Biến tấu ở Biển Đông

06 Tháng Năm 20208:59 SA(Xem: 5683)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ NĂM 07 MAY 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Mưu sâu của "Chiến khu miền Nam" (Kỳ 4)


Biến tấu ở Biển Đông 


2016 Vien Viet Hoc. LY KIEN TRUC 6 x 6 x 300.

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

CALIFORNIA

06/5/2020

Kỳ 4


Khúc dạo đầu của ông Trump


Trong bài viết Kỳ 3 số báo trước, tác giả đề cập đến cái gọi là "Khí công virus Vũ Hán", quý bạn đọc có thể "bức xúc" về cái cụm từ quái đản này, nếu mà chuyển ngữ theo kiểu của ông Phó giáo sư Bùi Hiền hay của 2 ông Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình thì còn "trẹo cả mồm". Vậy thì xin diễn thêm cho rõ: "Khí công virus Vũ Hán", theo tam quốc diễn nghĩa là "Khí độc CôVi Vũ Hán" (khiếp thật); theo Tweet của Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump, ông khẳng định COVID-19 là "Chinese Virus".


Mới hôm qua, 05/5/2020, cựu Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions đã yêu cầu Quốc hội điều tra khả năng Trung Quốc che giấu sự bùng phát dịch COVID-19 giống như cách các nhà lập pháp Mỹ điều tra cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng năm 1941. (tin PLO). Sau sự kiện kinh hoàng Trân Châu Cảng, Mỹ đánh lớn.


image005


XEM THÊM:


Tổng thống Trump gọi virus gây COVID-19 là 'virus Trung Quốc'


Vì vậy;


Vì sự sống của nhân loại và trái đất - biển trong sạch đã bị ô nhiễm trầm trọng, cả thế giới bại liệt chẳng khác gì một hành tinh chết; chúng tôi xin thể hiện tâm tư của những nạn nhân khổ sở vì vũ khí đại dịch phóng ra từ "phòng thí nghiệm bí mật nào đó" đã "đánh lén" chúng tôi;  


Xét rằng: Vị Bác sĩ thiên tài Li Wenliang có công phát giác ra Corona virus đã bị cảnh sát Trung Quốc quy cho tội “gieo rắc tin đồn trên mạng” và “phá hoại nghiêm trọng trật tự xã hội”, cuối cùng ông tức tưởi đi xuống địa ngục đông phương ngày 07/2/2020.


Xét rằng: Sau cái chết bí ẩn của Bác sĩ Li Wenliang, theo Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) thông báo Bác sĩ Lưu Trí Minh 51 tuồi, giám đốc Bệnh viện Vũ Xương ở Vũ Hán, Hồ Bắc qua đời ngày 18/2/2020 vì nhiễm virus.


Xét rằng: Cho đến nay (02/5/2020), tổng số "nạn nhân chiến cuộc chết vì luồng khí độc CôVi Vũ Hán" trên thế giới là 239.399 người, riêng ở Mỹ là 65.724 người chết đau đớn.


Xét rằng: Thế giới buồn thiu, cỏ cây ngơ ngác, hàng tỷ người điêu đứng trước kẻ thù vô hình bắn ra từ Vũ Hán;


Xét rằng: Tất cả các loại vũ khí công nghệ điện tử tối tân hiện nay không có khả năng ngăn chận, đương cự lại cái gọi là "Khí công CôVi Vũ Hán";


Xét rằng: Đã đến lúc nhân loại năm châu cần phải đưa thủ phạm Vũ Hán-nhà nước Trung Quốc ra tòa án quốc tế (tương tự như toà án quân sự đặc biệt ở Nuremberg 1/10/1946 xử tướng tá quan chức Đức Quốc xã-Hitler phạm tội diệt chủng);


Xét rằng: Chúng tôi sẽ gom góp thêm tài liệu về vũ khí dã man đầu thế kỷ 21 tàn sát nhân loại không dừng lại, như Tổng thống Donald Trump nói trong buổi truyền hình trực tiếp của đài Fox News hôm 03/5/2020 ước tính: “Chúng ta sẽ mất 75.000, 80.000 cho tới cả 100.000 người", như Ngoại trưởng Mike Pompeo khẳng định trong chương trình "This Week" của Đài ABC ngày 03/5/2020 có 'bằng chứng to lớn' cho thấy phòng thí nghiệm sinh học Vũ Hán là nơi bắt nguồn corona virus.


...


Nghị quyết này làm tại tiểu bang nam California, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ ngày Sáu tháng Năm năm 2020.


Đồng ký tên tập thể qua điện thư.


(ct: Không có gì là không thể nếu chẳng may điện thư bị virus đánh phá)


Trong lúc chờ đợi kết quả của Nghị quyết Xét rằng, bổn báo xin trở lại chủ đề "Mưu sâu của Chiến khu miền Nam".


Nhìn lại từ DCO tới COC. Trump's FONOPs trên không


- Ngày 27/4/2016, Một nguồn tin chính phủ Mỹ nói với tờ Wall Street Journal rằng Mỹ đã hủy một cuộc hành quân “tự do hàng hải” gọi tắt là FONOP dưới biể, dù đã lên kế hoạch ở biển Nam Trung Hoa.


Tin tức của tờ Wall Street Journal cho biết với việc hủy FONOP dưới biển, khiến giới quan sát cho rằng có sự thay đổi chiến thuật của TT Trump, báo Văn Hóa Online gọi là Trump,FONOPs, nhưng thật ra Washington không hủy FONOPs dưới biển như tờ báo loan tin mà gia tăng các cuộc hành quân trên không gian, bao gồm không gian ở biển nam Trung Hoa và biển Hoa Đông. Theo VOA 27.04.2016  (Theo Wsj, Thediplomat.com), Mỹ đã thực hiện “3 cuộc hành quân tuần tiễu trên không gần khu vực Scarborough".


Cuộc đối đầu giữa Wasington và Bắc Kinh không dừng lại ở những con cọp biển (chiến hạm) mà tăng cường cuộc đọ sức giữa các chiến đấu cơ, oanh tạc cơ.


Sự kiện này chẳng có gì mới mẻ, ngày 17/10/2013, Bắc Kinh đã tung ra chiến dịch "vươn ra tây Thái bình dương " với sự xuất hiện của oanh tạc cơ H-6G (cải tiến là H-6K) đã thực hiện cuộc tập trận ở khu vực tây Thái Bình Dương, Nhật bản đã phát hiện chụp hình H-6G bay qua không phận quốc tế ở giữa đảo Miyako và Okinawa.


Các bức ảnh được Hải quân Trung Quốc công khai, chiếc H-6G – với số hiệu 81215 được tìm thấy trên không phận quốc tế gần quần đảo Okinawa trong cuộc tập trận ngày 8/9/2013, có mặt trong cuộc tập trận ngày 17/9/2013.


image007

Hình ảnh oanh tạc cơ chiến lược H-6 được Nhật Bản chụp được.


 image009

Chiến đấu cơ Trung cộng trên bầu trời biển nam Trung Hoa.


image010

Oanh tạc cơ chiến lược H-6K của Trung Quốc hành quân ngang bãi cạn Scarboruogh của Philippines.

 

- Ngày 12/7/2016, Phán quyết cuối cùng của Tòa trọng tài thường trực quốc tế ở La Haye (Hà Lan), (PCA-Permanent Court of Arbitration theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982) bác bỏ cơ sở pháp lý của đường 9 đoạn và kết luận không cấu trúc địa lý nào ở Trường Sa là "đảo" mà chỉ là "đá" nên không được hưởng lãnh hải 200 hải lý và thềm lục địa.


image012

Năm Thầm phán phiên tòa thường trực La Haye - từ trái: Thẩm phán Jean - Pierre Cot (Pháp);Thẩm phán StanislawPawlak (Ba Lan); Thầm phán; Thomas A. Mensah (Ghana); Thầm phán Rudiger Wolfrum (Đức); Thầm phán Alfred Soons (Hà Lan).


image013

Theo phán quyết PCA ở La Haye ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài nhất trí với Philippines rằng bãi Scarborough, Gạc Ma, Châu Viên và Chữ Thập là các cấu trúc nổi và Xu Bi, Huy-gơ, Vành Khăn và Cỏ Mây là cấu trúc chìm trong điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên, Tòa Trọng tài không nhất trí với Philippines về quy chế của Ga Ven (phía Bắc) và Ken Nan và kết luận rằng cả hai đều là cấu trúc nổi. Tòa Trọng tài kết luận rằng tất các cấu trúc nổi tại Trường Sa (bao gồm, ví dụ, Ba Bình, Thị Tứ, Bến Lạc, Trường Sa, Song Tử Đông, Song Tử Tây) đều là “đảo đá” về mặt pháp lý và không tạo ra vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa. Tòa kết luận Vành Khăn, Bãi Cỏ Mây và Bãi Cỏ Rong là cấu trúc chìm, tạo thành một phần của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines và không chồng lấn với bất kỳ vùng biển nào Trung Quốc. Hải đồ minh họa của Văn Hóa Online-California.


- Ngày 13/7/2016, "Cánh hồng lục địa" Trung Quốc đã hạ cánh xuống sân bay đảo nhân tạo Su Bi và Vành Khăn chỉ sau phán quyết PCA một ngày.


image014

Máy bay hãng hàng không Hainan Airlines, ngày 13/07/2016 hạ cánh xuống sân bay do Trung Quốc vừa xây dựng trên đảo nhân tạo Subi trong quần đảo Trường Sa.REUTERS/Stringer


- Ngày 18/8/2016, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trong cuộc gặp gỡ với giới báo chí trong nước, trả lời báo chí, ông Minh nói:"Việt Nam hoan nghênh các phán quyết của Tòa trọng tài thường trực đối với vụ việc Philippines kiện Trung Quốc. Trước khi Tòa trọng tài đưa ra phán quyết, vào tháng 12/2014, Việt Nam đã từng gửi tuyên bố của mình tới tòa, trong đó bác bỏ cái gọi là đường lưỡi bò vì nó hoàn toàn không có cơ sở pháp lý. Đồng thời, Việt Nam cũng bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình đối với quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa.


"Tòa trọng tài quốc tế theo Phụ lục VII không phải là cơ chế giải quyết các tranh chấp biển, đây chỉ là nơi giải thích rõ về luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS), vì thế, không thể giải quyết tận gốc tranh chấp Biển Đông hiện nay.


“Tòa trọng tài không giải quyết tranh chấp mà để giải thích rõ luật pháp quốc tế và công ước luật biển năm 1982, giải thích cái gì đúng với công ước, cái gì sai với Công ước (UNCLOS 1982). Cái chúng ta cần là làm rõ Luật pháp Quốc tế như thế nào."


Nhận xét về tuyên bố của Bộ trưởng Minh, giới phân tích cho rằng, Bộ trưởng Minh xuyên qua Phán quyết PCA ở La Haye đã cảnh báo về những điểm "bất thường" trong UNLCOS 1982; nói cho rõ hơn, ông Minh gần như "khéo" tố giác chính quyền Bắc Kinh đã "phản bội" lại UNCLOS  mà chính họ đã ký, không những thế, Bắc Kinh còn viện dẫn hành động của họ ở biển Nam Trung Hoa là phù hợp với DOC ở Nam Vang 2002.    


Nếu quan điểm về COC (Code of Conduct) của Bộ trưởng Minh trở thành vấn đề thì ông Minh, trong ý nghĩa nào đó có đi ngược lại sách lược của ông Tập Cận Bình và ông Nguyễn Phú Trọng đối với biển nam Trung Hoa và biển Đông hay không?


Theo Văn Hóa Online, thực chất của những thỏa thuận nguyên tắc cơ bản giữa hai nước Trung-Việt mà ông Lê Hồng Anh ký tại Bắc Kinh ngày 26-28/8/2014 là bổ túc vào các điểm "bất thường" trong UNCLOS 1982. Từ lâu Bắc Kinh đã nhìn thấy Công ước này trở thành lạc hậu, thiếu sót, qua tham vọng độc chiếm biển nam Trung Hoa tiêu biểu là các đại chiến dịch diễn ra ở biển nam Trung Hoa (South China Sea);


Thực chất của các hội nghị về COC là ý đồ sâu xa của Bắc Kinh dẫn dắt chính trị khối ASEAN phải chạy theo chiến lược của kẻ mạnh, kẻ mạnh muốn mở ra một căn bản pháp lý khác đối chọi lại Luật pháp Quốc tế và Phán quyết PCA của Tòa trọng tài thường trực ngày 12/7/2016 có tính ràng buộc pháp lý và có tính chung thẩm;


Thực chất của COC (ASEAN + China) là tìm đủ mọi cách hất cẳng Mỹ ra khỏi khu vực biển nam Trung Hoa.


Xin nhắc lại kết luận của Phán quyết PCA có ba điểm ví như trời giáng là:


1/ Tòa kết luận rằng trong phạm vi quyền lịch sử của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên trong các vùng biển ở Biển Đông, quyền này bị xóa bỏ do chúng không phù hợp với chế định vùng đặc quyền kinh tế trong Công ước, Toà kết luận không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn.


Ý nghĩa của điểm này nói một cách rõ ràng là không có đường chữ U hay lưỡi bò 9 đoạn do Trung Quốc tự vẽ, tự yêu sách ở biển nam Trung Hoa (South China Sea).


2/ Theo Công ước, các đảo tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa nhưng các “đảo đá" không thích hợp cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”.


Ý nghĩa của điểm 2 là bác bỏ tất cả đảo, đá, căn cứ quân sự của Việt Nam, Philippines, Malaysia và 7 đảo nhân tạo/căn cứ của Trung Quốc bồi đắp tân tạo đó không phải là đảo mà chỉ là đá. 


 3/ Tòa nhận thấy quần đảo Trường Sa trong lịch sử được sử dụng bởi một số nhóm nhỏ các ngư dân và rằng đã có một vài hoạt động khai thác phân dơi và đánh cá của Nhật Bản. Toà kết luận rằng việc việc sử dụng ngắn hạn như vậy không phải là sự định cư của một cộng đồng ổn định và rằng các hoạt động kinh tế trong lịch sử chỉ là hoạt động mang tính khai thác. Theo đó, Toà kết luận rằng không một cấu trúc nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng. Toà cũng quyết định rằng các đảo Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất.


Điểm 3 này bác bỏ tất cả đảo, đá, của Việt Nam, Philippines, Malaysia hiện diện nguyên trạng trong tình trạng tự nhiên nhưng không phải là sự định cư của một cộng đồng ổn định, riêng 7 đảo nhân tạo của Trung Quốc đã làm thay đổi nguyên trạng tự nhiên ở biển nam Trung Hoa cũng chỉ là đá và không có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng, Toà cũng quyết định rằng các đảo Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất.


.


XEM THÊM:


Tuyên bố báo chí của Mỹ / Toàn văn phán quyết của PCA


Xin nhắc lại, năm 2002, Bắc Kinh đã điều động ASEAN ký vào bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), văn kiện này là bước thứ nhất của "Mưu soái chủ Biển Đông"  (tựa một bài viết trên Văn Hóa Online) của Bắc Kinh, tuy rằng nó rất tinh xảo ngôn ngữ chính trị "đội lốt" nấp dưới các nguyên tắc phổ cập của Luật pháp Quốc tế, và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.


XEM THÊM:


DOC PhnomPenh: Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông


Ký văn bản là một chuyện, thực hành là chuyện khác. Cho đến nay ai cũng thấy bản chất các hội nghị của nước nhỏ với Bắc Kinh ví như trò "mèo vờn chuột", nước lớn ỷ thế "lừa" nước nhỏ. Quan chức Mỹ gọi là ỷ nước lớn bắt nạt nước nhỏ.


Thực tế cho thấy Bắc Kinh liên tiếp đã tạo ra cuộc đối đầu ở bãi cạn Scarborough trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines vào năm 2012; cuộc xâm lược "lừa bịp" và "đe dọa" của HD-981 + dàn hải cảnh bán vũ trang ở Lý Sơn Quảng Ngãi ngày 5/2014, áp lực các công ty của Mỹ hợp tác với Việt Nam khia thác mỏ khí Cá Voi Xanh; gia tốc quân sự hóa bảy đảo nhân tạo ở Trường Sa, ác ôn nhất là hải cảnh bọc sắt Trung Quốc liên tiếp đâm chìm tàu cá ngư dân Việt đi đánh cá quanh vùng biển Hoàng Sa.


Việt Nam giữa cơn sóng COC, UNCLOS 1982 và "Luật pháp Quốc tế"


Năm 2013, (thời Tập Cận Bình lên ngôi Trung Nam Hải), Bắc Kinh và ASEAN khởi động đàm phán COC (Code of Conduct), đầu tháng 8/2017 các bên thông qua thỏa thuận khung tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 51 (AMM 51) ở Singapore,  giới quan sát nhận thấy dư luận báo chí tỏ ra lạc quan ASEAN +China đã đạt được bản dự thảo văn bản cuối cùng về COC.


Sự thật Văn bản cuối cùng gọi là Dự thảo khung COC nội dung như thế nào? Nó vẫn là một văn kiện mật - mập mờ chữ nghĩa.


Việt Nam nhìn thấy "bóng tối mập mờ" trong Dự thảo khung. Việt Nam đòi hỏi cụm từ  "ràng buộc về pháp lý" phải có trong dự thảo, nhưng thật ra bản chất của COC vẫn luẩn quẩn trong nội hàm Công ước UNCLOS 1982, đi ngược lại với Luật pháp Quốc tế.


Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Daniel J, Kritenbrink khi về Mỹ có đến thăm cộng đồng Việt-Mỹ ở Quận Cam, nam California ngày 19/2/2020, trong cuộc họp báo cùng ngày, nhà báo Lý Kiến Trúc hỏi:


Xin ý kiến của ngài Đại Sứ về lý do tại sao Chính phủ Hoa Kỳ không ký vào bản Công ước Liên Hiệp Quốc United Nations Convention on Law of the Sea (UNCLOS) ra đời vào năm 1982? Điều đó có hàm chứa ý nghĩa các hội nghị giữa Trung Quốc và ASEAN tiến tới việc thỏa thuận văn bản COC (Code of Conduct) dựa trên UNCLOS 1982 là vô giá trị?


Ông nói: "Trường hợp về UNCLOS năm 1982 là Thượng viện Mỹ chưa phê chuẩn việc Mỹ đã gia nhập UNCLOS 1982.


Nhưng thể theo thường lệ của Luật pháp Quốc tế thì chúng tôi tôn trọng các nguyên tắc chứa đựng trong UNCLOS 1982, và nó [UNCLOS] nó tiếp tục hướng dẫn các hành động của chính phủ Mỹ cũng như các chiến lược quân sự của Mỹ.


Đối với việc Thượng Viện Mỹ chưa phê chuẩn UNCLOS thì có ảnh hưởng gì đối với Quy tắc Ứng xử (COC - Code of Conduct) không? [Trả lời của tôi là]: Không.


Quan điểm của chúng tôi là tuyệt đối không. Mỗi quốc gia trên thế giới có bổn phận phải tôn trọng các luật pháp đã được đề cập ở trên, phải có những hành động phù hợp với những luật pháp đó, không được hành động theo nguyên tắc “kẻ mạnh thì đúng,” không được hành động theo nguyên tắc kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu.


Cái thách thức mà chúng tôi thấy ở khu vực biển nam Trung Hoa là tất cả các quốc gia, trong đó có Trung Quốc, cần phải đặt những đòi hỏi của mình [về chủ quyền] trên nền tảng Luật pháp Quốc tế, phải theo đuổi các đòi hỏi nầy một cách hoà bình, cần phải giải quyết các tranh chấp một cách hoà bình, không được có các hoạt động thiết kế để cố tình cản trở thương mại bình thường, cũng như cản trở việc khảo sát và phát triển bình thường các tài nguyên ở khu vực biển nam Trung Hoa.


Đây đã và đang là quan điểm của Mỹ về các vấn đề nầy trong nhiều thập kỷ, và sẽ tiếp tục như thế trong tương lai có thể nhìn thấy được".


Xin nhắc lại Hoa Kỳ không ký vào UNCLOS 1982 và liên tục khẳng định biển nam Trung Hoa là vùng Biển Quốc Tế. Đứng giữa hai quan niệm khác biệt của Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn, Hà Nội rõ ràng bộ lộ mâu thuẫn trong quan điểm của Việt Nam: tuân thủ (phù hợp) COC, tuân thủ (phù hợp) UNCLOS hay tuân thủ (phù hợp) với Luật pháp Quốc tế? 


image015

Đại sứ  Daniel J. Kritenbrink từ Việt Nam về Mỹ đến thăm cộng đồng Việt-Mỹ tại Quận Cam ngày 19/2/2020. Tr6en bàn chủ tọa từ trái: Dân biểu Liên bang Alan Lowenthal (D), Đại sứ  Daniel J. Kritenbrink (R), Dân biểu Liên bang Lou Correa (D - cựu Thượng Nghị Sĩ), Dân biểu Liên bang Harley Rouda (D) và Dân biểu Liên bang Katie Porter (D). Photo: Lý Kiến Trúc


XEM THÊM:


Đại sứ Daniel J. Kritenbrink trả lời phỏng vấn Văn Hóa Online-California


Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đòi hỏi trong bản Dự thảo khung về COC phải có sự ràng buộc về pháp lý, làm sáng tỏ thêm cụm từ này Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Trà tuyên bố: “Quan trọng nhất là phải đạt được một COC thực chất, hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, qua đó thực sự đóng góp cho hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông nói riêng và khu vực nói chung.”


Một câu hỏi đặt ra về cụm từ "ràng buộc về pháp lý"; pháp lý đây là pháp lý nào?, pháp lý này có liên quan gì đến pháp lý của "Luật pháp Quốc tế" hay không?, pháp lý này thuần túy giải quyết các tranh chấp ở biển nam Trung Hoa "vô tình hay hữu ý" thừa nhận biển nam Trung Hoa là "cái ao nhà" của Trung Quốc?, pháp lý này có công nhận sự hiện diện thường trực của các chiến hạm  Hoa Kỳ và Quốc tế kể cả  chiến hạm Trung Quốc ở biển nam Trung Hoa?, pháp lý này có công nhận biển nam Trung Hoa là vùng Biển Quốc Tế?, pháp lý này có tìm cách hất cảng Mỹ ra khỏi đường chữ U còn gọi là lưỡi bò 9 đoạn? 


Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Trà nhấn mạnh: Việt Nam sẽ thúc đẩy một COC thực chất và hiệu quả thay vì cố gắng đạt được một thỏa thuận mang tính biểu tượng trong khung thời gian xác định trước. Các bên đàm phán khác, đặc biệt là Trung Quốc, cũng có khả năng  duy trì các yêu cầu cốt lõi của họ. Như vậy, quá trình đàm phán COC dự kiến sẽ ​​là một bài toán đầy thách thức và tốn thời gian. Lựa chọn giữa việc đạt được một COC sớm và một COC thực chất và hiệu quả sẽ là những lựa chọn cực kỳ nan giải đối với tất cả các bên liên quan".


Bà Nguyễn Phương Trà nói: "Lựa chọn giữa việc đạt được một COC sớm và một COC thực chất và hiệu quả sẽ là những lựa chọn cực kỳ nan giải đối với tất cả các bên liên quan".


Nhận xét về COC, một số chuyên gia quốc tế đưa ra các nhận định cho thấy  sự hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc để xử tranh chấp ở biển nam Trung Hoa là một sai lầm nghiêm trọng, đó là một "cạm bẫy chiến lược" của Bắc Kinh dẫn dụ ASEAN như đã rơi vào DOC 2002. Trớ trên thay, nhiều chuyên gia trong nước không nói lên sự thật, nhiều chuyên gia ngoài nước vẫn cho rằng việc thực thi đẩy nhanh tiến độ đàm phán COC là sự hợp tác cần thiết  giữa Trung Quốc và các nước ASEAN:


Theo Lê Hồng Hiệp, vai trò chủ tịch ASEAN vào năm 2020 sẽ giúp Hà Nội có cơ hội  làm nổi bật vấn đề Biển Đông trong chương trình nghị sự của ASEAN. Để chứng minh vai trò dẫn dắt của mình, Việt Nam cũng có thể cố gắng đẩy nhanh tiến độ đàm phán COC.


(Lê Hồng Hiệp là nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute), Singapore. Nguyễn Hoàng Sa là nghiên cứu sinh thạc sỹ trong lãnh vực Luật quốc tế và là cộng tác viên năm thứ ba của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông.) 


Giáo sư Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Úc) nói: "Một COC ràng buộc về pháp lý phải là thỏa thuận đạt được giữa Trung Quốc và ASEAN. Ràng buộc pháp lý tức là các xung đột phải được giải quyết và tuân thủ".


XEM THÊM:


https://daisukybiendong.wordpress.com/2017/08/17/bo-quy-tac-ung-xu-tren-bien-dong-thuc-te-hy-vong-hay-ao-tuong-tuyet-vong/


Theo bản tin của Đại sự ký Biển Đông dựa theo tờ Maritime Issues, 28/07/2017, biên dịch: Vũ Ngọc Trang.


Ông Evan A. Laksmana: "nói một cách nào đó, DOC và COC không “đồng thời,” mà theo trình tự: DOC mở màn cho những cuộc thảo luận để cuối cùng soạn ra COC" . "Theo tôi, khung COC chỉ là nỗ lực đưa ra một ảo tưởng rằng đã có một sự tiến bộ khi trên thực tế chúng ta chưa thể đi đến một bản COC cuối cùng và có tính ràng buộc pháp lý", "nếu không muốn nói là trớ trêu vì thực tế là ASEAN-Trung Quốc thiết lập DOC-COC như một cơ chế quản lý căng thẳng tạm thời trước khi có những đàm phán về các phân định cuối cùng giữa các bên có yêu sách". (Evan A. Laksmana là nghiên cứu cao cấp viên tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Jakarta, Indonesia, và hiện là nghiên cứu viên khách mời tại Cục Nghiên cứu châu Á Quốc gia ở Seattle, Washington).


Ông Ian Storey nói: Dự thảo khung không có gì thú vị. Nó dài hơn một trang, chứa các điều khoản chung chứ không phải là những điều khoản cụ thể và dùng nhiều lời lẽ rập khuôn. Đáng thất vọng nhưng có lẽ không bất ngờ là cụm từ “ràng buộc pháp lý” đã không xuất hiện do sự phản đối của Trung Quốc – thay vào đó dự thảo chỉ đề cập đến một “khuôn khổ dựa trên luật lệ,” tức là mang ý nghĩa hoàn toàn khác. Đây có phải là tiến bộ không? Đúng là tiến bộ nhưng rất hạn chế và vô cùng đáng thất vọng sau hơn ba năm đàm phán. (Ian Storey là nghiên cứu viên cao cấp tại Viện ISEAS-Yusof Ishak, Singapore).


Trong lúc đó, Tiến sĩ  Hà Anh Tuấn vẫn tin tưởng: " Mặt khác, từ một góc nhìn lạc quan hơn, đạt được một thỏa thuận vẫn tốt hơn là không có gì. Nó thể hiện sự nỗ lực của tất cả các bên liên quan trong việc đạt được một sự đồng thuận nhất định về vấn đề này). (Hà Anh Tuấn là Giám đốc Trung tâm Phân tích Chính sách, Viện Biển Đông, có bằng tiến sĩ ngành Chính trị và Quan hệ Quốc tế tại Đại học New South Wales, Úc).


Ông Brahma Chellaney, giáo sư nghiên cứu chiến lược Trung tâm Nghiên cứu chính sách (Ấn Độ), đã thẳng thừng chỉ trích thái độ bất tuân luật pháp của Trung Quốc. Ông nói: "Trung Quốc đã làm lơ với phán quyết, cứ như không có gì xảy ra cả. Trong lúc chúng ta ngồi đây dự hội thảo thì họ vẫn tiến hành bồi đắp, củng cố sự hiện diện bành trướng ở Biển Đông. Các nước lớn khinh thường phán quyết trọng tài, không tôn trọng luật pháp quốc tế khi nó gây hại cho họ. Vì thế nếu muốn có bộ quy tắc ứng xử hoàn chỉnh, nó phải ràng buộc và công bằng, minh bạch, ngang hàng về mặt an ninh".


Thẩm phán Vladimir Vladimirovich Golitsyn, chánh án Tòa án quốc tế về Luật biển nhiệm kỳ 2014-2017, trong phần trình bày của mình khẳng định rằng: "Luật pháp Quốc tế là tối quan trọng cho việc giải quyết tranh chấp". (Văn Hóa Online chú thích: ý ông thẩm phán này nói không phải là chỉ dựa vào Công ước UNCLOS 1982 để giải quyết các tranh chầp).


Trong lúc đó, dư luận chính trị trong nước lại có thái độ hối thúc "Chúng tôi hy vọng COC được ký kết càng sớm càng tốt, thậm chí sẽ được ký kết chỉ trong nay mai chứ không phải chờ đến 3 năm như tuyên bố của ông Lý Khắc Cường".


Ký kết càng sớm càng tốt để mau rơi vào cạm bẫy thâm sâu của Bắc Kinh, như đã lừa ASEAN vào tròng DOC, lừa thế giới vào tròng UNCLOS mà quên đi "Luật pháp Quốc tế".


- Ngày 12/1/2017, ông Nguyễn Phú Trọng  ký văn kiện với ông Tập Cận Bình có đoạn như sau: "Lập trường nhất quán của Việt Nam kiên trì giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng tiến trình ngoại giao và pháp lý; thực hiện đầy đủ và hiệu quả “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC),"phấn đấu cùng ASEAN sớm hoàn tất “Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC)".


Xin nói cho rõ câu “thực hiện đầy đủ và hiệu quả “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC),"phấn đấu cùng ASEAN sớm hoàn tất “Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC)"; điểm một Trung Quốc đã thi hành đúng những điều khoản trong DOC, điểm hai Trung Quốc và Việt Nam phấn đấu cùng ASEAN sớm hoàn tất "Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC)" không có tính hiệu quả, không có tính ràng buộc về mặt pháp lý.


- Ngày 31/5/2017, Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam đã bay qua Hoa Thịnh Đốn hội với Tổng thống Donald Trump tại Phòng bầu dục. Vai trò và nhiệm vụ của ông Phúc làm gì trong cuộc hội kiến với TT Trump, (giớ iquan sát cho rằng ông là "đặc phái viên" của TBT Nguyễn Phú Trọng qua thăm dò chính sách của Mỹ đối với Việt Nam và biển nam Trung Hoa).   


image017

Ảnh AP: Thủ Tướng  Nguyễn Xuân Phúc (về mặt nào đó coi như đặc phái viên của TBT Trọng) và Tổng Thống Donald Trump bắt tay nhau ở phòng Bầu Dục tòa Bạch Ốc ngày 31/5/2017 kết quả là hai bên ký kết bản Thông cáo chung Việt-Mỹ 31/5/2017, trong lúc đó tại Bắc Kinh Trần Đại Quang và Tập Cận Bình ký kết bản Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc ngày 15/5/2017.


Ông Phúc đại diện cho Bộ chính trị đảng CSVN ký kết với Mỹ bản Tuyên bố chung ngày 31/5/2017 tại tòa Bạch Ốc, điều 13 trong Toàn văn tuyên bố chung Việt Nam - Hoa Kỳ 2017 viết: "Lãnh đạo hai nước nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của quyền được tiếp cận tự do và mở khu vực Biển Đông đối với cộng đồng quốc tế, tầm quan trọng của việc duy trì thương mại hợp pháp không bị cản trở, và sự cần thiết phải tôn trọng tự do hàng hải - hàng không và các hình thức sử dụng biển hợp pháp khác. Lãnh đạo hai nước kêu gọi thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC),sớm hoàn tất một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, có tính ràng buộc về mặt pháp lý".


Toàn văn 118 chữ trên nay đã trải qua hai năm hàm chứa chính sách chiến lược của Hoa Kỳ và Việt Nam.


Có hai chủ đề chính của Mỹ và Việt Nam: - Mỹ muốn "duy trì thương mại hợp pháp không bị cản trở, tôn trọng tự do hàng hải - hàng không và các hình thức sử dụng biển hợp pháp khác"; Việt Nam muốn "thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC),sớm hoàn tất một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, có tính ràng buộc về mặt pháp lý."


Bà Nguyễn Phương Trà, phó phát ngôn nhân Bộ ngoại giao VN nói về điểm "cực kỳ nan giải" là những lựa chọn cực kỳ nan giải đối với tất cả các bên liên quan".  Nan giải như thế nào?


Văn kiện COC phải hiệu quả, có tính ràng buộc về mặt pháp lý, điều mà Bắc Kinh, Hoa Thịnh Đốn, các nước ven biển chưa chắc đã đồng thuận để đạt tới một thỏa thuận chính trị, chưa kể đến chuyện  phải xem xét lại tính ràng buộc về mặt pháp lý của Phán quyết  PCA - La Haye, chỗ nào đúng chỗ nào chưa đúng.


Trong trường hợp COC đạt được những đòi hỏi hiệu quả, có tính ràng buộc về mặt pháp lý , vùng Biển Quốc tế, vùng biển Quốc tế Đông nam Châu á (tên gọi của Văn Hóa Online), chiến lược Indo-Pacific, đường chữ U 9 đoạn, chủ quyền biển đảo, phân định ranh giới ở các vùng biển đảo (mà các vùng biển này chồng lấn hoặc không chồng lấn), quyền đánh cá, phân định ranh giới EEZ, quyền khai thác tài nguyên ở vùng Biển Quốc tế, sự hiện diện thường trực quân sự của 2 đại cường và quốc tế, đặc biệt là quyền chủ quyền quyền tài phán ở khu vực quần đảo Trường Sa, đặc biệt là hồ sơ quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung cộng chiếm đoạt tháng Giêng năm 1974, tất cả các sự kiện liên quan  dẫn tới hội nghị cuối cùng của COC tiếp tục tiến hành hay đóng lại.


Theo thiển ý của Văn Hóa Online, COC (Code of Conduct) nên chốt nó lại, biến tấu của Biển Đông vô lường, vô lường nên đưa nó vào ngõ cụt. Cán cân "Biến tấu ở Biển Đông" nghiêng về Mỹ hay về Bắc Kinh, hay nghiêng về sự đồng thuậm tối hậu của ASEAN, dù nghiêng về phía nào, con thuyền Việt Nam cũng phải vững chãi để bảo vệ nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi quốc gia là tối thượng.


Ông Phạm Bình Minh và ông Nguyễn Xuân Phúc  đề xuất ra COC phải hiệu quả, có tính ràng buộc về mặt pháp lý  có đá giò lái ông TBT Tập Cận Bình và TBT Nguyễn Phú Trọng không? Bài toán chính trị biển nam Trung Hoa vẫn là một phương trình ẩn số.


Phong cách "cấp tiến có hơi hướng tây phương" của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (bản sao của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch) khiến giới quan sát e chừng "ngôi sao cấp tiến" Phạm Bình Minh có thể sẽ "lu mờ" hoặc "thăng hoa" trong đại hội XIII của đảng CSVN sắp diễn ra. Không điều gì là không thể cho tương lai chính trị của Phạm Bình Minh. Tương lai của Phạm Bình Minh là ở COC.


image018

Ngày 5/8/17 tại Manila, các ngoại trưởng ASEAN đã đạt được sự nhất trí về dự thảo Khung Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).


image019

Ngày 11/11/2017, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phát ngôn nhân Lê Thị Thu Hằng họp báo tại APEC Đà Nẵng. Ảnh Lý Kiến Trúc.


image021

Màn tối xuống dần ở bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng, nhìn qua bên kia vịnh cách khoảng 5km là tượng Đức Quan Thế Âm Bồ Tát trắng toát. Ảnh Lý Kiến Trúc chụp chiều 12/11/2017 (Nikon D-800/lens 500mm).


XEM THÊM:


Kết quả chuyến đi sứ của Lê Hồng Anh:“Biển Việt Nam-Biển Trung Quốc”

Một nhà nghiên cứu về tình hình chính trị Việt Nam và biển nam Trung Hoa, ông Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM), khi trả lời phỏng vấn của nhà báo Thu Hằng nói rằng: "Không có kiểu phe ủng hộ Mỹ hay thân Trung Quốc mà có một logic rất Việt Nam, đó là tìm kiếm sự cân bằng thường trực để bảo tồn sự độc lập quốc gia. Hiện không có dấu hiệu nào giúp hiểu được Việt Nam sẽ ngả theo bên nào". (RFI 30/3/2020)


Kinh tế thương mại Việt -Mỹ


Bên cạnh diễn tiến các hoạt động chính trị, vấn đề khai thác dầu khí, nguồn lợi kinh tế mang lại hàng tỉ đô la ở các mỏ dầu khí nằm trong vùng EEZ của Việt Nam, vẫn là mối tranh chấp giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, Việt Nam ở giữa cơn sóng thương mại khi ký kết nhiều hợp đồng thương mại trị giá hàng tỉ đô la với Mỹ khiến Bắc Kinh nổi giận.


Ngày 10/11/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đến Đà Nẵng Việt Nam tham dự hội nghị APEC, ông tuyên bố:  "America would make bilateral agreements with "any Indo-Pacific partner here who abides by fair reciprocal trade", but only "on a basis of mutual respect and mutual benefit".


Lời nói đi đôi với hành động.  Chủ tịch Trần Đại Quang và Tổng thống Donald Trump đã chứng kiến buổi lễ một loạt thỏa thuận thương mại trị giá 12 tỷ USD. Trước đó, nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama tháng 5/2016, một loạt thoả thuận trị giá hàng tỷ USD khác cũng đã được ký kết. Riêng hãng hàng không Vietjet và tập đoàn chế tạo máy bay Boeing (Mỹ) ký kết thoả thuận đặt mua 100 máy bay B737 MAX 200, trị giá 11,3 tỷ USD. (theo Vietnamnet). Ngoài ra, TT Trump còn gởi thông điệp nhắn nhủ Hà Nội nên mua vũ khí của Mỹ (trong lúc Hà Nội đã bỏ ra nhiều tỉ đô la mua vũ khí của Nga).


image022

Ngày 27/2/2019, TT Donald Trump đến thăm trụ sở chính phủ của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (đứng bên cạnh), tay vẫy lá cờ đỏ sao vàng nhỏ, lúc đó trong đầu ông Trump ai biết ông đang nghĩ gì?


Sự kiện và hoạt cảnh trên đây khiến dư luận nhớ đến lời ứng khẩu (tự đáy lòng) của ông Phúc nói về lá cờ khi ông tiếp xúc với cộng đồng người Việt (xuất khẩu lao động hay di tản?) tại Sapa thành phố Prague, Cộng hòa Czech (Tiệp Khắc). Ông Thủ tướng Việt Nam nói: “Khi tôi đón ông Donald Trump vào thăm Chính phủ, thì ổng cầm lá cờ Việt Nam ổng đưa lên khỏi đầu ổng. Bà con có thấy hình ảnh đó không? Đó là gì? Là bọn phản động, lưu vong người Việt và chống chúng ta rã rời chân tay luôn”. (Võ Ngọc Ánh / BBC 14/4/2020).


Rất tiếc, lời ứng khẩu bất ngờ của ông Phúc (quen  đọc diễn văn trên giấy) đã bộc lộ não trạng của một nhà lãnh đạo không có dấu ấn về chủ nghĩa dân tộc (huyển thoại Lạc Long Quân-Âu cơ), kỳ thị dân tộc (dân xuất khẩu lao động, dân di tản chiến tranh); thứ hai bộc lộc một trái tim vô cảm thiếu lòng độ lượng nghĩa đồng bào tha hương nặng tình non nước; thứ ba vẫn còn ảnh hưởng cái di cốt tự mãn của cái gọi là "bên thắng cuộc" mà không hiểu ra rằng "bên thắng cuộc" chính là "bên thua cuộc". Đối với tâm tư tâm trạng của nhân dân ba miền cả nước Bắc Trung Nam, chủ nghĩa cộng sản-chế độ cộng sản đã bại liệt vào ngày 30/4/1975 khi đoàn quân kéo vào tiếp quản miền Nam (Nguyễn Văn Thiệu bỏ chạy, Dương Văn Minh đầu hàng bàn giao chánh quyền cho Mặt Trận GPMN), miền Nam vẫn là miền Nam, những người đã chọn cửa miền Nam để sinh ra, đoàn quân miền Bắc đứng trước một sự thật miền Nam tràn ngập tình người thật thà trung hậu, chán ghét chiến tranh và giầu tính nhân văn nhân bản, đoàn quân ngã ngửa!


Người miền Nam hãnh diện rằng mảnh đất miền Nam-con người miền Nam mới là chủ nhân "giải phóng" miền Bắc, mở toang cánh cửa chân trời bát ngát cho những bộ óc  xơ cứng, trái tim chật hẹp, ví dụ: "trăng Liên Xô đẹp hơn trăng đế quốc Mỹ", ví dụ: "đường ta đi thênh thang tám thước", v v... khổ thay, cái não trạng con tim miền Bắc đã bị cái loa đầu làng nhồi nhét biến mỗi người là một chính trị viên sống và đấu tranh dưới cái chế độ hợp tác xã, hộ khẩu, tổ tam tam, tem phiếu, văn hóa khu phố, nghị quyết, v v... Rất tiếc cho đến bây giờ sau 45 năm "phỏng giái", nhiều vết mực vẫn còn thấm nhuần di cốt chiến tranh của "bên thắng cuộc", tự mãn mà không thấy ông Võ Văn Kiệt nói "hàng triệu người buồn"; và ngược lại, ý nguyện phản kháng lại một chế độ phi nhân vẫn lây lất hội chứng triền miên cay đắng của "bên thua cuộc", mà không thấy ông  Trần Văn Trà nói sau ngày 30/4/1975 "Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm không có người thắng kẻ thua...".


Một phần lịch sử là sự dối trá sự thật. Một cuộc chiến chia rẽ con người với con người. Một cuộc chiến tạo hận thù Nam Bắc. Cuối cùng chỉ có dân tộc là phải gánh chịu cái "Nghiệp" của lịch sử. Hàng triệu tinh hoa nát thây dưới bom đạn. Hàng triệu con người ba miền bỏ làng bỏ xã lưu vong. Phải chăng, bản chất đích thực của ngày 30 tháng Tư phải lật ngược nó lại, đó là "Ngày miền Nam giải phóng miền Bắc". 


XEM THÊM:


PLO Võ Văn Kiệt. Wiki Trần Văn Trà.


Trước Tết Mậu Thân 1968, Tướng Thanh chết, tướng Giáp đi Đông Âu chữa bệnh, Bộ Chính trị lệnh tổng tiến công. Bài báo cuối cùng của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.


 Trong một bài viết trước đây, tác giả có viết bài "Nghệ thuật tác chiến dầu khí" của Việt Nam, ứng xử các cuộc tranh chấp 'kinh tế mỏ" của hai đại cường. Các mỏ dầu khí Việt Nam ví như nàng Mỹ nhân ngư ở Biển Đông, cả chú Tầu phù lẫn chú GI đều muốn nhào vô "kiếm chút cháo rùa".


Giữa tháng 1/2017, Tập đoàn dầu khí Hoa Kỳ ExxonMobil đã ký thỏa thuận khung phát triển và bán khí đốt từ mỏ khí Cá Voi Xanh ở Biển Đông với hai đối tác Việt Nam.


Mỏ khí Cá Voi Xanh (Blue Whale) nằm tại lô 118, nằm trọn trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của Việt Nam, nằm ở phía nam Biển Đông cách bờ biển giữa tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi khoảng 80 km, được cho là mỏ khí lớn nhất từng được khám phá tại Việt Nam cho đến nay.


image023

Vị trí mỏ khí Cá Voi Xanh, nằm ở phía nam Biển Đông cách bờ biển giữa tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi khoảng 80 km, được cho là mỏ khí lớn nhất từng được khám phá tại Việt Nam cho đến nay. Mỏ này cũng nằm gần địa điểm nơi mà Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc hồi tháng 5 năm 2014 đã đưa giàn khoan 981 vào hoạt động.


image025
Đầu tư 22 tỷ USD xây dựng dự án Trung tâm khí - điện khai thác từ mỏ Cá Voi Xanh. Ảnh: TL.


XEM THÊM:


Đường đi bí ẩn của Cá Voi Xanh


- Ngày 19/6/2017, phản ứng sau Tuyên bố chung Việt-Mỹ (Phúc-Trump), Bắc Kinh cử phó Quân ủy Trung ương Trung Quốc, tướng 3 sao Phạm Tường Long đến Hà Nội. Ở Hà Nội, tướng Long tuyên bố: "Tất cả các đảo ở Nam Hải đều là của Trung Quốc từ thời thượng cổ". Tuyên bố xong Long bỏ về Bắc Kinh ngay.


- Ngày 03/7/2020, mũi trinh sát lợi hại của Bắc Kinh là con tàu Hải Dương địa chất 8 (gọi tắt là HD-8) tiến sâu và bãi Tư Chính trong thềm lục địa Việt Nam để "khảo sát". Khảo sát cái gì?


Lý Kiến Trúc


California 06/5/2020


(Xem tiếp Kỳ 5 số báo tới)


XEM THÊM:


Nhân đọc bài viết của cựu Ngoại trưởng Vương Văn Bắc: "Nhớ lại và suy ngẫm về vụ hải chiến Hoàng Sa 1974" , tòa soạn xin nhắc lại vài hoạt động của Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích lúc còn sinh tiền liên quan đến vấn đề đòi lại Hoàng Sa Trường Sa.


Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đột ngột qua đời lúc 12 giờ sáng ngày 03/3/2016 (giờ miền đông Hoa Kỳ) khi đang ở trên chuyến bay tới thủ đô Philippines tham dự một hội nghị quốc tế cổ súy cho chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông. Tin tức phổ biến cho biết ông bị trụy tim bất ngờ.


Gs Nguyễn Ngọc Bích đột ngột qua đời trên chuyến bay đi Manila dự Hội nghị Biển Đông


Trước đó một năm, ngày 27/3/2015, ông và một số các nhà hoạt động xã hội dân sự, nghiên cứu về Biển Đông, trong đó có tác giả bài viết, cũng đã tham dự một hội nghị quốc tế Biển Đông tại Manila.


image026

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích một trong các diễn giả quốc tế đọc tham luận trong Hội nghị Biển Đông tổ chức tại hội trường Đại học Law Ateneon University thủ đô Manila, Philippines ngày 27 tháng Ba, 2015. Đối diện Gs Bích là hai học giả: Phó Đề đốc Nhật bản Ota Fumio (Japan) và Gs Carl Thayer (Úc). Photo: lkt-VH


Ngày Thứ Bảy 14/5/2016, một buổi lễ tưởng niệm GS Nguyễn Ngọc Bích đã thực hiện lúc 11am,  tại Viện Việt Học, Westminster.


Nhân đây, bổn báo xin nhắc lại vài trao đổi với Gs Nguyễn Ngọc Bích liên quan đến dự án VietNam Foudation và vấn đề Biển Đông: 


Trong Hội nghị Quốc tế khoa học về Biển Đông tại Manila ngày 25/3/2015 do một số tổ chức Xã hội Dân sự và Đại học Law Ateneon University - Manila tổ chức, tôi có thưa với Gs Bích như thế này: Biển Đông là không gian sinh tồn ngàn năm của Đất Nước và Dân Tộc Việt Nam. Sự kiện Biển Đông dậy sóng gần đây là sự kiện vô cùng quan trọng; theo tôi, tạm gác qua vấn đề ý thức hệ, mà tập trung vào việc cứu lấy Biển Đông. Gs Bích đồng ý và nói đây tuy là một hội nghị khoa học, nhưng chúng ta có bổn phận đòi lại Biển Đông.


Trong buổi họp báo của Gs Nguyễn Ngọc Bích nói về Việt Nam Cộng Hòa Foundation ở Tp Westminster nam California, tại sao ông phải "muối mặt" nhận lấy sự dèm pha khi ông để xướng ra Việt Nam Cộng Hòa Foudation trong khi thực tế VNCH và HS-TS đã bị bức tử hơn 40 năm? Có phải đây là tư duy chính trị rất lớn của nhà báo Nguyễn Ngọc Bích.


Gs Bích tuyên bố trong cuộc họp báo: Trước năm 1975, VNCH là chính thể duy nhất có đầy đủ cơ sở pháp lý và công pháp quốc tế  để chứng minh hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa là của VN; dựa vào đó, chúng ta có thể kiện Trung cộng đã vi phạm Luật pháp Quốc tế về Biển.


image027

Họp báo về Việt Nam Cộng Hòa Foudation và Biển Đông tại Tp Westminster Quận Cam nam California ngày 27/1/2013; từ trái: nhà báo Lý Kiến Trúc, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích Chủ tịch VNCH Foudation, cựu Trung tá Vũ Hữu San Hạm trưởng Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4, và cô Diễm Chi  một thành viên trong VNCH Foundation. Ảnh VH.


Ts Cù Huy Hà Vũ nhận định: Đối với ông (Gs Bích) Việt Nam Cộng Hòa Foudation đơn thuần là phương tiện để bảo vệ lãnh thổ của tiền nhân trên Biển Đông trước bành trướng Đại Hán.

image029

Gs Nguyễn Ngọc Bích, diễn giả trong buổi họp báo về Biển Đông tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí ngày 25/1/2013. Bên cạnh Gs Bích là ông Hồ Văn Sinh. Nhà báo Lý Kiến Trúc Giám đốc Câu Lạc Bộ điều hợp chương trình. Ảnh VH


Nhà báo Lý Kiến Trúc: Rất tiếc, nhà báo Nguyễn Ngọc Bích đã không theo đuổi được mục tiêu chính trị này đến nơi đến chốn. Xin hương hồn của Nhà Báo Nguyễn Nguyễn Ngọc Bích nhận nơi đây lòng biết ơn sâu xa và kính nể của kẻ hậu sinh. Nhà báo Nguyễn Ngọc Bích "một bước lên mây về với Phật, để lại nhân gian mối tơ vò"./


Westminster: Tưởng Niệm GS Nguyễn Ngọc Bích
30 Tháng Giêng 2021(Xem: 2475)
01 Tháng Sáu 2020(Xem: 4345)
Quanh lời trực tuyến của bà Bonnie Glaser
30 Tháng Tư 2020(Xem: 5319)
04 Tháng Sáu 2017(Xem: 7213)
Mỹ đã lật bài ngửa về Biển Đông tại Đối thoại An ninh Shangri-la
09 Tháng Ba 2017(Xem: 6177)
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển United Nations Convention on Law of the Sea - UNCLOS), quy định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước nằm trong phạm vi 200 hải lý, tính từ đường cơ sở lãnh hải cho quốc gia sở hữu quyền chủ quyền, quyền tài phán,và khai thác tài nguyên.