Kỳ2 - Đường đi bí ẩn của HD-8

24 Tháng Tư 20209:57 SA(Xem: 5055)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ SÁU 24 APRIL 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  vaamacali@gmail.com (VănHóa Online-California)


Đường đi bí ẩn của Hải dương Địa chất 8

(Kỳ 2)

image003

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

CALIFORNIA

25/4/2020


Kỳ 2


Nhân tiện xin nói lại về "Đường đi bí ẩn của HD-981" có liên quan gì đến thiết kế HD-8 sau này hay không.


image005
Ảnh trên: Vị trí giàn khoan HD-981 của Trung Quốc hiện đang neo đậu ngay cửa Vịnh Bắc Bộ còn đang tranh chấp phân định hải giới, cách bờ biển VN khoảng 167km về hướng đông, cách Tam Á khoảng 75 hải lý. Chuyên gia cho biết hiện HD-981 nằm cách đảo Hải Nam 68 hải lý và đất liền Việt Nam 104 hải lý. Ảnh dưới: HD-981 xâm nhập thềm lục địa VN vào tháng 02/5, 2014 cách đảo Lý Sơn-Quảng Ngãi khoảng 220km.


Vào ngày 02/5/2014, giàn khoan khổng lồ của Trung cộng di chuyển xuống ngoài khơi đảo Lý Sơn cách tỉnh Quảng Ngãi khoảng 130 hải lý, gần mỏ dầu khí và giàn khoan Cá Voi Xanh, cắm trụ công khai xuống thềm lục địa Việt Nam, sự việc tạo ra một làn sóng chống đối rầm rộ (dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng). Thật ra, Trung cộng cố tình tạo ra làn sóng chống đối khắp nơi trên thế giới để đánh lạc hướng dư luận, trong lúc họ bắt đầu thực hiện về cơ bản hạ tầng đại chiến dịch bồi đắp cải tạo 7 bãi đá ngầm ở Trường Sa thành 7 đảo nhân tạo nổi.


(Vào thời điểm đó, tác già bài viết đang ở Hà Nội theo dõi diễn tiến vụ HD-981, có dịp trao đổi, phỏng vấn với nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Lê Công Phụng tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế quận Ba Đình Hà Nội, tác giả đã đưa ra nhận xét về cú lừa vĩ đại của Trung cộng).


Đường đi bí ẩn của HD-981


Ông Nguyễn Văn Hiến gốc người miền Bắc tỉnh Ninh Bình. Nhiệm kỳ Tư lệnh Hải quân VN 2004 - 8/2015 dưới thời TT Nguyễn Tấn Dũng gốc người miền Nam.


Ông Nguyễn Tấn Dũng gốc người miền Nam. Nhiệm kỳ Thủ tướng từ 24/6/2006 - 6/4/2016 (9 năm 287 ngày) dưới thời Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Trương Tấn Sang đều là gốc người miền Nam. Tổng bí thư là ông Nguyễn Phú Trọng người gốc miền Bắc từ tháng 1/2011.


Trong sự kiện HD-981, cả hai nhân vật nguyên Đô đốc Nguyễn Văn Hiến và nguyên  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều có trách nhiệm trong sự kiện giàn khoan HD-981 xâm phạm thềm lục địa và vùng EEZ của Việt Nam ở vùng biển Lý Sơn Quảng Ngãi ngày 2/5/2014.


Câu hỏi đặt ra vào thời điểm lúc đó: Ông Đô đốc Tư lệnh Quân chủng Hải quân Việt Nam Nguyễn Văn Hiến biết hay không biết hay giấu nhẹm đường đi của HD-981di chuyển đến vùng biển đảo Lý Sơn?


Theo giới chuyên môn, giàn khoan HD-981 dài 114 m, rộng 90 m, cao 137,8 m và nặng 31.000 tấn; diện tích boong của giàn khoan có kích thước to bằng một sân bóng đá chuẩn, giàn khoan này trị giá 952 triệu đô la Mỹ, nó có thể khoan sâu tối đa 12.000 m.   


Tuy không được biết chính xác giàn khoan HD-981 bắt đầu di chuyển từ đảo Hải Nam từ ngày nào, nhưngvới tốc độ khoảng 10 hải lý/một giờ, nó phải mất bao nhiêu ngày để đến đảo Tri Tôn (cách Hải Nam 180 hải lý về phía nam), đến bám trụ ở vùng biển tỉnh Quảng Ngãi cách đảo Lý Sơn khoảng 130 hải lý vào ngày 02/5/2014, ở vị trí này, HD-981 hoàn toàn nằm trong thềm lục địavùng đặc quyền kinh tế EEZ của Việt Nam, nhưng không tin tức nào cho biết nó có khởi động, hoạt động việc khoan sâu xuống đáy biển thềm lục địa Quảng Ngãi để tìm dầu khí hay không.


Đáng lưu ý vào thời điểm này, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến đang là Tư lệnh Hải quân Việt Nam dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Hiến biết hay không biết hay giấu nhẹm đường đi của giàn khoan HD-981di chuyển đến vùng biển đảo Lý Sơn? Sau đó, gần như toàn dân Việt hưởng ứng lời "phản kháng" của TT Dũng, làn sóng các cuộc biểu tình sôi nổi diễn ra khắp nơi trong nước và trên thế giới.


image007image008image009

Những cuộc xuống đường của Cờ Đỏ từ Paris, Berlin, Tokyo, Warsaw, London đến Busan, Taipei, Budapest, Washington D.C., New York ... Trưa thứ Bảy 17/5/2014, cờ Đỏ và Cờ Vàng đả đảo Tầu khựa trước Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco.


San Francisco 17/18/5/2014: Cờ Vàng - Cờ Đỏ xuống đường chống Tàu khựa


Việt Nam sau sự kiện 02/5/2014


Ngày 5.11.2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc tại trụ sở Chính phủ.


Về vấn đề trên biển, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, hai bên cần nghiêm túc thực hiện các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao về vấn đề trên biển; nhất là “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” bằng các hành động thực tế, nhất quán; sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt - Trung, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được".


"Duy trì hòa bình, ổn định và kiểm soát bất đồng trên biển; chân thành và thẳng thắn trao đổi, nghiên cứu vấn đề phi quân sự hóa ở Biển Đông; bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông; bảo đảm an toàn cho các hoạt động đánh bắt hải sản trên biển của ngư dân; tích cực đàm phán phân định đi đôi với hợp tác cùng phát triển ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, sớm đạt kết quả thực chất; nghiêm túc thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy đàm phán thực chất để xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).)


Ngày 19/11/2015, Trong buổi trả lời chất vấn trước Quốc hội hôm 18.11.2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định mối quan hệ chân thành, hữu nghị với Trung Quốc, nhưng cũng khẳng định: "kiên quyết đấu tranh để bảo vệ chủ quyền, bảo vệ độc lập quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ".


Ngày 21.11.2015, sau lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27 tại Kuala Lumpur, thủ đô của Malaysia, phát biểu tại hội nghị về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói "giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982", “Một trong những thách thức an ninh nghiêm trọng nhất đối với khu vực là diễn biến ngày càng phức tạp ở Biển Đông. Việc bồi đắp, tôn tạo và xây dựng quy mô lớn các đảo, đá và các hoạt động đơn phương khác ở Biển Đông đang gây ra những hệ luỵ nghiêm trọng, làm gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin, và có thể dẫn đến nguy cơ quân sợ hoá và xung đột trên biển”, “Việt Nam đề nghị ASEAN cùng Trung Quốc cam kết không theo đuổi, không có hành động quân sự hoá ở Biển Đông”. (theo Thanh Niên 21/11/2015)


Qua những tuyên bố của ông nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, giới quan sát chính trị cho rằng ông Dũng (đồng chí X) có khuynh hướng chính trị đi ngược lại với chính sách "thâu tóm Biển Đông" và đe dọa an ninh lãnh thổ Việt Nam của Bắc Kinh. Trên diễn đàn Quốc Hội Việt Nam, Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đã nói thẳng: "Trung Quốc đang tranh chấp và thậm chí đang chiếm lãnh thổ của Việt Nam".


Ngày 03/7/2019, theo tin từ ông Ryan Martinson, Phó Giáo sư tại Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ tại Newport, Rhode Island, cho biết trên trang Twitter, trích dẫn dữ liệu theo dõi tàu biển, tàu khảo sát Địa chất Hải dương 8 của Trung Quốc đã vào vùng biển gần rạn san hô bãi Tư Chính do Việt Nam kiểm soát để "thực hiện một cuộc khảo sát địa chấn". Các tàu hộ tống của tàu này bao gồm tàu bảo vệ bờ biển vũ trang trọng tải 12.000 tấn, số hiệu 3901, kết hợp với máy bay trực thăng và tàu bảo vệ bờ biển 2.200 tấn số có hiệu 37111.


Vào thời điểm này, Tư lệnh Quân chủng Hải quân Việt Nam là Phó Đô Đốc Phạm Hoài Nam (từ năm 2015 đến nay, kế tiếp Đô Đốc Hiến bị khởi tố về việc quản lý, sử dụng đất quốc phòng), ông Nam hiện đang làm tư lệnh hải quân dưới thời đương kim thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (gốc người Quảng Nam) và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (gốc người miền Bắc tỉnh Bắc Ninh) TBT nhiệm kỳ 19/1/2011 đến nay.


Để duy trì các quyền của mình theo UNCLOS. Ngày 19/7/2019 (tức là sau 16 ngày, sau khi HD8 kéo đến khảo sát thực địa ở bãi Tư Chính); trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến diễn biến ở khu vực Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã nhấn mạnh: “Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 08 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của UNCLOS 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực”.


Trong lúc đó:


Trung Quốc đã chỉ trích Việt Nam “vi phạm nghiêm trọng” các quyền và lợi ích của Trung Quốc với việc khoan thăm dò dầu khí trong vùng biển quanh Bãi Vạn An (Việt Nam gọi là bãi Tư Chính ( tiếng Anh: Vanguard Bank) mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, và kêu gọi Việt Nam “ngừng ngay” các hoạt động này. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung cộng Cảnh Sảng nói “Các hoạt động của Trung Quốc trong vùng biển thuộc thẩm quyền tài phán của Trung Quốc ở Nam Hải là hợp pháp, đứng đắn và không thể bị khiển trách" (!). Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng yêu cầu Việt Nam phải “ngay lập tức chấm dứt” các hoạt động thăm dò dầu khí đơn phương tại Bãi Tư Chính. (VOA 21, 25/9/19).


Hai câu trả lời báo chí của hai phát ngôn viên nói về vị trí hoạt động của HD8 khác nhau: Bà Lê Thu Hằng nói: "nhóm tàu khảo sát Hải Dương 08 đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông "; Ông Cảnh Sảng nói "yêu cầu Việt Nam phải “ngay lập tức chấm dứt” các hoạt động thăm dò dầu khí đơn phương tại Bãi Tư Chính".


Và đây chính là điểm cốt lõi trong việc hai nước Việt Nam và Trung Quốc cùng thực thi quyền chù quyền và quyền tài phán ở khu vực bãi Tư Chính theo luật biển Công ước UNCLOS 1982


Theo Văn Hóa Online, trên thực tế, Hải Dương Địa chất 8 đã hoàn thành 3 lần việc thăm dò tầng địa chất giữa lòng biển và truy tầm mỏ dầu khí dưới lòng biển ở mỏm phía Bắc bãi Tư Chính, đó vùng biển nằm trong Vùng tiếp giáp rộng 24 hải lý theo UNCLOS 1982 Điều 33. Lập luận của Cảnh Sảng nói rằng Bắc Kinh đang hoạt động "hợp pháp", "đứng đắn" và hoạt động này nói theo phát biểu của Gs Carl Thayer: "Theo UNCLOS, Trung Quốc không thể thực hiện các khảo sát thủy văn tại EEZ Việt Nam mà không có sự cho phép trước của nước này".


Nhận xét của Gs Carl Thayer về UNCLOS như trên dẫn tới sự hòa nghi của giới quan sát về chủ trương "gác tranh chấp cùng hợp tác khai thác" do Bắc Kinh đưa ra. Trong vụ bãi Tư Chính, có sự cho phép trước của nước Việt Nam hay không? nếu chủ trương "gác tranh chấp cùng hợp tác khai thác" có những dấu hiệu bước vào giai đoạn mới.


Người đối trọng đầu tiên về chủ trương này là Tổng thống Philippines Duterte.


Ngày 19/05/2017,  Reuters dẫn lời ông Duterte ngày 19.5.2017, trong cuộc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, ông Duterte nói với Chủ tịch Trung Quốc: "Chúng tôi định khoan dầu ở đó (khu vực tranh chấp trên biển tây Philippines), các ông nghĩ đó là của mình, nhưng chúng tôi cho rằng mình có thể khoan dầu vì nếu có gì trong lòng đất thì đó là của chung". (theo Thanh Niên)


Ngày 26/7/2019, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cáo buộc Việt Nam “vi phạm quyền chủ quyền của Trung Quốc đối với Bãi Tư Chính kể từ tháng Năm”, “Trung Quốc đã thể hiện quan điểm của mình và đang liên lạc với phía Việt Nam”, “Chúng tôi kêu gọi phía Việt Nam xử lý phù hợp vụ việc”. Bà Hoa được tờ báo ở Hong Kong South China Morning Post trích lời tại một cuộc họp báo hôm 26/7/2019.


 
Tuyên bố trên được đưa ra một ngày sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng lên tiếng về sự việc bà nói là “nghiêm trọng” và cho biết rằng Hà Nội đã “trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam”.


Ngày 29/8/2019, nói chuyện với các nhà báo ở Philippines hôm thứ Ba 10/9, ông Duterte cho biết ông Tập đã hứa chia cho Philippines phần lợi lớn hơn với một dự án khai thác dầu khí chung trong vùng dặc quyền kinh tế của Philippines.


Ông Duterte lặp lại lời ông Tập hứa hẹn: “Hãy dẹp sang một bên các tuyên bố chủ quyền. Rồi cho phép mọi người liên kết với các công ty Trung Quốc. Các công ty này sẽ khai thác và nếu tìm được gì, “chúng tôi sẽ rộng lượng, chia cho các ông 60%, chúng tôi chỉ lấy 40%.” Ông Duterte nói đó là lời hứa của ông Tập, khi hai ông gặp nhau ở Bắc Kinh hồi tuần trước.


Theo Xinhua, cơ quan ngôn luận của nhà nước Trung Quốc, ông Tập nói hai nước có thể tiến “một bước dài” trên con đường hợp tác khai thác dầu khí ở ngoài khơi. Xinhua dẫn lời nhà lãnh đạo Trung Quốc nói: “Miễn là hai bên xử lý đúng đắn vấn đề biển South China Sea (và biển tây Philippines), bầu không khí của quan hệ song phương sẽ thuận lợi, nền tảng của mối quan hệ sẽ vững chắc, và hòa bình ổn định sẽ được bảo đảm.”


image010

TT Philippine Rodrigo Duterte (trái) và Chủ tịch TQ Tập Cận Bình (phải) vỗ tay tại lễ ký kết ở Nhà Khách quốc gia Diaoyutai State ở Bắc Kinh, TQ, ngày 29/8/2019. How Hwee Young/Pool via REUTERS


Tháng 10/2019, tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam sau hơn ba tháng khảo sát ở vùng biển bãi Tư Chính.


Ngày 12/12/2019, Trung Quốc gởi Công hàm số CML/14/2019 phản hồi đệ trình cùng ngày của Malaysia gửi Ủy ban Ranh giới thềm lục địa.


Ngày 19/2/2020, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam ông Daniel J. Kritenbrink đã mở một cuộc họp báo tại giảng đường Đại học Coastline, Tp Garden Grove, nam California, nhà báo Lý Kiến Trúc đã đưa ra câu hỏi:  "Sự kiện diễn ra ở khu vực biển bãi Tư Chính (Vanguard Bank) đầu tháng 7,2019 cho thấy dường như có sự thiếu sót về  tình báo về sự xâm nhập của tàu HD địa chất 08 của Trung Quốc công khai đến thăm dò; theo Đại sứ, khu vực biển bãi Tư Chính nằm trong lãnh hải 200 hải lý của Việt Nam  hay nằm ngoài vùng biển quốc tế?"


Đại sứ Daniel J. Kritenbrink trả lời:


"Cám ơn câu hỏi đó của ông. Chúng tôi rất quan ngại về tình hình ở bãi Tư Chính.


Như tôi vừa đề cập đến trong trình bày của tôi lúc nãy, chúng tôi vẫn tiếp tục quan ngại về hành xử của Trung Quốc vì rõ ràng là được tạo ra để tiếp tục cản trở những hoạt động lâu dài của Việt Nam trong lãnh vực khảo sát và phát triển năng lượng kể cả ở bãi Tư Chính.


Chúng tôi nghĩ không thể chấp nhận được hành động này của Trung Quốc.


Chúng tôi nghĩ Trung Quốc cố tình thiết kế các hành động này (ở bãi Tư Chính) là để ngăn chặn các nước ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, trong việc tiếp cận các tài nguyên có giá trị hàng triệu tỷ đô la ở Biển Đông.


Chúng tôi cũng nghĩ rằng các hành động của Trung Quốc là cố tình được thiết kế để đe doạ các công ty năng lượng quốc tế và đẩy họ ra khỏi khu vực hầu bắt các nước (ven biển South China Sea) kể cả Việt Nam, chỉ đối tác độc nhất với các công ty Trung Quốc mà thôi.


Chúng tôi nghĩ đây là hành động không thể chấp nhận được.


Chúng tôi đã phát biểu như thế một cách công khai. Chúng tôi đã phát biểu như thế một cách kín đáo ở Bắc Kinh, Hà Nội và các nơi khác trong khu vực; và chúng tôi sẽ tiếp tục làm như thế".


 image012

Trên bàn chủ tọa buổi gặp gỡ cộng đồng Việt Mỹ ngày 19/2/2020;  từ trái: Dân biểu Liên bang Alan Lowenthal (D), Đại sứ  Daniel J. Kritenbrink (R), Dân biểu Liên bang Lou Correa (D - cựu Thượng Nghị Sĩ), Dân biểu Liên bang Harley Rouda (D) và Dân biểu Liên bang Katie Porter (D). Sau đó là phần họp báo của Đại sứ  Daniel J. Kritenbrink. Photo: Lý Kiến Trúc


Một câu hỏi lại đặt ra, Hải quân Việt Nam có nắm được đường đi của HD-8 đã có hành vi xâm nhập bãi Tư Chính vào đầu tháng 7/2019 (tọa độ 7°31′45″B 109°44′40″Đ), điểm quan trọng là bãi Tư Chính lọt vào đoạn số 8 lưỡi bò và rơi vào vùng biển200 hải lý EEZ của Việt Nam tính từ đường cơ sở ra ngoài khơi xa.


Ông Trọng đến Mỹ; Nếu Washington và Hanoi "OK tin lẫn nhau", chiến hạm và giàn khoan Mỹ sẽ kéo vào Tư Chính?


image014

Bãi Tư Chính (trong ô vuông đỏ) tọa độ: 3145B 109°4440Đ, WGS 84 7° 31′ 45″ N, 109° 44′ 40″ E, Geo URI 7.529167, 109.744444. Diện tích: Mặt bằng rạn quan sát được: 33,88 km², dài: 63 km (39,1 mi), rộng: 11 km (6,8 mi), đỉnh cao nhất: 16 m. Hải đồ minh họa của Văn Hóa Online.


Ngày 23/3/2020, Phái đoàn thường trực nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Công hàm số CML/11/2020.


Ngày 30/3/2020, Phái đoàn thường trực nước CHXHCN Việt Nam tại Liên hợp quốc gửi lời chào trân trọng tới Ngài Antonia Guterres Tổng thư ký Liên hợp quốc ở New York Công hàm số 22/HC-2020 liên quan đến hai Công hàm số CML/14/2019 và số CML/11/2020 của Trung Quốc.


Theo đó, Việt Nam phản đối nội dung các yêu sách của Trung Quốc viết ở các Công hàm nói trên. Các yêu cầu này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông.


Ngày 02/4/2020, hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá ngư dân Việt và bắt 8 ngư dân về đảo Phú Lâm, sau đó đến chiều tối thả ngay.


Ngày 03/4/2020, Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận, tàu cá QNg 90617 TS và 8 ngư dân Việt Nam đang hoạt động bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và đâm chìm.


Ngày05/4/2020, HD-8 xuất hiện ở vùng biển ngoài khơi miển Trung Việt Nam tính từ Cam Ranh tới Đà Nẵng dài khoảng 700km. HD-8 làm việc ngay ở chỗ mà mới cách đây không lâu (05/3/2020) Hàng không Mẫu hạm nguyên tử U.S.S. Theodore Roosevelt trụ ngoài khơi Đà Nẵng và Tuần dương hạm USS Bunker Hill dừng chân trên bến Tiên Sa.


image016

Duyên hải miển Trung Việt Nam tính từ Cam Ranh tới Đà Nẵng dài khoảng 700km. Hải đồ minh họa của Văn Hóa Online.


image017

Theo FB Phạm Thắng Nam, bốn đường khảo sát những ngày vừa qua của tàu HD-8 ở vùng biển ngoài khơi TP Phan Rang, Ninh Thuận. HD-8 cũng bắt đầu đường khảo sát thứ 5.


BTV Tiếng Dân 7-10-2019, Facebooker Phạm Thắng Nam đưa tin: Tàu Hải Dương 8 đã bắt đầu thực hiện đường khảo sát thứ 5. Rạng sáng 6/10/2019, tàu “khảo sát” Hải Dương 8 đã quay đầu hướng lên phía Bắc và bắt đầu thực hiện đường khảo sát thứ 5, trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) Việt Nam, dọc theo bờ biển các tỉnh Nam Trung Bộ. “Đường khảo sát thứ 5 khá sát với đường khảo sát số 4, chỉ cách đường này 4,4 NM (khoảng 8,0 – 8,2 km). Các đường khảo sát 3, 4, 5 cũng khá sát nhau”. Theo ông Nam, khoảng cách giữa đường khảo sát 5 với mũi đảo Hòn Lớn của huyện Vạn ninh, Khánh Hòa hoặc với mũi Đại Lãnh, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, Phú Yên là 90,5 hải lý, tức khoảng 166-167 km. Các đường khảo sát của Hải Dương 8 đều song song với các đường kinh tuyến. Mỗi lần Hải Dương 8 thực hiện một đường khảo sát mới là nhóm tàu này tiến sát hơn tới bờ biển Việt Nam.


Ngày 16/4/2020, Trả lời cuộc phỏng vấn của báo Pháp Luật, Tiến sĩ Ngô Hữu Phước nói: "cũng phải tỉnh táo tuân thủ các quyền tự do hàng hải của tàu thuyền nước ngoài; Trước hết cần hiểu như thế nào là EEZ. Đây là vùng biển gồm cả phần nước, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải và rộng tối đa 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Ở Việt Nam, chúng ta xác lập lãnh hải rộng 12 hải lý, nên EEZ sẽ rộng 188 hải lý;


Điều 56 UNCLOS quy định quốc gia ven biển có quyền chủ quyền và quyền tài phán mang tính chất đặc quyền trên vùng EEZ. Quyền chủ quyền là quyền thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và phi sinh vật; và thăm dò, khai thác kinh tế khác như tạo năng lượng từ nước, hải lưu, gió.


Trong khi đó, quyền tài phán của quốc gia ven biển bao gồm: Xây dựng và sử dụng đảo nhân đạo, công trình và cấu trúc nhân tạo; nghiên cứu khoa học biển; bảo vệ và bảo tồn môi trường biển. Như vậy mọi tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn khai thác tài nguyên ở EEZ phải có sự xin phép và đồng ý của quốc gia ven biển.


Trong vùng EEZ, tổ chức hay cá nhân nước ngoài có ba quyền cơ bản: (i) quyền tự do về hàng hải, (ii) quyền tự do hàng không và (iii) quyền lắp đặt cáp và ống ngầm.


“Như vậy, đối chiếu với các thông tin mà truyền thông đã đưa với các quy định của UNCLOS, có thể thấy đến thời điểm hiện tại chưa thấy tàu của TQ thực hiện hành vi vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của VN trong EEZ của chúng ta” - TS Ngô Hữu Phước nhận xét.


Theo ông Phước, không những tàu TQ mà tất cả tàu thuyền nước ngoài nói chung (kể cả các nước không có biển), khi đi qua EEZ của VN cũng có những quyền cơ bản theo luật định như quyền tự do hàng hải, quyền tự do hàng không và quyền lắp đặt cáp và ống ngầm.


Mỗi ngày, hàng trăm chuyến tàu khác nhau thực hiện quyền tự do hàng hải ở biển Đông (trong đó chủ yếu là vận chuyển hàng hóa). Vùng biển của VN cũng nằm trong hải trình quan trọng. Điều đó tạo ra ưu thế cho VN nhưng song song đó cũng yêu cầu VN phải tôn trọng các quyền theo luật định của những quốc gia khác.


Vậy nên TS Ngô Hữu Phước nhận xét: “Tôi nghĩ việc vội vã kết luận và chỉ trích tàu TQ sai trái, xâm phạm EEZ của VN như một số người trên mạng xã hội là không đúng. Họ thực hiện quyền của họ theo UNCLOS thì chúng ta phải tôn trọng. Điều đó khẳng định lập trường của VN là hành xử thượng tôn pháp luật, không có sự phân biệt đối xử chủ quan”. (Pháp Luật 16/4/2020)


Ngày 17/4/2020,trả lời phỏng vấn của BBC, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, nhà nghiên cứu bang giao quốc tế từ Đại học George Mason và Giáo sư Ngô Vĩnh Long, sử gia, nhà nghiên cứu Trung Quốc, trước hết bình luận về động thái Trung Quốc mới gửi tàu Hải Dương Địa Chất 8 cùng một nhóm tàu hải cảnh trở lại Biển Đông và vùng biển ở khu vực Đông Nam Á.


Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói: Theo chỗ tôi biết thì đến chiều ngày 15/4/2020, tầu thăm dò địa chất Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc còn lởn vởn gần vùng bãi cạn Luconia của Malaysia hơn là bãi Tư Chính. Trung Quốc vẫn nói rằng đó là những hoạt động bình thường trong "vùng biển chủ quyền của họ." Đó là cách biện minh cho mục tiêu tối hậu của họ là độc chiếm Biển Đông, đẩy dần Mỹ ra khỏi nơi đó, và trở thành một lực lượng chủ yếu ở vùng biển chiến lược này. Đó là điều mà ai cũng biết, kể cả Mỹ và các nước nhỏ trong khu vực.


Giáo sư Ngô Vĩnh Long nhận định: Chiến lược của Trung Quốc từ nhiều năm nay là vẫn quấy nhiễu và đe doạ các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam. Nhưng lần này việc Trung Quốc gửi tàu Hải Dương Địa Chất 8, một nhóm tàu hải cảnh và tàu cá là có thêm một số lý do khác.


Việc Việt Nam và một số quốc gia khác trong khối ASEAN cùng tuyên bố chủ quyền biển đảo và việc các nước nầy cùng với các nước ngoài khu vực phản đối các động thái vừa kể trên của Trung Quốc và hải quân Trung Quốc là hai việc khác nhau, tuy có liên quan.


Vấn đề tuyên bố chủ quyền- nhiều hơn hay ít hơn - là các việc riêng giữa các nước ven Biển Đông. Các nước này sẽ thảo luận và đàm phán những việc nầy giữa họ với nhau và sẽ cần nhiều thời gian để giải quyết. Gs Ngô Vĩnh Long kết luận: Chưa biết có thay đổi gì lớn trong việc điều chỉnh chiến lược về mặt an ninh, quân sự tại khu vực Ấn-Thái Bình Dương hay không.


Theo Văn Hóa Online, hai giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng và Ngô Vĩnh Long không có ý tập trung vào hành trình và nhiệm vụ của con tàu HD-8 (như chủ đề của tác giả bài viết).


Ngày 18/4/2020, HD-8 đang hiện diện ở đoạn số 5 và số 6 theo như hải đồ của Văn Hóa Online dưới đây.


image019

Có thể HD-8 đang hiện diện ở đoạn số 5 và số 6 theo như hải đồ của Văn Hóa Online.


Ngày 18/4/2020, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 18/4/2020 tuyên bố khi được hỏi về việc tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 của TQ hiện diện ở vùng biển Malaysia.


Theo báo Pháp Luật, phản ứng của Hoa Kỳ yêu cầu TQ chấm dứt hành vi bắt nạt ở biển Đông, đồng thời bày tỏ quan ngại trước thông tin “các hành động khiêu khích” lặp đi lặp lại của Bắc Kinh đối với các hoạt động khai thác dầu khí ở biển Đông, theo hãng tin Reuters.


"Mỹ bày tỏ quan ngại trước các báo cáo về những hành động khiêu khích lặp đi lặp lại của TQ đối với hoạt động khai thác dầu và khí đốt của các bên khác (ở biển Đông). TQ nên chấm dứt hành vi bắt nạt và loại hoạt động khiêu khích, gây bất ổn này" -


Bộ Ngoại giao Mỹ nói thêm, các hành động của TQ đe dọa an ninh năng lượng khu vực và làm suy yếu thị trường năng lượng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở.


Ngày 22/4/2020, RFI dẫn theo hãng tin Reuters hôm 22/04/2020, trích dẫn các nguồn tin an ninh khu vực, ba chiến hạm Mỹ trong tuần này đã đến Biển Đông, gần khu vực mà hồi tuần trước, tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc bị phát hiện đang tiến hành khảo sát. Khu vực này cũng gần nơi mà tàu thăm dò của công ty dầu khí Nhà nước của Malaysia Petronas đang hoạt động.


Tuy nhiên, theo Văn hóa Online, không thể có sự "đối đầu" giữa HD-8 và Hải quân Malaysia hay "căng thẳng quân sự" giữa ba chiến hạm Mỹ với HD-8, vì nhiệm vụ của HD-8 không đi khảo sát hay truy tìm mỏ dầu khí mà để "Vẽ lại, xác định tọa độ chính xác đường chữ U".


image021

Vị trí đảo nhân tạo Vành Khăn (Mischief Reef) bao trùm vùng biển EEZ Đông Malaysia và EEZ đảo Palawan Philippines. Theo các dữ liệu của trang mạng Marine Traffic, hôm 22/4/2020, Hải Dương Địa Chất 8, được một tàu hải cảnh Trung Quốc tháp tùng, vẫn đang ở cách bờ biển Malaysia 325 km, trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này. (RFI 22/4/2020).


Theo Ts Ngô Hữu Phước: Ở Việt Nam, chúng ta xác lập lãnh hải rộng 12 hải lý, nên EEZ sẽ rộng 188 hải lý;


Theo luật gia Hạnh Duy: Theo Công ước luật Biển năm 1982, quốc gia ven biển có các vùng biển là nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Chiều rộng của các vùng biển này được tính từ đường cơ sở dùng để tính lãnh hải của quốc gia ven biển.


Trưởng hợp ở Malaysia, nếu tính từ đường cơ sở, 200 hải lý EEZ của Malaysia là 370,400km.


Theo tin các báo ngày 18/4/2020, HD-8 đang ở cách bờ biển Malaysia là 325km, vậy thì nó đã xâm nhập khá sâu vào EEZ của Malaysia ở đoạn số 5 và số 6 lưỡi bò - khoảng 50km, để làm gì?


Theo Văn Hóa Online, để "Vẽ lại, xác định tọa độ chính xác đường chữ U".


Ảnh dưới: Những biểu đồ về đường Nội thủy, Lãnh hải, Vùng nước quần đảo, Vùng tiếp giáp lãnh hải, Thềm lục địa.


image022

Những biểu đồ về đường Nội thủy, Lãnh hải, Vùng nước quần đảo, Vùng tiếp giáp lãnh hải, Thềm lục địa.


Lý Kiến Trúc


(Xem tiếp Kỳ 3 số báo tới)
30 Tháng Giêng 2021(Xem: 2475)
01 Tháng Sáu 2020(Xem: 4345)
Quanh lời trực tuyến của bà Bonnie Glaser
06 Tháng Năm 2020(Xem: 5684)
Mưu sâu của "Chiến khu miền Nam" (Kỳ 4)
30 Tháng Tư 2020(Xem: 5319)
04 Tháng Sáu 2017(Xem: 7213)
Mỹ đã lật bài ngửa về Biển Đông tại Đối thoại An ninh Shangri-la
09 Tháng Ba 2017(Xem: 6177)
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển United Nations Convention on Law of the Sea - UNCLOS), quy định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước nằm trong phạm vi 200 hải lý, tính từ đường cơ sở lãnh hải cho quốc gia sở hữu quyền chủ quyền, quyền tài phán,và khai thác tài nguyên.