Ảnh: Nhìn lại cuộc chiến biên giới Việt-Trung 17/2/1979

16 Tháng Hai 20176:43 CH(Xem: 6382)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  SÁU  17  FEB  2017


Ảnh: Nhìn lại cuộc chiến biên giới Việt-Trung 17/2/1979


image033


Bản quyền hình ảnh STR/AFP/Getty Images Image caption Một đơn vị pháo của Quân đội Việt Nam tại tỉnh Lạng Sơn đang chiến đấu chống lại cuộc xâm lấn của Trung Quốc dọc biên giới dài 230 km giữa hai nước ngày 23/2/1979. Vào ngày 17/2/1979 sau nhiều tháng khẩu chiến và xung đột, Trung Quốc tiến hành cuộc tổng tấn công vào Việt Nam, nước đồng minh cộng sản của họ để "dạy cho Việt Nam một bài học" vì đã tỏ ra không lệ thuộc vào Trung Quốc như họ trông đợi.


image034


Bản quyền hình ảnh STR/AFP/Getty Images Image caption Dân quân Trung Quốc tại tỉnh Quảng Tây bày tỏ ủng họ quân đội của họ đang chiến đấu ở tiền tuyến trong cuộc chiến biên giới với Việt Nam. Họ tổ chức thành một toán những người khênh cáng hôm 22/2/1979. Cuộc chiến tranh biên giới này được xem là Chiến tranh Đông dương thứ Ba, mà nguồn gốc của xung đột tuy ngắn nhưng đẫm máu là do mâu thuẫn ý thức hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô cũ.


image035


Bản quyền hình ảnh ARCHIVE/AFP/Getty Images Image caption Một phóng viên ảnh của Việt Nam bị đánh ngất đi ngày 2/9/1978 vào thời điểm có xung đột biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc gần Hữu Nghị Quan.


image036


Bản quyền hình ảnh Jean-Pierre Gallois/AFP/Getty Images Image caption Một bộ đội biên phòng của Việt Nam đã bị giết hại trong một cuộc tấn công ở Đồng Đăng, biên giới với Trung Quốc, hôm 25/8/1978. Trung Quốc đã tiến hành những cuộc xâm lấn trên diện rộng dọc biên giới với Việt Nam từ năm 1978 trước khi cuộc chiến chính thức bùng nổ ngày 17/2/1979.


image037


Bản quyền hình ảnh STR/AFP/Getty Images Image caption Đại đội 10, Quân đội nhân dân Việt Nam tại Đồi Chậu Cảnh, tỉnh Lạng Sơn trong tư thế chiến đấu chống lại các cuộc tấn công xâm lấn của Trung Quốc, ngày 21/2/1979.


image038


Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images Image caption Ba mươi năm sau, khu vực Lạng Sơn gần Hữu Nghị Quan, nơi từng chứng kiến cuộc chiến ngắn ngủi nhưng khốc liệt giữa hai nước, nay là khu dân cư phát triển và yên bình. Ảnh chụp 5/2/2009, cho thấy một xe tải thương mại của Trung Quốc đang trên đường về nước và bên đường là cột mốc cây số cũ còn sót lại.


image039


Bản quyền hình ảnh MARK RALSTON//AFP/Getty Images Image caption Theo các số liệu lịch sử mới nhất của Trung Quốc, 26.000 lính Trung Quốc đã bị giết trong bốn tuần diễn ra cuộc chiến tranh biên giới chính thức bắt đầu từ ngày 17/2/1979 nhưng kéo dài âm ỉ hàng năm trời cho tới khi Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp định biên giới năm 1999.


image040


Bản quyền hình ảnh MARK RALSTON/AFP/Getty Images Image caption Một người Trung Quốc đi thăm Nghĩa trang Tử sĩ của Trung Quốc những người đã chết trong cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam, cuộc chiến đã cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn người lính trẻ từ cả hai nước và cho tới nay một bức màn bí ẩn vẫn bao phủ cuộc xung đột này và không bao giờ được giải thích rõ ràng với công chúng. Ảnh chụp ngày 22/2/2007.


image041


Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images Image caption Một sỹ quan Việt Nam bên cột mốc biên giới bên phía lãnh thổ Việt Nam gần Hữu Nghị Quan, tỉnh Lạng Sơn tại biên giới phía bắc với Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 5/2/2009, ba mươi năm sau cuộc chiến.


image042


Bản quyền hình ảnh AFP/Getty Images Image caption Ngoại trưởng Việt Nam, ông Phạm Gia Khiêm và Ủy viên Quốc Vụ Viện, ông Đới Bỉnh Quốc, khánh thành một cột mốc biên giới diễn ra ngày 23/2/2009 tại Hữu Nghị Quan, tỉnh Lạng Sơn. Trung Quốc và Việt Nam chính thức hoàn tất việc phân giới cắm mốc biên giới đất liền vốn có tranh chấp từ lâu đời, và đây là bước tiến trong mối quan hệ giữa hai nước láng giềng đã trải qua cuộc chiến khốc liệt năm 1979.


image043


Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Những năm gần đây đã diễn ra nhiều cuộc tuần hành của người dân tại các thành phố lớn của Việt Nam để tưởng niệm những người đã hy sinh trong cuộc chiến biên giới với Trung Quốc.


Ảnh chụp ngày 17/2/2016 những người biểu tình chống Trung Quốc tại chân tượng Lý Công Uẩn ở Hà Nội mang theo biểu ngữ đánh dấu ngày này.


image044


Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images Image caption Những người biểu tình chống Trung Quốc mang theo biểu ngữ tham gia các cuộc tuần hành quanh Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, không chính thức đánh dấu kỷ niệm lần thứ 37 cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu với Trung Quốc ngày 17/2/1979. Những hoạt động quần chúng bày tỏ thái độ chống Trung Quốc như thế này thường không được chính phủ Hà Nội khuyến khích vì e ngại ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao giữa hai nước.


image045


Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images Image caption Thắp hương tưởng niệm nhân kỷ niệm ngày cuộc chiến biên giới bùng nổ, 17/2/1979 tại chân tượng đài Vua Lý Thái Tổ ở bên Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội./ (theo BBC 17/2/2017)

15 Tháng Chín 2014(Xem: 7404)
Vào thế kỷ thứ 13 bên Ý có lâu đài danh tiếng giữa cánh đồng trồng nho làm rượu. Bẩy thế kỷ sau, có ông tỷ phú NAPA lấy mẫu lâu đài Amarosa đem về xây cất tại Hoa Kỳ. Công trình bàn thảo 30 năm và mất 15 năm xây cất. Lâu đài 8 tầng với 5 tháp canh vĩ đại theo kiểu thành trì thời trung cổ Âu châu. Vật liệu đem từ Ý qua, các chi tiết mô phỏng theo đúng nguyên bản tại Ý với các hầm rượu, các gian hầm giam giữ tù nhân, các đường hầm và những khu tiếp tân trong lòng đất. Hiện nay đây là điểm thu hút du khách Hoa Kỳ tại vùng NAPA.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 12137)
Ở Nam Cali tôi được gặp mấy nhóm thân hữu, toàn những người có tấm lòng son sắt với quê hương và dân tộc. Tôi còn nhớ một chị thổ lộ rằng nghe Trung Cộng kéo giàn khoan vào Biển Đông mà lòng đau quặn, có đi chơi cũng không thấy vui, có đi ăn cũng chẳng thấy ngon.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 15047)
* Vừa qua có ý kiến so sánh sự phát triển của ta với Hàn Quốc. Cụ thể là “cách đây bốn, năm mươi năm, Việt Nam và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương. Sau mấy mươi năm, rà lại tư liệu thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại Việt Nam và Việt Nam cũng có 90.000 người sống ở Hàn Quốc. Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc tại Việt Nam làm ông chủ, làm quản lý, còn người Việt Nam ở Hàn Quốc chủ yếu làm thuê”. Ông nghĩ sao về sự so sánh này?
21 Tháng Tám 2014(Xem: 17081)
Văn Hóa Magazine Online nhận được E-mail từ bạn đọc và từ Viet Art Center vietartcenter@aol.com, một thư ngỏ của Ô. Phan Kỳ Nhơn, Chủ tịch Liên Ủy Ban Chống CS & Tay Sai, một của Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương, Giám mục Phụ tá Giáo phận Orange và một của Giáo sư John Tsuchida. Để rộng đường dư luận, tòa soạn Văn Hóa đăng nguyên văn ba Thư ngỏ dưới đây:
13 Tháng Tám 2014(Xem: 16231)
“It’s so sad, it’s so sad”(Thật là buồn, thật là buồn), tôi nghe thấy Pat lẩm bẩm nói bâng quơ... Không ai nói năng gì nữa. Cũng chẳng còn hạt nước mắt nào để mà khóc. Tôi ngả đầu vào lưng ghế và nhắm mắt lại,” Tổng thống (TT) Richard Nixon viết để kết thúc cuốn Hồi Ký đài 1,120 trang.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 12088)
Ông Phạm Quang Vinh là nhà ngoại giao chuyên nghiệp với thâm niên hoạt động trên 30 năm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa bổ nhiệm ông Phạm Quang Vinh làm đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, thay ông Nguyễn Quốc Cường sắp hết nhiệm kỳ.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 19405)
Tôi là Huỳnh Tấn Mẫm, không mang một danh phận nào trong guồng máy công quyền hay một địa vị xã hội, tôi chỉ là một thanh niên – nếu các bạn cho tội dùng từ này – một thanh niên nhiều tuổi, và hơn thế, là một công dân có ý thức trách nhiệm về tình hình đất nước hiện nay. Tôi tiếc là không còn nhiều thời gian và sinh lực như các bạn, để có thể cống hiến một cách xứng đáng và trọn vẹn cho một vận hội mới đang đến với dân tộc.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 12724)
Lần đầu tiên trong lịch sử 236 năm của hải quân Hoa Kỳ, một phụ nữ được đề cử vào vị trí cao thứ 2 trong lực lượng này. Thông tín viên VOA Zlatica Hoke tường thuật rằng bà Michelle Howard được thăng chức hôm thứ ba lên làm đô đốc 4-sao và nhận trọng trách mới là phó trưởng lực lượng hải quân. Bà Howard đã làm nên lịch sử qua sự nghiệp quân đội của mình.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 11718)
Hơn 50 năm sưu tầm, ông Huệ đang sở hữu nhiều tem quý, trong đó có bộ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.