Kinh hoàng nạn xả thịt thú rừng ở chùa Hương
Hôm xưa đi chùa Hương
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me em dậy
Em vấn đầu soi gương
(trước 1975 thơ Phạm Thiên Thư)
Nguyên “bộ khung” đầy máu me của hươu, nai được bày trước mắt người đi đường
(LĐ) - Chùa Hương (Hà Nội), đến hẹn lại lên, sau Tết Nguyên đán Canh Dần 2010, chỉ trong duy nhất cái ngày khai hội thôi, đất Phật đã đông đến kỷ lục: 6 vạn lượt khách/ngày! Bên cạnh tắc đường, trộm cắp, chèn ép khách..., nạn xả thịt thú rừng diễn ra ngang nhiên và kinh hoàng.
Suốt nhiều chục ngày lễ và hội, cứ là tắc đường như nêm
cối, cáp treo đang chạy bỗng dưng “chết lặng” 90 phút dằng dặc, khách hành
hương bị treo trên đỉnh trời.
Từ quận Hà Đông, cách chùa 50km, đội quân cò mồi vãn cảnh, chèo đò đã đeo bám
khách hãi hùng; nạn trộm cắp, chèn ép khách hoành hành... Nhưng, kinh hoàng
nhất, phải là nạn xả thịt thú.
Để thấy rõ thịt tươi, đỏ, thơm, người ta lóc
xương, treo nguyên “bộ khung” đầy máu me khủng khiếp của hươu, nai ra trước mắt
người đi đường. Để nguyên cả bộ da, lông của hươu, nai, hoẵng... thì người ta
mới biết là "hàng xịn" chứ...(Nhờ TH đưa vụ nầy ra WWL.org)
Chỗ nào trót cạo lông, thui vàng, thì treo
biển ở mũi, ở đầu thi thể loài thú xấu số rằng: “nai rừng”; “hươu rừng” (chứ
không phải hươu, nai nuôi!)... Dù là động vật rừng, hay động vật nhà, cứ hành
quyết rồi treo lên “hăm doạ” như thế, vẫn là điều không thể chấp nhận được.
Khách mua đông lắm, ai thích, giá cả thoả thuận xong, chủ quán chui vào... bụng dưới con nai, con hươu đang bị treo ngược mà xả thịt, trước sự thèm thuồng của nhiều thực khách.
Riêng bác thú rừng béo mũm này, thì được treo lên cao, treo cùng với một nải chuối xanh, ý rằng, món này nấu với thịt rừng này thì tuyệt hảo.
Chủ quán, ngoài việc vẫy khách, nhử khách, họ còn khoanh tay chửi bới, hoặc tay dao tay thớt, khi thấy ai có ý định chụp ảnh.
Chen nhau ‘hối lộ’ thánh thần |
HÀ NỘI (TH) - Trái với không khí êm ả và có vẻ trật tự, thoải mái ở miền Nam những ngày đầu năm, đặc biệt dịp Rằm Tháng Giêng, các đền, chùa, phủ thờ ở nhiều địa phương miền Bắc được nhiều báo mô tả với các lời lẽ không đẹp như “khiếp,” “nghẹt thở” với nhiều thứ tệ trạng diễn ra trong khung cảnh hỗn độn, bát nháo mất hết ý nghĩa và giá trị tâm linh. Nó chỉ còn như những vụ hối lộ thần thánh bằng những đồng tiền lẻ. “Hàng nghìn người chen chúc trong khoảng không gian chật hẹp. Rác khắp phủ và đủ các dịch vụ ăn theo trong những ngày này” gồm cả trộm cắp và bài bạc, theo báo điện tử Bee.net mô tả ngày 28 tháng 2, 2010. Theo sự mô tả của báo Tuổi Trẻ, “Từ Tết đến nay, mỗi ngày có đến vài ba lễ hội khai mạc. Lễ hội nào cũng có ý nghĩa văn hóa, lịch sử. Nhưng có đi dự các lễ hội thì mới thấy kinh khiếp về ý thức của phần lớn người dân, về sự cẩu thả trong khâu tổ chức.” Tờ Tuổi Trẻ viết, “ Rải tiền đầy gốc cây, ngập đầu cả tượng thánh thần, bán hàng rong trong sân chùa, trộm cắp, đánh nhau... Đền chùa đáng ra là những nơi tôn nghiêm nhất nhưng trong mùa lễ hội thì nhìn vào đâu cũng có thể bật ra chữ ‘khiếp.’” Một độc giả của báo Tuổi Trẻ nêu ý kiến sau khi đọc bài viết và những hình ảnh phản cảm về lễ hội, nhắc lại lời dặn dò của thân nhân rằng, “Cháu đi lên chùa là để cho tâm hồn thanh thản, được hưởng cái hương vị trong lành của chốn linh thiêng, và cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc” và “nhất nhất không được thất kính với ơn trên.” Trái lại, người ta không hành xử như thế. Tuổi Trẻ đưa ra những hình ảnh vô trật tự xảy ra ở lễ hội Đền Trần ở phủ Thiên Trường tỉnh Nam Định và nói, “Năm nay, ban tổ chức cho dựng tới 5 lớp rào chắn để chia nhỏ dòng người, ngăn chặn tình trạng người dân ào ào xô đẩy tiến vào đền Trần. Nhưng bất chấp điều đó, nhiều người dân vẫn xô đẩy giẫm đạp lên nhau, phá rào để xông vào.” Theo tục lệ hàng năm, đêm 27 tháng 2, 2010 (14 Tháng
Giêng Âm Lịch), Tuổi Trẻ cho hay “ban quản lý khu di tích đền Trần và UBND
tỉnh Nam Định đã tổ chức lễ khai ấn, phát lộc cho người dân trong và ngoài
tỉnh theo như thông lệ hàng năm. Lễ hội bắt đầu từ câu chuyện vua Trần mở
tiệc chiêu đãi tại phủ Thiên Trường (hiện nay nằm trong khu di tích đền Nhưng hành trình người dân xin được ấn (một tấm vải, hoặc giấy điệp được dập ấn vua nhà Trần) không hề đơn giản chút nào. Từ 5g chiều, hàng ngàn người đã tập trung đông nghẹt trước cổng đền Trần.” Xin một cái ấn, chắc hẳn phải là xin được thăng quan tiến chức. Tờ Tiền Phong ngày 28 tháng 2, 2010 nói chính ông Nguyễn Thiện Nhân, phó thủ tướng kiêm Bộ Trưởng Giáo Dục & Đào Tạo “trực tiếp đóng ấn phát cho du khách.” Trong một ký sự hình ảnh khác, ngày 20 tháng 2, 2010 đưa tin khách hành hương tới chùa Mía, một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia nổi tiếng, nằm ở thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, đã “tấn công” các tượng Phật bằng “tiền lẻ.” Các tượng La Hán , Kim Cương bị “ép” cầm tiền lễ ở tay, bị nhét dưới râu. Các tượng ở các thế võ khác nhau bị người ta bắt cầm tiền lẻ như thể “múa võ ăn tiền,” báo Tuổi Trẻ nói. Được biết, chùa Mía được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhị
chùa, ngôi chùa với giá trị tuyệt kỹ về văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc này
được liệt hạng vào vị trí ‘quán quân’ trong hệ thống chùa Việt. Sách kỷ lục
Guinness của Việt Mấy ngày trước, lễ hội Chùa Hương ở Hà Tây, chùa Trúc Lâm trên núi Yên Tử tỉnh Quảng Ninh cũng đều nghẹt người và đẻ ra nhiều thứ lộn xộn phá rào. Theo tờ Tiền Phong, “Lễ cả năm không bằng lễ Rằm Tháng Giêng” nên “nhiều đền chùa ở Hà Nội lâm vào tình trạng quá tải vì người đi lễ quá đông.” Vì quá đông người và phải đứng từ xa nên người nọ chỉ vái lưng người kia đứng đằng trước. “Chiều ngày 27 tháng 2 vừa qua (tức 14 Tháng Giêng), hàng ngàn người đổ về Tổ đình Phúc Khánh làm lễ cầu an, giải hạn. Cảnh sát giao thông quận Đống Đa và công an phường Ngã Tư Sở đã tham gia phân làn đường, giữ gìn an ninh trật tự tại khu vực Tổ đình Phúc Khánh. Các phương tiện giao thông di chuyển chậm tại đây, chỉ có thể đi lên cầu vượt Ngã Tư Sở chứ không thể đi làn dưới chân cầu hướng về đường Láng bởi hàng ngàn người dân ngồi ken đặc.” Báo Tiền Phong mô tả. “...người ngồi kín đặc vỉa hè, tràn cả xuống lòng đường. Mỗi khi nghi lễ cầu an được xướng lên, đoàn người lại rạp xuống khấn vái. Nhưng vì quá đông, chỉ còn cách hướng về chùa mà khấn, người sau vái lưng người trước.” Tiền Phong viết về Tổ Đình Phúc Khánh. “Có mặt tại Tổ đình Phúc Khánh vào tối 28 (tức Rằm Tháng Giêng), PV TPO chứng kiến cảnh nhiều người càu nhàu, thậm chí văng tục vì bị hắt mắm tôm vào người. Theo quan sát, mắm tôm được vứt xuống từ tầng trên của một số nhà có mặt tiền gần đường Tây Sơn. Anh Hoài Lam ở phố Khâm Thiên phàn nàn, “Không hiểu người ta nghĩ gì mà quăng túi nilon đựng mắm tôm xuống đám đông người đang thành kính làm lễ. Có nhiều người đã phải bỏ về vì không chịu nổi mùi mắm tôm.”/ |
Tháng Tám giỗ cha, tháng Ba giỗ mẹ
(VienDongDaily.Com - 01/03/2014)
Bài và hình: Trần Công Nhung
Trong lịch sử VN, anh hùng liệt nữ phải nói không ít, những tên tuổi đã được toàn dân tôn thờ qua hàng thế kỷ, chứ không do nịnh thần tôn vinh vì quyền lợi cá nhân, phe nhóm nhất thời. Loại "vĩ nhân" dựa vào quyền lực bao giờ cũng đi vào con đường tội lỗi đối với lịch sử, và bị bia miệng nguyền rủa muôn đời. Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc, Nguyễn Thân. Những "anh hùng" loại này sau khi nằm xuống là tiêu tan sự nghiệp. Chân lý này không riêng gì VN mà mọi nơi trên thế giới, Tần Thủy Hoàng, Hitler, Pol Pot, Gaddafi... không nói ai cũng biết.
Hội Phủ Dầy
Trong hàng anh hùng nước Việt, đặc biệt có Hưng Đạo Đại Vương không những
nổi tiếng về chí lớn tài cao đã đánh tan quân Nguyên xâm lăng mà còn tiềm ẩn
một uy lực vô hình như trong vụ chém đầu tên giặc "phù thủy" Phạm
Nhan.(1) Do tài ba đức độ nổi bật của Vương mà toàn dân tôn ngài lên hàng
Thánh. Cả nước nơi nào cũng có đền thờ Đức Thánh Trần. Hải Quân (VNCH) tôn ngài
làm Thánh Tổ. Riêng miền Bắc hầu hết chùa đền đều có Ban Thờ Trần Triều rất
trang trọng trong điện thờ chư Phật. Từ đó dân chúng xem Thánh Trần như cha.
Câu tục ngữ "Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ" là ý nói giỗ Hưng
Đạo Vương và giỗ Mẫu Liễu Hạnh.
Để hiểu rõ ý nghĩa câu tục ngữ trên, chúng ta thử điểm lại đôi nét về Thánh
Trần và Chúa Liễu Hạnh.
20 tháng Tám là ngày giỗ Trần Hưng Đạo, hàng nghìn người trong cả nước đổ về
làm lễ những nơi nổi tiếng linh ứng như đền Kiếp Bạc (Hải Dương), đền Đồng Bằng
(Thái Bình) đền Trần Nam Định (xin Ấn).
Trong lịch sử, ông là vị tướng tài, còn trong tâm thức dân gian, ông được hình
dung là một vị thánh do Thanh tiên Đồng tử (em bé áo xanh) đầu thai, có Kim
đồng Ngọc nữ hộ vệ xuống phương
Thánh Trần đã cứu dân độ thế trong nhiều trường hợp, như có lần ở đền Cố Trạch
(Nam Định), một người đàn bà bế cháu bé sơ sinh đến cầu cứu Đức Thánh vì cháu
sinh ra mẹ bị bệnh Phạm Nhan (băng huyết). Bà nói “Tôi thấy nguy quá, vội chạy
ra đền kêu đức Thánh Trần phù hộ, cứu con cứu cháu tôi. Thế mà con tôi qua
được, không phải đi viện nữa.”
Trong những ngày hội "giỗ Cha" ở các đền Đồng Bằng, Bảo Lộc và Kiếp
Bạc có các nghi thức lễ rước trên sông, mở hội đua thuyền, hát chầu văn kèm
theo các nghi thức lên đồng (giá đồng) của dòng thanh đồng để trừ tà ma.
Ngày 3 tháng Ba là ngày lễ hội chúa Liễu Hạnh, hội mở đến ngày 8 - 3. Chúa
Liễu Hạnh là nhân vật thần thoại, được người đời tôn thờ là Liễu Hạnh Công Chúa
hay Thánh Mẫu đền Sòng (1) (Sòng Sơn, Thanh Hóa).
Theo Truyền thuyết, Liễu Hạnh Công chúa chính là Công chúa Quỳnh Nương trên
Thiên Đình, bị giáng xuống trần làm con gái một vị quan triều Hậu Lê, tên Lê
Thị Giáng Tiên, quê làng Vân Cát, huyện Vân Cát (Phủ Dầy), Nam Định.
Giáng Tiên rất xinh đẹp, giỏi thơ văn, đàn sáo và soạn nhiều bài hát rất hay,
kết duyên với Đào Lang năm 18 tuổi. Được 3 năm, Giáng Tiên đột ngột từ trần,
trở về thượng giới. Nhưng vì chưa hết hạn đi đầy, Giáng Tiên lại giáng xuống
trần, đổi tên là Liễu Hạnh cùng với hai ngọc nữ Quế Nương và Thị Nương. Ba
người hiện xuống một làng ở Thanh Hóa, đi khắp nơi, hiển linh cứu giúp dân
lành, hoặc làm thơ xướng họa với các danh sĩ đương thời.
Sau khi trở về trời, Bà Liễu Hạnh được dân chúng suy tôn là “Mẫu Nghi thiên
hạ”(mẹ của mọi người), và được vua Lê
sắc phong là Thượng Đẳng tối linh thần, được xếp vào hạng tứ bất tử của Việt Nam, sau các Thần Tản Viên, Phù Đổng, Chử Đồng
Tử (1).
Dân chúng lập đền thờ tại những nơi bà
đã đi qua như Phủ Giầy ở
Tương truyền rằng Trạng Bùng Phùng khắc
Khoan (2) được cử đi sứ triều Minh bên Tầu. Khi đi sứ, vua Tầu phục tài văn
thơ của ông làm cả một lúc 36 bài thơ. Vua Tầu phong Phùng Khắc Khoan làm Lưỡng
Quốc Trạng Nguyên. Khi trở về nước Việt, đi
qua tỉnh Lạng Sơn, ông gặp Liễu Hạnh Công Chúa hiện hình chơi trên đỉnh
núi. Đôi bên cùng đọc thơ xướng họa, rồi bà Chúa Liễu biến mất.
Một chuyện linh ứng kỳ lạ về “Tháng Tám giỗ cha, tháng Ba giỗ mẹ” xảy ra tại
Phủ Dầy
Người ta làm một ông Rồng dài 25 mét, to bằng vành xe đạp, khung tre, toàn
thân lợp vải vàng, đầu và đuôi bằng xốp trắng vẽ hoa văn. Gần 100 quả bong bóng
bơm khí hy-đrô rồi thả lên trời. Trước khi thả, người ta đề vào thân Rồng hàng
chữ “ai gặp Rồng, xin gọi về Phủ Giầy
theo số máy 0350.820....” Rồng bay vút lên trời cao rồi mất dần không ai nhìn
thấy gì nữa.
Hai ngày sau, phía đền thờ Đức Thánh Trần (Cha) ở A Sào Thái Bình, người ta
nhìn thấy Rồng bay dọc theo sông Hóa,
qua bến Tượng (nơi thờ con voi của Hưng Đạo Vương bị sa lầy chết trên sông).
Rồng hạ dần độ cao, bay quành về phía nền đền A Sào cũ (bị Pháp phá) rồi quay
lại, bay tiếp về đền A Sào mới trên nền Mễ Sương thắng tích và hạ hẳn, cách đền
chừng 50 mét.
Các lão ông trong ban thủ đền lấy làm lạ chạy đến chỗ Rồng hạ, thấy có lời ghi trên mình Rồng, liền gọi điện báo về Phủ Dầy. Sự kiện Rồng "thăng đất Mẹ, hạ đất Cha" là sự linh ứng kỳ diệu giữa Cha và Mẹ. Nghe nói nhà sử học Kỳ Hà có chụp được mấy bức ảnh một phần ông Rồng kỳ lạ đó...
Tín ngưỡng là niềm tin vào thần linh vào siêu nhiên, với người trần mắt thịt
khó mà lý giải theo sở học của mình. Việt
Trần Công Nhung
Tháng 5 – 2013
(1) Lễ hội Phủ Dầy, một lễ hội truyền thống lớn nhất ở đồng bằng Bắc bộ.
Đền thờ chính ở làng Vân Cát-Tiên Hương
xã Kim Thái, Vụ Bản, Nam Định. (Còn có đền Sòng Thanh Hóa, Tam Thanh Lạng
Sơn, Phủ Tây Hồ Hà Nội và nhiều nơi khác phối thờ trong điện Mẫu.
Lễ hội chính Phủ Dầy từ ngày 1 đến ngày
10 tháng 3 âm lịch hàng năm.
-Ngày 1/3 : Lễ kỵ Thánh Mẫu
-Ngày 5 và 6 tháng 3 rước Mẫu từ phủ chính lên chùa Gôi do gái đồng trinh cử
hành.
-Ngày 7 tháng 3 đội hình người kéo chữ ( xếp chữ) “Thái bình thiên hạ” hoặc “
mẫu nghi thiên hạ“
-Xen lẫn có hầu bóng, chọi gà, cờ người.
- Có tục ăn thịt bò thui cầu may.
-Du khách về lễ hội thăm quan quần thể di tích thắng cảnh: Phủ Vân Cát, Phủ
chính Tiên Hương, lăng Chúa Liễu, đền Khâm sai, đền Thượng, đền ông Khổng, đền
Vua cha.
Còn trời còn nước còn non
Mồng 5 rước Mẫu ta còn đi xem
Ai về nhắn chị cùng em
Bảo nhau dắt díu đi xem hội này.
(ca dao lễ hội trong vùng)
(2) Trạng Bùng trang 123 QHQOK tập 15.
(3) Chùa Hương trang 67 QHQOK tập 3
(4) Chùa Bà Đanh trang 90 QHQOK tập 10
Sách đã in: Quê Hương Qua Ống Kính tập 1 đến tập 14, Buồn Vui Nghề Chơi Cây
Kiểng, Mùa Nước Lũ (Truyện), Về Nhiếp Ảnh, Thăng Trầm (chuyện buồn vui một đời
người), sách dày trên 200 trang, có 8 phụ bản ảnh màu và cả trăm ảnh đen trắng
minh họa.
Độc giả muốn có sách nguyên bộ 13 tập (discount 50% + 20$ tập mới) xin liên lạc
với tác giả qua:
Website: www.ltcn.net – email: trannhungcong46@gmail.com