07/10/1969: Tiến bộ trong nỗ lực ‘Việt Nam hóa chiến tranh’

07 Tháng Mười 201811:13 CH(Xem: 6820)

VĂN HÓA ONLINE - TRANG CỦA LÍNH  - THỨ HAI 08 OCT 2018


07/10/1969: Tiến bộ trong nỗ lực ‘Việt Nam hóa chiến tranh’


Posted on 07/10/2018 by Kim Phụng


image039

Tướng Earle Wheeler.


Nguồn: Wheeler announces progress in the Vietnamization effort, History.com


Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng


Vào ngày này năm 1969, khi chuẩn bị khởi hành rời khỏi Sài Gòn sau chuyến đi bốn ngày nhằm điều tra tình hình miền Nam Việt Nam, Tướng Earle Wheeler (trong hình), Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ (Joint Chiefs of Staff), báo cáo rằng “tiến trình Việt Nam hóa đang dần dần thành công một cách ổn định và thực tế,” nhưng lực lượng Mỹ vẫn sẽ phải tiếp tục hỗ trợ quân đội miền Nam “thêm một thời gian nữa.”


Tổng thống Nixon đã tuyên bố ý định “Việt Nam hóa” chiến tranh tại Hội nghị Midway (Midway Conference) hồi tháng 06, nói rằng đã đến lúc miền Nam phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong cuộc chiến. Theo đó, ông tuyên bố rằng khi lực lượng Nam Việt Nam cải thiện khả năng chiến đấu, lính Mỹ sẽ được lệnh trở về nước. Các đợt rút quân này sẽ được xác định dựa trên tỷ lệ cải thiện của lực lượng vũ trang và khả năng chiến đấu trên chiến trường của quân đội miền Nam.


Tuy nhiên, sau khi Mỹ bắt đầu rút quân vào mùa thu năm 1969, lịch trình rút quân đã phát triển theo một hướng khác, và lực lượng được rút về khá thấp so với các tiêu chí ban đầu.


Đến tháng 01/1972, còn chưa đến 75.000 lính Mỹ ở lại miền Nam Việt Nam./


26/07/1972: Quân Việt Nam CH dựng cờ tại Thành cổ Quảng Trị


Posted on 26/07/2018 by Kim Phụng


image040


Nguồn: South Vietnamese troops raise flag over Quang Tri, History.com


Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng


Vào ngày này năm 1972, lính dù Việt Nam Cộng hòa đã dựng cờ của mình tại Thành cổ Quảng Trị. Dù vậy, họ đã không thể giữ được Thành cổ đủ lâu để có thể bảo vệ Quảng Trị. Bên ngoài khu vực thành cổ, giao tranh vẫn diễn ra rất dữ dội. Xa hơn về phía nam, quân đội Việt Nam Cộng hòa do bị pháo kích nặng nề  đã buộc phải từ bỏ Căn cứ Bastogne (Firebase Bastogne), vốn là đồn chốt chặn đường tiếp cận Huế từ hướng tây nam.


Lính Bắc Việt đã chiếm được Thành cổ Quảng Trị từ ngày 01/05/1972  trong Chiến dịch Nguyễn Huệ (còn gọi là “Chiến dịch Phục sinh”), đợt tấn công quy mô lớn của lực lượng Bắc Việt được phát động vào ngày 31/03. Tham gia chiến dịch này gồm có 14 sư đoàn và 26 trung đoàn riêng biệt, tổng quân lực là hơn 120.000 người, sử dụng khoảng 1.200 xe bọc thép và xe tăng các loại. Các mục tiêu chính của Bắc Việt, ngoài Quảng Trị ở phía bắc, là Kontum ở Tây Nguyên, và An Lộc ở phía nam.


Ban đầu, lính phòng vệ Việt Nam Cộng hòa gần như đã bị áp đảo, đặc biệt là ở các tỉnh phía bắc, nơi họ sớm từ bỏ vị trí của mình như ở Quảng Trị. Tại Kontum và An Lộc, quân đội miền Nam đã thành công hơn trong việc chống lại các cuộc tấn công, nhưng cũng phải mất tới vài tuần chiến đấu khó nhọc. Mặc dù bị thương vong nặng nề, lính phòng vệ của Việt Nam Cộng hòa đã cố gắng giữ vững vị trí của mình với sự trợ giúp của các cố vấn và không quân Mỹ. Các trận đánh tiếp diễn trên khắp miền Nam Việt Nam suốt những tháng mùa hè.


Giao tranh nặng nề sẽ tiếp tục diễn ra tại Quảng Trị và Huế cho đến tháng 9, khi lực lượng miền Nam cuối cùng cũng chiếm lại được Quảng Trị một cách thành công. Với  việc cuộc xâm nhập của lực lượng cộng sản bị bẻ gãy, Tổng thống Nixon tuyên bố rằng chiến thắng của Việt Nam Cộng hòa đã chứng minh tính khả thi của chương trình “Việt Nam hóa chiến tranh” mà ông thành lập năm 1969 nhằm tăng cường khả năng chiến đấu của lực lượng vũ trang miền Nam.


image041


Sự ra đời chiến lược ‘Việt Nam hóa chiến tranh’


Nguồn: Stephen B. Young, “The birth of ‘Vietnamization’,” The New York Times, April 28, 2017.


Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng


Ngày 14 tháng 10 năm 1966, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, người chịu trách nhiệm chính cho cuộc chiến chống cộng sản tại Nam Việt Nam, đã thừa nhận thất bại của mình. Chỉ hơn một năm trước khi ông chính thức từ chức Bộ trưởng, ông đã gửi một báo cáo dài đến Tổng thống Lyndon Johnson, khéo léo thừa nhận rằng ông và Lầu Năm Góc không có chiến lược nào để kết […]
01 Tháng Ba 2015(Xem: 7968)
Anh từng ghé lại Câu Lạc Bộ, anh nói chuyện cùng anh em với tất cả hào khí của người lính. Anh khẳng định: Sống là chiến đấu, là chấp nhận thử thách. Đôi khi đời không yêu ta, ta cũng phải há mồm cắn vào nó, ghì chặc nó, như xích của tank cạp lấy mặt đường, bùn lầy, đá núi tiến về phía trước, tiến về mục tiêu qui định.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 8223)
Viết về Cố Hải-Quân Trung Tá Hồ Quang Minh, tôi xin được viết về một HỒ QUANG Minh với những nét hào hùng, đức tính gan dạ, cũng như lòng thương Lính của một sĩ quan chỉ huy.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 37188)
BÀI VIẾT CỦA NGUYỄN BẢO TUẤN CON ÚT CỐ ĐẠI TÁ NGUYỄN ĐÌNH BẢO Trên FB tôi thấy đại đa số thường chọn hình mình hoặc hình con mình để làm avatar, ít hơn một chút thì lấy hình của người yêu, vợ hoặc chồng, hoặc một hình gì đó mà mình yêu thích. Riêng tôi thì tôi lại chọn một đối tượng khác mà hình như tôi thấy chưa một ai chọn giống như tôi: một người mà đã không giữ lời hứa với mẹ tôi.
30 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 7216)
Con ghi lại bài này thay cho nén hương lòng để thành tâm tưởng nhớ đến Bố Mẹ nhân ngày giỗ Bố lần thứ 8 và giỗ Mẹ lần thứ 7 (Đào Nam Hòa.) Tôi không biết bắt đầu câu chuyện từ lúc nào, nhưng có lẽ ấn tượng nhất và rõ nét nhất mà hầu hết người dân miền Nam Việt Nam nhớ mãi là ngày 30/4/1975.