Bổ nhiệm đại sứ Việt Nam mới ở Hoa Kỳ

22 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 12088)

Bổ nhiệm đại sứ Việt Nam mới ở Hoa Kỳ
BBC - thứ hai, 21 tháng 7, 2014

image044

Ông Phạm Quang Vinh là nhà ngoại giao chuyên nghiệp với thâm niên hoạt động trên 30 năm

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa bổ nhiệm ông Phạm Quang Vinh làm đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, thay ông Nguyễn Quốc Cường sắp hết nhiệm kỳ.

Ông Vinh hiện là thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

Quyết định bổ nhiệm vừa được trao cho ông, cùng với 21 đại sứ và bảy tổng lãnh sự mới, hồi tuần trước.

Ông Phạm Quang Vinh là một trong các nhà ngoại giao kỳ cựu, được cho là có nhiều kinh nghiệm nhất hiện nay trong lĩnh vực quan hệ với Asean.

Sinh năm 1958 tại Hà Nội, ông Vinh tốt nghiệp Đại học Ngoại giao ở Việt Nam năm 1980. Ông làm thứ trưởng từ tháng 9/2011 tới nay.

Ông Phạm Quang Vinh bắt đầu sự nghiệp ngoại giao của mình bằng vị trí chuyên viên của Vụ các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao.

Sau đó ông đã từng làm việc tại Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp quốc tại New York; Vụ các Tổ chức Quốc tế; Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan...

Ông từng là Trợ lý Bộ trưởng, Trưởng đoàn quan chức cấp cao (SOM) Asean của Việt Nam.

Ông đảm nhiệm cương vị Trưởng SOM Asean Việt Nam trong bảy năm liền, một quãng thời gian khá dài.

Ông cũng là người có nhiều năm nghiên cứu và chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan tới Biển Đông.

Việc bổ nhiệm ông Phạm Quang Vinh vào vị trí đại sứ ở quốc gia quan trọng bậc nhất trên bản đồ ngoại giao của Việt Nam có thể sẽ giúp tăng quan hệ với Hoa Kỳ trong lính vực chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông.

+++++++++++++++++++++

‘Đến lúc dỡ lệnh cấm vũ khí với VN’

BBC - thứ sáu, 16 tháng 5, 2014

image045

Ted Osius (phải) là một nhà ngoại giao kỳ cựu

Người sắp trở thành đại sứ mới của Mỹ ở Việt Nam phát biểu hôm thứ Ba ngày 17/6 rằng có thể đã đến lúc Washington xem xét dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, hãng tin Mỹ AP cho biết.

‘Có tiến bộ’

Phát biểu trong phiên điều trần trước Thượng viện trước khi Thượng viện quyết định có phê chuẩn ông cho vị trí này hay không, ông Ted Osius nói Hoa Kỳ đã nói rõ với chính phủ độc tài ở Việt Nam rằng lệnh cấm này sẽ không được dỡ bỏ nếu Việt Nam không có những tiến triển đáng kể về nhân quyền.

Tuy nhiên, ông nói đã có tiến bộ trong ba hoặc bốn trong tổng số chín lĩnh vực mà Mỹ muốn Việt Nam cải thiện, trong đó có quyền lao động, đối xử với người khuyết tật, tạo không gian nhiều hơn cho xã hội dân sự và cho phép các giáo hội tôn giáo hoạt động.

“Điều này có nghĩa là đã đến lúc xem xét khả năng dỡ bỏ lệnh cấm,” ông nói nhưng nhấn mạnh rằng tốc độ thực hiện công việc này tùy thuộc vào Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và Việt Nam.

Ông đưa ra bình luận này khi trả lời câu hỏi của Thượng nghị sỹ John McCain, người ủng hộ dỡ bỏ lệnh cấm, trong phiên điều trần.

Bất cứ động thái dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí nào đối với Việt Nam có thể sẽ làm cho Trung Quốc, vốn đang có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam trên Biển Đông, tức giận.

Hồi năm 2007, Mỹ đã mở đường cho việc buôn bán vũ khí phòng vệ không sát thương cho Việt Nam tùy từng trường hợp nhưng vẫn cấm bán hay chuyển giao vũ khi sát thương cho Việt Nam.

image046

Luật sư Lê Quốc Quân là một trong số các tù nhân chính trị mà Mỹ đòi Việt Nam thả

Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã yêu cầu Chính quyền Obama dỡ bỏ những hạn chế này và xem đây là một bước đi quan trọng để hoàn toàn bình thường hóa quan hệ hai nước.

‘Còn khiêm tốn’

Các tổ chức nhân quyền vẫn chỉ trích rất nhiều thành tích nhân quyền của Việt Nam. Đất nước này vẫn duy trì chế độ độc đảng vốn bóp nghẹt bất đồng.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết số người bị bỏ tù trong các phiên tòa chính trị ở nước này đã tăng liên tục qua hàng năm kể từ năm 2010 và rằng 63 người bị kết án tù chỉ vì bày tỏ chính kiến một cách hòa bình hồi năm ngoái.

Ông Osius thừa nhận rằng những tiến bộ mà Việt Nam đạt được cho đến nay vẫn còn ‘khiêm tốn’ nhưng cũng nói rằng ‘bây giờ là lúc’ Washington gây sức ép để Việt Nam tiếp tục cải thiện hơn nữa về nhân quyền và quản trị quốc gia bởi vì xét trên sự sốt sắng muốn gia nhập Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Hà Nội và vì ‘tình hình chiến lược’ mà nước này đang đối diện với Trung Quốc.

“Thật sự không có lúc nào tốt hơn lúc này do Việt Nam rất muốn làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác với Mỹ,” ông nói.

Ted Osius là một nhà ngoại giao kỳ cựu từng làm việc ở Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan và Philippines.

Đề cử ông cho vị trí đại sứ Mỹ tại Hà Nội còn chờ được Ủy ban đối ngoại cũng như toàn thể Thượng viện Mỹ phê chuẩn./

30 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 7216)
Con ghi lại bài này thay cho nén hương lòng để thành tâm tưởng nhớ đến Bố Mẹ nhân ngày giỗ Bố lần thứ 8 và giỗ Mẹ lần thứ 7 (Đào Nam Hòa.) Tôi không biết bắt đầu câu chuyện từ lúc nào, nhưng có lẽ ấn tượng nhất và rõ nét nhất mà hầu hết người dân miền Nam Việt Nam nhớ mãi là ngày 30/4/1975.
15 Tháng Chín 2014(Xem: 7404)
Vào thế kỷ thứ 13 bên Ý có lâu đài danh tiếng giữa cánh đồng trồng nho làm rượu. Bẩy thế kỷ sau, có ông tỷ phú NAPA lấy mẫu lâu đài Amarosa đem về xây cất tại Hoa Kỳ. Công trình bàn thảo 30 năm và mất 15 năm xây cất. Lâu đài 8 tầng với 5 tháp canh vĩ đại theo kiểu thành trì thời trung cổ Âu châu. Vật liệu đem từ Ý qua, các chi tiết mô phỏng theo đúng nguyên bản tại Ý với các hầm rượu, các gian hầm giam giữ tù nhân, các đường hầm và những khu tiếp tân trong lòng đất. Hiện nay đây là điểm thu hút du khách Hoa Kỳ tại vùng NAPA.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 12137)
Ở Nam Cali tôi được gặp mấy nhóm thân hữu, toàn những người có tấm lòng son sắt với quê hương và dân tộc. Tôi còn nhớ một chị thổ lộ rằng nghe Trung Cộng kéo giàn khoan vào Biển Đông mà lòng đau quặn, có đi chơi cũng không thấy vui, có đi ăn cũng chẳng thấy ngon.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 15048)
* Vừa qua có ý kiến so sánh sự phát triển của ta với Hàn Quốc. Cụ thể là “cách đây bốn, năm mươi năm, Việt Nam và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương. Sau mấy mươi năm, rà lại tư liệu thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại Việt Nam và Việt Nam cũng có 90.000 người sống ở Hàn Quốc. Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc tại Việt Nam làm ông chủ, làm quản lý, còn người Việt Nam ở Hàn Quốc chủ yếu làm thuê”. Ông nghĩ sao về sự so sánh này?
21 Tháng Tám 2014(Xem: 17081)
Văn Hóa Magazine Online nhận được E-mail từ bạn đọc và từ Viet Art Center vietartcenter@aol.com, một thư ngỏ của Ô. Phan Kỳ Nhơn, Chủ tịch Liên Ủy Ban Chống CS & Tay Sai, một của Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương, Giám mục Phụ tá Giáo phận Orange và một của Giáo sư John Tsuchida. Để rộng đường dư luận, tòa soạn Văn Hóa đăng nguyên văn ba Thư ngỏ dưới đây:
13 Tháng Tám 2014(Xem: 16231)
“It’s so sad, it’s so sad”(Thật là buồn, thật là buồn), tôi nghe thấy Pat lẩm bẩm nói bâng quơ... Không ai nói năng gì nữa. Cũng chẳng còn hạt nước mắt nào để mà khóc. Tôi ngả đầu vào lưng ghế và nhắm mắt lại,” Tổng thống (TT) Richard Nixon viết để kết thúc cuốn Hồi Ký đài 1,120 trang.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 19405)
Tôi là Huỳnh Tấn Mẫm, không mang một danh phận nào trong guồng máy công quyền hay một địa vị xã hội, tôi chỉ là một thanh niên – nếu các bạn cho tội dùng từ này – một thanh niên nhiều tuổi, và hơn thế, là một công dân có ý thức trách nhiệm về tình hình đất nước hiện nay. Tôi tiếc là không còn nhiều thời gian và sinh lực như các bạn, để có thể cống hiến một cách xứng đáng và trọn vẹn cho một vận hội mới đang đến với dân tộc.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 12724)
Lần đầu tiên trong lịch sử 236 năm của hải quân Hoa Kỳ, một phụ nữ được đề cử vào vị trí cao thứ 2 trong lực lượng này. Thông tín viên VOA Zlatica Hoke tường thuật rằng bà Michelle Howard được thăng chức hôm thứ ba lên làm đô đốc 4-sao và nhận trọng trách mới là phó trưởng lực lượng hải quân. Bà Howard đã làm nên lịch sử qua sự nghiệp quân đội của mình.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 11718)
Hơn 50 năm sưu tầm, ông Huệ đang sở hữu nhiều tem quý, trong đó có bộ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.