"Thư báo tin" của ông Phạm Văn Đồng bị nâng lên hàng "Công hàm"

11 Tháng Năm 20204:11 CH(Xem: 5966)

VĂN HÓA ONLINE - TỪ LITTLE SAIGON - THỨ BA 12 MAY 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


"Thư báo tin" của ông Phạm Văn Đồng bị nâng lên hàng "Công hàm"


image009

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

CALIFORNIA

12/5/2020
(Bổ túc)


Tưởng là vụ "Công hàm Phạm Văn Đồng 1958" chìm vào quên lãng. Nhưng không.
Cách đây gần 10 năm, báo chí hải ngoại đã rộ tin vụ này. BBC, RFA, RFI, VOA, và VHO ở Cali cũng đã trích dẫn, đăng tải những nhận định, phê bình, tranh luận của các nhà nghiên cứu về cái gọi là "Công hàm".


Tháng Tư 2020, Bắc Kinh lại khuấy lên vụ Phạm Văn Đồng 1058 trong công hàm CML/42/2020 gởi Liên Hiệp Quốc. Báo chí Việt ngữ trong ngoài nước lại có dịp phản hồi, phản đối, phê phán giá trị pháp lý "Công hàm 1958". Các học giả, chuyên gia quốc tế đưa ra những chỉ trích, lên án Bắc Kinh lại viện dẫn "Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 trong công hàm CML/42/2020. Về mặt dư luận cũng có lợi, còn đối với Bắc Kinh, chưa thấm, vì phản ứng mới ở vị trí dư luận, chưa ở cấp độ nhà nước.


Thật ra, chưa ai nắm được nguyên văn nội dung công hàm CML/42/2020. Tác giả bài viết này trộm nghĩ, Bắc Kinh khuyấy lên vụ này phải có ẩn ý; hoặc kết luận chính ông Thủ tướng của các anh, của nước VNDCCH công nhận "chủ quyền 12 hải lý" của Bắc Kinh ở biển nam Trung Hoa, hoặc đưa vụ Phạm Văn Đồng 1958 ra để lấp liếm, che mắt những mưu đồ thâm hiểm, hoặc sử dụng chiến thuật "Hỏa mù Phạm Văn Đồng" để lừa dư luận quốc tế.


Văn Hóa Online-Cakifornia xin chia sẽ vài nhận xét khi xem bản văn chụp "scan" phổ biến rộng rãi trên internet mà mọi người cứ gọi là "Công hàm 1958" này như sau:


image011


1/ Lá thư ký tên Thủ tướng Phạm Văn Đồng gởi Tổng lý (Thủ tướng) Chu Ân Lai không có tiêu đề chính trị trên đầu trang viết là Công Hàm số ....


2/ Lá thư không có tiêu đề Tuyên bố hay Tuyên cáo của Chính phủ nước VNDCCH.


3/ Lá thư thuần túy là "thư báo tin" gởi đi từ Hà Nội ngày 14 tháng 9 năm 1958 .


4/ Ngay dòng đầu tiên ông Phạm Văn Đồng viết rõ là "Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ":  


5/ "thư báo tin" không thể hiểu là "Công hàm" hay "Tuyên bố" hay "Tuyên cáo" gì cả.


Vậy, ông Phạm Văn Đồng muốn "báo tin" cho ông Chu Ân Lai những điểm gì?


a/ Chính phủ nước Việt nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung quốc.


b/ Chính phủ nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa trên mặt bể.


Có 5 điểm trong "thư báo tin": 1/ ghi nhận và tán thành. 2/ quyết định về hải phận của Trung quốc. 3/ tôn trọng. 4/ sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước. 5/ triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung quốc.


Điểm 1/: Ông Phạm Văn Đồng ghi nhận và tán thành, có thể hiểu là ông ta chỉ ghi nhận và tán thành trên lá thư trên thư báo tin chứ không ghi nhận và tán thành ở trên một văn bản chính trị của một quốc gia đã thông qua thảo luận ở Quốc hội.


Điểm 2/: định về hải phận của Trung quốc là hải phận (theo nhận xét của Gs Ngô Vĩnh Long, hải phận nào (theo Gs Ngô Vĩnh Long hải phận bây giời gọi là lãnh hải); quy định của Luật pháp Quốc tế lãnh hải của một nước là 3 hải lý tính từ đương cơ sở, sau này UNCLOS 1982 nâng lên 200 hải lý tức là vùng đặc quyền kinh tế EEZ. Thời ông Phạm Văn Đồng làm thủ tướng năm 1958, hải phận của Trung Quốc mới chỉ có 3 hải lý.


Tiếp theo là hải phận của Trung Quốc ở đâu? Đường bờ biển Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương dài 14.500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đôngbiển Đông. (theo wikipedia), như vậy có thể hiểu trong suy nghĩ ủa ông Đồng, hải phận của Trung Quốc là giáp với các biển nêu trên chứ không là hải phận (lãnh hải) của các quần đảo, bãi cạn nửa nổi nửa chìm nằm trong vùng biển nam Trung Hoa (Việt Nam ta gọi là BIỂN ĐÔNG).


Điểm 3/: Ông Phạm Văn Đồng tôn trọng. Tôn trọng không thể hiểu là một nghị định, một sắc lệnh hay một nghị quyết của đảng. Trong ngôn ngữ ngoại giao tôn trọng có thể hiểu là nước bọt.


Điểm 4/: sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước. Các cơ quan nhà nước của ông thủ tướng Đồng là các Bộ, Phủ, Tổng cục, Hành chính địa phương, v.v... trực thuộc chính phủ, nó không phải là Quốc Hội, văn phòng Bộ Chính Trị hayvăn phòng Trung ương đảng. Ở các nơi này ông Đồng không có thẩm quyền ra chỉ thị.


Điểm 5/: triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung quốc. Như đã nói ở trên 12 hải lý của Trung Quốc là 12 hải lý tính từ đường bờ biển Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương dài 14.500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đôngbiển Đông, chứ không phải 12 hải lý của cái gọi là "Tứ Sa" (nói theo giọng Bắc Kinh mới sáng chế hiện nay yêu sách 12 hải lý của các đảo Đông Sa (đảo đá Pratas), Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa), Nam Sa (quần đảo Trường Sa) và Trung Sa (bãi ngầm Macclesfield). Một cách chính xác, thời ông Đồng năm 1958 chưa có cái gọi là "Tứ Sa".


Xin nhắc lại, bối cảnh và thời điểm năm 1958, tức là 4 năm sau Hiệp định ngừng chiến Geneve ngày 21 tháng 7 năm 1954 quyết định chia đôi nước Việt thành hai miền Nam - Bắc, lấy vĩ tuyến 17 có cây cầu Bến Hải làm chuẩn vùng phi quân sự; miền Bắc là một quốc gia riêng biệt tên là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Chủ tịch là ông Hồ Chí Minh, Thủ tướng là ông Phạm Văn Đồng;  miền Nam là một quốc gia riêng biệt, Tổng thống toàn quyền là ông Ngô Đình Diệm (1956-1963), kế tiếp là Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa do ông Nguyễn Văn Thiệu làm Tổng thống; đến ngày 30 tháng 4, 1975 thì chính phủ CHVN (MTDTGPMN) vào Dinh độc lập thủ đô Sàigon tiếp thu việc bàn giao của ông Dương Văn Minh tổng thống cuối cùng của VNCH, sau đó đến lượt quốc gia VNDCCH (thủ đô Hà Nội) vào tiếp quản toàn cõi miền Nam VN, thống nhất lãnh thổ ba miền Nam-Trung-Bắc năm 1976.  


Như vậy "thư báo tin" của ông thủ tướng nước VNDCCH ở phía trên vĩ tuyến 17 vào năm 1958 chẳng có dính líu hay giá trị gì đối với hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa mà nước Pháp đã bàn giao chủ quyền cho chính phủ Sàigon VNCH vào năm 1956.


Hiểu một cách bình dân giáo dục là ông Đồng đã "chôm chĩa" tài sản của VNCH, nếu ai đó cho rằng trong "thư báo tin" của ông bao hàm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17.


Một điểm nữa là các cơ quan hành chính của ông thủ tướng Phạm Văn Đồng không có Bộ nào tên là Bộ Đại Dương, Bộ Biển Đông, Bộ biển Nam Trung Hoa, hay Bộ Hoàng Sa - Trường Sa, hai bộ quan trọng trong chính phủ là Bộ Quốc Phòng và Bộ Ngoại Giao không thấy bộ nào lên tiếng triển khai về lá thư báo tin của ông thủ tướng Đồng.


Xin nhắc lại, vào năm 1956, nước Pháp quyết định trao trả cho chính phủ thủ đô Hà Nội đảo Bạch Long Vỹ (Bạch Long Vĩ (tiếng Việt: đuôi rồng trắng), trong Bản đồ Stielers Handatlas 1891 ghi tên đảo là Nachtigal (tiếng Đức: Cơn ác mộng, và trên các bản đồ của Anh và một số của Pháp thì ghi tên đảo là Nightingale: Cơn ác mộng), đảo ác mộng này ngoài khơi vịnh Bắc Việt nằm trên vĩ tuyến 17; quyết định trao trả cho chính phủ thủ đô Sàigon quần đảo Hoàng Sa  (Paracel Islands) và quần đảo Trường Sa (Spratly Islands)vì nó nằm dưới vĩ tuyến 17 thuộc quyền quản lý của chính phủ Sàigon theo Hiệp định Geneve 1954.


Một biến cố quân sự và chính trị ngay ở dưới thời VNCH ít ai để ý, vào năm 1956, Hải quân Trung Quốc đã xua lính chiếm nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa (nhóm An Vĩnh) trong đó có đảo Phú Lâm (Woody Island) và đảo Linh Côn là hai đảo lớn có vị trí quan trọng.


Cũng năm 1956, sau khi ông Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, chỉ thị cho tư lệnh hải quân lúc bấy giờ là Thiếu tá ... (tôi không nhớ rõ tên, ông này có cái tên rất đẹp - nhân đây cũng xin nói thêm là những năm trước đây tôi có đi tham dự nhiều buổi sinh hoạt của  hải quân ở nam Cali, chưa hề thấy vị Đô đốc, phó Đô đốc, Đề đốc, phó Đề đốc hay sĩ quan hải quân nào nhắc tới vị chỉ huy đầu tiên của Hải quân Việt Nam ở năm 1956, là người có công lao rất lớn trong lịch sử xây dựng bia đá chủ quyền của VNCH trên các hòn đảo lớn ở Trường Sa); có lẽ chính vị Thiếu tá chỉ huy này ra lệnh cho Trung Úy Cổ Tấn Tinh Châu (hiện sống ở Quận Cam nam Cali) chỉ huy một đại đội Thủy quân Lục chiến thực hiện cuộc hành quân đổ bộ tiến chiếm các đảo ở nhóm Nguyệt Thiềm hay Trăng Khuyết, Lưỡi Liềm (Crescent Group) nằm ở phía Tây của quần đảo Hoàng Sa, (gần bờ biển Đà Nẵng, Lý Sơn Quảng Ngãi - trên đảo Hoàng Sa Pháp xây đài khí tượng trực thuộc Ty Khí tượng Đà Nẵng) bắt sống mấy chục lính Trung cộng giải về Đà Nẵng; cũng chính vị chỉ huy hải quân VNCH đầu tiên này mang chiến hạm đi tiến chiếm 6 hòn đảo lớn thuộc quần đảo Trường Sa (gần bờ biển Vũng Tàu Bà Rịa  Phan Thiết).


Sáu hòn đảo lớn đó có tên là Song Tử Đông (1), Song Tử Tây, Trường Sa, Nam Yết, Sơn Ca, và Sinh Tồn, đồng thời ông đã cho lính Hải quân VNCH xây dựng trên các đảo đó bia chủ quyền bằng đá khắc sâu các dòng chữ xác định chủ quyền của nước VNCH. (xem hình ảnh phía dưới)


Thủy Quân Lục Chiến VNCH bắt sống 60 dân quân Trung Cộng tại Hoàng Sa năm 1959


Cổ Tấn Tinh Châu: TQLC/VNCH từng bắt sống quân Tầu Ô ở Hoàng Sa năm 1959 / Thượng sĩ Lê Văn Bẩy HQ4: “Hoàng Sa đáng ra không mất”


image013

Năm 1956, Hải quân VNCH đã tiến chiếm đảo Song Tử Đông và xây bia chủ quyền trên đảo này. Năm 1970, Philippines đã cho lính chiếm Song Tử Đông, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta và 4 đảo nữa từ tay Việt Nam Cộng Hòa.


image014

Ngày 22/8/1956, Hải quân VNCH xây bia đá chủ quyền trên đảo Song Tử Tây. Ảnh Lý Kiến Trúc chụp tại đảo Song Tử Tây ngày 19/4/2014.


 image016

Nhà báo Lý Kiến Trúc đứng bên cạnh bia đá chủ quyền trên đảo Song Tử Tây ngày 19/4/2014 cho thấy chiều cao và kích thước to lớn của bia.


Nghị định của Pháp về các quần đảo nằm dưới vĩ tuyến 17. (Xem phóng ảnh tài liệu bên dưới)


Nghị định số 4702-CP ngày 21/12/1933 của Thống đốc Nam Kỳ Krautheimer sát nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Itu Aba (Ba Bình), nhóm hai đảo (Song Tử Đông, Song Tư Tây), Loại Ta, Thị Tứ và các đảo phụ thuộc các đảo này vào tỉnh Bà Rịa (Bulletin Administratif de Cochinchine, số 1, 1934).


image018

Nghị định số 4702-CP ngày 21/12/1933 của Thống đốc Nam Kỳ Krautheimer. Nguồn: webcitation.org.


Những tuyên bố liên quan đến chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa


Tại Hội nghị San Francisco tháng 9 năm 1951, để giải quyết các vấn đề về lãnh thổ sau chiến tranh thế giới thứ hai, phái đoàn Liên Xô ngày 5 tháng 9 năm 1951 đã đề nghị trao trả 2 quần đảo cho chủ cũ (Chủ nào?). Hai ngày sau, ngày 7 tháng 9 năm 1951, tại hội nghị này Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu, trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam (thời Quốc trưởng Bảo Đại) đã lên tiếng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Lời tuyên bố này đã được Hội nghị San Francisco ghi vào biên bản. Và trong tất cả 51 phái đoàn các nước, không có phái đoàn nào phản đối, kể cả Liên Xô. (theo wikipedia)


Tháng 6 năm 1974, tuyên bố của ông Vương Văn Bắc Ngoại trưởng Bộ ngoại giao chính phủ Sàigon VNCH (thời Tổng thống Thiệu) tại Hội nghị Quốc tế về Luật biển tại Caracas thủ đô Venezuela rằng, Hoàng Sa và Trường Sa là phần bất khả phân ly của lãnh thổ Việt Nam. (Xem phóng ảnh bút tích của Ngoại trưởng Vương Văn Bắc).


Ngoại trưởng Vương Văn Bắc: "Nhớ lại và suy ngẫm về vụ hải chiến Hoàng Sa 1974"


image019


Tạm kết:


Rất tiếc giới truyền thông báo chí Việt ngữ trong ngoài nước và có thể kể cả các học giả trong ngoài quên cái "thư báo tin"của ông thủ tướng Phạm Văn Đồng mà cứ nâng lên thành mức "công hàm!!!" đâm ra nó ... to chuyện. Cho nên không lấy làm lạ vì sao chính phủ, nhà nước nước CHXHCNVN thấy "không cần thiết" lên tiếng chính thức về vụ này.


Tuy nhiên, "không cần thiết" hay "cần thiết" cũng dở khóc dở cười tiến thoái lưỡng nan. Lên tiếng tức là "hố", một cái hố chính trị, là mặc nhiên chấp nhận những điểm trong "thư báo tin" của Đồng có giá trị về pháp lý; lên tiếng tức là đi ngược lại với tinh thần "hòa hiếu" với láng giềng tốt Trung Quốc; lên tiếng là rơi vào "bẫy sập" của Bắc Kinh, thừa cơ là khuấy lên, như nay họ đã đề cập trong nội dung của Công hàm CML/42/2020 gởi lên Liên hiệp quốc; lên tiếng tức là rơi vào chiến thuật "Hỏa mù Phạm Văn Đồng"; lên tiếng tức là cơ hội cho Bắc Kinh chụp ngay và phán: đấy, chính các anh gọi "thư báo tin" là "công hàm" đấy nhé, công hàm tức là văn kiện của một quốc gia - còn cãi chỗ nào nữa.


Nói gì thì nói, "thư báo tin" gởi cho Tổng lý là một vết nhơ của đảng CSVN mà Bắc Kinh tận dụng để làm lợi cho chính sách đại hán của Trung Nam Hải.


"Nhà báo Frank Ching trong bài “Paracel Islands Dispute” trên Far Eastern Economic Review ngày 10-02-1994 ghi lại lời của Phạm Văn Đồng về nguyên nhân và nội dung công hàm 1958. Ông Đồng nói ngắn gọn, rật rõ ràng: “Lúc đó là thời kỳ chiến tranh và tôi đã phải nói như vậy”.


Theo Văn Hóa Online, có lẽ từ đáy nỗi lòng, lời tự thú biện minh cho phút dại dột lịch sử, ông thủ tướng Đồng đã để lại "Mưu sâu của Chiến khu miền Nam", "Biến tấu Biển Đông" ngày càng phức tạp diễn biến vô lường./


Lý Kiến Trúc

California 11/5/2020

(bổ túc ngày 15/5/2020)

 

Nhatbaovanhoa.com Mưu sâu cùa Chiến khu miền Nam

 

Nhatbaovanhoa.com Biến tấu Biển Đông

 

Thêm: Nói rõ thêm về ngữ nghĩa hai chữ "công hàm", Đại từ điển Tiếng Việt giải thích: danh từ Công hàm là Công văn ngoại giao của nước này gởi cho nước khác. "Thư báo tin" hay "giấy báo tin", không thể gọi là Công văn, nhưng nội dung "báo tin" nói lên những điểm rất quan trọng (5 điểm nêu trên).

 

Sâu thẳm của "thư báo tin" vào thời điểm năm 1958: - hoặc ông Đồng đã "tiên tri" cái đầu não Bắc Kinh luôn luôn nung nấu mưu đồ tiến về phương Nam bằng nhiều cách, một trong những cách đó là chiếm đoạt các vùng biển trong miền duyên hải và thềm lục địa Việt Nam. Miền Bắc có Vịnh Bắc Việt, miền Trung có biển - đảo Hoàng Sa, miền Trung-Nam có biển - đảo Trường Sa nối liền miền cực Nam Trường Sa là biển - đảo chạy tới biển Malaysia, Btunei và Indonesia.

 

16 năm sau,  lời "tiên tri" này cho thấy, ngày 19/1/1974, hải quân Trung cộng đánh chiếm nhóm Hoàng Sa tây (nhóm đảo này theo Luật pháp Quốc tế được hưởng hải phận 12 hải lý), ngày 14/3/1988, Trung cộng đánh chiếm đá Gạc Ma và sẽ tiếp tục chiếm các đảo lớn ở quần đảo Trường Sa (nhóm đảo này theo Luật pháp Quốc tế được hưởng hải phận 12 hải lý), nếu không có trận "thí quân" ở Gạc Ma của Hà Nội làm thế giới rúng động, đặc biệt là Mỹ chú ý vào thì có lẽ Bắc Kinh đã tiến chiếm các đảo lớn ở Trường Sa rồi.

 

Thứ hai, không chỉ là tiên tri mà bộ óc chủ nghĩa quốc tế vô sản của ông cộng sản Phạm Văn Đồng và bộ chính trị Hà Nội đang rắp tâm phát động cuộc chiến tranh "chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm" ở miền Nam. Vào thời ấy, theo xu hướng "sống chung hòa bình" của Liên Xô, Hà Nội đã cho giải giới 20,000 quân, thực sự là bí mật đưa về miền Nam hàng ngàn cán bộ tập kết ra Bắc theo Hiệp định Geneve 1954, trong đó có những cán bộ cộng sản cao cấp như Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Văn Hiếu và Trần Bửu Kiếm. Ở miền Nam, phong trào "tố cộng" của Chính phủ nền Đệ I VNCH dâng cao, TT Ngô Đình Diệm  ký đạo luật số 10/59 kéo lê máy chém đi khắp miền Nam (chữ của Việt Cộng), sự thật cũng có rất nhiều đảng viên cán bộ của các đảng phái Quốc gia và Mặt Trận Quốc Gia Cứu Quốc không theo chế độ Diệm cũng bị hành hình. Ngày 19/12/1960, khoảng 60 người đã hội họp tại xã Tân Lập, huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh để thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (gọi tắt là MTGPMN gọi chung là Việt Cộng - theo sách Việt Nam 1945-1995 của Gs Lê Xuân Khoa tr. 280). Trong sách này Gs Khoa có viết về một chi tiết là chính Phạm Văn Đồng và Tạ Quang Bửu đã bí mật đề ra giải pháp chia đôi đất nước trong hội nghị (tr.183); sau này Hà Nội đổ thừa cho Chu Ân Lai để tránh tội thủ phạm chia đôi đất nước. Tháng Giêng năm 1961, Đảng Lao Động (CSVN) kết hợp với MTGPMN gia tăng cuộc đấu tranh chính trị và quân sự ở miền Nam. Năm 1963, sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, bí thư thứ nhất đảng CSVN Lê Duẩn phát động cuộc chiến tranh "chống Mỹ cứu nước". Năm 1963, Lê Duẩn và Trường Chinh đi Bắc Kinh gặp Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình. Duẩn, Chinh nghe Mao tuyên bố: "Các đồng chí, tôi muốn nói cho các đồng chí biết điều này. Tôi sẽ là chủ tịch của 500 triệu nông dân đang thiếu đất, và tôi sẽ mang một đạo quân tiến xuống khu vực Đông Nam Á”. Hà Nội nắm được ngay tư duy chiến lược thèm khát Đông Nam Á và biển xanh bao la của Bắc Kinh. Mượn đao chém thớt,  họ đã mượn tay Bắc Kinh "đá" Mỹ ra khỏi Biển Đông, nhưng cuối cùng, Hà Nội đã lãnh được những phần thưởng khốc liệt của láng giềng "hữu hảo" ở biên giới Việt-Hoa và Biển Đông.

 

Lê Duẩn: Bè lũ phản động Bắc Kinh xâm lược từ Biển Đông

 

Trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, ở miền Nam thời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Tổng thống Richard Nixon, nhiều "thư " của Nixon gởi Thiệu cũng không ở dạng "Công văn hay Công hàm", nhưng nội dung "thư báo tin" của Nixon nêu lên những điểm rất quan trọng về hội đàm Ba Lê và chính sách của Mỹ đối với VN thời hậu chiến. (Xem từ trang 75-137 sách "Khi Đồng Minh Tháo Chạy" của Ts. Nguyễn Tiến Hưng).

 

Tuy nhiên, trong sách "Khi Đồng Minh Tháo Chạy" tác giả chỉ viết về mối quan hệ giữa Hoa Thịnh Đốn và Sàigon mà không có một trang nào viết về mối quan hệ chính trị giữa Sàigon và MTDTGPMN hay CHMNVN hay Việt Cộng (thực tế là một thực thể chính trị và quân sự), trong lúc Hội nghị ngưng chiến Paris diễn ra tại Paris từ năm 1969 đến năm 1973 quy tụ bốn bên tham chiến là: Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Việt Nam Cộng hòaCộng hòa miền Nam Việt Nam. (Ngày 25 tháng 1 năm 1969, khai mạc phiên họp toàn thể lần thứ nhất của Hội nghị bốn bên về Việt Nam ở Paris). Tựu chung sách này chỉ nói lên sự phản bội, niềm uất hận Mỹ đã bỏ rơi chế độ VNCH trong đó có tác giả là một thành viên cao cấp phụ tá tin cẩn của ông Thiệu.    

Tiếc rằng ông Thiệu không nhìn thấy bàn cờ quốc tế (hoặc thấy mà lờ đi) sắp xếp để giải kết cuốc chiến giữa Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội, giữa Chính phủ Sàigon và Chính phủ Cộng Hòa Việt Nam (MTDTGPMN - Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Trần Văn Trà). Ông Thiệu cho rằng với tinh thần chiến đấu ngoan cường và hy sinh của quân lực VNCH, sức mạnh này sẽ giữ được cho ông cái ghế tổng thống ở miền Nam mà không cần phải bắt tay "hòa giải hòa hợp" với MTDTGPMN để hai bên đi đến hiệp thương chính trị. (Ông Thiệu đưa ra chủ trương bốn không).

 

Nếu Saigon và MTDTGPMM bắt tay hiệp thương, tổ chức bầu cử, lập ra một chính phủ "đại đoàn kết" thì hai miền Nam - Bắc Việt Nam vẫn có thể giữ nguyên hiện trạng theo Hiệp định Geneve 1954, và Hà Nội không còn dựa vào danh nghĩa nào để tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng thống nhất đất nước.

 

Âu cũng là lịch sử khắc nghiệt của dân tộc Việt, nếu không có sự bất hòa trong gia đình hoàng tộc Trịnh-Nguyễn thì không có mảnh đất phương Nam dài tới Cà Mau Hà Tiên Phú Quốc, nếu không có ngày 30/4/1975 thì không có mấy triệu người Việt di cư ra lập thành hàng ngàn làng Văn Lang trên khắp thế giới.            

 

Nói thêm về một sự thật đau lòng suy nghĩ về chủ quyền biển đảo Việt Nam: - Ngày 19/1/1974, TT VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã không phản công hoặc cố thủ giữ lại nhóm đảo Hoàng Sa Tây (dù ĐT Cao Văn Viên đã đệ trình bản kế hoặch phản công); thứ hai các nguyên thủ VNCH là các ông Nguyễn Văn Thiệu (Tổng thống), Nguyễn Cao Kỳ (Phó tổng thống, Thủ tướng), Trần Thiện Khiêm (Thủ tướng), Dương Văn Minh (Tổng thống cuối cùng), Nguyễn Bá Cẩn: Chủ tịch Hạ viện 1971-75, Trần Văn Lắm: Chủ tịch Thượng viện 1973-1975 (cuối cùng), Nguyễn Bá Cẩn (Thủ tướng cuối cùng), không vị nào khi di tản ra hải ngoại đứng lên thành lập "Chính phủ VNCH lưu vong" để đòi lại Hoàng Sa- Trường Sa, kể các các Đô đốc, phó Đô đốc, Đề đốc  hải quân VNCH. Dường như quí vị cho rằng đó là trách nhiệm của Hà Nội vì đã cưỡng chiếm nam Việt Nam trong đó có hai quần đảo HS-TS thì đảng phải lo mà lấy lại.

 

Cuộc Đời Binh Nghiệp của Đại tướng Cao Văn Viên

 

Sau tuyên bố vào tháng 6 năm 1974, của Ngoại trưởng Vương Văn Bắc Bộ ngoại giao chính phủ Sàigon VNCH (thời ông Tổng thống Thiệu) tại Hội nghị Quốc tế về Luật biển tại Caracas thủ đô Venezuela, mãi sau này, có một nhân vật ở hải ngoại đứng ra thành lập tổ chức "Việt Nam Cộng Hòa Foudation" đó là Nhà báo Nguyễn Ngọc Bích. Ông là Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm Thời Việt Nam Cộng Hòa (VNF); mục tiêu của tổ chức này là chính danh - công khai đòi Trung cộng trả lại Hoàng Sa - Trường Sa cho Việt Nam. Nhưng tiếc thay, ngày 03/3/2016, ông Bích đột ngột ra đi trong lúc đang ngồi trên chiếc Boeing bay qua thủ đô Manila tham dự một Hội nghị Quốc tế về Biển Đông. (Trước đó năm 2015, ông cũng đã tham dự dự một Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại Manila năm 2015).

 

Hoài bão và mục tiêu lớn của Nhà báo Nguyễn Ngọc Bích đòi lại Hoàng Sa-Trường Sa cho Việt Nam đã ra đi cùng với ông. 

 

Nguyễn Ngọc Bích: Hội nghị Manila về Biển Đông và Vai trò của các Xã hội Dân sự

 

Trước năm 1975 ông Nguyễn Ngọc Bích là Cục trưởng Cục Thông tin Quốc ngoại của Bộ Dân vận Chiêu hồi, Tổng giám đốc Việt Tấn Xã thời Đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa, là Giám đốc đầu tiên của Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do (RFA).  

Gs Nguyễn Ngọc Bích đột ngột qua đời trên chuyến bay đi Manila dự Hội nghị Biển Đông

Chú thích:

(1) Năm 1956, Đài Loan điều tàu đến đảo Ba Bình (là đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa) khi đó thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa. Nhân dịp lễ Song Thập 10/10 của Trung Hoa Dân Quốc (tức Đài Loan), Tổng thống Ngô Đình Diệm đã ra lệnh cho quân rút khỏi đảo Ba Bình, Đài Loan giành quyền kiểm soát đảo mà không cần phải nổ súng.

 

Những năm 1956–1966, Hải lực Việt Nam Cộng hòa đã để mất 6 hòn đảo nằm giữa đảo Phú Quốc và nội địa Campuchia vào tay quân đội Vương quốc Campuchia. Đó là các đảo: Hòn Năng Trong và Hòn Năng Ngoài (tiếng Pháp lần lượt là "Ile du Milieu" và "Ile à l’Eau", còn được gọi là đảo Phú Dự) bị Campuchia đánh chiếm năm 1956; đảo Hòn Tai (Ile du Pic) bị chiếm năm 1958; Hòn Kiến Vàng (Ile des Fourmis) và Hòn Keo Ngựa (Ile du Cheval) bị chiếm năm 1960; đảo Hòn Trọc (đảo Wai hay Poulo Wai, thực tế là gồm 2 đảo nằm liền kề nhau) bị chiếm mất năm 1966. Tổng diện tích các đảo bị mất khoảng 30 km², lớn nhất là đảo Phú Dự rộng khoảng 25 km².

 

Năm 1970, Philppines đã tổ chức chiếm giữ đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta và 4 đảo nữa từ tay Việt Nam Cộng hòa. Theo như Đại tá về hưu hải quân Philippines Domingo Tucay Jr kể lại thì các đảo, bãi khi đó hoàn toàn hoang vắng, Philippines chiếm đóng dễ dàng. Chỉ khi tới đảo Song Tử Tây, họ mới thấy quân đội của Việt Nam Cộng hòa đóng ở đây. Quân Phillipines báo về sở chỉ huy, được chỉ thị cứ để mặc quân Việt Nam Cộng hòa. Lính Việt nam Cộng hòa ở đảo Song Tử Tây cũng để yên để cho quân Philippines hành động. Sau chiến dịch, Philippines chiếm được 6 đảo nổi và bãi đã mà không cần phải nổ súng, trong đó Thị Tứ là đảo lớn thứ nhì, Bến Lạc (Đảo Dừa) là đảo lớn thứ ba, Song Tử Đông là đảo lớn thứ năm ở quần đảo Trường Sa. Philippines giữ các đảo và bãi này từ đó đến nay. Sau vụ chiếm đóng, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa cũng không hề lên tiếng gì về vụ chiếm đóng đó. Theo như lời Tucay kể lại, nhiều tháng sau khi Philippines chiếm đóng 7 đảo ở quần đảo Trường Sa, các nước khác mới biết vụ việc này. (theo wikipedia).
06 Tháng Mười Một 2022(Xem: 1788)