"Biển Đông War": Có đánh nhau không? Ai đánh ai? Đánh cách nào? Đánh ở đâu?

21 Tháng Tám 20208:58 SA(Xem: 4670)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ SÁU 21 AUG 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


"Biển Đông War": Có đánh nhau không? Ai đánh ai? Đánh cách nào? Đánh ở đâu?

- Bài học "Vietnam War": Johnson, Nixon "thất bại" trước VC; "Biển Đông War": Loạng quạng, lịch sử lại tái hiện cho cả Trump lẫn Biden trước TC.


- "Biển Đông War": Lá bài tẩy tranh cử của ông Trump?


image001


image004

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

CALIFORNIA

20/8/2020

Kỳ 3


Hơn tháng nay tin tức dồn dập các hoạt động quân sự, tập trận bắn đạn thật, triển khai vũ khí, chiến hạm, oanh tạc cơ chiến lược, ồ ạt đến biển nam Trung Hoa (South China Sea), dấy lên làn sóng dư luận hay Không nổ ra xung đột vũ trang giữa Mỹ và Trung cộng, tức là có hay không chiến tranh ở biển nam Trung Hoa.


Phía Mỹ cho rằng những hoạt động hành quân, tập trận hải không quân lớn ở vùng biển Hoa Nam là để "hiện thực hóa một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở".


Phía Trung cộng cho rằng các hoạt động quân sự của họ là để “trấn áp và ngăn chặn các hoạt động quân sự khiêu khích của Mỹ trong khu vực.”


Từ những bài viết trước, chúng tôi đã phác họa trên sa bàn trận liệt chiến lược Indo-Pacific không chỉ dừng lại ở khái niệm biển Ấn độ dương và Thái bình dương.


Tổng thống Donald Trump công bố ở hội nghị APEC - Đà Nẵng vào tháng 11/2017 về chiến lược Indo-Pacific, nhưng chắc chắn không thể cho rằng ông quên đề cập đến vùng biển nhạy cảm nhất hiện nay là biển nam Trung Hoa (rộng 3, 5 triệukm2 bao gồm biển Đông Việt Nam, biển Tây Philippines, biển Brunei, Maylaysia).


Tháng 8 và tháng 11 năm 2016, khi tham dự 2 Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại Nha Trang, chúng tôi có thực hiện các cuộc đối với các học giả, chuyên gia tại hội hội nghị, chúng tôi đã đưa ra khái niệm về vùng biển Quốc tế tại biển nam Trung Hoa, và cho rằng vùng biển đó là "khắc tinh" của đường lưỡi bò 9 đoạn. Có nhiều học giả đặt tên mới cho biển nam Trung Hoa (South China Sea, riêng chúng tôi gọi là biển Quốc Tế Đông Nam Á.


Nha Trang: Hội thảo lớn về Biển Đông sau phán quyết PCA


Các cuộc Phỏng vấn của Văn Hóa về Biển Đông


Vị trí chiến lược đảo nhân tạo Chữ Thập


image006

Vòn tròn đỏ: Vị trí chiến lược của biển Hoa Nam, điểm trung chuyển giữa Ấn độ dương và Thái bình dương. Hải đồ minh họa.


Phát triển thêm về "khắc tinh" lưỡi bò, chúng tôi cho rằng vùng biển Quốc Tế Đông Nam Á nên  là vùng biển "trung chuyển an toàn và tự do", cho các loại tàu bè qua lại từ eo biển Malacca đến eo biển Cao Hùng-Luzon và ngược lại.


Hai eo biển cực kỳ quan trọng này nối liền Indo-Pacific thông qua biển nam Trung Hoa. Vì vậy, con đường biển từ Ấn độ dương qua Thái bình dương phải thêm Indo - Biển Quốc tế Đông Nam Á - Pacific.


Trước hết về mặt chiến thuật án ngữ và tấn công, ai làm chủ được hai eo biển này? Đảo quốc sư tử Singapore có căn cứ hải không quân Changi được coi là địa đầu canh gác Malacca chưa hẳn là đồng minh ruột thịt với Hoa Kỳ; đảo quốc xinh đẹp Đài Loan với vị trí canh phòng eo biển Ba Sĩ (Cao Hùng - Luzon), được coi là địa đầu canh phòng cũng chưa hẳn là đồng minh ruột thịt với Hoa Kỳ.


Với thực lực hải quân và tham vọng của Trung cộng vươn ra biển xanh, Bắc Kinh chú trọng về Ba Sĩ nhiều hơn.  


Đài Loan lọt thỏm giữa có hai ngả đường biển dẫn vào biển Hoa Nam. Eo biển Đài Loan - đại lục Trung cộng (hai bờ cách nhau xê dịch khoảng 180km) và tây ngạn Thái Bình Dương - Okinawa. Từ Cao Hùng Ba Sĩ đến đảo Ba Bình trung tâm quần đảo Trường Sa khoảng 1600km.


Đường đi của chiến hạm Mỹ qua eo biển Đài Loan -TQ 


image008

Đường xanh: Nếu chiến hạm Mỹ xuất phát từ cảng Sigapore, nó sẽ băng ngang qua biển Trường Sa giữa biển Hoàng Sa, băng ngang qua eo biển Đài Loan - Trung Quốc để tới Thanh Đảo, một hải cảng quan trọng thuộc bán đảo Sơn Đông, Vị trí Thanh Đảo (chấm đỏ) nằm tên đường vĩ tuyến gần ngang với Nam Hàn. Hải đồ minh họa của VĂN HÓA. Nguồn Net.


Có hay Không?


Gần đây trên diễn đàn thông tin có hai nhận định hay Không "xung đột chiến tranh" qua phân tích của nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa và nhà báo Ngô Nhân Dụng.


Nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa trên Giải Ảo Thời Sự


- Ngày 01 tháng 8, 2020, trang https://www.youtube.com/watch?v=yKGiRl4O44o&feature=share với tựa đề: Nguyễn Xuân Nghĩa: Chiến tranh Mỹ - Trung.


Nhà báo Nghĩa cho rằng:


Qua bao nhiêu kinh ngiệm (chiến tranh) với Nhật bản, hiện nay Trung cộng có bao nhiêu lực lượng quân sự để họ có thể thanh toán Đài Loan như họ đã nói? Trung cộng cũng không dám đụng trận, chúng ta nên tỉnh táo lạnh lùng nhìn lại thực lực đôi bên, tôi nghĩ rằng lãnh đạo Trung cộng bây giờ sắp chết tới nơi rồi, vụ đập Tam Hiệp khốn đốn, nhưng họ chỉ giỏi dọa ... chắc chắn cuộc chiến giữa  Hoa Kỳ và Trung cộng sẽ không xẩy ra, nhưng vẫn dọa là cái điều đó nó vẫn xẩy ra .... 


Nhà báo Ngô Nhân Dụng trên VOA


- Ngày 04/8/2020, nhà báo Ngô Nhân Dụng viết trên VOA với tựa đề "Nếu chiến tranh xẩy ra ở Biển Đông";


Nhà báo Dụng cho rằng: 


"Hai ông Tập Cận Bình và Donald Trump chắc không muốn lâm chiến. Nhưng trong lúc tàu chiến và phi cơ hai nước cùng kéo tới vùng Biển Đông nước ta, một tai nạn bất ngờ cũng dễ biến thành xung đột lớn nếu các nhà chỉ huy quân sự tại chỗ phản ứng khi bị “khiêu khích,” trong lúc cuộc khẩu chiến giữa hai bên đang tăng cường độ.


"Nếu hai nước đụng độ thì Trung Cộng chiếm lợi thế ngay lập tức, điều đó có thể khuyến khích giới tướng lãnh của họ có thái độ hung hăng, như khi dọa bắn hỏa tiễn vào hàng không mẫu hạm khiến Mỹ phải nhụt chí. Nhưng nếu cuộc chiến kéo dài thì những lợi thế của Trung Cộng sẽ biến mất; và đây là điều khiến ông Tập Cận Bình phải suy nghĩ, không dám làm liều.


"Trước khi chiến tranh xẩy ra, Trung Cộng đã chiếm lợi thế vì Mỹ phải điều động quân từ các căn cứ trên đảo Guam, Australia, Philippines, Nhật Bản; Trong khi đó quân Trung Cộng chiến đấu ngay trước cửa nhà mình. Trong lúc cuộc chiến tiếp diễn, Trung Cộng vẫn có thể chặn đánh các đoàn tàu tiếp viện của Mỹ một cách chính xác nhờ hệ thống vệ tinh do thám" (hết trích).


Nói chung, sau khi phác họa ra sa đồ "mặt trận" quân sự của Mỹ và Trung cộng ở Biển Đông, nhà báo Ngô Nhân Dụng cho rằng một tai nạn bất ngờ cũng dễ biến thành xung đột lớn, điều mà cả  hai ông Tập Cận Bình và Donald Trump chắc không muốn lâm chiến.


Với nhận định của hai nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa và Ngô Nhân dụng, chúng tôi xin đề xuất cụ thể các câu hỏi:   Có đánh nhau không? Ai đánh ai? Đánh cách nào? Đánh ở đâu?


image010

Vòng gạch đỏ gẫy khúc tượng trưng cho vùng biển Quốc Tế Đông Nam Á là "khắc tinh" của lưỡi bò 9 đoạn. Hải đồ minh họa của Văn Hóa Online, Aug 2020.


Dựa trên trận liệt hải đồ minh họa trên đây, nếu xẩy ra xung đột vũ trang giữa đại cường Hoa Kỳ và "chuẩn" đại cường Trung cộng, có thể hình dung ra các địa bàn "súng nổ".


Đánh ở đâu?


Có nhiều mục tiêu giả định: Eo biển Đài Loan (Taiwan Strait), quần đảo Đông Sa (Pratas Islands - cách Hồng Kông 340 km, cách Đài Bắc 850 km.); quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands -  cách Quảng Ngãi Việt Nam khoảng 400 km); bãi cạn Scaborough Shoal (cách đảo lớn Luzon Philippines khoảng 123 hải lý); bãi Cỏ Rong (Reed Bank); bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal); 7 đảo nhân tạo của Trung cộng: Subi Reef, Gaven Reef, Hughe Reef, Gacma Reef, Mischief Reef, Fier Cross Reef, Cuarteron Reef; 5 đảo lớn của Việt Nam: Trường Sa lớn, Song Từ Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn; Song Tử Đông và Thị Tứ hiện do lính Philippines chiếm giữ.


image012

Vị trí bãi cạn Scarborough Shoal cách Luzon-Philippines 123 hải lý và đảo nhân tạo Vành Khăn. Hải đồ minh họa của Văn Hóa Online.


Một nguồn tin khá chú ý: trong bài bình luận do Viện nghiên cứu Hải quân Mỹ xuất bản mới đây, hai ông Winnefeld và Morell vạch ra kịch bản tồi tệ nhất là Trung Quốc sẽ tiến hành cuộc tấn công Đài Loan chỉ trong 3 ngày, bắt đầu từ ngày 18.1.2021, trước khi tổng thống Mỹ đắc cử nhậm chức. (theo TNO 16/8/2020);


Mới đây, chuyện tàu cá liên quan tới tàu "đặc công biển". Hơn 16 ngàn tàu cá Trung quốc đã tràn xuống Biển Đông (theo TNO 17/8/2020).


Sự kiện khoanh vùng đánh cá, cấm các nước khác đến đánh bắt cá, theo VHO, nó không thuần túy chuyện con cá mà chính là Bắc Kinh muốn biểu dương lực lượng dân quân biển khổng lồ của họ trong bối cảnh "Biển Đông War".


Giữa đại dương mênh mông, hệ thống vệ tinh do thám khó mà định vị hay đo lường hết các mũi xung kích của vô số loại lính "đặc công" biển này. Với vài tay súng B-40 trên tàu cá, họ có thể hy sinh để đổi lấy một chiến hạm khổng lồ. (Nhớ lại vụ thám thính hạm Impeccable ngày 08/3/2009 đi khảo sát biển cách 75 dặm phía nam đảo Hải Nam đã bị vài tàu cá Trung cộng múa may sát sườn, Impeccable "hãi" phải lùi). 


image014

Vạch vàng: Khu vực Trung cộng khoanh vùng cấm đánh bắt cá ở Biển Đông theo đồ họa Google được VnExpress công bố. Khoanh vùng này không thuần túy chuyện con cá mà là chuyện quân sự trận liệt Hoàng Sa, Đông Sa, Scaborough Shoal và eo biển Đài Loan-Trung cộng và Ba Sĩ.


Đây là khu vực biển trọng yếu của Chiến khu Miền nam. Có thể hỏa điểm súng nổ sẽ là Scaborough. Trong các năm trước đây Trung cộng và Mỹ đã phải vạch ra "lằn ranhh đỏ" ở bãi cạn Scaborough, đặc biệt Phán quyết PCA 2016 nhấn mạnh đến khu vực này. Chiếm được Scaborough, hải quân Trung cộng sẽ ngăn chặn trực tiếp con đường Ba Sĩ tiến xuống biển nam Trung Hoa, uy hiếp Hải Nam.


Ai đánh ai?


Súng chưa nổ giữa chiến hạm Trung cộng và Liên quân Mỹ - Nhật - Úc.


Trong đợt hành quân tuần tra mới đây của liên quân, chiến hạm Úc đã "tương tác đối đầu" với chiến hạm Trung cộng ở vùng biển Trường Sa. Trong số các chiến hạm của liên quân, có lẽ chiến hạm Úc và khả năng tham chiến của tư lệnh Úc yếu nhất. Bắc Kinh nhắm vào Úc chăng? Úc lên tiếng chiến hạm Úc chưa tiến sâu vào 12 hải lý các đảo nhân tạo của Trung cộng.


Tựu chung có 5 quốc gia liên quan đến "súng nổ" ở biển nam Trung Hoa: Hoa Kỳ, Trung cộng, Đài Loan, Philippines và Việt Nam.


Nhưng với vị trí địa dư và các điểm đóng quân xác quyết lãnh thổ biển, đảo, đá, là của Việt Nam và của Philippines ở vùng biển Quốc tế Đông nam Á, lâu nay thường tạo ra xung đột trước áp lực, áp bức của Trung cộng, các hải điểm tiền tiêu, các đảo có vị trí trọng yếu cũng có thể là mục tiêu hỏa điểm nếu chiến tranh mở rộng giữa Trung cộng và Việt Nam hoặc giữa Trung cộng và Philippines.


Tuy nhiên, trận liệt "Biển Đông War" vẫn ẩn dấu bài toán chiến tranh lớn chưa giải đáp.


Thế mà súng đã nổ trong "phe ta" ASEAN. Tuần duyên Malaysia đụng độ với hai tàu đánh cá Việt Nam và đã bắn vào tàu cá Việt, một người chết. (theo BBC 17/8, VOV 18/8/2020). (Tội cho ông ngoại trưởng Malaysia và cho những nhà chính trị đạo đức lơ tơ mơ kêu gào khản cổ hãy đoàn kết ASEAN). Người đã chết và tàu đã chìm xuống đáy.   


 


Ai "nổ súng" trước?


 


Một khía cạnh khác của "Biển Đông War" là ai "nổ súng" trước, đây là câu hỏi rất thú vị.


Ngoạn mục nhất ở chỗ nó sẽ phá hủy Luật pháp Quốc tế, Công ước UNCLOS 1982,  Phán quyết PCA 2016 hay DOC, COC đi chỗ khác chơi nhường chỗ cho chiến tranh.


Nổ súng, lính chết, tàu chìm, thế giới kinh hoàng, Liên hiệp Quốc phải triệu tập ngay hội nghị quốc tế ngăn chận "thế chiến", ASEAN ngồi lại, cường quốc quốc tế ngồi lại, lúc ấy, luật pháp hoàn toàn mới về biển nam Trung Hoa ra đời. Yên? 


Chúng ta nhớ lại vụ hải chiến Hoàng Sa năm 1974, chiến hạm Trung cộng khiêu khích hung tợn trước mũi chiến hạm VNCH, không kềm được tức giận và thiếu phán đoán về ý đồ xâm lược sâu xa của Trung cộng, hải quân VNCH đã nổ súng và cuối cùng mất hoàn toàn Hoàng Sa Tây. Tổng thống Thiệu khi bay ra Đà Nẵng nghe thuyết trình và viết mật khẩu về Hoàng Sa, ông phải chịu trách nhiệm để mất Hoàng Sa gây di hại khôn lường cho Việt Nam, cũng như việc ông để mất Ban Mê Thuột. Trong chiến tranh Đông Dương, tướng lãnh Pháp Navarre có câu: Ai chiếm được cao nguyên sẽ chiếm được Đông Dương. Trong chiến tranh Đông Dương III 1954-1975, bộ đội cộng sản đã chiếm cao nguyên Ban Mê Thuột, từ đó làm bàn đạp chiếm hoàn toàn miền nam Việt Nam.  


Trong cuộc chiến giành thế và lực ở "Biển Đông War", có thể suy ra chăng, ai chiếm được Biển Đông sẽ làm chủ được Đông Nam Á.


Pháo hạm Trung cộng và pháo hạm Liên hải quân Mỹ - Nhật - Úc, ai nổ súng trước? Chiến hạm Úc được lượng giá là một thành viên yếu nhất trong Liên quân và chưa có nhiều kinh nghiệm hải chiến. Chiến hạm Trung cộng không thể bì với Liên quân, nhưng lính Trung cộng có tinh thần quyết chiến, sẵn sàng chết. Mùi khói súng tập trận đã lan tỏa khắp nơi.


image016

Tất cả các bên yêu sách trong các tranh chấp ở Biển Đông, bao gồm cả Trung Quốc, là những người ký kết với UNCLOS. Tất cả các quy định được thiết lập từ đường cơ sở của các đảo có chủ quyền và có người ở, khiến cho việc áp dụng luật pháp vào Biển Đông trở nên khó khăn. Các quyền hàng hải hợp pháp về mặt UNCLOS bắt nguồn từ tình trạng các đặc điểm trên đất liền, là tâm điểm của các yêu sách đối với các đảo trên Biển Đông của Đài Loan, Philippines, Malaysia, Việt Nam và các bên yêu sách ASEAN khác. (theo Journal of Law and International Affairs


at Penn State Law)


So sánh lực lượng hai bên, dù Tập Cận Bình (từ năm 2013) đã ra sức hiện đại hóa quân đội, riêng về hải quân PLO đã tiến vượt bậc, họ đã có trong tay Mẫu hạm, chiến hạm, tàu ngầm nguyên tử, tên lửa các loại, không quân tối tân, đặc biệt hàng sư đoàn "đặc công tàu cá" một lực lượng mới trên biển của Trung cộng. Thế nhưng, dưới cặp mắt phân tích chủ quan của các nhà quân sự phương Tây, Bắc Kinh tựa như anh võ sĩ hạng trung thượng lên võ đài đấu với anh võ sĩ hạng nặng, chẳng qua anh giỏi khoa trương múa mép "hù dọa" mấy tiểu quốc non gan, yếu bóng vía.


Đứng ở đâu?


Lịch sử thế giới hiện đang diễn ra trận thư hùng tranh bá đồ vương giữa ông Trump và ông Biden. Câu hỏi đặt ra: ngày 03 tháng 11, 2020 có đóng lại chuyện "Biển Đông War" không hay cứ để cho Bắc Kinh tiếp tục "cù nhầy" hồ sơ Biển Đông.


Đứng trước khung cảnh tơi bời lửa đạn tập trận, ASEAN lâm vào tình thế lưỡng nan, khối ASEAN, đặc biệt Việt Nam sẽ đứng ở đâu? Đứng ở đâu không có nghĩa là phải chọn bên này hay bên kia, hoặc chọn giải pháp Trung Lập hóa Đông Dương như bài viết trước chúng tôi đề xuất.

Chỉ còn mấy chục ngày nữa công dân Mỹ sẽ bỏ phiếu chọn vị tổng thống thứ  46 Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Ứng viên Joe Biden và bà Kamala Harris (đảng Dân Chủ) đang giáng những đón tối tăm mặt mũi vào ông Trump, do việc điều hành nội trị đã gây ra quá nhiều chia rẽ, xáo trộn xã hội, và đau đớn nhất là vụ virus Vũ Hán tràn lan đã khiến hơn 170,000 người vô tội chết.


Vị thế của Trump đối với dân chúng trong nước đã bị suy giảm do không ngăn chặn được cơn đại dịch virus Vũ Hán lan tràn, cộng với các cuộc biểu tình phản đối chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, phản đối hành vi bạo lực của cảnh sát; ngược lại, trong 4 năm cầm quyền của ông Trump và đảng Cộng Hòa đã mang lại thắng lợi đáng kể về ngoại giao - ngoại trị, dựng lại vị thế nước Mỹ xứng đáng là quốc gia lãnh đạo trên trường thế giới.


Ông Trump hầu như đã "khống chế" được chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, quân bình hóa thùng thuốc súng địa chính trị - quân sự ở Trung Đông; Ở Châu á, ông Trump khai sinh chiến lược "Indo-Biển Đông-Pacific" khắc chế tham vọng con đường tơ lụa đại dương xanh của bọn phản động Bắc Kinh; ông dựng lên cái nhìn mới cho người Mỹ không còn thiện cảm mà đầy "ác cảm" về đảng cộng sản Trung cộng gian ác dày đặc tham nhũng; ông phê bình thẳng thắn thế hệ các lãnh đạo Mỹ trước đây vì lòng hảo tâm với dân chúng đại lục mà lịch thiệp đến độ bạc nhược với quan chức cộng sản, (ví dụ như "tiến sĩ thổ tả" Henry Kissinger (ở phương tây loại tiến sĩ thổ tả này chất đống) khiếp nhược trước Mao Trạch Đông và Lê Đức Thọ, Kit không biết xấu hổ khi ôm hàng trăm ngàn đô la "Pulitzer prize" / hay price? trong lúc sáu Thọ "chê"; quan trọng nhất, Trump đã chinh phục được hành pháp, tư pháp, lập pháp Hoa Kỳ đồng thuận coi Trung cộng là đối thủ nguy hiểm nhất của thế giới và nước Mỹ ở thế kỷ 21.


image018


Dự đoán về vấn đề Biển Đông, nếu Trump thắng cử, trong 4 năm nữa Trung cộng (được mệnh danh là tên cướp biển lớn nhất thế kỷ) tiếp tục "cù nhầy" bám chặt những gì "đoạt" được ở biển nam Trung Hoa, "nín thở qua sông" chờ thời của đám bạc nhược cầm quyền, vùng lên "ngoạm" hẳn Biển Đông.


Bài học thời cơ đã diễn ra nhiều lần trong chiến tranh Đông dương và Việt Nam, đặc biệt bài học Paris 1/1973 vẫn còn di chứng không khí nhục nhã đối với phương tây.


Dự đoán về cuộc xung đột bất ngờ hay không bất ngờ, súng sẽ nổ (lính chết tàu chìm), cuộc chiến bộ giới hạn sẽ diễn ra ở biển nam Trung Hoa trở thành lá bài tẩy "sinh tử" của Ngũ Giác Đài/Hoa Thịnh Đốn. Trump sẽ tung ra vào giờ thứ 25, dân Mỹ, Quốc hội Mỹ đứng  trước ngưỡng cửa "thế chiến", người Mỹ sẽ phải chọn ai là người đủ sức lãnh đạo chiến tranh.


Thắng lợi đối ngoại và súng nổ ở Biển Đông phải chăng là thắng lợi cuối cùng của ông Trump?


Lý Kiến Trúc


California 20/8/2020


XEM THÊM: mục TÀI LIỆU - Các cuộc phỏng vấn của Văn Hóa về Biển Đông.


Biển Đông sắp đánh nhau to? Đánh ở đâu? Ai đánh ai? (*)


VN giữa hai lằn đạn, nếu Mỹ - Hoa khởi chiến ở Trường Sa / "Chuỗi hủy diệt" đảo nhân tạo

24 Tháng Giêng 2017(Xem: 9797)
Sean Spicer: "nếu những đảo (bị Trung Quốc lấn chiếm) nằm trong hải phận quốc tế và không thuộc chủ quyền của Trung Quốc thì Hoa Kỳ sẽ hành động bảo vệ không để cho một nước khác xâm hại ". Hải đồ VĂN HÓA mô tả vị trí 7 đảo nhân tạo ở vùng "biển Quốc tế Đông Nam Á". TIN LIÊN QUAN - USS Ronald Reagan hoạt động giữa biển Hoàng Sa - Trường Sa. - Ngoại trưởng Philippines: 7 đảo nhân tạo nằm trong vùng Biển Quốc Tế
25 Tháng Bảy 2016(Xem: 10869)
Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ! - Tuyên bố báo chí của Mỹ ngày 13/7/2016. - Bà Colin Willett, Phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ.