa)- - Vào lúc 4 giờ chiều Thứ Sáu ngày 7 tháng 11 năm 2014, tại hội trường Thư Viện Việt Nam, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam tổ chức buổi họp báo để thông báo kết qủa giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2014.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10776)
(Dân trí) - Nhiếp ảnh gia kiêm nhà văn người Anh David Lloyd sẽ thực hiện thử thách đạp xe “chinh phục đỉnh Everest” tại núi Ba Vì, phía tây Hà Nội, với xuống 9 lần liên tục không nghỉ nhằm gây quỹ hỗ trợ nỗ lực giảm thiểu tử vong trẻ sơ sinh ở Việt Nam.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9391)
Thành phố Bodh Gaya, bang Bihar, là trung tâm hành hương Phật giáo nổi tiếng của Ấn Độ và thế giới. Trong buổi gặp ông Jitan Ram Manjihi, Thủ hiến bang Bihar, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhất trí hai bên cần thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, nông nghiệp, thủy sản và du lịch.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10037)
Câu chuyện được bằt đầu từ bản tin bất ngờ hôm thứ Hai 7 tháng 4-2014 của bộ ngoại giao HoaKỳ hoan nghênh quyết định của nhà chức trách ViệtNam đã trả tự do cho tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ. Sau đó là đài BBC dẫn tin: TS Cù Huy Hà Vũ được chở từ trại giam thẳng đến sân bay Nội Bái và cùng vợ, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà bay thẳng đến Hoa kỳ dưới sự bảo lãnh của Chính phủ Hoa Kỳ dưới hình thức Chiến Dịch Nhân Đạo Humanitarian Operation
30 Tháng Mười 2014(Xem: 9753)
Ngày 21/10/2014, người tù chính trị Nguyễn Văn Hải hay còn gọi là blogger Nguyễn Văn Hải được nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do sang Hoa Kỳ. Họ đã đưa ông thẳng từ trại giam ra sân bay để đi Mỹ.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 9194)
Tờ The Star đưa tin, ngày 27/10, cảnh sát Malaysia đã bắt giữ ba người đàn ông trong đó có một người là cảnh sát vì bị tình nghi đã bắt cóc và hiếp dâm tập thể một nữ sinh viên Việt Nam.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 8210)
Ben Bradlee, tổng biên tập báo Washington Post trong giai đoạn xảy ra bê bối Watergate lật đổ Tổng thống Richard Nixon, đã qua đời ở tuổi 93. Dẫn dắt tờ báo từ 1968 đến 1991, ông Bradlee được cho là đã chuyển đổi tờ báo thành một trong những tờ báo được tôn trọng nhất tại Mỹ.
21 Tháng Mười 2014(Xem: 8712)
Vài ngày sau khi sư Thích Thanh Cường chỉ phải viết kiểm điểm cho “hành động làm mất thanh danh giáo hội”, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu cần phải thận trọng khi xử lý cán bộ: “đánh chuột đừng để vỡ bình”. Có thể thấy rằng chưa cần người đứng đầu Đảng “định hướng”, những người có chức có quyền đã hành động đúng theo phương châm của Đảng.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 8355)
- "Tôi không biết phải xem giá trị của họ ở đâu? họ hoài bão gì? mỗi ngày họ làm việc bao nhiêu? Tôi chỉ biết họ có rất nhiều xe...!" đó là những tâm tư và chia sẻ của doanh nhân Trương Gia Bình về thế hệ thiếu gia Việt hiện nay.