Người Việt nghĩ nhỏ, khó làm việc lớn?

16 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 8504)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA THỨ SÁU 14 JAN 2015

'Người Việt nghĩ nhỏ, khó làm việc lớn?

Nguyễn Lễ bbcvietnamese.com

image059
Cầu Nhật Tân là niềm tư hào của người dân Hà Nội

Hà Nội có cây cầu mới. Phải nói là đẹp và hoành tráng nhất từ trước đến nay. Năm trụ cầu vươn lên sừng sững giữa trời tượng trưng cho năm cửa ô hay năm cánh hoa đào của làng đào Nhật Tân ngay dưới chân cầu.

Đừng nói chi người dân gốc Hà thành, nếu tôi có mặt ở Hà Nội lúc này tôi cũng muốn đứng giữa cầu để ghi lại khoảnh khắc mình được chứng kiến một lần thủ đô thay da đổi thịt.

Thế nhưng, cầu đã thông, xe đã chạy, đi bộ thì cấm thì chụp làm sao đây? Chỉ có nước chạy xe lên cầu rồi dừng lại mà chụp.

Y như rằng, chỉ một hai ngày sau báo chí đã la ầm lên về 'những hình ảnh xấu trên cây cầu đẹp'.

Họ tường thuật những chiếc xe dựng chình ình giữa cầu, nam thanh nữ tú làm dáng giữa dòng xe đang chạy hay dải lan can phân cách cheo leo là thế cũng bị trèo lên để lấy góc ảnh 'độc'.

Trước đó mấy ngày, báo chí còn đưa tin cầu Phú Mỹ trên sông Sài Gòn người dân dàn hàng xem pháo hoa mừng năm mới mặc kệ dòng xe bị chặn ngang giữa đường.

Cũng may chưa có chuyện gì đáng tiếc xảy ra. Có lẽ cánh tài xế ở Việt Nam đã không còn lạ gì tập quán của dân mình.

Người Việt 'tùy tiện'

Những câu chuyện người Việt 'tùy tiện', 'vô kỷ luật' hay 'thiếu ý thức' như thế nhan nhản trên báo chí mà chúng ta chắc cũng không còn lạ gì.

image061
Ở Việt Nam kẹt xe rất thường xảy ra

Ở Việt Nam kẹt xe thì ai mà không chen? Ai cũng chen mình có muốn không chen cũng không được.

Dĩ nhiên đã kẹt thì càng chen lại càng kẹt. Nguyên tắc phải nhường mới đi được. Nhưng người Việt chỉ muốn đi chứ không muốn nhường. Ai cũng tìm khoảng trống mà lách thì không những không thoát được mà còn làm cho mình và mọi người chùm nhum cả nút.

Nhiều người đi bộ cầu vượt trước mắt đó nhưng không leo sợ cực chẳng thà phang ngang bất chấp tính mạng.

Chợ búa hàng rong thì phải ra lòng đường mới được. Người đi làm về tiện là tấp vào mua giữa đường giữa sá có kẹt xe tắc đường gì cũng kệ.

Rác rến ngoài đường tiện đâu vứt đó. Cực thân đi tìm thùng rác. Chẳng thà để nhếch nhác và mất công người khác quét dọn.

Nhà trên kênh rạch thì cứ thẳng tay ném hết xuống sông cho khỏe để rồi chính môi trường sống của mình bị hủy hoại.

Xem phim nghe nhạc thì mua băng chép đĩa lậu. Đỡ tiền thiệt nhưng giết chết luôn người vắt tim óc sáng tạo để rồi lần sau không còn cái mà coi.

Trộm chó hoành hoành gây náo loạn từ thôn quê đến thành thị thậm chí mất mạng người chỉ vì có nhiều người thích ăn thịt thú cưng của người khác nhưng không muốn mất người bạn trung thành của mình.

image057
Người Việt rất tùy tiện trên đường phố?

Đánh bắt thì tận diệt từ tôm cá, chim chóc thậm chí cho đến côn trùng rắn rít cũng không tha. Ngay miền Tây 'chim trời cá nước' mà giờ đây trong tự nhiên nhiều thứ đã cạn kiệt. Ăn một lúc rồi treo miệng cả đời.

Làm ăn buôn bán thì chụp giựt. Hám một chút lợi không đáng mà mất chữ Tín với khách hàng. Đã không giữ khách lâu dài thì chớ mà còn đuổi khách một đi không trở lại. Rốt cuộc tự mình đoản hậu giống như các nhà hàng chặt chém ở Vũng Tàu phải 'canh me' chộp từng 'con mồi'.

Còn những người bỏ hóa chất vào hàng hóa thực phẩm ăn được đồng một đồng hai mà không biết là mình đã làm thiệt hại không biết bao nhiêu đồng cho người khác và xã hội khiến người ta mang bệnh mang tật cả đời.

Tâm lý đố kị

Những trường hợp kể trên người ta đã ham nhỏ bỏ lớn, được một mà mất hai, thấy cái trước mắt mà không nghĩ đến cái lâu dài. Nói cách khác họ có cái nhìn hạn hẹp.

'Nghĩ nhỏ' như thế không những gây hại cho mình, cho người, cho đời mà còn dễ bị kẻ khác lợi dụng. Mọi thua thiệt mình lãnh đủ.

Cho nên thương lái Trung Quốc đi thu mua đỉa, móng trâu hay lá trà các thứ có trách họ thì cũng buồn cho dân Việt quá dễ dụ.

image062
Nguyễn Hà Đông có bị người khác ghen ghét với thành công 'Flappy Bird'?

Và cũng chính vì nghĩ nhỏ nên nhiều người Việt thấy cái tôi quá lớn lấn át cái lớn thành ra nhỏ.

Người Việt rất thấm thía thói 'dìm hàng' nhau của dân mình. Thậm chí, có người còn ví xã hội Việt Nam như một rổ cua đồng - con nào leo lên sẽ bị con khác kéo xuống.

Cái tôi thì ai mà không có? Mỗi con người từ khi sinh ra đã là một thế giới và ai cũng muốn mình là trung tâm hơn tất cả mọi người. Lẽ thường ai cũng bị tổn thương khi thấy người khác hơn mình và sẽ có cảm giác dễ chịu khi chỉ trích để dìm người khác xuống và nâng mình lên.

Thế nhưng, người dân ở các nước phát triển biết quý trọng nhân tài thì ngoài cái tôi của bản thân người ta còn nghĩ đến lợi ích chung của xã hội mà người tài đem lại. Cho nên, sự ganh tỵ, đố kỵ nếu có cũng không thành cố tật như người Việt.

Nghĩ nhỏ thì nước nào cũng có nhưng để trở thành vết hằn trong tính cách dân tộc thì ắt hẳn nó bắt nguồn từ nếp sống và văn hóa của dân tộc đó.

Trong khi các người Hoa ở hải ngoại tạo thành một khối kết dính bền chặt bên trong không bung ra bên ngoài không phá vào được thì người Việt lại có tiếng là rời rạc, bất hợp tác, phân rã và triệt hạ lẫn nhau.

Đồng ý ganh tỵ là một cảm giác rất con người nhưng nếu nghĩ lớn hơn thì sẽ thấy ai thành tựu đều là nhờ khả năng và công sức của họ. Ghen ghét với họ tức là đã cho là mình không bằng họ và năng lượng để ghen ghét đó nên dành để phấn đấu được như họ. Suy cho cùng họ làm được cũng là đóng góp cho xã hội mà mình cũng có lợi ích trong đó.

Nghĩ nhỏ thì nước nào cũng có nhưng để trở thành vết hằn trong tính cách dân tộc thì ắt hẳn nó bắt nguồn từ nếp sống và văn hóa của dân tộc đó.

Người Việt gốc là nông nghiệp. Cuộc sống gắn chặt với ruộng vườn, thôn xóm, bờ đê, lũy tre không như phương Tây xuất thân du mục hoặc gắn bó với sóng biển, theo vó ngựa đi khắp nơi, hay theo cánh buồm vươn ra đại dương khám phá thế giới.

Không gian sinh tồn cố định đã đóng đinh tư duy người Việt. Họ có khuynh hướng ổn định, yên bình, không xáo trộn và tư duy lợi ích chỉ cần vụ mùa bội thu dư cơm đủ gạo. Người Hoa có truyền thống thương buôn nên tư duy lợi ích của họ không giới hạn - có một muốn được hai còn lòng tham không đáy.

Họ muốn có lớn, được nhiều thì cái lợi nhỏ không thể che khuất tầm nhìn của họ. Lã Bất Vi từ 2.300 năm trước đã biết buôn vua bán chúa đoạt thiên hạ. Nói đâu xa, người Hoa trong Chợ Lớn làm ăn rất coi trọng chữ tín nên nắm trong tay kinh tế thương mại cả một vùng.

Vai trò lãnh đạo

Cá nhân nghĩ nhỏ thì gây hại cho bản thân và người xung quanh còn lãnh đạo nghĩ nhỏ thì tác hại khôn lường đến tương lai đất nước, vận mệnh dân tộc.

Chủ tịch Sang nói 'lợi ích đất nước, dân tộc là trên hết'

Người Việt nghĩ nhỏ nên tư duy cục bộ, địa phương, bè phái - lo vun vén cho bản thân, gia đình, dòng họ và quê hương mình. Vấn đề là ở chế độ một đảng cầm quyền thì Đảng có vì mình trước hết hay không?

Trong nền chính trị mà một điều cũng Đảng, hai điều cũng Đảng thì bài viết đầu năm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nghe lạ tai với câu 'lợi ích đất nước, dân tộc trên hết'.

Không biết khi nói như thế ông Sang có đại diện cho Đảng không chứ người đại diện Đảng là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì nói rất khác.

Tổng bí thư nói phải 'bảo vệ chủ quyền nhưng cũng phải giữ bằng được cho Đảng lãnh đạo'. Tuy nhiên ông không nói rõ giữa hai cái đó thì cái nào quan trọng hơn và nếu không thể đảm bảo hai cái cùng một lúc thì giữ cái nào? Trước đó ông cũng có nói là Đảng quyết 'không chia sẻ quân đội với bất cứ ai' cho nên không rõ Đảng quyết nắm quân đội như vậy là để bảo vệ chủ quyền đất nước hay bảo vệ Đảng?

Mới đây, Tổng bí thư cũng nói tại Đại hội Thanh niên rằng con đường chủ nghĩa xã hội mà Đảng đang dẫn dắt đất nước là 'con đường chưa có tiền lệ' nên còn nhiều thách thức.

Ở đây tôi không hiểu tại sao đa phần các nước đã có con đường phát triển mà thực tế đã chứng minh làm cho dân giàu nước mạnh thì tại sao Việt Nam không đi mà đâm đầu vào con đường chông gai, tương lai mờ mịt mà trăm năm nữa cũng chưa tới?

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lên tiếng phải bảo vệ quyền lãnh đạo của Đảng

Nói đó là ý nguyện của người dân thì cũng không đúng vì bản thân Đảng còn chưa hình dung được chủ nghĩa xã hội hình hài thế nào thì người dân biết gì mà lựa với chọn?

Cần xác định giữa chủ nghĩa xã hội và lợi ích quốc gia cái nào lớn cái nào nhỏ. Nếu đi lên chủ nghĩa xã hội mà dân tộc thịnh vượng, đất nước hùng cường thì không nói làm gì. Còn nếu con đường đó gây chia rẽ dân tộc và kìm hãm đất nước thì tại sao nhất quyết phải đi theo?

Đơn cử thì mô hình kinh tế quốc doanh tàn phá bao nhiêu nguồn lực của đất nước nếu là nước khác thì người ta đã bỏ từ đời nào rồi chứ không như Việt Nam không bỏ được vì nếu bỏ thì còn gì là kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Cũng vậy, trong quá khứ nếu Đảng không đặt nặng đấu tranh giai cấp thì đã không bị che mờ mắt không còn thấy lợi ích của đất nước đâu nữa.

Chẳng hạn Đảng sẽ cân nhắc hơn khi quyết định đẩy dân tộc vào lò lửa chiến tranh, hy sinh xương máu hàng triệu đồng bào cả hai miền, làm hao tổn bao nhiêu nguyên khí, làm đất nước thụt lùi bao nhiêu năm để chiến đấu cho hai phe ý thức hệ còn người ta đứng sau cấp vũ khí tiền bạc cho dân mình đánh nhau.

Chẳng hạn Đảng sẽ tỉnh táo thấy chủ quyền lãnh thổ quan trọng hơn là ý thức hệ, không vì 'tình hữu nghị' mà sập bẫy Trung Quốc trong vụ công thư năm 1958 để bây giờ phải xử lý hết sức khó khăn.

Chẳng hạn sau chiến thắng năm 1975 Đảng sẽ nghĩ đến tương lai dân tộc không vì cái kiêu hãnh giai cấp mà đẩy hàng triệu người dân miền Nam vào các trại cải tạo, các khu kinh tế mới thậm chí mất mạng trên biển khơi để hận thù hằn sâu trong lòng dân tộc đến tận bây giờ.

Ông Đặng Tiểu Bình có đường lối ngoại giao thực dụng

Rõ ràng cùng là Đảng Cộng sản nhưng người Trung Quốc họ nghĩ lớn hơn. Họ đặt lợi ích quốc gia là tối thượng còn ý thức hệ chỉ là con bài để lợi dụng Việt Nam mà thôi.

Chính vì vậy họ mới gài bẫy Việt Nam hồi năm 1958 để hỗ trợ cho tham vọng Biển Đông của họ về sau. Và kể từ chủ trương 'mèo trắng mèo đen' thì họ đã từ bỏ con đường kinh tế xã hội chủ nghĩa. Giờ đây với 'Trung Hoa mộng' họ đang mơ trở lại thời kỳ mà Trung Quốc đúng nghĩa là quốc gia trung tâm thế giới. 'Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc' chỉ còn là cái vỏ cho Đảng của họ cầm quyền mà thôi.

Trong hoàn cảnh như vậy nếu Đảng ở Việt Nam vẫn đặt lợi ích của Đảng lên trên lợi ích dân tộc, vẫn còn mơ hồ con đường chủ nghĩa xã hội, tức là vẫn chỉ thấy cái nhỏ mà không nghĩ được cái lớn, thì Việt Nam sẽ mãi là một dân tộc nhược tiểu, đất nước không bứt phá được và sẽ luôn bị người ta hiếp đáp.

Tấm gương lịch sử

Tấm gương người xưa vẫn còn chói rạng. Thái hậu Dương Vân Nga hy sinh ngai vàng của con trao quyền lực cho người có tài cứu nước. Đức Vua Trần Nhân Tông sau khi thắng giặc Nguyên-Mông bỏ qua chuyện cũ lấy lượng bao dung mà hòa giải dân tộc.

Và tổ tiên người Việt cũng không ít những người nghĩ lớn. Đức Vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long là nghĩ 'đến muôn đời'. Danh thần Nguyễn Trãi đã dạy 'trồng cây Đức để con ăn'.

Quan chức thời nay chỉ thấy tiền tài vật chất. Nhiều người chỉ vơ vét thật nhiều chứ biết đâu 'trồng cây Đức' mới là đại kế cho con cháu về sau.

Của cải tích trữ như núi ngồi ăn cũng lở, tiền tài gom góp chết có mang theo được không? Quan trọng là có khả năng thì phấn đấu làm lợi cho dân cho nước để lập công đức cho đời. Chứ còn vì lòng tham của bản thân mà đục khoét phá hoại thì hưởng thụ được bao nhiêu để bị muôn người chửi rủa.

Vấn đề là nếu con người ta thấy hại thì ai mà làm. Nhưng vì họ không nhìn ra hại để tránh mà chỉ thấy lợi nên ham.

Và nếu nghĩ nhỏ đã thấm vào máu của người Việt rồi thì khó sửa lắm. Có điều nếu dân trí người dân nâng cao thì tầm nhìn của họ cũng mở rộng hơn. Cho nên mong chờ các thế hệ sau trong điều kiện giáo dục tốt hơn sẽ nghĩ lớn hơn người đi trước.

Điều tối quan trọng là người lãnh đạo phải nghĩ lớn hơn, phải thoát ra khỏi sự ràng buộc về tư tưởng để lấy lợi ích của dân của nước làm trọng. Từ đó mới thấy được cái gì có lợi cho dân thì làm và cái gì có hại thì quyết phải tránh./

theo BBC 11 tháng 1 2015

28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8645)
- Sau khi xảy ra vụ máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines rơi ở Ukraina khiến hàng trăm người thiệt mạng, thì người dân ở khắp mọi nơi trên thế giới lại tiếp tục đón nhận “hung tin” máy bay Đài Loan rơi làm ít nhất 47 người thiệt mạng vào tháng 7 năm nay (2014). Đau thương nối tiếp đau thương, nước mắt lăn dài trên nỗi đau tột cùng của thân nhân các hành khách này thì mọi người chợt nhớ lại lời chia sẻ trên trang cá nhân của siêu mẫu Dương Yến Ngọc. Cô cho rằng mình đã biết trước sẽ có thảm họa này xảy cũng như sau thảm họa rơi máy bay Malaysia sẽ còn có một thảm họa rơi máy bay nữa xảy ra nhưng của một hãng hàng không khác. Nhiều người sau khi tiếp nhận thông tin này đã vô cùng hoang mang và đặt ra rất nhiều câu hỏi trong đầu.
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9782)
(Văn hóa) - Sau một loạt ấn bản “từ điển Vũ Chất” bị “tuýt còi” với lỗi ngô nghê, mới đây, lại có thêm một cuốn từ điển với cách giải nghĩa từ ngữ… giật mình, đó là cuốn “Từ điển tiếng Việt” do NXB Bách khoa Hà Nội biên soạn, với đối tác liên kết là Nhà sách Huy Hoàng.
18 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8614)
Theo số liệu của Cục Thông Kê Việt Nam công bố hôm thứ Tư thì kể từ ngày 1 tháng Tư năm 2014, dân số Việt Nam đã lên tới 90 triệu 493 ngàn người, trong đó có 45.87 triệu phụ nữ. Thông tin này được công bố tại một hội nghị tổ chức tại Hà nội hôm qua dựa các kết quả của cuộc kiểm kê dân số Việt Nam.
14 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12608)
Sở dĩ gọi là Hòn Đỏ là vì đá ở trên đó cứ vào buổi chiều sẽ ngả màu đỏ. Nhân dân quanh vùng có tục thờ sinh thực khí. Dĩ nhiên là với mục đích mưa thuận gió hòa, trời êm bể lặng, nhân khang vật thịnh
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9259)
Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ ‘kỷ luật nghiêm khắc’ vị tăng nhân được cho là có quan hệ tình dục với một người phụ nữ nếu xác minh được tính xác thực của đoạn video được tung lên mạng, một vị có chức trách của Giáo hội nói với BBC.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8910)
Ngày 12-6-2013 hàng trăm bà con nhân dân tại khu phố Trịnh Nguyễn - phường Châu Khê, TX Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh tập trung phản đối dự án xử lý nước thải tại Từ Sơn, Bắc Ninh. Cựu đảng viên cao niên, bà Ngô Thị Đức tại khu phố Trịnh- Nguyễn, Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh hôm qua đã công khai chặt đứt ngón tay trỏ để phản đối việc công an ép buộc bà ký tên nhận tội tham gia gây rối trật tự công cộng.
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8749)
MLBVN - Vào sáng ngày 03.12.2014 tại Hà Nội, Mạng Lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) đã có cuộc tiếp xúc, làm việc trong 2 giờ với đại diện 6 Đại sứ quán Hoa Kỳ, Thụy Điển, Úc, Phần Lan, Na Uy, Đức tại Đại sứ quán Thụy Điển để tiếp tục thúc đẩy chiến dịch “Chúng tôi muốn biết” và vận động xóa bỏ Điều luật 258.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8851)
Chắc quý vị không ai biết Nguyễn Tuấn. Anh qua đời khi đang ngồi trong quán bánh ngọt tên là Jolly Donuts nằm ở góc Đại lộ Roscoe và Đường De Soto trong thành phố Los Angeles, nước Mỹ. Một chiếc xe hơi SUV cao và lớn đâm thẳng vào tiệm bánh lúc anh đang uống cà phê, khoảng 10 giờ đêm ngày 4 tháng Mười năm 2014.
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12230)
Điệp vụ oái ăm đến độ một người đàn ông Trung Quốc chính hiệu giả gái giăng bẫy nhà ngoại giao Pháp suối gần 20 năm mà nạn nhân không hề hay biết. Năm 1964, chàng trai trẻ Bernard Boursicot 20 tuổi làm nhân viên kế toán cho Đại sứ quán Pháp vừa mới khai trương tại Bắc Kinh. Vốn là người đồng tính, từng có quan hệ tình ái với một số nam sinh viên cùng trường nhưng khi nhận nhiệm vụ ở Trung Quốc, Boursicot cảm thấy bị dằn vặt về quá khứ, thực lòng muốn từ bỏ và tìm kiếm cho mình một người phụ nữ thực thụ.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 162657)
Garden Grove (Bình Sa)- - Vào lúc 4 giờ chiều Thứ Sáu ngày 7 tháng 11 năm 2014, tại hội trường Thư Viện Việt Nam, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam tổ chức buổi họp báo để thông báo kết qủa giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2014.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10775)
(Dân trí) - Nhiếp ảnh gia kiêm nhà văn người Anh David Lloyd sẽ thực hiện thử thách đạp xe “chinh phục đỉnh Everest” tại núi Ba Vì, phía tây Hà Nội, với xuống 9 lần liên tục không nghỉ nhằm gây quỹ hỗ trợ nỗ lực giảm thiểu tử vong trẻ sơ sinh ở Việt Nam.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9390)
Thành phố Bodh Gaya, bang Bihar, là trung tâm hành hương Phật giáo nổi tiếng của Ấn Độ và thế giới. Trong buổi gặp ông Jitan Ram Manjihi, Thủ hiến bang Bihar, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhất trí hai bên cần thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, nông nghiệp, thủy sản và du lịch.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10036)
Câu chuyện được bằt đầu từ bản tin bất ngờ hôm thứ Hai 7 tháng 4-2014 của bộ ngoại giao HoaKỳ hoan nghênh quyết định của nhà chức trách ViệtNam đã trả tự do cho tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ. Sau đó là đài BBC dẫn tin: TS Cù Huy Hà Vũ được chở từ trại giam thẳng đến sân bay Nội Bái và cùng vợ, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà bay thẳng đến Hoa kỳ dưới sự bảo lãnh của Chính phủ Hoa Kỳ dưới hình thức Chiến Dịch Nhân Đạo Humanitarian Operation
30 Tháng Mười 2014(Xem: 9752)
Ngày 21/10/2014, người tù chính trị Nguyễn Văn Hải hay còn gọi là blogger Nguyễn Văn Hải được nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do sang Hoa Kỳ. Họ đã đưa ông thẳng từ trại giam ra sân bay để đi Mỹ.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 9191)
Tờ The Star đưa tin, ngày 27/10, cảnh sát Malaysia đã bắt giữ ba người đàn ông trong đó có một người là cảnh sát vì bị tình nghi đã bắt cóc và hiếp dâm tập thể một nữ sinh viên Việt Nam.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 8210)
Ben Bradlee, tổng biên tập báo Washington Post trong giai đoạn xảy ra bê bối Watergate lật đổ Tổng thống Richard Nixon, đã qua đời ở tuổi 93. Dẫn dắt tờ báo từ 1968 đến 1991, ông Bradlee được cho là đã chuyển đổi tờ báo thành một trong những tờ báo được tôn trọng nhất tại Mỹ.
21 Tháng Mười 2014(Xem: 8707)
Vài ngày sau khi sư Thích Thanh Cường chỉ phải viết kiểm điểm cho “hành động làm mất thanh danh giáo hội”, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu cần phải thận trọng khi xử lý cán bộ: “đánh chuột đừng để vỡ bình”. Có thể thấy rằng chưa cần người đứng đầu Đảng “định hướng”, những người có chức có quyền đã hành động đúng theo phương châm của Đảng.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 8353)
- "Tôi không biết phải xem giá trị của họ ở đâu? họ hoài bão gì? mỗi ngày họ làm việc bao nhiêu? Tôi chỉ biết họ có rất nhiều xe...!" đó là những tâm tư và chia sẻ của doanh nhân Trương Gia Bình về thế hệ thiếu gia Việt hiện nay.