Một
góc phố Sàigon hiện nay. Ảnh VH
Một
trong hàng trăm cao ốc, chung cư hiện đại ở Sàigon. Ảnh VH
Kiều bào được sở hữu nhà không giới hạn số lượng?
- Cùng 'mở' cho phép sở hữu nhà nhưng các quy định, điều kiện cho phép sở hữu với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài ở Việt Nam rất khác nhau.
Các quy định nằm trong dự thảo luật Nhà ở (sửa đổi) được Chính phủ trình tại phiên họp của UBTVQH chiều 10/3.
Chỉ mua để ở
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng dẫn các điều 153, 155 và 156 của dự thảo, quy định mở rộng đối tượng và điều kiện sở hữu nhà ở theo hướng: cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi được phép về Việt Nam thì sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam ở trong nước (không phân biệt loại nhà và số lượng nhà ở được sở hữu).
Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài (trừ các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực ngoại giao, tổ chức phi Chính phủ) khi được phép vào Việt Nam hoạt động thì được mua và sở hữu nhà ở trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ), kể cả nhà ở trong khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng.
Quy định không hạn chế về số lượng; thời hạn sở hữu đối với tổ chức thì tối đa không quá thời hạn ghi trong giấy chứng nhận đầu tư, với cá nhân thì thời hạn sở hữu là 50 năm nhưng có thể được gia hạn nếu có nhu cầu; đồng thời có quyền cho thuê nhà ở.
Dự thảo điều 153 quy định rõ việc sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được thực hiện thông qua các hình thức mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân. Mua, thuê mua nhà ở thương mại của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
Tránh địa bàn trọng yếu?
Thường trực UB Pháp luật tán thành định hướng mở rộng cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền sở hữu nhà ở. Tuy nhiên, UB này đề nghị cần nghiên cứu quy định điều kiện chặt chẽ hơn nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đặc biệt là tại địa bàn, khu vực trọng yếu.
Chẳng hạn như quy định không được mua nhà ở tại các khu vực đặc biệt; hạn chế về số lượng nhà ở được mua trong một khu vực; hạn chế số lượng căn hộ được mua trong một tòa nhà chung cư... tránh hình thành những khu vực biệt lập hoàn toàn chỉ có người nước ngoài sinh sống.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị làm rõ, với nhu cầu còn rất lớn về nhà ở của người dân đang sinh sống trong nước cũng như điều kiện để tạo lập nhà ở còn rất khó khăn thì việc mở rộng các đối tượng được sở hữu sẽ có tác động như thế nào đến quyền có nhà ở của người dân và thị trường bất động sản?
Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa lưu ý dự thảo quy định 'cá
nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam' được quyền sở hữu nhà ở tại
Việt Nam. Theo ông, điều kiện này quá 'đơn giản' vì hiện nay Việt
"Nếu quy định quá đơn giản thì khó xử lý nếu có vấn đề. Vậy điều kiện
nào để sở hữu nhà ở Việt
Ông cũng cho rằng, chỉ nên mở quy định cho người nước ngoài cư trú ở Việt
Theo số liệu báo cáo của các địa phương, tính đến hết quý 2/2013, có 126
trường hợp tổ chức, cá nhân người nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam
(Chính phủ bắt đầu thí điểm cho mua từ 2008 đến nay), trong đó tập trung chủ
yếu ở phía Nam như TP.HCM, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương... 22 quốc gia có
người nước ngoài vào Việt
++++++++++++++++++
Đất Quảng Trị tràn ngập người Trung Quốc
Nhóm phóng viên tường
trình từ VN
RFA 2014-03-03
Một vùng đất tại Quảng Trị nơi người Trung Quốc đang san lấp mặt bằng.
RFA PHOTO
Thêm một lần nữa, ba chữ “người Trung Quốc” làm nhức nhối một vùng đất Việt Nam, đặc biệt là những vùng duyên hải Việt Nam đang bị thâu tóm, xâu xé và chảy máu bởi những kẻ bên ngoài đóng vai nhà đầu tư nhưng thực chất, bên trọng họ ẩn chứa những mối nguy cho dân tộc. Tỉnh Quảng Trị, cũng giống như những tỉnh nghèo khác, lại bị người Trung Quốc tràn ngập xứ đất này và cũng như nhiều nơi khác, họ lại đóng vai nhà đầu tư cùng hàng loạt hành tung bí ẩn, khó hiểu và ngạo mạn, bất chấp của họ.
Những vùng đất trong tầm ngắm của TQ
Nếu như những năm cuối của thập niên 2010, nhân dân đã bức xúc vì người Trung Quốc tràn lan ở những vùng miền núi trọng yếu, vùng chiến lực quân sự của Việt Nam như Tây Nguyên Trung phần Việt Nam, các nông trường dọc theo dãy Trường Sơn, các cửa khẩu phía Bắc và những tỉnh lị cận biên giới như Bình Dương, Tây Ninh, Long An, An Giang, Cà Mau… Thì hiện tại, mức độ tràn lan của họ kinh khủng gấp trăm lần trước đây.
Nếu như ở những nơi này, người Trung Quốc có được đặc quyền đặc lợi là tha
hồ khai thác, được hoạt động bí mật, người Việt Nam không được vào khu vực hoạt
động của họ và họ chỉ đóng một mức thuế tượng trưng… Thì hiện tại, mức độ tràn
lan của người Trung Quốc trên đất Việt
Một người dân ven biển Quảng Trị than thở: “Quá nguy hiểm chứ, bên phía cửa Việt, cửa Tùng, tức là nó lấy danh nghĩa đầu tư kinh tế. Vậy mà bên phía chính quyền nó làm lơ, không đấu tranh là chết luôn.”
Theo người này nói, thời gian gần đây, hầu như mọi mảnh vườn ở làng Hà Tây, xã Triệu An, huyện Triệu Phong đều lâm vào nạn xâm lăng một cách trắng trợn của người Tàu và nhà cầm quyền địa phương. Nghĩa là khi người Tàu đến đây, việc đầu tiên họ làm là tìm đến các cơ quan, các quan chức để bằng mọi giá liên kết, đút lót và mua chuộc bằng được các quan chức này. Để rồi sau đó là những hành động xâm lăng.
Hành động xâm lăng của người Tàu được thực hiện theo con đường đầu tư kinh tế trá hình. Người này khẳng định đó là xâm lăng và bán nước chứ không phải đầu tư gì cả. Vì một khi đầu tư kinh tế đích thực, biểu hiện đầu tiên của việc đầu tư phải là thiện chí, thuận mua vừa bán và không có những hành tung đen tối.
Đằng này, thay vì thỏa thuận với nhân dân để mua đất, người Tàu lại mua chuộc và biến quan chức địa phương thành tay sai của họ, các quan chức địa phương nghiễm nhiên trở thành con rối trong cuộn dây giật của người Tàu. Thay vì bảo vệ nhân dân và bảo vệ quyền lợi quốc gia, bảo vệ lợi ích quốc dân, các quan chức địa phương lại bằng mọi giá bảo vệ người Tàu, xem họ như những quan thầy và bất chấp nỗi tủi nhục, đau khổ của nhân dân, họ hết dùng thủ đoạn này chuyển sang thủ đoạn khác để biến đất canh tác, đất vườn của nhân dân thành công trình của người Tàu.
Những dự án “tắc kè đổi màu”
Tỉnh Quảng Trị, miền trung Việt
Một người dân khác ở Quảng Trị nói: “Tức là hồi giờ nó làm ở miền Bắc,
giờ nó làm ở miền Trung. Nhưng cái đó cũng phụ thuộc bên mình mà. Thế chiến
lược của thằng Trung Quốc là nó đánh giữa miền Trung để nó cắt đôi miền
Theo một người dân khác, chuyện thu hồi đất, phù phép diện tích đất của người dân trở thành nơi xây dựng cho người Trung Quốc có những bước đi và lộ trình của nó chứ không phải là ngẫu nhiên. Cũng như ở những tỉnh khác, dường như cơ quan cầm quyền địa phương đã có chung một công thức lấy đất của dân nhân danh công trình phúc lợi xã hội, dự án nhà nước. Và theo luật nhà đất cũng như luật dân sự hiện hành, việc thu hồi đất của nhân dân để xây dựng công trình nhà nước, công trình mang tính phúc lợi xã hội là hợp lý, mức đền bù theo giá nhà nước qui định.
Có thể là một nơi mỗi khác, thủ đoạn của quan chức địa phương sẽ dích dắc cho phù hợp vùng miền, nhưng việc đầu tiên bao giờ cũng là ra thông báo, sau đó họp dân một cách tượng trưng, đưa những tay chân vào phát biểu thể hiện sự nhất trí để lôi kéo nhân dân, sau đó đến lệnh thu hồi đền bù. Và tất cả chuỗi thông báo, lệnh thu hồi đền bù này đều nhân danh lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc. Chính vì sự nhân danh như thế, nhân dân khó bề chống đối hoặc không đồng ý.
Và khi đất đã bị thâu tóm về tay nhà cầm quyền, lúc đó dự án sẽ đổi màu như một con tắc kè, ban đầu nó mang màu xanh của niềm hy vọng nhân dân, sau đó nó chuyển dần sang màu tía rồi lộ nguyên màu đỏ của sức mạnh độc tài, thâu tóm và lừa bịp nhân dân. Thay vì xây dựng công trình phúc lợi cho xã hội, người ta bắt đầu bán cho Trung Quốc và người Trung Quốc lại xây dựng thành những mật khu mà người Việt Nam không thể nào biết được bên trong nó chứa những gì và nó có lợi ích hay độc hại, nguy hiểm cho an ninh quốc gia gì không. Nói chung là nhân dân mù tịt trước những mật khu của người Tàu ngay trên quê hương mình.
Một người dân khác nói thêm là mức độ nguy hiểm của các mật khu Trung Quốc mà trên danh nghĩa đó là những công trình kinh tế trọng điểm, những công trình đầu tư nước ngoài triệu đô tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế, nó mang lại một tai biến lớn cho dân tộc.
Sở dĩ gọi là tai biến bởi ông này quan niệm rằng não trạng của cả dân tộc cũng giống như bộ não của một con người, một khi nhồi nhét quá nhiều chất độc, hoặc là nó tạo khối u, hoặc là nó tắc nghẽn động mạch và một ngày nào đó, mạch máu bùng vỡ, làm cho não bộ bị tê liệt, nhẹ thì tàn tật suốt đời, nặng thì tử vong.
Tình trạng các công trình người Tàu xuất hiện ở các vùng duyên hải miền Trung là một tình trạng đầu độc đúng nghĩa. Hoặc là các thương nhân Tàu sẽ vung tiền, kéo hàng loạt thanh niên, đặc biệt là những cô gái mới lớn, con nhà nghèo rơi vào nghề bán dâm vì mê túi tiền của họ và bị họ gài bẫy để rồi hàng loạt cô gái phải sa chân vào con đường mại dâm.
Về phần nam thanh niên, bởi học hành dang dở, thất nghiệp kéo dài nên khi có một công việc nào nhanh hái ra tiền, họ sẽ bất chấp để kiếm tiền. Và chuyện kết bè kết nhóm, tổ chức băng đảng để buôn bán ma túy và chèo kéo những thanh niên đồng lứa vào đường dây, sau đó giới thiệu cho những ông trùm người Tàu để mở rộng thị trường ma túy đang là ung nhọt nhức nhối ở Quảng Trị.
Một lần nữa, người Trung Quốc lại thành công trong chiến dịch bành trướng của họ trên đất Quảng Trị.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt
+++++++++++++++
Biệt khu Trung Quốc ở Đà Nẵng
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2013-12-20
Khách sạn Trung Quốc tại bờ biển Đà Nẵng.
RFA
Đà Nẵng là một thành phố mà ông Nguyễn Bá Thanh, cựu chủ tịch Đà Nẵng từng tuyên bố là thành phố không có người ăn xin, không có trộm cắp, không có xì ke ma túy và không có người nghèo… Thế nhưng, không có quan điểm nào đưa ra nhằm khẳng định Đà Nẵng không bị Trung Quốc xâm thực. Chính vì thế, ngay trên hai con đường có tên Hoàng Sa và Trường Sa chạy dọc theo bờ biển Đà Nẵng, các biệt khu của người Tàu cùng với hàng trăm quán sá mang biển hiệu Tàu mọc lên dày đặc.
Đâu rồi Đà Nẵng xưa?
Đó là chưa muốn nói rằng hai con đường với bãi cát vàng trải dài, rừng dừa xanh miên man theo gió biển đã hoàn toàn không còn mang dáng dấp nguyên sơ của nó bởi mùi hôi thối nồng nặc của cống rãnh cộng với mùi thức ăn Tàu vốn chặt to kho mặn bốc ra từ các nhà hàng Tàu đã khiến cho bất kì người Việt nào đi qua hai con đường này cũng phải bụm mũi và ngỡ ngàng không biết mình đang đi lạc vào khu phố ổ chuột nào đó ở nước Trung Quốc xa xôi.
Một người dân Đà nẵng bức xúc nói: “Chuyện cũ thời xưa, tối tối ra đường, nó đi đầy đường. Tất cả các quán ven ven đều có bảng hiệu Tàu hết rồi mà, thực đơn cũng chữ Tàu hết mà!”
Vào vai những du khách xứ Bắc ghé thăm xứ Quảng, chúng tôi dạo một vòng trên đường Hoàng Sa, con đường mà theo một người dân sống lâu năm ở đây nói rằng ông Nguyễn Bá Thanh thời còn làm chủ tịch thành phố đã dành riêng cho việc tiếp đón và lưu trú của khách cấp nhà nước Trung Quốc nhằm khẳng định Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, có riêng tên đường và có riêng đơn vị hành chính hẳn hoi. Chuyện này hư thực ra sao chưa rõ.
Thế nhưng chưa đầy một năm sau khi ông Nguyễn Bá Thanh rời chức vị chủ tịch thành phố Đà Nẵng để ra Hà Nội nhậm chức Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương thì mọi việc đã hoàn toàn thay đổi, con đường này trở thành biệt khu của người Tàu, mọi hoạt động ở đây đều mang dáng dấp của một thành phố Trung Hoa thu nhỏ.
Biệt khu Trung Quốc ở Đà Nẵng. RFA PHOTO.
Một người dân khác, tên Oanh, sống ở Đà nẵng lâu năm, chia sẻ với chúng tôi thêm về người Tàu ở thành phố này, bà Oanh cho biết, những năm trước 1980, thành phố Đà Nẵng vốn có rất nhiều người Tàu sống ở đây, họ là hậu duệ của những vị tướng Tàu “phản Thanh phục Minh”, xuôi thuyền sang Thuận Hóa, tức Huế bây giờ để xin triều đình nhà Nguyễn cho họ lưu trú, tránh nạn diệt vong trên quê hương của họ. Sống lâu năm, họ tổ chức thành hội, đoàn, có tổ chức Minh Hương hẳn hoi. Thế nhưng, chiến tranh Việt – Trung năm 1979 đã khiến họ đồng loạt quay về Trung Hoa theo lời hiệu triệu của chính phủ Trung Hoa thời bấy giờ.
Điều này cho thấy người Tàu dù đã sống lâu năm ở đất Việt Nam, họ vẫn tôn thờ Mao Trạch Đông, vẫn đau đáu về cố quốc và chưa bao giờ xem Việt Nam là quê hương, là tổ quốc thứ hai của họ giống như người Việt sang Mỹ lưu vong đã xem đất Mỹ là ân nhân, là quê hương yêu dấu thứ hai của mình. Chính vì thế, khi người Tàu xuất hiện dày đặc ở Đà Nẵng, điều này khiến cư dân Đà Nẵng cảm thấy lo ngại và bất an bởi chính sách bành trướng của họ.
Thả con tép câu con tôm
Một người dân Đà Nẵng khác tên Dũng, chia sẻ với chúng tôi rằng ông thấy
người Tàu quá nguy hiểm, họ đã dễ dàng qua mặt nhà cầm quyền cũng như qua mặt
nhân dân ở đây. Ông này nói thêm là thực ra, người Tàu trở lại Đà Nẵng không
phải mới mẽ gì, họ sang đây đã ngót nghét mười năm trên danh nghĩa đi đầu tư
kinh doanh, và hệ quả là những mảnh đất vàng, những điểm trọng yếu dọc bờ biến
Đà Nẵng nhanh chóng trở thành khu xây dựng bí mật của họ, có hẳn tên mới China
Beach. Không có người Việt
Theo ông Dũng phân tích, để có được những diện tích trọng yếu này, chắc chắn họ đã lót tay cho các quan chức không phải ít. Vì nhiều người dân Đà Nẵng mong mỏi được mua ở khu vực này nhưng không bao giờ có đủ cơ hội để mua. Nhưng người Trung Quốc đã khéo bỏ tiền ra để lấy trọn một khu vực đẹp nhất, trọng yếu nhất của Đà Nẵng để biến thành biệt khu của mình.
Khách sạn thuộc một doanh nghiệp nhà nước của Việt
Và việc mua được những diện tích đất vàng ở Đà Nẵng cũng nhanh chóng kéo theo hệ quả là người dân ở khu vực này bị Tàu hóa vì động cơ kiếm tiền, không ít các cô gái ở đây sẵn sàng làm phục vụ ở các bar, nhà hàng của người Tàu vì theo họ, các ông chủ người Tàu trả tiền rất mát tay và xài rất sang. Hơn nữa, nếu không chọn làm việc cho các ông chủ người Tàu vốn sống gần nhà mình, các cô gái này phải đi làm việc trong khu công nghiệp cách nơi họ ở quá xa và đồng lương cũng còm cỏi.
Thuyền, biệt danh là “Thuyền Ba đờ ghe”, từng làm việc lâu năm với người Tàu trên đường Hoàng Sa, cho chúng tôi biết: “Họ qua mình họ ở thì đầu tiên cũng thiện cảm với mình. Nhưng khi mình đã làm việc cho họ rồi thì mình cũng không khác chi người ở cho họ thôi. Cái cách của họ với mình không thiện cảm lắm đâu. Không giống như người mình với người mình, có nghĩa là mình làm lấy lương nhưng người ta quý trọng mình. Còn họ mình làm được thì làm, không làm được thì họ nói khó chịu lắm! Không dễ đâu! Riêng ở Đà Nẵng đây thì nhiều lắm!”
Hiện tại, Thuyền không còn làm việc với người Tàu ở đây nữa, và cô cũng ngậm ngùi nhận ra rằng người chủ Trung Quốc chưa bao giờ đối xử tốt với nhân viên Việt Nam cả, một đồng xu của họ bỏ ra, bao giờ cũng ngầm chứa một phép toán bên trong mà ở đó, nếu là con gái, phải cộng trừ nhân chia cho ra đáp số bằng xác thịt, nhục dục và tiết hạnh. Còn nếu là con trai, cái giá phải trả là những đường dây ma túy, xã hội đen, làm kẻ bưng bô cho ông chủ, phải trả giá bằng sự vong nô tuyệt đối.
Điều này cho thấy các ông chủ Trung Quốc bao giờ cũng biết sử dụng đồng tiền và tùy từng tình huống mà kinh doanh nó, chiêu thức thả con tép để lấy con tôm của họ luôn đắc địa, luôn mang về cho họ phần thắng lợi. Và trên một mảnh đất, một quê hương mà kẻ ăn không hết, người làm không ra, thì những “kẻ ăn không hết” sẽ dễ dàng trở thành những tên Việt gian để đưa kẻ ngoại bang vào làm chủ, còn những “người làm không ra” sẽ rất dễ sa ngã vào những đồng tiền mị dân của kẻ thực dân mới với vỏ bọc nhà đầu tư, ông chủ tốt bụng.
Tạm biệt thành phố Đà Nẵng, chúng tôi ra thẳng sân bay và mua vé quay trở về miền Bắc, một cảm giác buồn xâm chiếm đến nghẹt thở, một nỗi bất an và trĩu nặng khi nghĩ đến chuyện trước đây, Bình Dương, Hà Tĩnh đã dày đặc người Tàu. Không ngờ, chưa bao lâu sau đó, Đà Nẵng cũng dày đặc người Tàu, rồi đây, không biết sẽ đến thành phố nào trở thành phố Tàu trên đất nước Việt Nam nữa đây? Đương nhiên là người Trung Quốc đã có mặt trên khắp ba miền đất nước! Thật là buồn khi mơ hồ nhận ra rằng mình đang lưu vong trên quê cha đất tổ của mình!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt