Trấn áp dành cho Liên đoàn Lao động Việt Tự do

25 Tháng Mười Một 201512:00 SA(Xem: 8112)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 25 2015

 

Trấn áp dành cho Liên đoàn Lao động Việt Tự do



++++++++++++++++++++++++

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 25 2015

Đỗ Thị Minh Hạnh 'bị câu lưu và đánh đập'
image127

Image copyright FacebookMinhHanh Image caption Hôm 23/11, giới chức ngoại giao Hoa Kỳ đã đến thăm bà Minh Hạnh tại bệnh viện

Nhà hoạt động vì quyền công nhân Đỗ Thị Minh Hạnh nói sẽ tiếp tục 'đấu tranh vì nghiệp đoàn' dù vừa bị công an Đồng Nai 'câu lưu và đánh đập'.

Bà Hạnh cáo buộc hôm 22/11, công an Đồng Nai đã "bắt giữ và đánh đập thô bạo" bà Hạnh cùng nhà hoạt động, nhà báo Trương Minh Đức tại trụ sở công an phường Long Bình.

Hai nhà hoạt động trên được tin đang cùng luật sư tư vấn cho công nhân công ty Yupoong Vietnam về các quyền lao động và thành lập công đoàn độc lập thì "công an mặc thường phục và sắc phục đến bắt giữ họ rồi cưỡng chế về đồn công an phường Long Bình".

Hôm 24/11, trả lời phỏng vấn của BBC trong lúc chữa trị tại một bệnh viện ở TP. Hồ Chí Minh, bà Hạnh cho biết “vẫn đang bị đau đầu, nhức lưng, tụ máu ở mắt do thương tích công an phường Long Bình gây ra trong lúc câu lưu”.

“Dù vậy tôi xác định mình sẽ không bỏ cuộc trong chuyện đấu tranh cho nghiệp đoàn. Vì tôi muốn công nhân, vốn là tầng lớp chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội, được bảo vệ quyền lợi chiến đấu của họ, nhất là trong bối cảnh Hiệp định TPP mới ký chưa ráo mực”, bà Hạnh nói.

Bà Hạnh cũng cho hay “sẽ khởi kiện công an Đồng Nai về việc đàn áp, hành hung và tịch thu tài sản công dân bất hợp pháp, dù việc này có kết quả hay không”.

'Quan ngại'

Hôm 23/11, dân biểu Úc Chris Hayes đã gửi thư đề nghị Đại sứ Úc ở Việt Nam lưu ý trợ giúp nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh và nhà báo Trương Minh Đức vừa bị công an câu lưu và hành hung.

Ông Hayes viết: “Tôi được biết là bà Hạnh bị công an Biên Hòa bắt giữ trong cuộc gặp các công nhân làm tại công ty Yupoong.

Là người vận động cho quyền lao động, tôi hiểu rằng bà Hạnh đang tư vấn pháp luật, bảo vệ quyền lợi cho 2.000 công nhân bị mất việc.

Sau khi bị câu lưu, bà Hạnh và ông Trương Minh Đức đã bị đánh đập tàn bạo. Tôi được khuyến cáo rằng chính quyền ngăn cản mọi tiếp xúc với bà Hạnh và ông Đức.

Đỗ Thị Minh Hạnh

  • Sinh năm1985
  • Nguyên là sinh viên Cao đẳng Kinh tế, từng tham gia các phong trào công nhân biểu tình và đình công
  • Bị bắt tháng 2/2010 vì rải truyền đơn kêu gọi công nhân ở Trà Vinh đình công
  • Ngày 27/10/2010 bị kết án 7 năm tù giam
  • Được thả tự do trước thời hạn ngày 26/6/2014
  • Được Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam (trụ sở tại Mỹ) trao giải Nhân quyền Việt Nam năm 2011, cùng ông Cù Huy Hà Vũ


Cộng đồng người Việt tự do Úc châu đặc biệt quan ngại về tình trạng sức khỏe của bà Hạnh và ông Đức. Với thẩm quyền của ông về những trường hợp này, rất mong ông trợ giúp họ trong khả năng có thể”.

Ông Chris Hayes là dân biểu ở bang New South Wales, Úc, thường quan tâm đến các vấn đề nhân quyền tại các quốc gia châu Á.

Cách đây hai năm, ông từng gửi thư cho Ngoại Trưởng Úc Julie Bishop bày tỏ quan ngại về việc bà Hạnh bị cầm tù và đánh đập trong trại giam ở thời điểm đó.

Vụ câu lưu, hành hung các nhà hoạt động công đoàn xảy ra chỉ vài ngày sau hôm 18/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trước quốc hội rằng Việt Nam trong tiến trình hội nhập TPP phải có công đoàn độc lập ngoài công đoàn nhà nước để bảo vệ quyền lợi cho công nhân.

Đỗ Thị Minh Hạnh và Trương Minh Đức thuộc Liên đoàn Lao động Việt Tự do (gọi tắt là Lao Động Việt), liên minh của một số tổ chức lao động trong và ngoài nước gồm: Phong trào Lao Động Việt, Công đoàn Độc Lập, và Ủy ban Bảo vệ người Lao động Việt Nam.

Phong trào Lao Động Việt được thành lập ngày 29/10/2008 tại Việt Nam. Sau khi ba thành viên sáng lập là Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương bị chính quyền bỏ tù, phong trào Lao Động Việt phải hoạt động bí mật để hỗ trợ công nhân./

BBC 23/11/15

 

+++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Theo VOA Thứ ba 24/11/15:

TT Dũng cho thành lập Công đoàn Độc lập

"Hôm 18/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời chất vất của các đại biểu quốc hội về vấn đề thành lập “công đoàn độc lập” theo cam kết của TPP.

Người đứng đầu chính phủ Việt Nam được báo chí trong nước trích lời nói:

“Việt Nam và tất cả các nước tham gia TPP phải tôn trọng và bảo đảm quyền của người lao động trong việc thành lập và gia nhập tổ chức của họ tại cơ sở doanh nghiệp. Các tổ chức này sau khi thành lập có thể lựa chọn gia nhập Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam hoặc đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được chính thức hoạt động, và chỉ được hoạt động sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng ký theo một quy trình minh bạch được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật”.

+++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Giải Nhân Quyền Việt Nam 2015 Sẽ Được Trao Cho Hòa Thượng Thích Không Tánh, Bà Hồ Thị Bích Khương, Và Bà Bùi Thị Minh Hằng

VIETNAM HUMAN RIGHTS NETWORK

MẠNG LƯỚI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM

 .A Nonprofit Organization – EIN 33-0910909

8971 Colchester Ave.,  Westminster, CA 92683, USA


Tel. (714) 657-9488 / Email: vnhrnet@vietnamhumanrights.net / http//www.vietnamhumanrights.net 

 Thông cáo báo chí

14/11/2015

 GIẢI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM 2015 SẼ ĐƯỢC TRAO CHO HÒA THƯỢNG THÍCH KHÔNG TÁNH, BÀ HỒ THỊ BÍCH KHƯƠNG, VÀ BÀ BÙI THỊ MINH HẰNG. 

 Little Saigon – Trong cuộc tiếp xúc với giới truyền thông việt ngữ tại Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu thuộc Quận Cam, California, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQVN) đã công bố danh sách khôi nguyên Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2015, gồm Hòa Thượng Thích Không Tánh, Bà Hồ Thị Bích Khương, và bà Bùi Thị Minh Hằng. Những khôi nguyên Giải Nhân Quyền Việt Nam năm nay được bầu chọn từ 25 đơn đề cử từ Việt Nam và hải ngoại.  

Giải Nhân Quyền Việt Nam (GNQVN)  do MLNQVN thành lập vào năm 2002 và được tổ chức hàng năm nhằm tuyên dương thành tích tranh đấu bất bạo động của những người đã chấp nhận hy sinh, kể cả mạng sống của chính mình, cho lý tưởng nhân quyền và dân quyền của nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, GNQVN còn nhằm bày tỏ sự liên đới, hậu thuẩn và quyết tâm của người Việt khắp nơi trong nỗ lực đấu tranh giành lại quyền làm người cho mọi người dân Việt Nam.   

Từ ngày thành lập đến nay, MLNQVN đã tuyên dương và trao tặng GNQVN cho những nhà đấu tranh  hàng đầu cho nhân quyền  tại Việt Nam. Lễ trao GNQVN trong những năm trước đây đã được tổ chức tại nhiều quốc gia và địa phương có nhiều người Việt định cư. Năm nay MLNQVN sẽ  long trọng tổ chức Lễ Trao Giải vào ngày 11 tháng 12 năm 2015, nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 67 tại Little Saigon, Nam California. 

Sau đây là tóm tắt thành tích đấu tranh cho nhân quyền của các khôi nguyên GNQVN năm 2015:

 HÒA THƯỢNG THÍCH KHÔNG TÁNH 

Hòa Thượng Thích Không Tánh, tục danh Phan Ngọc Ấn,  trụ trì chùa Liên Trì, hiện đảm nhiệm chức vụ Phó Viện Trưởng  Hội Đồng Điều Hành Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, kiêm Tổng Ủy Viên Từ Thiện - Xã Hội. Hòa Thượng là một trong những thành viên sáng lập Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam. 

Là một tu sĩ luôn quan tâm đấu tranh cho nhân quyền, và đặc biệt là quyền tự do tôn giáo, HT Thích Không Tánh đã bị chính quyền Hà Nội liên tục đàn áp và trả thù. Năm 1976, Hòa Thượng đã bị bắt đi tù cải tạo 10 năm từ 1976 đến 1986 vì đã can đảm gửi thư đến thủ tướng chính phủ Hà Nội phản đối việc hủy bỏ quyết định miễn nghĩa vụ quân sự cho các tăng sĩ vốn đã có từ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. 

Vào tháng 10 năm 1992 Hòa Thượng lại bị kết án 5 năm tù giam và 5 năm quản chế với cáo buộc  "lưu hành nhiều tài liệu có nội dung chống lại Nhà nước" sau khi công an lục soát phòng của Hòa Thượng trong Chùa Liên Trì và tịch thu bản sao nhiều ghi chép của HT Thích Huyền Quang.  

Được trả tự do trước thời hạn vào tháng 10 năm 1993, Hòa Thượng vẫn tiếp tục các hoạt động phục vụ nhân quyền và xã hội. Tháng 11 năm 1994 công an đã bắt giữ Hòa Thượng khi Thầy đang quyên góp và phân phát đồ cứu trợ cho nạn nhân lũ lụt Miền Tây. Đến tháng 8.1995,
TT Thích Không Tánh và HT Thích Quảng Độ đã bị tòa án xử phạtmỗi người 5 năm tù với cáo buộc

"phá hoại chính sách đoàn kết và lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước".  

Trong nhiều năm qua, Hòa Thượng đã tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động từ thiện, như tặng quà cho thương

phế binh Việt Nam Cộng Hòa, cho bệnh nhi ung thư, cứu trợ các giađình thuyền nhân bị cưỡng bách hồi hương, v.v… cũng như giúp đỡ cho các tổ chức xã hội dân sự trong nước có nơi sinh hoạt, hội họp để đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền. Những nỗ lực nối kết liên tôn của Hòa Thượng đã tạo nên một nguồn sinh khí mới trong  cuộc đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo hiện nay. Vì những hoạt động này mà rất

nhiềulần Hòa Thượng bị công an và chính quyền sách nhiễu, thậm chí hiện nay họ đang âm mưu cưỡng chế để thu hồi mảnh đất nơi ngôi chùa tọa lạc, nhưng Hòa Thượng vẫn kiên cường tranh đấu, không hề nao núng, chùn bước.

 BÀ HỒ THỊ BÍCH KHƯƠNG 

Bản thân là một dân oan đã hai lần bị chính quyền địa phương cướp đất, phá nhà, và cơ sở làm ăn (năm 1989 và năm 1996), bà Hồ Thị Bích Khương đã đi khiếu kiện một cách vô vọng nhiều năm. Do hoàn cảnh khó khăn, bà phải xin đi “xuất khẩu lao động” ở Đại Hàn. Tại đây, trước cảnh các bạn công nhân bị áp bức và bốc lột, bà đã vận động đồng nghiệp đứng lên đấu tranh với chủ và bị chủ thù ghét, đối xử tàn tệ. Bà khiếu nại với văn phòng đại diện Việt Nam tại đây, nhưng họ lại thông đồng với chủ và  yêu cầu cảnh sát cưỡng bức bà về nước.  

Về lại Việt Nam vào năm 1999, bà tích cực tham gia các cuộc biểu tình của dân oan từ các địa phương tập trung về Hà Nội để đòi lại đất, chống tham nhũng, và đòi chính quyền thực thi nhân quyền và  dân quyền. Ngày 11.5.2005, bà bị công an bắt giam tại Hỏa Lò và truy tố ra tòa. Tại phiên tòa, bà đã khẳng khái phản bác hội đồng xét xử. Bà được trả tự do ngày 11.11.2005, và đến năm sau bà lại tham gia Khối 8406. Là một thành viên tích cực của Khối, bà đã viết khoảng 30 bài có nội dung phản kháng chế độ độc tài toàn trị cộng sản. Bà còn in ấn nhiều tài liệu về dân chủ đem phân phát cho đồng bào nhằm nâng cao nhận thức và lôi cuốn họ vào phong trào đấu tranh. Ngoài ra, bà cũng đã giúp nhiều dân oan viết đơn khiếu nại gửi tới nhà cầm quyền hay đưa lên mạng.  

Ngày 26.5.2007, bà bị công an bắt tại thị trấn Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Trong thời gian bị giam, bà đã bị tra tấn rất tàn bạo, nhưng vẫn giữ vững khí tiết và tinh thần can trường hiếm thấy ở một người phụ nữ bình thường. Cuộc tranh đấu kiên cường trong lao tù đó đã được bà ghi lại trong tập hồi ký có tựa đề: “Bước đường đấu tranh cho công lý và dân chủ của tôi”. Sau khi ra tù lần thứ hai vào ngày 26.4.2009, bà vẫn tiếp tục tranh đấu. Bà bị công an Phú Nhuận bắt và đánh bị thương nặng ngày 15.6.2010 khi trên đường đến thăm các bạn chiến đấu ở Sài Gòn. Đầu năm 2011, bà lại bị bắt cùng với Mục sư Nguyễn Trung Tôn khi hai người sao chép và phổ biến cuốn phim “Đại họa mất nước” . Bà bị xử 5 năm tù giam và 3 năm quản chế với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.” Hiện nay bà Hồ Thị Bích Khương còn đang ở trong tù và vẫn tiếp tục tranh đấu không ngừng để đòi quyền được đối xử tử tế cho mình cũng như cho bạn tù. Vì thế bà thường xuyên bị cai tù đánh đập và hành hạ.  

Bà Hồ Thị Bích Khương là một chiến sĩ đấu tranh cho nhân quyền chịu đựng tới ba lần tù đày và nhiều lần bắt bớ, đánh đập hết sức tàn nhẫn. Tuy thế  bà vẫn luôn giữ ý chí bất khuất cho lý tưởng tự do, dân chủ và nhân quyền. Bà được tổ chức Human Rights Watch trao tặng Giải thưởng

Hellman/Hammett năm 2011.

 BÀ BÙI THỊ MINH HẰNG 

Tuy vốn xuất thân từ một gia đình có chức quyền trong guồng máy chính quyền cộng sản, bà Bùi Thị Minh Hằng đã sớm nhận chân được bộ mặt của chế độ khi khám phá ra rằng chính các quan chức địa phương đã phi pháp tiếp tay cho đảng viên cướp đoạt ngôi nhà của thân phụ để lại cho bà.  

Từ năm 2011, bà Minh Hằng đã hăng hái tham gia các cuộc biểu tình phản đối việc Tàu cộng xâm lấn lãnh hải Việt Nam và phong trào đòi dân chủ-nhân quyền. Ngày 27.11.2011, bà bị bắt tại Sài Gòn khi tham gia xuống đường yêu cầu Quốc hội ra luật biểu tình. Bà bị đưa vào trại cưỡng bức lao động cải tạo trong hai năm tại Thanh Hà, tỉnh Vĩnh Phúc mà chẳng qua thủ tục xét xử nào.  

Do áp lực mạnh mẽ của dư luận, bà Minh Hằng được trả tự do sau 5 tháng bị giam giữ. Tuy nhiên công an vẫn ngày đêm theo dõi, sách nhiễu, và trả thù hèn hạ. Mặc dù vậy, bà vẫn kiên cường mạnh mẽ đấu tranh không lùi bước: bà từ chối không đóng tiền cho quỹ an ninh quốc phòng, làm đơn khởi kiện đích danh chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, viết thư cho ngoại trưởng Hoa Kỳ (5.7.2012), viết thư cho Quốc hội (10.7.2012) tố cáo những hành động phi pháp đối với bà… Bà Minh Hằng còn có sáng kiến mở “Quán thông tin” trước nhà để phồ biến những thư khiếu kiện, những thư ngỏ của bà gửi đến các cơ quan có thẩm quyền.  

Nhận ra rằng bà là một cái gai nhức nhối cần phải nhổ, là một dân oan kiên cường đấu tranh cho công lý cần phải triệt hạ, nhà cầm quyền cộng sản đã dàn dựng một “vụ gây rối trật tự công cộng” để bắt giam bà và một số người khác tại tỉnh Đồng Tháp khi họ đến thăm một người đấu tranh cho nhân quyền bị bách hại. Ngày 26.8.2014, bất chấp sự phản đối của dư luận, chính quyền cộng sản vẫn kết án bà 3 năm tù giam. Trong tù bà vẫn không ngừng đấu tranh; bà đã tuyệt thực hơn 2 tháng (kể từ ngày 2.4.2015), và thường xuyên trò chuyện với chị em nữ tù nhân để gây cho họ ý thức sâu sắc về quyền con người. Hiện nay bà Minh hằng vẫn đang chịu cảnh tù ngục. 

Bà Bùi Thị Minh Hằng là một con người đấu tranh trên mọi mặt và có mặt khắp mọi nơi. Cần chống xâm lược, bảo vệ Tổ Quốc thì bà  ở tuyến đầu, cả ở Sài Gòn lẫn Hà Nội. Cần chống cưỡng chế tước đoạt thì bà luôn đồng hành cùng với dân oan. Những người đấu tranh bị bắt vào đồn công an, bà liền có mặt đòi thả những người yêu nước. Bà Bùi Thị Minh Hằng là một chiến sĩ đấu tranh kiên cường và bất khuất cho nhân quyền.  

Vietnam Human Rights Network

8971 Colchester Ave

Westminster, CA 92683 - USA

Tel:  (714) 657-9488 


Email: vnhrnet@vietnamhumanrights.net

Website: http://www.vietnamhumanrights.net


Facebook: https://www.facebook.com/mlnqvn

 

28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8646)
- Sau khi xảy ra vụ máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines rơi ở Ukraina khiến hàng trăm người thiệt mạng, thì người dân ở khắp mọi nơi trên thế giới lại tiếp tục đón nhận “hung tin” máy bay Đài Loan rơi làm ít nhất 47 người thiệt mạng vào tháng 7 năm nay (2014). Đau thương nối tiếp đau thương, nước mắt lăn dài trên nỗi đau tột cùng của thân nhân các hành khách này thì mọi người chợt nhớ lại lời chia sẻ trên trang cá nhân của siêu mẫu Dương Yến Ngọc. Cô cho rằng mình đã biết trước sẽ có thảm họa này xảy cũng như sau thảm họa rơi máy bay Malaysia sẽ còn có một thảm họa rơi máy bay nữa xảy ra nhưng của một hãng hàng không khác. Nhiều người sau khi tiếp nhận thông tin này đã vô cùng hoang mang và đặt ra rất nhiều câu hỏi trong đầu.
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9784)
(Văn hóa) - Sau một loạt ấn bản “từ điển Vũ Chất” bị “tuýt còi” với lỗi ngô nghê, mới đây, lại có thêm một cuốn từ điển với cách giải nghĩa từ ngữ… giật mình, đó là cuốn “Từ điển tiếng Việt” do NXB Bách khoa Hà Nội biên soạn, với đối tác liên kết là Nhà sách Huy Hoàng.
18 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8616)
Theo số liệu của Cục Thông Kê Việt Nam công bố hôm thứ Tư thì kể từ ngày 1 tháng Tư năm 2014, dân số Việt Nam đã lên tới 90 triệu 493 ngàn người, trong đó có 45.87 triệu phụ nữ. Thông tin này được công bố tại một hội nghị tổ chức tại Hà nội hôm qua dựa các kết quả của cuộc kiểm kê dân số Việt Nam.
14 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12610)
Sở dĩ gọi là Hòn Đỏ là vì đá ở trên đó cứ vào buổi chiều sẽ ngả màu đỏ. Nhân dân quanh vùng có tục thờ sinh thực khí. Dĩ nhiên là với mục đích mưa thuận gió hòa, trời êm bể lặng, nhân khang vật thịnh
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9259)
Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ ‘kỷ luật nghiêm khắc’ vị tăng nhân được cho là có quan hệ tình dục với một người phụ nữ nếu xác minh được tính xác thực của đoạn video được tung lên mạng, một vị có chức trách của Giáo hội nói với BBC.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8910)
Ngày 12-6-2013 hàng trăm bà con nhân dân tại khu phố Trịnh Nguyễn - phường Châu Khê, TX Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh tập trung phản đối dự án xử lý nước thải tại Từ Sơn, Bắc Ninh. Cựu đảng viên cao niên, bà Ngô Thị Đức tại khu phố Trịnh- Nguyễn, Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh hôm qua đã công khai chặt đứt ngón tay trỏ để phản đối việc công an ép buộc bà ký tên nhận tội tham gia gây rối trật tự công cộng.
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8751)
MLBVN - Vào sáng ngày 03.12.2014 tại Hà Nội, Mạng Lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) đã có cuộc tiếp xúc, làm việc trong 2 giờ với đại diện 6 Đại sứ quán Hoa Kỳ, Thụy Điển, Úc, Phần Lan, Na Uy, Đức tại Đại sứ quán Thụy Điển để tiếp tục thúc đẩy chiến dịch “Chúng tôi muốn biết” và vận động xóa bỏ Điều luật 258.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8853)
Chắc quý vị không ai biết Nguyễn Tuấn. Anh qua đời khi đang ngồi trong quán bánh ngọt tên là Jolly Donuts nằm ở góc Đại lộ Roscoe và Đường De Soto trong thành phố Los Angeles, nước Mỹ. Một chiếc xe hơi SUV cao và lớn đâm thẳng vào tiệm bánh lúc anh đang uống cà phê, khoảng 10 giờ đêm ngày 4 tháng Mười năm 2014.
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12230)
Điệp vụ oái ăm đến độ một người đàn ông Trung Quốc chính hiệu giả gái giăng bẫy nhà ngoại giao Pháp suối gần 20 năm mà nạn nhân không hề hay biết. Năm 1964, chàng trai trẻ Bernard Boursicot 20 tuổi làm nhân viên kế toán cho Đại sứ quán Pháp vừa mới khai trương tại Bắc Kinh. Vốn là người đồng tính, từng có quan hệ tình ái với một số nam sinh viên cùng trường nhưng khi nhận nhiệm vụ ở Trung Quốc, Boursicot cảm thấy bị dằn vặt về quá khứ, thực lòng muốn từ bỏ và tìm kiếm cho mình một người phụ nữ thực thụ.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 162659)
Garden Grove (Bình Sa)- - Vào lúc 4 giờ chiều Thứ Sáu ngày 7 tháng 11 năm 2014, tại hội trường Thư Viện Việt Nam, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam tổ chức buổi họp báo để thông báo kết qủa giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2014.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10776)
(Dân trí) - Nhiếp ảnh gia kiêm nhà văn người Anh David Lloyd sẽ thực hiện thử thách đạp xe “chinh phục đỉnh Everest” tại núi Ba Vì, phía tây Hà Nội, với xuống 9 lần liên tục không nghỉ nhằm gây quỹ hỗ trợ nỗ lực giảm thiểu tử vong trẻ sơ sinh ở Việt Nam.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9391)
Thành phố Bodh Gaya, bang Bihar, là trung tâm hành hương Phật giáo nổi tiếng của Ấn Độ và thế giới. Trong buổi gặp ông Jitan Ram Manjihi, Thủ hiến bang Bihar, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhất trí hai bên cần thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, nông nghiệp, thủy sản và du lịch.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10037)
Câu chuyện được bằt đầu từ bản tin bất ngờ hôm thứ Hai 7 tháng 4-2014 của bộ ngoại giao HoaKỳ hoan nghênh quyết định của nhà chức trách ViệtNam đã trả tự do cho tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ. Sau đó là đài BBC dẫn tin: TS Cù Huy Hà Vũ được chở từ trại giam thẳng đến sân bay Nội Bái và cùng vợ, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà bay thẳng đến Hoa kỳ dưới sự bảo lãnh của Chính phủ Hoa Kỳ dưới hình thức Chiến Dịch Nhân Đạo Humanitarian Operation
30 Tháng Mười 2014(Xem: 9753)
Ngày 21/10/2014, người tù chính trị Nguyễn Văn Hải hay còn gọi là blogger Nguyễn Văn Hải được nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do sang Hoa Kỳ. Họ đã đưa ông thẳng từ trại giam ra sân bay để đi Mỹ.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 9194)
Tờ The Star đưa tin, ngày 27/10, cảnh sát Malaysia đã bắt giữ ba người đàn ông trong đó có một người là cảnh sát vì bị tình nghi đã bắt cóc và hiếp dâm tập thể một nữ sinh viên Việt Nam.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 8211)
Ben Bradlee, tổng biên tập báo Washington Post trong giai đoạn xảy ra bê bối Watergate lật đổ Tổng thống Richard Nixon, đã qua đời ở tuổi 93. Dẫn dắt tờ báo từ 1968 đến 1991, ông Bradlee được cho là đã chuyển đổi tờ báo thành một trong những tờ báo được tôn trọng nhất tại Mỹ.
21 Tháng Mười 2014(Xem: 8712)
Vài ngày sau khi sư Thích Thanh Cường chỉ phải viết kiểm điểm cho “hành động làm mất thanh danh giáo hội”, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu cần phải thận trọng khi xử lý cán bộ: “đánh chuột đừng để vỡ bình”. Có thể thấy rằng chưa cần người đứng đầu Đảng “định hướng”, những người có chức có quyền đã hành động đúng theo phương châm của Đảng.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 8356)
- "Tôi không biết phải xem giá trị của họ ở đâu? họ hoài bão gì? mỗi ngày họ làm việc bao nhiêu? Tôi chỉ biết họ có rất nhiều xe...!" đó là những tâm tư và chia sẻ của doanh nhân Trương Gia Bình về thế hệ thiếu gia Việt hiện nay.