Gs Nguyễn Văn Canh: Hồ Sơ Hoàng Sa Trường Sa và Chủ Quyên Dân Tộc

10 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 9011)

Linh Mục Phạm sơn Hà, ở Đức giới thiệu

PHẦN I.

Kính chào Quí vị và các anh chị trên Diễn Đàn.

Hiện nay ở trong nước, từ trí thức đến thường dân gồm cả truyền thông của Đảng đang nêu ra một cách sôi nổi là trận chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974 của Hải quân VNCH chống trả lại hải quân Trung cộng tiến chiếm Hoàng Sa. Trung cộng tung ra một hạm đội hùng hậu gồm 11 tàu chiến và khoảng 30 tầu, thuyền hỗ trợ trong cuộc xâm lăng quần đảo. Hải quân VNCH chỉ có 4 chiến hạm được điều động tới bảo vệ. Trong cuốn Hồ Sơ Hoàng Sa Trường Sa và Chủ Quyên Dân Tộc, in lần 3 , tháng 4 năm 2010, trang 69, Giáo sư Nguyễn văn Canh viết “ Ngay trong những phút giao chiến đầu tiên, lực lượng hải quân VNCH đã bắn chìm soái hạm 274 của TC . Toàn thể Bộ Chỉ Huy Chiến Dịch dưới quyền điều động của Đô Đốc Phương quang Kính, tư lện phó Hạm Đội Nam Hải, kiêm Tư Lệnh Mặt Trận, cùng với 4 Đại tá, 6 Trung tá trong số này có 4 hạm trưởng, 2 thiếu tá, 7 sỹ quan cấp uý và một số thuyền viên trên tàu tử trận. Hộ tống hạm 271 của TC, và 2 trục lôi hạm 389 và 396 bị hư hại nặng về sau bị phế thải, 4 ngư thuyền bị đánh chìm…” 74 anh hùng Hải quân VNCH bị tử thương trong đó có Hạm Trưởng, chiến hạm Nhật Tảo, HQ 10, Thiếu tá Nguỵ văn Thà và Hạm phó Đại uý Nguyễn thành Trí. 42 người bị bắt làm tù binh. Chiếc HQ 10 bị trúng đạn, rút ra ngoài vòng chiến, rồi bị chìm. Hạm trưởng Nguỵ văn Thà quyết định từ chối xuống thuyền bỏ chạy dù bị thương và đã chết theo tàu...

Gương hi sinh anh dũng cũa chiến sĩ Hải quân Việt nam Cộng Hoà trong sứ mệnh bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ phải được đề cao và ghi nhận đời đời trong lòng dân tộc. Liệu có ai không hãnh diện về các hi sinh cao quí của các anh hùng Nguỵ văn Thà, Nguyễn thành Trí và 72 chiến sĩ hải quân VNCH ấy? Chỉ có lãnh đạo Việt cộng từ đó đến nay hoặc ngấm ngầm ngăn cản làn sóng ghi ơn này của con dân nước Việt , hoặc giữ thái độ im lặng để được an toàn với quan Thày Trung Cộng. Lòng can trường và quyết chí hi sinh mạng sống của các tử sĩ VNCH nói trên quả là tấm gương sáng cho mọi người. Điều này trái ngược hẳn với thái độ và hành vi ươn hèn, và còn nối giáo cho giặc ngoại xâm của các lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt nam, và của cái gọi là Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân của Hồ chí Minh. Ngay cả đến suốt thời gian TC xua quân xâm lăng, Cộng Sản Bắc Việt cũng giữ thái độ im lặng. Một điều nực cười là trong suốt thời giam cuộc chiến xảy ra, một quan thày khác của Đảng Cộng Sản Việt nam là Liên Bang Sô Viết đã cho Đài phát thanh Mạc Tư Khoa lên án cuộc xâm lăng ấy. Và tập đoàn lãnh đạo đàn em của Hồ không nắm bắt lấy cơ hội nhờ lãnh đạo Liên Bang Sô Viết giúp đỡ để bảo vệ lãnh thổ.

Hôm nay, 19 tháng 1 năm 2014 là ngày kỷ niệm 40 năm ngày Hoàng Sa mất vào tay Trung Cộng, sau một cuộc chiến đấu anh dũng ấy của Hải quân VNCH. Để vinh danh các chiến sỹ anh hùng, đã xả thân bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ mà ông cha chúng ta đã đổ bao xương máu bảo vệ và để lại giải sang sơn gấm vóc này cho đến ngày nay. Vì đã có nhiều đoàn thể nói lại về trận chiến oai hùng này, nên chúng tôi đề nghị sẽ nói tới một số vấn đề khác nhưng có liên hệ, góp phần cắt nghĩa tấm gương sáng của các chiến sĩ ấy để nói lên ý nghĩa đích thực của sự hi sinh này. Đó là

Chủ đề I: Vài vấn đề liên quan đến Biển Đông trong đó có Hoàng Sa Trường Sa; Đó là Công Hàm Phạn văn Đồng với Tình trạng Biển Đông hiện nay.

Chủ đề II: Dự tính của Hoa Kỳ là gì giúp ngăn chặn các âm mưu bành trướng của Trung Cộng hiện nay.. Đó là Hoa Kỳ và An Ninh Á Châu.

Hôm nay, Diễn Đàn một lẫn nữa hân hoan chào đón GS Nguyễn văn Canh trong buổi Hội Luận này.

Chúng tôi có vài lời giới thiệu về GS Nguyễn văn Canh.

Cho đến năm 1975, GS Canh là Giaó sư Ban Công Pháp, Đại Học Luật Khoa, Sàigon. Ông cũng là thuyết trình viên các trường Cao Đẳng Quốc Phòng, và trường Chỉ Huy và Tham Mưu Quân Lực Việt nam Cộng Hoà. Tại Hoa Kỳ, Giáo sư nguyên là Học giả Viện Nghiên Cứu Hoover về Chiến Tranh, Cách Mạng và Hoà Bình, Đại Học Stanford, tiểu bang California và nay là Chủ Tịch Uỷ Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ .

Trước khi đi vào nội dung buổi thảo luận, xin Giáo sư nói qua về Uỷ Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ mà Giáo sư là Chủ Tịch. Cách đây 3 năm, vào dịp tháng 1, Giáo sư phát động ngày Hoàng Sa Toàn Cầu để vinh danh các chiến sĩ Hải Quân Việt nam Cộng Hoà nhân dịp Hoàng Sa mất vào tay Trung Cộng . Tại Đức, chúng tôi hưởng ứng lời kêu gọi của Giáo sư, và nhân dịp tôi có hân hạnh được biết Giáo sư. Tôi rất khâm phục về kiến thức của Giáo sư và thấy Uỷ Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ có một vai trò rất lớn và đã có đóng góp quan trọng cho dân tộc. Trước khi đi vào đề tài, chúng tôi yêu cầu Giáo sư nói qua về Uỷ Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thỏ.

GS Nguyễn văn Canh: Vào khoảng tháng 4 năm 1994, Cố Giáo sư Nguyễn khắc Kham ở San Jose, CA điện thoại cho tôi, nói rằng “ tôi có một bài báo viết nằng tiến Tàu, nói về một Hội nghị tại Đài Loan, trong đó có 10 học giả từ Hoa Lục sang và khoảng 100 học giả địa phương. Họ họp 2 ngày và cuối cùng họ lên tiếng tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa là của Hoa Lục. Họ kêu gọi Hoa Kiều trên khắp thế giới giúp đỡ họ tìm kiếm bằng chứng để chứng minh chủ quyền của người Tàu trên vùng này.” Giáo sư Kham nói thêm rằng “ lúc nào rảnh Giáo sư xuống gặp tôi về việc này”

Cố Giáo sư Kham là thầy tôi. Vì vậy, tôi ghé thăm Giáo sư để xem Giáo sư nói gì. Giáo sư Kham nói “ Chính quyền Cộng sản Việt nam là kẻ bán đất, nên họ lặng yên. Trí thức trong nước phải có một thái độ về việc này. Họ cũng im luôn. Bọn Tàu, Quốc Cộng Trung Hoa chúng chống nhau, nhưng chúng lại hợp tác với nhau về vấn đề này. Ở hải ngoại. Mình không thể ngồi yên.” Giáo sư nói rằng tôi phải lên tiếng về việc này. Tôi đề nghị Giáo sư Kham lãnh đạo và tôi sẽ theo. Giáo sư Kham nói rằng người phải làm là tôi.

Theo khuyến áo của GS Kham,, tôi triệu tập khoảng 30 trí thức đến họp vào ngày 22 tháng 6 năm 1994 tại một phòng họp thuộc Viện Nghiên Cứu Hoover Về Chiến Tranh Cách Mạng và Hoà Bình tại Đại Học Stanford, nơi tôi làm việc. Nhóm này được mệnh danh là Nhóm trí Thức Hải Ngoai lên tiếng phản bác Tuyên Cáo của các học giả người Tàu vê chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa, xác nhận chủ quyền của Việt nam về phương diện lích sử và pháp lý. Ít lâu sau, thỉnh thoảng tôi được tin qua báo chí Tàu cho biết có một học giả nọ tìm thấy một mảnh bát ở trên một đảo của Trường Sa, rồi một học giả khác thấy một mảnh lọ vỡ năm trên một đảo khác. Vì thế tôi nghĩa tới có một tổ chức thường trực để đối phó với bấn đề này. Do đó một năm sau, Uỷ Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ ra đời. Uỷ Ban này gốm GS Vũ quốc Thúc, GS Nguyễn cao Hách, LS Vũ ngoc Tuyên, LS Võ văn Quan và tôi.

Một cánh tay đắc lực của Uỷ Ban là Center For Vietnam Studies, được lập từ 1987 để tiếp sức cho tôi làm việc nghiên cứu, tồn trữ rài liệu, nay được giao thêm nhiệm vụ về Hoàng Sa- Trường Sa ( hay Biển Đông). Đến năm 2007, khi Trung cộng lập huyện Tam Sa để quản trị 2 quấn đảo này của Việt nam, Uỷ Ban Lãnh Thổ lấp thêm Uỷ Ban Hoàng Sa.

Mục đích của Uỷ Ban Lãnh Thổ là sưu tầm, đánh giá, phân tích, tổng hợp, giải đoán các tài liệu liên hệ, phổ biến và lưu trữ tại nhiều nơi, nhất là một số Trung Tâm Nghiên Cứu để cho bất cứ ai cần có thể sử dụng trong hiện tại, kể cả trong tương lai xa, như 100 năm tới. Về phổ biến, Uỷ Ban cung cấp tài liệu cho các giới chức trong chính quyển Hoa Kỳ để họ biết ( thường viết bằng Anh Ngữ). Uỷ Ban có 8 đường giấy chuyển tin bằng các phương tiên khác nhau, kể cả điện tử vào trong nước. Uỷ Ban biết rằng nhiều nơi nhận được an toàn. Các giới trong nước cần được thông tin đầy đủ, được cung cấp các bản nghiên cứu đứng đắn, như thế việc đâu tranh hữu hiệu hơn.

-Đã phổ biến 2 cuốn 1) Hồ Sơ Hoàng Sa Trường Sa và Chủ Quyền Dân Tộc, 2) Chủ Quyền Lãnh Thổ và Bành Trướng Bắc Kinh. Có hơn 30 bản đồ, và phần lớn là cổ, vẽ từ thế kỷ thứ 16, chứng minh chủ quyền Việt nam trên vùng biển này, với hơn 100 bức hình chụp cơ sở quân sự , đồ sộ được xây cất trên quần đảo Hoàng Sa và độ 40 hình chụp các căn cứ quân sự kiên cố xây trên các bãi đá ngầm, mọc sừng sững trên biển, trong số 16 đảo trong vùng quần đảo Trường Sa mà TC chiếm đoạt từ 1988. -Cũng đã phổ biến cuốn Bạch Thư về Âm Mưu Bành Trướng của Bắc Kinh với sự Đồng Loã của Đảng Cộng Sản VN. Một bản tài liệu nghiên cứu liên hệ khác như bản Phản Đối Chủ Nghĩa Bá Quyền Trung Cộng có sự tiếp tay của CSVN với các Bản Đồ về bành trướng bao coi tất cả Á Châu (ngoại trừ Nhật Bản) là lãnh thổ của chúng , và bản đồ phòng thủ trên Thái Bình Dương. Các tài liệu này đã được gửi cho các nhà lãnh đạo tối cao Liên Hiệp Quốc. ….

-Từ 1994, khoảng 60 bản tiếng về các vấn đề liên hệ đến Chủ Quyền Việt Nam trên Biển Đông và trên đất liền cũng đã được công bố….

LM Sơn Hà: Tiếp theo đây, Xin Gíao sư Canh đi vào đề tài.

GS Canh:

CHỦ ĐỀ I: CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG VÀ HIỆN TRẠNG BIỂN ĐÔNG

I. CÔNG HÀM CỦA PHẠM VĂN ĐỒNG VỀ HOÀNG SA-TRƯỜNG SA: Bằng chứng quan trọng và duy nhất mà Trung Cộng (TC) dựa vào đó để biện minh rằng chúng có chủ quyền là văn thư của Phạm văn Đồng chuyển nhượng Hoàng Sa và Trường Sa cho TC. Nó chính là nguồn gốc của mọi vấn đề tại Biển Đông hiện nay. Biện minh này của TC được công khai nhắc đi nhắc lại để công chúng và quốc tế hiểu. Một thí dụ điển hình trong tuần lễ bắt đầu ngày 14 tháng 9 năm 2008, Toà Đại Sứ Trung Cộng tổ chức một buổi lễ long trọng ngay tại Hà nội để kỷ niệm 50 năm ngày ký công hàm ấy, nhắc nhở nhà cầm quyền Hà nội và dân chúng Việt nam nhớ lại sự việc này.

NỘI DUNG CÔNG HÀM

Chúng ta biết rằng, với tư cách Thủ Tướng của Chính Phủ Hồ chí Minh, Phạm văn Đồng gửi một công hàm cho Chu ân Lai đề ngày 14 tháng 9 năm 1958 công nhận quyết định của Trung Cộng mà 10 ngày trước đó TC tuyên bố về chủ quyền của chúng trên các quần đảo này. Trước hết, tôi nhắc lại Công hàm của Phạm văn Đồng:

Thủ Tuớng Nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hoà

Thưa Đồng chí Tổng lý, Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ:

Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc. Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa trên mặt bể.

Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng./. Ngày 14 tháng 9 năm 1958.

Văn thư này được Phạm văn Đồng tự nguyện viết để trả lời Bản Tuyên Bố đơn phương của Chu ân Lai.

Bản tuyên bố của Chu ân Lai đề ngày 4 tháng 9 nói gì? Bản Tuyên bố này gồm 4 điều khoản và điều khoản I được viết như sau:

Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc về Lãnh Hải (1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Điều khoản này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Đài Loan…. và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

……………….

Tóm lại, nhân dịp xác nhận giới hạn lãnh hải mà mỗi quốc gia hải cận thường làm, Trung cộng qua Bản Tuyên cáo này lại đơn phương công khai tự nhận chúng có chủ quyền trên Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) của Viẽt nam. Đáp ứng lời tuyên bố đơn phương ấy, Thủ tướng của Viêt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Phạm Văn Đồng gởi văn thư ấy đến Thủ tướng Trung quốc Chu Ân Lai, nhấn mạnh rằng “Chính Phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tôn trọng quyết định này”. Như vậy, VC nhìn nhận Trung Cộng có chủ quyền trên 2 quần đảo ấy.

NGUYÊN NHÂN NÀO ĐƯA TỚI SỰ CHUYỂN NHƯỢNG CHỦ QUYỀN CHO TRUNG CỘNG

Đây rõ ràng là hành vi bán nước. Tại sao Lãnh đạo VC có hành vi như vậy?

Ngay từ 1979, theo Tạp Chí Kinh tế Viễn Đông số ra ngày 16/3/1979, vì công luận ngạc nhiên về sự công nhận cho Trung cộng chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa, Phạm văn Đồng đã biện minh rằng “Lúc đó là thời kỳ chiến tranh và tôi đã phải nói như vậy”. Biện minh đó lại gây thêm thắc mắc, vì lẽ trong khu vực này vào thời kỳ ấy, không có một cuộc chiến tranh nào xảy ra.

Rồi phải tới năm 1992, trước sức ép của công luận về hành vi này, Nguyễn mạnh Cầm, với tư cách Bộ trưởng Ngọai Giao của Việt nam Dân Chủ Cộng Hoà khai triển thêm lời phát biểu về ‘cuộc chiến tranh’của Đồng trong cuộc họp báo vào ngày 2 tháng 12 năm 1992, do hãng Thông Tấn VN tường thuật ngày 3 tháng 12, như sau:

“ Bản Tuyên bố trước đây của lãnh đạo chúng tôi được công bố trong hoàn cảnh sau đây: Với Hiệp Định Genève vào năm 1954, phần lãnh thổ phía Nam Vĩ Tuyến 17, gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền quản trị của chính quyền Miền Nam. Hơn nữa, Việt nam phải tập trung mọi lực lương cho mục tiêu cao nhất để chống cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ngõ hầu bảo vệ độc lập quốc gia, cần có hậu thuẫn của các bạn bè khắp thế giới. Trong khi đó, các mối quan hệ Việt Trung rất thắm thiết và hai quốc gia tin cậy lẫn nhau. Trung Hoa đã thuận cung cấp cho Việtnam một yểm trợ đồ sộ và viện trợ vô giá. Trong bối cảnh đó và bắt nguồn từ nhu cầu cấp bách kể trên, việc lãnh đạo của chúng tôi công nhận chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Hoa đòi hỏi là điều cần thiết để ngăn ngừa đế quốc Mỹ dùng các hải đảo tấn công chúng tôi, vì nó phục vụ trực tiếp cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập và tự do của tổ quốc.

Sự công nhận ấy không có dính dáng gì đến nền tảng lịch sử và pháp lý trong chủ quyền của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”

Như vậy, Nguyễn mạnh Cầm đã khai triển rõ hơn vềc cuộc “chiến tranh” mà Phạm văn Đồng nêu ra. Đó là cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ. Nhằm vào cái mà gọi là bảo vệ độc lập quốc gia, Hồ đã phải nhượng bộ theo đòi hỏi của Mao là cho Phạm văn Đồng chuyển nhượng 2 quần đảo ấy cho Mao với danh nghĩa là ngăn ngừa đế quốc Mỹ dùng hai quần đảo ấy tấn công Việt nam.

Tập San Kinh Tế Viễn Đông số ra ngày 16 tháng 3 năm 1979 kể trên nhận xét về vấn đề này: “Những gì xảy ra ngày nay có liên hệ đến 2 quần đảo chỉ là những hậu quả của sự dàn xếp mờ ám của hai người cộng sản anh em trong qúa khứ. Không một ai trong cộng đồng thế giới muốn bước vào để dàn xếp sự bất đồng giữa Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Lý do rất rõ ràng: cái công hàm ngoại giao và sự nhìn nhận của Cộng sản Việt Nam không thể nào xoá bỏ được bởi một nước nhỏ như Việt Nam, kẻ đã dùng một ‘tiểu xảo’ để lừa dối Trung Quốc. Hơn nữa, Cộng sản Việt Nam không thể nào thoát được khỏi bàn tay của Trung Quốc, trong khi họ lại phải theo cách ‘đổi mới’ của Trung Quốc để tiến lên chủ nghĩa xã hội.” “Do sự hồ hởi muốn tạo ra một cuộc chiến thê thảm cho cả hai miền Bắc và Nam, và góp phần vào phong trào quốc tế cộng sản, ông Hồ Chí Minh đã hứa, mà không có sự tự trọng, nhượng một phần đất “tương lai sẽ có” để cho Trung Quốc, dù biết không chắc gì có thể nào sẽ nuốt được miền Nam Việt Nam.

“ Vậy thì ai đã tạo ra cuộc chiến Việt Nam và sẵn sàng làm tất cả mọi sự có thể làm được để chiếm miền Nam Việt Nam, ngay cả việc bán đất? Bán đất trong thời chiến và khi cuộc chiến đã chấm dứt, Phạm Văn Đồng lại chối bỏ điều đó bằng cách bịa đặt ra việc đổ thừa cho chiến tranh”.

Frank Ching trong Tạp Chí này trong số ra ngày 10, 1994 kết luận:

“Rõ ràng là Hồ chí Minh qua tay của Phạm văn Đồng đã dâng hiến cho Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa một cái “ bánh ngọt to lớn” (món quà quá hậu hĩ) vì lúc đó Họ Hồ đang chuẩn bị xâm lăng Miền Nam. Hồ cần viện trợ to lớn và đã nhắm mắt chấp nhận mọi điều kiện Bắc Kinh đưa ra. Thật là rất dễ cho Hồ chỉ bán trên giấy hai quần đảo ấy vì vào lúc đó thuộc Miền Nam.”

Tóm lại, riêng về hai quần đảo này, thì một tay đại gian hùng như Hồ chí Minh, dù rất khôn ngoan, thành thạo dùng tiểu xảo trong mọi trường hợp, nay gặp phải Trung cộng là bậc Thày thâm độc lừa lại vì lẽ TC biết rằng Hồ đâu có làm chủ 2 quần đảo ấy vào lúc đó. Hơn nữa, Trung Cộng theo truyền thống bành trướng của của Hàn Tộc nên có thể “mai phục tường kỳ” dù mất 100 năm chờ cơ hội thuận tiện đánh chiếm “vật” ấy. Vì trí đoản, Hồ chỉ biết và quen dùng mưu thuật nhằm đạt chiến thắng nhất thời, như chỉ tìm kiếm ít lợi lộc trước mắt, nên đã bị mắc kẹt trong vụ này. Về sau, việc biện hộ rằng vì bị chiến tranh, vì cần phải bảo vệ tổ quốc chống đế quốc Mỹ xâm lăng, nên đã “tôn trọng quyết định” ấy của Mao là một sự chạy tội, phản ảnh trạng thái trí tuệ u mê của họ Hồ. Không có bóng ma chiến tranh nào, cũng chẳng có đế quốc Mỹ nào hiện diện, hay dình dập để thực hiện âm mưu xâm lăng vào lúc đó. Tuy nhiên, với “yểm trợ đồ sộ và viện trợ vô giá” cho Hồ, Mao đã đạt được cả 2 mục tiêu:

a)Thụ đắc được 2 quần đảo này một cách hoà bình. Mao không mất một giọt máu để được làm chủ. Ngược lại, Hồ và đồng bọn tỏ ra rất hồ hởi vì hưởng được món viện trợ lớn, mà không thấy mất mát gì.

b) Đánh chiếm Miền Nam, Việt nam. Thay vì phải tự mang quân xuống đánh chiếm Nam Việt Nam, Mao không làm nổi và đã dùng Hồ và đồng bọ làm lính tiền phong cho công tác này. Thực vậy, những lời giải thích của Phạm văn Đồng và Nguyễn mạnh Cầm cho thấy điều đó. Sau khi chiếm được Miền Bắc vào năm 1954, Hồ đã lập một dự án bành trướng thế lực cộng sản trên bán đảo Đông Dương trước khi tiến xa hơn. Hồ chia vùng này làm 4 chiến trường: A, Bắc Việt; B, Nam Việt; C, Miên Lào; và D, Thái Lan và Hồ lãnh nhiệm vụ tiền phong thực hiện cuộc chiến tranh này. Đây là một nghĩa vụ cao cả của người Cộng Sản quốc tế.

Trong kế hoạch này, B là Nam Việt nam, là mục tiêu đâu tiên. Hồ cần Mao gấp rút “yểm trợ đồ sộ (cần hậu thuẫn của các bạn bè khắp thế giới) và viện trợ vô giá ( tiền bạc, súng ống và các quân dụng khác…) , vì đó là “nhu cầu cấp bách.”

Mao biết rằng Nam Việt Nam là bàn đạp để Mao diến xa hơn trong chủ nghĩa bá quyền. Các lực lượng dân tộc Việt, đối kháng với bá quyền Bắc Kinh còn lại nằm ở Nam Việt nam. Mao biết rằng kẻ ngoai xâm như Mao không làm nổi. Hơn 1000 Bắc thuộc đã là những bài học tủi nhục. Cách hay nhất là dùng người bản xứ làm công việc này. Mao đã quá khôn ngoan biến Hồ và các thế hệ tay em trở thành lính đánh thuê, mà các kẻ này không ý thức được vai trò của chúng. Chính những kẻ này gây ra cuộc chiến tranh tương tàn khủng khiếp giúp Mao tận diệt các thế lực dân tộc Việt thù địch ấy. Trong cuộc chiến này, Hồ và đồng bọn đã không nương tay chém giết tàn bạo đồng bào của họ, tiêu huỷ các giá trị nền tảng của chủ nghĩa dân tộc và các sức mạnh khác chống lại Mao để bảo vệ độc lập và tự chủ của dân tộc. Nếu xét về mọi phương diện như văn hoá, xã hội, lãnh thổ, kinh tế, chính trị…., những gì đã và đang xảy ra trên tòan cõi Việt nam từ thập niên 1950 đến nay, ta có thể thấy âm mưu thực hiện mục tiêu này đã lộ rõ. Hồ và đàn em chiếm được Nam Việt nam vào tháng 4, 1975 và cho đến nay chúng vẫn còn đang nỗ lực làm tròn sứ mạng hoặc đặt ách thống trị trên lãnh thổ như xưa kia hay biến Việt nam thành một phần lãnh thổ của Hoa Lục. Liệu nhưng kẻ nội thù nảy có đạt được mục tiêu này hay không?

GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CÔNG HÀM

Liệu Công Hàm Phạm văn Đồng có giá trị pháp lý để giúp cho TC căn cứ vào đó nhìn nhận chủ quyền trên HS & TS một cách hợp pháp?

A. Về nội dung, ‘chuyển nhượng’ trong Công Hàm phải dựa trên tinh thần tự do, trong sáng, minh bạch, bình đẳng, ngay thẳng, …., ngay cả đến động lực của sự công nhận này cũng phải có tính cách chính đáng. Nếu không, hành vi này sẽ bị coi là có hà tì và sẽ trở thành vô giá trị.

a) Không ai có thể chuyển nhượng cho một đệ tam nhân cái gì mà mình không có. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa này lúc đó thuộc quyền sở hữu của Việt Nam Cộng Hòa. Vì không là chủ tài sản, VC không có quyền nhượng cho TC. Hành vi này có thể giải thích là một sự lừa đảo; Hồ có ý định đành lừa TC để được hưởng viện trợ. Ngược lại, Trung cộng biết sự lừa đảo này, nhưng đòi VC phải công khai công nhận sự chuyển nhượng. Mặt khác, đây có thể còn là một sự lạm quyền, một hành vi bất hợp pháp, vì chủ nhân ông tài sản là Việt nam Cộng Hoà, không ban cấp cho Hồ và đồng bọn quyền ấy.

b). Hồ và đồng bọn ký công nhận này trong trạng thái tinh thần u mê, không sáng suốt. Phạm văn Đồng viện cớ “vì chiến tranh nên đã phải nói như vậy”. Rồi Bộ trưởng Ngoại giao VC Nguyễn mạnh Cầm còn thêm: “chúng tôi đang dồn nỗ lực vào chống đế quốc Mỹ xâm lược.” Chiến tranh ám ảnh quá mạnh đến trí óc nên chúng mất khả năng phán đoán, vì lúc là thời kỳ toàn thịnh của VC, và không có đế quốc Mỹ nào dình dập để xâm lược, và cũng chẳng có con ma chiến tranh này đe doạ Bắc Việt. Cũng vì u mê, nên chúng mất hết khả năng nhận biết về sự hành động và hậu quả việc làm của sự công nhận ấy. Một người bình thường có thể nhìn thấy hiện nay những gì đang xảy ra ở Biển Đông. Hơn nữa, chúng u mê và mờ mắt vì TC đã chấp thuận viện trợ quá nhiều như Nguyễn mạnh Cầm nhấn mạnh “Trung Hoa đã thuận cung cấp cho chúng tôi một yểm trợ đồ sộ và viện trợ vô giá….”, để đáp ứng “nhu cầu cấp bách” là “ chống đế quốc Mỹ xâm lược để bảo vệ tổ quốc”. Cũng vì thế mà hồ hởi quá độ, say sưa và xung phong đóng vai trò của kẻ thừa sai trong âm mưu của Cộng Sản quốc tế ấy cho Mao mà không biết.

c) Lầm lẫn vì tin ở lòng tốt của TC. Cầm ca ngợi mối liên hệ ấy là “ các mối quan hệ Việt Trung rất thắm thiết, và hai quốc gia tin cậy lẫn nhau”; Bọn Hồ còn bị lầm vì tưởng “viện trợ đồ sộ và vô giá” là cho không ( bất hoàn trái) để giúp VC, đảng cộng sản anh em xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc, và đang chuẩn bị đánh chiếm Miền Nam, rồi từng bước tiến chiếm Đông Nam Á là nghĩa vụ quốc tế; mặt khác, Hồ còn có lầm lẫn khác và thiếu trí tuệ với hiểu biết nông cạn vì tưởng rằng dù có công nhận cho TC có chủ quyền nhưng “vẫn còn chủ quyền lịch sử và pháp lý.”

d) Tính chất bất bình đẳng trong hành vi này: “Yểm trợ đồ sộ và viện trợ vô giá” của đàn anh vĩ đại mồi nhử to lớn cho VC là kẻ nghèo đói, tham lam, đang có “nhu cầu cấp bách” để xâm chiếm Miền Nam. Trong bối cảnh này, Hồ đã bị buộc chấp thuận “đòi hỏi” của Trung cộng phải công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Cộng để đổi lấy viện trợ ấy. e) Động lực công nhận cũng bị dị nghị. Họ Hồ và đồng bọn đã đánh đổi đất đai của dân tộc lấy viện trợ để thực hiện một âm mưu không trong sáng của Đảng Cộng Sản Việt nam: theo đuổi mục tiêu của Cộng Sản quốc tế và dùng làm phương tiên để thực hiện một cuộc chiến tranh xâm lăng. Đó là cuốc chiến tranh huy đệ tương tàn. Và sự kiện này đã được chính Phạm văn Đồng, Nguyễn mạnh Cầm, thú nhận. Nói cho rõ hơn, như lời nhận xét của ký giả Frank Ching của Tạp Chi Kinh Tế Viễn Động đã noi ở trên rằng đây chỉ là ‘dàn xếp mờ ám’ của hai đảng Cộng Sản anh em….

Tóm lại, hành vi công nhận của VC được biểu lộ trong Công hàm này bị coi là hà tì. Do vậy, hành vi công nhận ấy không có giá trị. Và chủ quyền của Việt nam trên hai quần đảo này không thể thay đổi.

B. Giá trị pháp lý của công hàm của Phạm văn Đồng về phương diện hình thức.

Công hàm chỉ là một văn thư hành chánh, trao đổi quan điểm giữa hai chính phủ (hành pháp) của hai quốc gia. Một văn thư hành chánh như vậy lại là văn thư ấy công nhận chủ quyền như trường hợp này không có giá trị trong việc chuyển nhượng chủ quyền lãnh thổ hay lãnh hải. Muốn chuyển nhượng một lãnh thổ, luật pháp quốc tế đòi hỏi phải thục hiện bằng một hiệp ước. Để một hiệp ước có hiệu lực, trước hết, hai bên đối tác phải ký kết một văn kiện về chuyển nhương. Khi nói tới điều này, phải nói rõ trao đổi giữa hai bên như việc mua bán một vật gì đó. Dĩ nhiên, phải có tính cách chính đáng, công khai để cho công chúng hiểu biết và tham gia ý kiến. Kế đó, Quốc Hội mỗi bên phê chuẩn đúng cách văn kiện ấy. Và cuối cùng, nguyên thủ quốc gia phải ban hành đúng cách thì việc chuyển nhượng ấy mới có giá trị. Có một số quốc gia đòi hỏi một điều kiện khó khăn hơn là phải có trưng cầu dân ý của toàn dân về Hiệp ước mua bán lãnh thổ. Thủ tục như vậy biểu lộ ý chí thực sự của toàn dân về vấn đề này. Nếu không được thực hiện như vậy, hành vi ấy bị coi là hà tì và trở thành vô hiệu và bị bác bỏ..

C. Hành vi của Trung cộng là bất hợp pháp. Trong bản tuyên bố, họ Chu tự nhận TC đã là chủ 2 quần đảo ấy. Đơn phương tuyên bố làm chủ hai quân đảo như vậy là hành vi bất hợp pháp. TC không bao giờ thụ đắc hợp pháp quyền làm chủ hai quần đảo này. Việt nam đã là chủ từ cả ngàn năm nay và đang còn là chủ. TC là chủ bất hợp pháp một tài sản , thì việc ‘tán thành’/’công nhận’ của Phạm văn Đồng chẳng có giá trị gì.. D. Tuyên bố lãnh hải là 12 hải lý theo luật biển và vùng lưỡi bò. Luật biển 1982 cho phép một hải đảo được nới rộng một phần biển là thềm lục địa và khu đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý ngoài lãnh hải 12 hải lý, nghĩa là nới rộng lãnh thổ ra biển khơi. Để một hải đảo được quyền này, hải đảo ấy phải có đầy đủ điều kiện như tự sinh tồn (kinh tế) mới được hưởng qui chế ấy. Các đảo trong hai quần đảo này không hội đủ điều kiện của Luật biển 1982. Mặt khác, về phương diện địa lý, hai quần đảo này cách quá xa lục địa Trung Hoa , nhất là Trường Sa cách bờ biển Hoa Lục cả ngàn cây số không thể nào là lãnh thổ Trung Hoa. Khi Chu ân Lai tuyên bố chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa với vùng biển 200 hải lý nới rộng như trên, Trung Cộng không thể dựa vào đó để biện minh bản đồ lưỡi bò được phổ biến hồi tháng 6 năm 2006, để rồi nhằm chiếm cả Biển Đông. Hành vi ấy là hành vi của bọn bá quyền, không bao giờ có thể biện minh được.

---------------

Tóm lại, về phương diện pháp lý, Công hàm của Phạm văn Đồng là một hành vi không có giá trị. Do đó việc Trung cộng viện dẫn công hàm đó để chứng minh chủ quyền chỉ là một cái cớ không chính đáng của kẻ mạnh, theo chủ nghĩa bá quyền. Chính vì Công hàm của Phạm văn Đồng được dùng làm cái cớ để TC chiếm trọn hai quần đảo này. Nay chúng đã có hàng không mẫu hạm, chúng đã xây dựng nhiều căn cứ quân sự trên hai quần đảo để bảo vệ tài sản mà chúng đã đánh chiếm một cách bất hợp pháp trên đó, chúng đã thiết lập cơ quan hành chánh để quản trị và như vậy là chính thức sát nhập toàn bộ Biển Đông vào lãnh thổ Trung Hoa. Vậy VC phải chịu trách nhiệm về vấn đề này và ở vị trí nhà cầm quyền chúng phải làm gì để đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa? GIẢI PHÁP ĐÒI LẠI HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

Đảng Cộng Sản Việt nam phải có trách nhiệm lớn lao để mất Hoàng Sa và Trường Sa về tay Trung Cộng. Đây là một tội ác nghiêm trọng đối với dân tộc Việt, vì chúng thực hiện âm mưu bán Hoàng Sa-Trường Sa cho kẻ thù của dân tộc, và không bao giờ có thể được tha thứ.

Trước nguy cơ việc Trung Cộng chiếm hữu vĩnh viễn để làm tài sản của chúng như mọi người chứng kiến, để chuộc tội này, ít nhất, Đảng Cộng Sản Việt nam với Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam phải làm một vài việc sau đây, làm nền tảng pháp lý cho các thế hệ tương lai đòi lại, nếu không phải bây giờ, nghĩa là phải làm bằng chứng về duy trì tính cách liên tục của chủ quyền. Chỉ có Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mới có danh nghĩa làm việc này.

a). Đảng phải ra lệnh cho Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam công khai tuyên bố huỷ bỏ Văn Thư của Phạm văn Đồng và coi văn thư ấy là vô giá trị. Cũng không cần phải gửi Bản Tuyên Bố như vậy cho Trung Cộng. Hành vi này có thể có hay không cần viện dẫn lý do và tôi nhấn mạnh rằng đơn phương tuyên bố là đủ. Nếu muốn viện dẫn lý do, VC có thể nói rằng bị TC dụ dỗ như đã được TC hứa cung cấp nhiều viện trợ để xâm lăng Miền Nam; bị mê hoặc vì ý thức hệ, nên đã mù quáng công nhận; bị TC lừa dối nay mới biết rõ sự thật về mưu mô của TC; bị TC áp lực thực hiện Xã Hội Chủ Nghĩa tại Việt nam; bị quá say mê, quá hồ hởi, mất sáng suốt, vì chiến thắng mới thu được vài năm trước đó, nên không đoán trước được những gì sẽ xảy ra hàng chục năm về sau; bị áp lực (đòi hỏi của TC) phải nhượng Hoàng Sa- Trường Sa cho TC, để lập vòng đai phòng vệ , bảo vệ tổ quốc; sự công nhận này rõ ràng là bất bình đẳng, vì sức mạnh của Trung cộng; không có ý định thực sự chuyển giao chủ quyền vì nghĩ rằng VC dù có công nhận quyết định của TC về chủ quyền, vẫn còn chủ quyền lịch sử và pháp lý….

b). Phải làm hồ sơ đưa vấn đề ra Toà Án quốc tế về vụ Trung Cộng dùng võ lực xâm lăng, đánh chiếm Hoàng Sa vào năm 1956, 1974, và chiếm 6 đảo đá ngầm thuộc vùng Nam quần đảo Trường Sa vào năm 1988, và 10 đảo đá khác từ năm 1992. Trung cộng hiện đã xây biết bao công sự quân sự kiên cố để bảo vệ sự chiếm đóng vĩnh viễn của chúng. Việc nộp hồ sơ này là khởi đầu của công tác đòi lại chủ quyền. Dù tiến trình có kéo dài đi chăng nữa, ít nhất đó là bước căn bản. Uỷ Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ đã có đủ tài liệu, bản đồ, hình ảnh làm bằng chứng .

VC hãy ngưng hành vi tiếp tay cho Trung cộng củng cố và chiếm hữu vĩnh viễn Biển Đông của ông cha để lại. Đừng tiếp tục hèn nhát và che dấu sự hèn nhát ấy bằng các hoạt động bề ngoài như chỉ lên tiếng xuông như VN có chủ quyền pháp lý và lịch sử, hay loan báo mua võ khí để cho mọi người giải thích là bảo vệ lãnh thổ. Phi Luật Tân là bài học cần phải theo ngay.

c). Dĩ nhiên hai việc này là giải pháp pháp lý cần phải có, và chỉ là bước đầu của công tác phải làm để bảo vệ lãnh thổ. Kế đó phải chuẩn bị lâu dài nhiều giải pháp khác về mọi phương diện như ngoai giao, kinh tế, quân sự,…. nhất là

củng cố nội lực cho công cuộc bảo vệ lãnh thổ và đồng thời giành lại phần đất tổ mà Đảng CSVN đã để cho giặc ngoại xâm chiếm. Các điều này đã được UBBVSVTLT đòi hỏi VC phải làm nhiều lần từ trước đến nay.

Âm mưu của Hồ dẫn đến tình trạng hiện nay ở Biển Đông. Vậy tình trạng Biển Đông như thế nào?

Xem tiếp phần II

DIỄN ĐÀN

“Tiếng nói tự do của người dân Việt Nam”

Hội Luận ngày 19/1/2014 từ 12 giờ trưa đến 3 giờ 15

PHẦN II

Văn Thư của Phạm văn Đồng như tôi đã nói ở Phần I là cái cớ duy nhất để Trung Cộng biện minh cho hành động xâm chiếm Biển Đông bằng võ lực. VC đã ký giấy bán và nhận ‘tiền rồi’, lại tìm cách né tránh không giao “vật” hay Hoàng Sa và Trường Sa, nay Kẻ mua là Trung cộng mang quân xuống chiếm hay dùng sức mạnh để cưỡng hành lời cam kết. Phần I ở trên đề cập đến khía cạnh quốc tế công pháp trong việc đòi lại chủ quyền Trường Sa và Hoàng Sa của Việt nam.

Văn thư ấy đưa đến tình trạng sau đây trên Biển Đông.

(Nội dung phần này là Phần Nhận Định ( có cập nhật) của Bản Tuyên Cáo của Uỷ Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ v/v TC sát nhập Biển Đông vào Hoa Lục qua việc thiết lập Thành Phố Tam Sa. Tuyên Cáo được cựu Thiếu Tá Cảnh Sát Thái văn Hoà long trọng đọc trong buổi lễ Tổng Kết Hoạt Động của Uỷ Ban Hoàng Sa ngày 1 tháng 9 năm 2012 tại phòng Khánh Tiết, Nhà hàng Kobe, Santa Clara, CA.)

II. HIỆN TRẠNG BIỂN ĐÔNG

Ngày 23 tháng 6 năm 2012, Quốc Vụ Viện Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (TC) phê chuẩn sự thiết lập “Địa Các Tam Sa Thị”, nghĩa là lập thành phố Tam Sa và trụ sở của thành phố này nay đặt tại Đảo Phú Lâm, trên quần đảo Hoàng Sa của Việt nam. Tam Sa nguyên là địa danh một khu vực nhỏ trên đảo Hải Nam, và được dùng làm tên một huyện mà TC lập ra tại đây vào tháng 11 năm 2007, với nhiệm vụ là quản trị 3 quần đảo, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt nam. Việc nâng cấp đơn vị hành chính này từ cấp huyện lên cấp thành phố là để nêu cao tầm quan trọng của nó và cũng nhắc cho quốc tế biết nay TC thực sự sát nhập vùng lưỡi bò (Biển Đông của Việt nam) vào lãnh thổ Hoa Lục. Để chính thức hoá việc quản trị vùng biển này, TC cho thiết lập một cơ quan hành chánh, dù không có dân chúng lập nghiệp tại đây, không có một sinh hoạt kinh tế (1). Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân (ĐHĐBND) tỉnh Hải Nam, tại phiên họp lần thứ 32 ngày 17 tháng 7, 12 đã quyết định thành lập Hội Đồng Nhân Dân Thành phố Tam Sa. Đây là Cơ quan Quyết Nghị (lập pháp) gồm 45 thành viên (2), đặt tại ngôi nhà gạch hai tầng lầu (3) trên đảo Phú Lâm có nhiệm vụ ban hành luật lệ về các vấn đề trong khu vực lien hệ. Con số to lớn hội viên Hội Đồng Nhân Dân này làm nhiều người lầm tưởng các quần đảo này có một dân số rấtđông. Đồng thời, Tân Hoa Xã cho biết phiên họp đầu tiên của 'hội đồng nhân dân thành phố Tam Sa' đã kết thúc hôm thứ Hai 23/7, và đã bầu Bố Tráng, cựu Phó Tổng tham mưu trưởng Quân khu Hải Nam, làm Chủ tịch Hội Đồng và Tiêu Kiệt được cử làm Thị trưởng, đứng đầu cơ quan chấp hành của thànhphố. Ngoài ra, Hoàn cầu Thời báo cùng lúc cũng loan tin TC đang xây dựng một nhà tù và nói rõ có mục đích giam giữ các ngư dân nước ngoài mà Bắc Kinh cáo buộc xâm nhập trái phép vùng biển của chúng

Thêm vào đó, đặc biệt để cảnh giác các quốc gia trong vùng, TC loan báo quân sự hoá thành phố Tam sa. Phát ngôn viên bộ Quốc phòng TC Dương Vũ Quân cho biết là TC đã thiết lập Bộ Chỉ Huy Quân sự Tam Sa. Thái Hỷ Hồng, đại tá, được cử làm tư lệnh thành phố, và Lưu Triều Nghi, đại tá, làm chính ủy. Đại diện bộ Quốc phòng TC còn nói rằng các nhiệm vụ chính của cơ quan quân sự Tam Sa là huy động lực lượng quốc phòng, bảo vệ thành phố Tam Sa, hỗ trợ phòng chống thảm họa thiên tai. Còn các hoạt động quốc phòng trên biển (ngoài phạm vi hai quần đảo trên) vẫn do hải quân TC phụ trách (China Daily ngày 27 tháng 7, 12). Mặt khác, Đài phát thanh Quốc tế TC phổ biến bản tin nói rằng ngày 28/6, trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh, một viên chức quốc phòng là Cảnh Nhạn Sinh nói là quân đội TC đã thiết lập chế độ tuần tra bình thường để "phòng ngừa chiến tranh trên vùng biển Trường Sa", trong khuôn khổ các hoạt động bảo vệ « chủ quyền quốc gia »…. ,« quyết tâm và ý chí của quân đội Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là không thể lay chuyển. Bối cảnh mà TC tạo ra có nghĩa là những đội tuần tra sẽ ở trong tư thế sẳn sàng chiến đấu. Cảnh Nhạn Sinh nói thẳng rằng TC sẽ kiên quyết chống lại « mọi hành động gây hấn quân sự từ các nước láng giềng.”

Loan báo quyết định lập bộ tư lệnh Tam Sa và đặt quân đồn trú dưới sự chỉ huy của bộ tư lệnh ấy và nhiệm vụ của nó mang ý nghĩa là quân đội TC sẵn sàng dùng võ lực để đối đầu với các đe doạ để bảo vệ chủ quyền.

ooo

Từ thập niên 1970, sau khi chiếm quần đảo Hoàng Sa của VNCH, TC xây các doanh trại, các cơ sở, phi trường, bến tàu, lập các kho võ khí, hệ thống viễn thông… khắp nơi. Sau đây là một số kiến trúc quân sự bằng xi măng cốt sắt trên: A) Quần đảo Hoàng Sa: -Phú Lâm là trung tâm quan trọng nhất với 1 phi đạo dài 2700 m, chiều ngang rộng 120 m cho phi cơ phản lực của quân đội TC lên xuống. Vì Phú Lâm rất nhỏ, Trung cộng phải kè thêm xi măng và đá ở 2 đầu phi đạo ra biển để nới rộng thêm (vào thập niên 1970, chiều dài phi đạo là 1000 m, cho phi cơ cánh quạt sử dụng); hai hải cảng cho tàu chiến; hai toà nhà, mỗi cái có 2 tầng lầu, bãi trực thăng, 4 hồ chứa nước, mỗi hồ chứa được 5000 thước khối nước mưa (mỗi năm quân đội TC hứng được tất cả 140,000 tấn nước mưa) cho quân đội sử dụng; các cơ sở viễn thông, đài khí tượng, hệ thống radar. Doanh trại được xây cất cho cả ‘ngàn’ quân (thuỷ quân lục chiến) ra trú đóng. Về phía đông bắc, một cồn nhỏ có một con đường dẫn ra. Ở nơi đây là các kho đạn. Phú Lâm là một trong 4 đảo, Quân đội TC trong gần một thập niên qua đã bắt, giam giữ, đánh đập, cướp bóc và xử phạt tù và đòi tiền chuộc mạng đối với ngư dân Việt thuộc đảo Lý Sơn hành nghề ngoài khơi Hoàng Sa.

Không có một bóng dáng dân chúng lập nghiệp tại đây, cũng không có một sinh hoạt kinh tế nào.

-Quang Hoà, nơi đã xảy ra cuộc chiến chống xâm lăng của Trung cộng vào tháng 1, năm 1974, là đảo có một bộ chỉ huy khang trang. -Các căn cứ quân sự cũng được sây cất trên các đảo Cù Mộc, Linclon, Hữu Nhật, Quang Ảnh. Đảo Tri tôn, cách Cù Lao Ré thuộc Quảng Ngãi 123 hải lý có xây một kiến trúc viễn thông và trong năm 2012 TC cho xây một hải cảng ở đây.

B.Tại Trường Sa, hơn một chục kiến trúc quân sự, kiên cố, đồ sộ sừng sững mọc trên mặt nước tại các bãi đá ngầm nằm về phía Nam của quần đảo (xuống mải vĩ tuyến 8) như Khu Chữ Thập (5 kiến trúc), Khu Vành Khăn (4 kiến trúc), và trên bãi đá Gạc Ma, Su bi, Colin, Đá Nam, Đá Tây, Hòn Sáp Chiqua , Châu Viên ( Đá Hoa Lau) v.v. Xem Hình chụp các kiến trúc trên được in trong cuốn Bản đồ Chủ Quyền và Bành Trướng Bắc Kinh, và Cuốn Hồ sơ Hoàng Sa Trường Sa và Chủ Quyền Lãnh Thổ.

Tóm lại, tất cả các hoạt động và hành vi trên của TC được thực hiện trong một tiến trình dài để hợp thức hoá âm mưu chiếm đoạt Biển Đông của VN và nay như vậy là sát nhập Biển Đông vào lãnh thổ TC. Trong tình trạng này, TC đã tự coi Biển Đông là lãnh thổ của chúng và sẵn sàng bảo vệ bằng võ lực. ooo

Đơn phương tự nhận là chủ nhân ông trên một dải đất mà kẻ xâm lược biết rằng sự chiếm đoạt là bất hợp pháp, TC tìm cách hợp thức (pháp) hoá phần lãnh thổ ấy. Cách nào đây? Ép VC ký hiệp ước như trên vùng biên giới? VC không dám (4), dù mặc thị/

âm thầm tiếp tay cho giặc để đạt mục tiêu này. Chỉ còn cách là hành sử chủ quyền và bảo vệ chủ quyền bằng cách mua chuộc bằng tiền bạc, như vụ bauxite ở Tây Nguyên để kéo dài thời gian, hay hù doạ kể cả bằng cách phô trương sức mạnh đã chuẩn bị sẵn từ nhiều thập niên, hoặc bằng các hoạt động liên tục và kiên trì chứng tỏ hiện diện của chúng một cách thường trực, lâu dài gây sự chú ý của mọi người và lâu dần sẽ chấp nhận thực trạng này, gồm cả bằng cách khua chiên gõ mõ om sòm/ngăn chặn những ai đi qua, và tố cáo họ vi phạm lãnh thổ dù là hành nghề như đánh bắt hải sản như trường hợp ngư dân VN v.v.. Còn nữa, với tư cách là chủ nhân ông, khi cần chúng có thể đứng ra thương thảo chia sẻ quyền lợi với bất cứ ai có đủ sức mạnh đòi hỏi và loại VC ra ngoài…. Các hoạt động loại này có thể kéo dài dù nhiều năm, hay cả hàng thế kỷ cũng được và sẽ giúp cho kẻ xâm lược trở thành chủ nhân ông thực sự, bất khả tranh cãi về sau. Tuy nhiên, các hoạt động ấy không được thực hiện, khi chúng còn thấy còn yếu. Khi tự cảm thấy đủ mạnh võ lực, chúng sẽ dùng sức mạnh ấy, để đánh bại các đối thủ và trở thành kẻ chiến thắng cuối cùng.

----------------

Các hoạt động của TC trên Biển Đông để xác nhận chủ quyền. Có 2 lãnh vực hoạt động là hành sử và bảo vệ chủ quyền.

A. Hành Sử Chủ Quyền

Một mặt, vì đây là hành vi xâm lược lãnh thổ Việt nam một cách bất hợp pháp, và mặt khác vì là con đường hàng hải quốc tế chạy qua Biển Đông, nghĩa là nó có liên quan đến quyền lợi thiết yếu của nhiều quốc gia nhất là Hoa Kỳ, trong lúc này, TC lựa chọn các hành vi để hành sử chủ quyền ở một mức độ chừng mục chứng tỏ rằng chúng là chủ Biển Đông một cách hoà bình, cốt để tránh đối đầu trực tiếp về quân sự nhất là với Hoa Kỳ và thế giới. Cần có hiện diện thường trực trên Biển Đông là chính.

1). Hoạt động tuần tra, giám sát bằng phương tiện “dân sự.”

Theo Tân Hoa Xã ngày 04 tháng 07, đội tàu hải giám của TC tuần tra tại « vùng biển do TC quản trị tại Nam Hải », đã quan sát “gần”, để « thu thập chứng cứ, giữ gìn quyền lợi » đối với một số đảo và bãi đá ở miền trung quần đảo Trường Sa. Sáng 3 tháng 7, đội tàu hải giám đó cũng đã đi qua một số bãi ngầm và bãi cạn phía đông quần đảo này.

Vì là nguỵ trang, các tàu hải giám (tầu quân sự được sơn màu trắng để giảm bớt tính cách gây hấn) được công khai sử dụng để tuần tra khắp Biển Đông. Hiện nay, TC có 4 chiếc và căn cứ của chúng là đảo Hải Nam. AFP dẫn nguồn tin từ Tân Hoa Xã nói rằng đó là bốn chiến hạm của hải quân được nguỵ trang là các tàu hải giám, và thuộc quyền quản trị của Quốc gia Hải dương Cục, trực thuộc Bộ Tài Nguyên Lãnh thổ Trung Quốc, chứ không thuộc lực lượng hải quân. Trong những năm trước đây, các tàu hải giám được dùng để tuần tra, giám sát ngăn chặn ngư dân Việt bắt đánh cá. Chúng bắt bớ họ, tịch thu tàu thuyền, ngư cụ, cướp đạt hải sản đã bắt được, cướp đoạt tiền bạc, giam cầm và đưa các nạn nhân về các đảo Phú lâm, Lincoln, Hữu Nhật giam giữ, truy tố vì xâm phạm “lãnh hải”, có cả đòi tiền chuộc mạng. Chúng là tác giả nhiều vụ đánh chìm ngư thuyền Việt hành nghề trên Biển Đông, rồi bỏ chạy. Và VC không dám tố cáo, chỉ nói là tàu lạ.

Chúng không ngần ngại bắn giết ngư dân Việt.

Ngoài ra các tàu này còn hộ tống và bảo vệ ngư thuyền TC hành nghề, như ngày 15 tháng 7, 2012 vừa qua các tàu hải giám đó hộ tống một đoàn 30 tàu cá TC đến Khu Chữ Thập, phiá Nam quần đảo Truờng Sa.

TC cho biết có kế hoạch cho đến 2020 sẽ có 500 chiếc hải giám để tuần tra, thực thi pháp luật tại các vùng đánh bắt cá, bảo vệ ngư trường, bảo vệ ngư dân hành nghề, bảo vệ vùng biển và chủ quyền quốc gia cũng như giám sát các đường hàng hải, bảo vệ an ninh hàng hải. 500 chiếc này cũng hỗ trợ cho ngư dân Hải Nam nuôi cá lồng nhiệt đới ở Khu Vành Khăn.

-Nhân dân Nhật báo Trung Quốc số ra ngày 1 tháng 8, cho biết Chính phủ TC đã cho hạ thủy một tàu tuần tra mới nhất, loại 5.400 tấn. Tàu được thiết kế đặc biệt để bảo vệ "chủ quyền biển". Kế hoạch thi hành sự hiện diện của hải giám trên Biển Đông là để chứng minh chủ quyền của chúng trên vùng biển này.

Khi đưa một đoàn tàu gọi là « dân sự » của Cục Quản lý Đại dương hay của Cơ quan Ngư chính ra khơi, và tàu thuyền ấy được trang bị vũ khí nặng, có cả trực thăng, Bắc Kinh đang bền bỉ dùng chính sách « sự đã rồi » để áp đặt chủ quyền của họ. Trên bề mặt, đây không phải là “dùng bạo lực” để dành giật chủ quyền, và như vậy né tránh được đòi hỏi ấy của Hoa Kỳ.

2). Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức để ngư dân TC hành nghề thường trực trong một kế hoạch qui mô có chủ đích tại Trường Sa . - Hơn 1.000 tàu cá tại thành phố cảng Dương Giang, tỉnh Quảng Đông, hôm 1 tháng 8, đã hướng ra biển ngay sau khi lệnh cấm đánh cá kết thúc. Phó chủ tịch tỉnh Quảng Đông Liu Kun đã đến khai mạc lễ hội đánh bắt cá của tỉnh và cho biết thêm rằng hơn 14.000 tàu cá đăng ký tại tỉnh Quảng Đông đã xuất phát đến biển Đông từ ngày 1-8 (Nhật báo Trung Quốc số ra ngày 2-8) -Còn ở tỉnh Hải Nam, vào 12 giờ trưa ngày 1/8, khi lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông hết hiệu lực, ở nơi mà TC gọi là “ngư trường Tam Sa”, thì tổng cộng có 8994 tàu cá với 35.600 ngư dân Hải Nam đồng loạt đổ ra Biển Đông hành nghề. Ngay từ ngày hôm trước, 31/7, rất nhiều tàu cá Hải Nam đã tụ tập về các cảng cá ở đảo Hải Nam, chuẩn bị xăng dầu, tích trữ lương thảo. Một viên chức thuộc Sở Ngư nghiệp và Hải dương thuộc Hải Nam cho biết tất cả các cơ quan trực thuộc đơn vị này đã và đang dốc toàn lực làm công tác chuẩn bị để hỗ trợ cho ngư dân của họ đổ ra Biển Đông đánh bắt từ trưa 1/8 (Nhật báo Hải Nam ngày 1/8).

-Bản tin của Tân Hoa Xã hôm ngày 24 tháng 8, 12 loan báo tàu yểm trợ của Trung Cộng đã được đưa tới khu vực quần đảo Trường Sa để hậu thuẫn cho đoàn tàu đánh cá ấy. Đó là tàu tiếp liệu và chế biến thủy sản có tên là Quỳnh Tam Á F-8138 trọng tải 4,000 tấn của công ty Giang Hải đi từ đảo Hải Nam tới Trường Sa mới đây. Con tàu này có đủ khả năng đánh bắt trên biển, cắt lát sấy khô, ướp lạnh, đồng thời bảo đảm đầy đủ dịch vụ tiếp vận cho các tàu cá ở Trường Sa. Với khả năng tiếp viện thực phẩm, nước uống, nhiên liệu gần hơn và nhanh hơn, đám tàu đánh cá Trung Cộng tràn xuống khu vực Trường Sa từ đầu tháng 8 vừa qua có thể kéo dài thời gian trên biển thay vì phải quay về Hải Nam sớm hơn, tốn nhiên liệu, tiền bạc.

3). Các hoạt động khác để hành sử chủ quyền:

- TC dùng Tàu ngư chính để xâm phạm vào sâu trong thềm lục địa VN như cắt dây cáp tàu thăm dò dấu khí của VC như Bình Minh (cách Vũng Tàu, 180 hải lý) và Viking (cách Tuy Hoà, 140 hải lý) như hồi tháng 5 và tháng 6 năm 2011, với lý do “VC đã vi phạm lãnh hải của chúng.”

-Kêu gọi đấu thầu khai thác dầu khí trong phạm vi Thềm Lục Địa và Khu Đặc Quyền Kinh Tế của VN. Vào ngày 23 tháng 6, 2012, tập đoàn dầu khí Hải Dương CNOOC của TC phân lô (9 lô) nằm trên thềm lục địa Miền Trung và Nam của Việt Nam. Các lô trên có tổng diện tích hơn 160.000 km2, chồng lên những lô mà Việt Nam đã đánh số từ 128 đến 132, và từ 145 đến 156, và TC mời các tập đoàn quốc tế đến tham gia đấu thầu, thăm dò dầu khí. Theo Reuters trong bản tin hôm 01/08/2012, “Bắc Kinh mở ra mặt trận này nhằm áp đặt chủ quyền của mình trên vùng Biển Đông, song song với mặt trận ngoại giao và quân sự.” Vào tháng bảy vừa qua, Vương Nghi Lâm, chủ tịch tập đoàn CNOOC đã tuyên bố với báo chí rằng lời mời thầu họ đưa ra về 9 lô ngoài khơi Việt Nam đã thu hút nhiều mối quan tâm từ các công ty Mỹ, dù từ chối cho biết đó là những công ty nào…. Mới đây, ngày 28/08/2012 , CNOOC đã loan báo một quyết định khác, mời quốc tế đấu thầu thăm dò 26 lô dầu khí, đại đa số nằm ngoài vùng Biển Đông. Tuy nhiên, theo bộ Ngoại giao VC, lô dầu khí mang ký hiệu 65/12 lại “nằm cách đảo Cù Mộc thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 3 hải lý”

- TC cảnh cáo, áp lực hay đe doạ các công ty dầu khí ngoại quốc đã, đang hay sẽ thăm dò dấu khí trên thềm lục địa VN, và đòi hỏi các công ty đang hoạt động rút lui, như công ty dầu Ấn độ ONGC đang tìm dầu tại các lô 127 và 128 trên thềm lục địa VN và yêu cầu rút lui khỏi khu vực ấy, dù đã làm, đã hoạt động từ nhiều năm về trước…. Trước đây, TC đã áp lực với các công ty của Hoa Kỳ, Anh, Ý, Nga v.v.

- Ngày 29 tháng 11, 2014 vừa qua, tỉnh đảo Hải Nam ra một thông cáo cho biết các ngư phủ ngoại quốc phải xin phép đến hành nghề trong vùng Hoàng Sa, nếu không sẽ bắt giữ các thuyền đánh cá xâm nhập trái phép lãnh hải, truy tố và phạt các kẻ xâm nhập tại toà án xây trên đảo Phú Lâm. Quyết định này có hiệu lực tứ 1 tháng 1, 14.

B. Bảo vệ Chủ Quyền

TC đã chính thức loan báo TC có quyền lợi cốt lõi trên Biển Đông. Với tuyên bố này, TC coi Biển Đông là một phần lãnh thổ phải bảo vệ, kể cả bằng võ lực.

Vậy chúng trù liệu những gì để bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông của VN mà chúng chiếm đóng trước một tình thế mà cả thế giới chống đối, nhất là từ Hoa Kỳ, để có thể giữ được phần lãnh hải này? 1). Quân sự hoá Tam Sa và lực lượng quân sự cơ hữu trong phạm vi Hoàng Sa và Trường Sa được đặt dưới sự chỉ huy của Bộ Tư Lệnh quân sự của Thành Phố Tam Sa. Các cơ sở quân sự cũng thuộc Bộ Chỉ Huy Tam Sa gồm kho tàng, phi trường, hải cảng chiến cụ cùng với quân trú phòng đóng trên các đảo của quần đảo Hoàng Sa, các kiến trúc kiên cố ở Phú Lâm, Lincoln, Hữu Nhật, Hoàng Sa, Quang Hoà, Tri tôn, Cù Mộc … và trên các đảo của quần đảo Trường Sa, các kiến trúc được xây trên các khu bãi đá Chữ Thập, bãi đá Vành Khăn, các đảo đá ngầm: Giác Ma, Chigua, Subi, Hoa Lan, Châu Viên, Len Dao, Colin, ….

Đảo Phú lâm có diện tích lớn nhất trong quần đảo Hoàng sa và đang bị Trung Quốc chiếm giữ, có một vai trò rất lớn vì dủng làm "bàn đạp" thâu tóm Biển Đông. 2). Hải quân TC nằm ngoài khu vực Tam Sa có nhiệm vụ bảo vệ toàn vùng. Căn cứ hải quân Tam Á, phía Nam của Đảo Hải Nam đã được thiết lập từ lâu sẽ đóng vai trò chính, đối đầu với các lực lượng thù địch.

Với hai cầu tầu dài 800 m, đã xây xong, đủ cho 8 HKMH cùng đậu cùng một lúc, và 3 cầu tàu cho các tầu ngầm nguyên tử 094, Jin Class, trang bị hoả tiễn tầm xa, mang đầu đạn nguyên tử, hay Song S-20 trang bị hoả tiễn Yingji-8 có thể tấn công HKMH đối phương từ dưới đáy biển, căn cứ Tam Á có một hầm có thể chứa được 20 tầu ngầm 094, được dùng làm bàn đạp để yểm trợ các mũi xung kích cho cuộc chiến. Hiện nay, chúng mới có 5 chiếc. -Ngoài ra, để yểm trợ cho căn cứ Tam Á, TC vừa thành lập một lữ đoàn hoả tiễn 827 ở tỉnh Quảng Đông. Theo United Daily News của Đài Loan số ra ngày 02/07/2012 thì Lữ đoàn 827 này là một phần của chiến lược đối phó với những nước tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Bắc Kinh. 827 có các hoả tiễn Đông Phong, DF-21D và Đông Phong, DF -16. Hoả tiễn DF -21D là hoả tiễn diệt chiến hạm, có tầm bắn từ 2000 đến 3000 km, có thể bắn trúng mọi mục tiêu đang di chuyển, với độ chính xác rất cao. Còn DF- 16 là hoả tiễn mới, có tầm bắn 1.200 km, có thể tới Hà nội, vì chỉ cách xa 1,000km.

3). Hoạt động quân sự để bảo vệ chủ quyền. -Ngày 31/7, đúng dịp kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Quân đội giải phóng nhân dân, Bộ Quốc phòng TC tuyên bố thành lập "một hệ thống tuần tra trực chiến" tại các vùng biển "thuộc quyền tài phán" của TC, nghĩa là Biển Đông của Việt nam.

Đồng thời đài truyền hình Phượng Hoàng loan báo TC có các loại chiến đấu cơ cất cánh từ căn cứ không quân trên đảo Phú Lâm như máy bay ném bom JH-7 và Su-30MKK của Lực lượng Không Hải quân TC. Các phi cơ này sẽ được sử dụng để tiêu diệt mục tiêu “gây hấn” trên phạm vi Biển Đông. Phượng Hoàng còn cho biết rằng với sự trợ giúp của các máy bay tiếp nhiên liệu trên không, tầm tấn công của những chiến đấu cơ này còn có thể “tiếp cận các căn cứ của Mỹ ở Guam, Australia và Diego Garcia".

Ngoài phi trường ra, một số hải cảng cũng sẽ được xây dựng thêm trên đảo Phú Lâm và các đảo khác để yểm trợ hoạt động của các tàu hải quân cỡ lớn (bao gồm cả tàu khu trục) được Bắc Kinh điều động đến Biển Đông làm nhiệm vụ giữ chủ quyền và bành trướng.

Tàu vận tải chở khách lớn nhất TC có tên "chuỗi ngọc lục bảo Bố Hải" lớp Roro đã rời cảng Yên Đài (một cảng nằm ở bờ biển phía đông TC) xuống phía Nam. Tàu được nguỵ trang là “tàu dân sự” với trọng tải 36.000 tấn được thiết kế để có thể chở được quân nhân và phương tiện quân sự hạng nặng. Tàu dài 178m, rộng 28m, có thể chở 2.000 quân và hơn 300 chiến cụ cùng lúc. Đây là chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp này. TC đang có kế hoạch đóng 3 chiếc cùng lớp. Theo lời của giám đốc Cục vận tải quân sự thuộc quân khu Tế Nam, những chiếc tàu thuộc lớp này cho phép chuyển một số lượng lớn quân và chiến cụ. Tân Hoa Xã loan tin chiếc hàng không mẫu hạm Liêu Ninh đã trở về cảng ở Thanh Đảo ngày 1 tháng 1 năm 2014, sau khi kết thúc 35 ngày « thử nghiệm và huấn luyện » đầu tiên tại Biển Đông. Tháp tùng Liêu ninh có khu trục hạm, hội tống hạm với tàu ngầm theo đội hình giống như đội hình di chuyển của HKMH Hoa Kỳ.

Thực chất của hoạt động này là để thị uy với các nước làng giầng, nhất là Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam. Trong một bài viết cách đây khoảng 15 năm, tôi đã ghi nhận Tung cộng còn dự trù xây dựng thêm 3 HKMH nữa để thành lập 2 hạm đội Biển Xanh như chúng quảng cáo từ cuối thập niên 1990. Các HKMH này sẽ đồn trú tại căn cứ Tam Á (Du Lâm), Hải Nam. Về các kiến trúc quân sự, doanh trại, hải cảng, quân trú phòng, cơ sở thông tin viễn liên, tàu ngầm nguyên tử, kho đạn v.v., xem hình trong cuốn Chủ Quyền Lãnh Thổ và Bành Trướng Bắc Kinh. Ngày 01/07/2012 Tân Hoa Xã đưa tin Bắc Kinh đã bố trí bốn tàu hải giám tại đảo đá ngầm mang tên Đá Châu Viên do Việt Nam đòi hỏi chủ quyền tại quần đảo Trường Sa, mà phía TC gọi là đảo Hoa Dương, làm căng thẳng thêm tình hình tại Biển Đông. Đá Châu Viên, tên quốc tế là Cuarteron Reef, là một bãi đá ngầm của quần đảo Trường Sa bị quân TC chiếm đóng từ năm 1988, cùng với 5 đảo đá khác là Gạc Ma, Chiqua, Đá Ba Đầu, Len Đảo và Colin. Châu Viên là một đảo san hô, phần cao nhất ở phía bắc, có độ cao 1,5 m so với mặt biển. Kể từ năm 2011, TC đã cho xây dựng những pháo đài kiên cố và sân bãi có thế chịu đựng được sức gió với vận tốc 71 hải lý/ 130 km giờ, tức cấp 10/12 theo thang sức gió Beaufort. Bắc Kinh còn trang bị các thiết bị thông tin cao tần và siêu cao tần, radar cũng như đại bác dành cho hải quân và đại bác phòng không trên đảo. TC có thể sử dụng đảo san hô này làm căn cứ cho các chiến hạm của họ.

Tháng 1 năm 2014, Bắc kinh loan báo sẽ cho một tàu Hải Giám 5,000 tấn đậu thường trực tại Phú Lâm để đi tuần tra.

-------------

Với kế hoạch này, TC kéo dài hoạt động cả chục hay trăm năm, Biển Đông của Việt nam sẽ trở thành lãnh hải của Trung cộng; cũng như Quảng Tây, Vân nam hiện nay chỉ là một cái gì tồn tại trong ký ức của một ít dân Việt, rằng các nơi đó xưa kia là của Việt nam. Kẻ đóng góp thành quả này cho Trung Cộng phải ghi nhận là công lao họ Hồ và các thế hệ lãnh đạo kế tiếp của Đảng Cộng Sản Việt nam. Trước kia, dân tộc Việt mất Quảng Tây, Vân Nam, dân Việt còn đường tiến phía Nam. Biển Đông là không gian sinh tồn của dân Việt mà mất, thì sẽ mất tất cả. Về vấn đề này trong một bài viết cách đây nhiều năm, tôi đã nói rằng hàng chục triệu dân Việt từ Thanh Hoá xuống mãi tận Cà mâu dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN nếu sinh sống bằng nghề đánh cá phải trở thành con dân nhà Hán, treo cờ TC trên thuyền, sẽ được bình yên. Và rồi toàn thể dân tộc, đất nước Việt nam cũng sẽ trở thành một bộ phận của Đại hán.

Đó là tội ác ghê gớm của chúng ./.

Cước chú:

1). Quân đội TC xây các bể hứng nước mưa tại ven phi đạo để chứa nước từ phi đạo chảy xuống. Ngay sau khi phổ biến Phần I, một cựu sinh viên trường Cao Đẳng Quốc Phòng gọi cho tôi. Trong điện đàm, tôi có nói đến vấn đề nước uống là nhược điểm trầm trọng của quân đội Trung cộng tại Phần II, khi chúng xân dựng các công sự, chiếm đóng các đảo của Việt nam như hiện nay. Vị này có khuyến cáo là Thủ Tướng VC Nguyễn tấn Dũng nên hành động ngay. Cách đây không lâu , Dũng dám tuyên bố bảo vệ lãnh hải. Với tàu ngầm Kilo trang bị hoả tiễn tối tân và với hoả tiễn siêu thanh đặt mua cua Ấn Độ, VC có thể phá huỷ hết các kiến trúc quân sự khắp nơi một cách dễ dàng, và tiêu diệt hết quân chiếm đóng bằng cách phóng một loạt hoả tiễn trong cùng một lúc. Riêng về đảo Phú Lâm, chỉ cần phóng 6 hoả tiễn vào đoạn giữa phi đạo trên đảo Phú Lâm, các bể chứa nước sẽ vỡ hết và quân trú phòng sẽ phải đầu hàng….Đạo quân “Dân Quân Tự Vệ Biển” mà Quốc Hội VC lập ra cách đây 3 năm, chỉ việc tiếp thu các đảo ấy.

(2) Số 45 hội viên của Hội Đồng thành phố này chỉ là trò bịp bợm, đánh lừa quốc tế. Quảng cáo này làm cho người ta có cảm tưởng rằng ở các quần đảo liên hệ có tới cả triệu dân sinh sống nên có nhiều đại biểu như vậy. Thực tế trên đảo Phú Lâm chỉ có doanh trại với các ngôi nhà trệt để quân đội đồn trú. Trên các đảo khác cũng chỉ có quân nhân mà thôi. Không có nhà cửa cho dân sinh sống, và rất ít đường xá lưu thông vì các đảo quá nhỏ. (3) Văn phòng Thành Phố đặt trong toà nhà 2 tầng, là cơ sở của quân đội. Đó là 1 trong 2 toà nhà xây giống nhau được tuyên bố là văn phòng hành chánh để phục vụ dân chúng.

(4) Việc làm như vậy đã xảy ra trước đây là một thí dụ. Năm 2000, VC và TC đã ký Hiệp Ước Nghề Cá trong Vịnh Bắc Việt. Hiệp Ước có chia dôi vùng rõ rệt. Tuy nhiên, TC rất tham lam, nên đòi được thêm ‘đánh cá chung’. Mọi người hiểu là mỗi bên mang tàu bè vào lập thành một đội tàu biển để hành nghề trong vùng biển của phía bên kia, rồi chia đôi. Sau khi chót ký rồi Quốc Hội VC không dám phê chuẩn, vì lẽ TC có nhiều đội tàu cỡ lớn khoảng 200 Mã Lực hay hơn và lưới dùng để đánh bắt cá dài khoảng 60 hải lý, do 2 tàu kéo ( trawlers) ở 2 đầu lưới để vét cá. Chỉ có Trung Cộng có các tàu ấy, còn phía VC, thì chỉ có thuyền làm bằng gỗ. Ai cũng biết tàu như vậy là của TC. Một hay nhiều hạm đội to lớn hành nghề như vậy trên Biển Đông sẽ bị quốc tế phanh phui. Vì trì hoãn quá lâu, nên tháng 2 năm 2002 Giang Trạch Dân sang tận Hà nội đòi Nông đức Mạnh phải cho Quốc Hội phê chuẩn để thi hành. Mãi tới 2 năm sau Quốc Hội VC mới thông qua. So với Hiệp Ước phân chia lãnh thổ trên vùng biên giới, hiệp ước ấy được phê chuẩn trong vòng 6 tháng sau khi ký.

Xem tiếp Phần III: Hoa Kỳ và An Ninh Á Châu

PHẦN III

CHỦ ĐỀ II: HOA KỲ VÀ AN NINH Á CHÂU

Nguyễn văn Canh 

Giới hạn của bài này là nói về âm mưu bành trướng Bắc Kinh tại Á Châu. Biển Đông và một phần Thái Bình Dương là trọng điểm của âm mưu đó. Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp gì để duy trì hoà bình và ổn cố trong toàn thể khu vực và thế giới trước các thái độ hung hãn của Bắc Kinh để thực hiện các âm mưu này sẽ được đề cập ở phần sau.

 

I. CON ĐƯỜNG HUYẾT MẠCH CỦA THẾ GIỚI QUA BIỂN ĐÔNG

 VÀI CON SỐ NÊU RA TẦM QUAN TRỌNG CỦA VÙNG NÀY:

-SỐ LƯỢNG TÀU VẬN CHUYỂN QUA VÙNG BIỂN ĐÔNG:

Văn phòng Thủ tướng Mã lai cho biết: mỗi năm, có khoảng 100,000 chuyến tàu đi qua Biển Đông vào Ấn Độ Dương, chuyên chở quá ¼ lượng hàng hoá trên tòan thế giới. Theo Bộ Ngư nghiệp Mã Lai, riêng năm 2010, có trên 74,000 chuyến tàu di chuyển qua Eo Biển Malacca, chuyên chở 30% hàng hoá trên tòan thế giới, ¼ số lượng dầu hoả, tương đương với 11 triệu thùng dầu, mỗi ngày.

Con đường giao thông huyết mạch này rất quan trọng cho sự sinh tử của Nhật, Nam Hàn và Tàu về thương mại. Nam Hàn và Nhật còn tuỳ thuộc vào đó để nhập cảng dầu hoả. 

-TRỊ GIÁ GIAO THƯƠNG: Tổng số trị giá hàng hoá chuyển qua Biển Đông hiện nay được ước lượng là 5 ngàn tỉ MK/ năm. 

Trị giá giao thương riêng của Mỹ và Á Châu vào năm 2010: Qua Malacca là 1,300 tỉ, và trên toàn vùng vào năm 2014 được ước tính là 3,140 tỉ MK; Bộ trưởng Ngoai Giao Mỹ Hilary Climton cho biết Hiệp Ước Thương Mại Mỹ-Đại Hàn, năm 2011 tạo ra 70,000 việc làm.

II. ÂM MƯU ĐỘC CHIẾM BIỂN ĐÔNG & BÀNH TRƯỚNG TRÊN THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA TC.

A. Quyền lợi cốt lõi trên Biển Đông
-Tháng 3, 2010, Cui Tiankai, Thứ Trưởng Ngoại Giao, có mặt Đới Bỉnh Quốc, thuộc Quốc Vụ Viện TC, báo cho Jeffrey A. Bader and James B. Steinberg của Bộ Ngoại Giao Mỹ khi họ thăm Bắc Kinh ‘về quyền lợi cốt lõi của TC ở Biển Đông và quyền lợi này của TC tương đương với Đài Loan, Tây Tạng’ nghĩa là TC nay coi Biển Đông chính thức là tài sản của chúng. 
- Tháng 5, 2010 tại Hội Nghị Đối Thoại Chiến Lược và Kinh Tế (ĐTCL & KT), ở Bắc Kinh, ngày 24-25, Đới Bỉnh Quốc nhắc lại tuyên bố ấy với Clinton rằng họ coi Biển Đông là quyền lợi cốt lõi của TC. Đó là thông điệp chính thức thông báo cho Hoa Kỳ biết rằng việc lưu thông qua Biển Đông phải có phép của chúng, cũng như khai thác tài nguyên như tìm dò dầu hoả trong vùng Biển này sẽ bị cấm chỉ. 
-Ngày 19 tháng 8 năm 2013, khi đến thăm Mỹ, Bộ trưởng Quốc Phòng TC, tướng Thường vạn Toàn trong buổi họp báo tại Ngũ Giác Đài Hoa Kỳ nhấm mạnh: “Đùng có ai có ý nghĩ rằng Trung Quốc sẽ đánh đổi quyền lợi cốt lõi ấy của mình”  

Nhằm tiến tới mục tiêu trên, TC đã bỏ ra nhiều thập niên, nếu không nói là hơn nửa thể kỷ để chuẩn bị: 

1). Thiết lập căn bản luật pháp đơn phương coi Biển Đông là tài sản của mình từ khi TC chiếm được Hoa Lục. Vào năm 1958, Chu ân Lai công bố một văn kiện nói rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt nam thuộc chủ quyền của TC và Phạm văn Đồng gửi công hàm chấp thuận quan điểm ấy. Rồi có một Bản Đồ vẽ Biển Đông thuộc TC nhưng ranh giới chỉ nằm giữa Biển. Đến tháng 2 năm 1992, Quốc Vụ Viện TC ban hành một đạo Luật tuyên bố rằng các tầu khoa học, tàu quân sự đi qua Biển Đông phải xin phép, nếu không sẽ bị đánh chìm. Đến tháng 5 năm ấy, TC ký một khế ước với công ty dầu hoả Hoa Kỳ là Crestone có trụ sở ở Denver, Colorado về thăm dò và khai thác dàu khí tại một khu vực phía Nam Hoàng Sa, rộng 25, 000 cây số vuông.

Tháng 6, 2006, chúng phổ biến lại một bản đồ khác là bản đồ 9 đoạn hay Lưỡi Bò để xác nhận chủ quyền. Đường ranh giới Bản đồ này được nới rộng hơn bản đồ cũ: về phía Tây nằm sát bờ biển Việt nam.

Tháng 11 năm 2007, Quốc Hội TC tuyên bố thành lập huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam. Huyện này là đơn vị hành chánh quản trị 3 quần đảo: đó là Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa. Đây là hành vi sát nhập Biển Đông vào lãnh thổ Trung Hoa.

2). Hoạt động xác nhận chủ quyền trên Biển Đông của Việt nam:

 -Với CHXHCNVN: Vào năm 1956, TC mang quân xuống chiếm phần phía Đông quần Đảo Hoàng Sa là Khu Tuyên Đức. Năm 1974, chúng đưa một hạm đội xuống đánh chiếm khu Lưỡi Liềm, nằm về phía Tây quần đảo này. Lúc đó hải quân VNCH trấn giữ và cuộc giao tranh dữ dội đã xảy ra tại đảo Quang Hoà và Duy Mộng, nhưng không bảo vệ được lãnh hải này. Từ đó, quần đảo Hoàng Sa thuộc vào tay TC.

Về Trường Sa, vào năm 1988, TC đưa 4 khu trục hạm xuống Trường Sa, bất thình lình bắn giết một toán công binh VC gồm 74 người, không võ trang, đang bơi lội chuyển đồ tiếp liệu và tiếp tế cho quân đội VC đóng trên đảo đá Gạc Ma. 64 nười bị giết ngay tại chỗ. Vào lúc này, TC chiếm 6 bãi đá hay cồn thuộc Trường Sa.

Giữa thập niên 1990, vào năm 1994, Phi Luật Tân khám phá thấy có một kiến trúc bằng gỗ có cắm cờ TC, dựng tại một địa điểm phía Đông khu vực Đá Vành Khăn, gần Phi. Phi cử viên Thứ Trưởng Ngoại Giao sang TC, phản đối việc này. TC trả lời rằng đó là kiến trúc tạm thời để cho ngư dân của họ trú nắng, mưa, bão. Sau đó, Phi cho tàu hải quân ra, đặt chất nổ, phá huỷ kiến trúc ấy.

Đến giữa thập niên 2000, nhiều kiến trúc quân sự, kiên cố mọc lên từ các bãi đá ngầm của Việt nam, như Khu Vành Khăn, Chữ Thập, một số khác, như Gạc Ma, Chigua… Cho đến nay, có hơn một chục công sự như vậy đã sừng sững mọc lên, khỏi mặt nước trong khu vực. Khoảng 16 bãi đá, cồn đã bị hải quân TC chiếm đóng. Tất cả nằm về phía Nam quần đảo Trường Sa.

Từ 2007 trở về sau, TC gia tang cường độ hoạt động trên Biển Đông đặc biệt trên vùng Trường Sa để xác nhận chủ quyền của chúng: Tháng 7 năm 2007, tàu hải quân TC bắn chết một ngư dân Việt và đánh chìm vài thuyền đánh cá Việt đang hoạt động gần đảo Trường Sa của quân đảo Trường Sa trước sự chứng kiến của một tàu hải quân VC. Chúng cho hải quân tập trận, bắn đạn thật phía Bắc quần đảo Trường Sa. Chúng cho tàu Ngư Chính và các tàu hải quân nguỵ trang là tàu dân sự gia tăng tuần tra trên biển. Hàng năm, chúng cấm ngư dân Việt hành nghề trên vĩ tuyến 15 từ tháng 5 đến tháng 8, với lý do bảo vệ tài nguyên (của chúng).

Trong vòng vài năm qua, thái độ và hành động của hải quân TC tỏ ra rất hung hãn. Tháng 9 năm 2010, thao diễn quân sự qui mô trên vùng bãi đá Chữ Thập. Chúng gia tăng hoạt động đe doạ và trấn áp, bắn giết ngư dân Việt khắp vùng trên 2 quần đảo này.

Trong năm 2010, có đến 200 vụ bắt bớ ngư phủ Việt và giam tại các đảo Phú Lâm, Hữu Nhật, Lincoln, cướp hết hải sản, tịch thu các ngư cụ, đòi tiền chuộc mạng. Chúng ngược đãi như đánh đập, bắn chết ngư dân.

Hung hãn hơn là ngày 25 tháng 6, năm 2011, chúng vào thềm lục địa cắt dây cáp, tàu Bình Minh 2 của công ti quốc doanh VC đang tìm dò dầu khí trên thềm lục đia VN, cách Đại Lãnh, Tuy Hoà, 120 hải lý; rồi 2 tầu lễ sau, ngày 9 tháng 6, chúng cắt dây cáp tàu Viking 2 của VC, cách hải cảng Vũng Tàu 140 hải lý. Trong tháng 7, có một tin cho biết chúng cho tàu vào kéo một tàu dò dầu khí của VC ra khỏi nơi đang hoat động trên thềm lục địa Việt nam, nhưng VC dấu nhẹm tin này.

Rồi vài tháng sau đó, VC phổ biến tin và cho chiếu hình “tàu VC kéo Tàu TC” ra khỏi lãnh hải VN. Từ năm 2009, TC đe doạ công ty BPH của Anh đang khai thác khí đốt tại Nam Côn Sơn, doạ công ty ExxonMobil của Hoa Kỳ đòi chấm dứt khế ước khai thác dầu khí với VC.

Tháng 7, 2011, Tầu đổ bộ Airavat của Ấn Độ đến thăm Nha Trang. Trên đường trở về, vừa mới rời khỏi Nha Trang độ 45 hải lý, tầu này bị TC điện báo cảnh cáo vì di chuyển trên lãnh hải TC mà không xin phép.

Kế đó, vào tháng 9, TC phản đối công ty dầu ONCG của Ấn Độ thăm dò dầu khí hoạt động trên thềm lục địa Việt nam, dù tiếp tục thực thi khế ước đã có từ 2004…

Tất cả các hoạt động trên của TC được biện minh là ngư dân Việt, công ty tàu tìm dầu VC và ngoại quốc ….. đã vị phạm lãnh hải của TC. 

Các hoạt động của TC còn nhằm sử dụng VC như một tay sai để chiếm Biển Đông. TC đòi hỏi giải quyết chủ quyền các đảo tranh chấp bằng phương thức song phương. Với phương thức này, TC vừa mua chuộc, vừa đe doạ CHXHCNVN, để chiếm vùng biển này làm bàn đạp để bành trước xa hơn…. Chiến thuật thương thảo song phương nhằm hoá giải lập trường của Mỹ về quốc tế hoá Biển Đông và cũng để chia rẽ khối ASEAN như chủ trương của Mỹ là giải quyết vấn đề theo thể thức đa phương: một bên là TC và bên kia là tất cả các quốc gia ASEAN. 

-Với Phi Luật Tân, TC cũng có các hành vi tương tự: Vụ việc nghiêm trọng đầu tiên phải kể đến là vào ngày 25 tháng 2, 11 hai tàu cá của Philippines khi đang hoạt động cách đảo Palawan của Phi khoảng 140 hải lý đã bị một tàu chiến có hỏa tiễn điều khiển của Trung cộng dùng đạn thật bắn, đe dọa và đòi phải rời khỏi khu vực này ngay lập tức. Không lâu sau đó, vào ngày 2 tháng 3, 2 tàu hải giám khác của TC đã đe dọa và đòi một tàu thăm dò của Phi phải rời khỏi khu vực hoạt động gần Bãi Cỏ Rong ngoài khơi đảo Palawan. 

-Với Mã lai Á, tàu hải quân TC cũng dùng đạn thật đe doạ ngư phủ Mã Lai trong hải phận nước này.

B. Bành Trướng Bá Quyền ngoài Biển Đông: 

-Bản Đồ Đại Hán phổ biến năm 2010: toàn thể lục địa Á Châu đều nằm trong lãnh thổ TC, gồm toàn vùng Đông Á, ngoại trừ Nhật Bản, Đông Nam Á Châu, mà cả Trung Á như Ấn Độ, Pakistan, A Phú Hãn. 5 quốc gia nguyên thuộc Khối Liên Bang Sô Viết, nằm về phía Đông bờ biển Caspian cũng thuộc lãnh thổ TC. 

-Bản Đồ nới rộng Thái Bình Dương với hai vòng đai phòng thủ.

a) Tuyến phòng thủ “Chuỗi Đảo”: từ Nhật Bản xuống Phi. 4 quôc gia đồng minh của Mỹ là Nhật, Nam Hàn. Đài Loan và Phi nằm trong vành đai này để TC bảo vệ. 
b) Phòng thủ “Viễn Dương”. Tuyến phòng thủ này bao gồm một khu rộng lớn từ Nam Dương qua Guam xuống đến Úc Châu. TC nới rộng vành đai phòng thủ là âm mưu chiếm toàn phần phía Tây Thái Bình Dương. Với tuyến phòng thủ này, TC bảo vệ chủ quyền trên toàn vùng Thái Bình Dương này và đẩy lui lực lượng Mỹ về phía Tây, tới Hawaii. Ngoài ra, TC còn một âm mưu bành trướng về phía Ân Độ Dương với ‘ xâu chuỗi Ngọc Trai’: 6 hải cảng nằm trong xâu chuỗi này, bắt đầu từ Cao Miên, bao trùm Miến Điện, qua Banglades, Sri Lanka, đảo Cocos, Maldives, đến Pakistan. Tham vọng kiểm soát sâu chuỗi này là giúp TC kiểm soát Ân Độ Dương và đi tới Phi Châu, Nam Mỹ. Quốc gia chính đóng góp cho âm mưu này là Miến Điện.

3) Phối hợp sức mạnh quân sự, kinh tế, chính trị để đối đầu với Mỹ ngõ hầu chiếm trọn Biển Đông và bành trướng trên Thái Bình Dương.

 -Về quân sự: TC đã sản xuất được J20, Tầu ngầm JIN CLASS (094) HKMH Liêu Ninh, Đông Fong 21D; thiết lập căn cứ hải quân đồ sộ “Tam Á”ở Hải Nam với các kiến trúc quân sự đồ sộ trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa v.v

-Kinh tế & Tài chánh: Nhờ có nguồn ngoại tệ thặng dư to lớn được TC sử dụng để mua chuộc các lãnh đạo làm áp lực một số quốc gia ASEAN, đặc biệt là nhắm vào CHXHCNVN, Miên, Lào, Miến Điện để làm tay sai phục vụ mưu đồ bá quyền của Đại Hán.

III. PHẢN ỨNG VÀ CÁC ĐỐI PHÓ CỦA MỸ

-Tại Hội Nghị ĐTCL & KT ở Bắc Kinh kể trên ( tháng 5,2010), Bộ trưởng ngoại giao Hillary Clinton rất lịch sự trả lời Đới bỉnh Quốc rằng “chúng tôi không đồng ý” (khi Đới nói thẳng rằng coi Biển Đông là quyền lợi cốt lõi.). Tuy nhiên, đến tháng 6,2010, Mỹ đã khai triển ý niệm của Clinton, tại Hội Nghị Đối Thoại Quốc Phòng Shangri-la, ở Tân Gia Ba, BT Quôc Phòng Mỹ, Robert Gates tuyên bố rằng “Biển Nam Trung Hoa không những quan trọng cho các quốc gia hải cận, mà còn cho tất cả các quốc gia có quyền lợi kinh tế và an ninh ở Á Châu, do đó tự do hải hành và phát triển kinh tế đựơc tự do, không bị ngăn cản, phải được duy trì. Chúng tôi không đứng về phe nào trong việc tranh chấp chủ quyền; nhưng chúng tôi chống lại việc sử dụng võ lực và các hành động làm cản trở tự do hải hành. Chúng tôi phản đối bất cứ nỗ lực nào nhằm đe doạ các công ty dầu hoả của Mỹ hoặc các công ty của bất cứ quốc gia nào tham dự vào hoạt động kinh tế chính đáng. Tất cả các bên phải làm viẽc với nhau để giải quyết các khác biệt bằng các nỗ lực hoà bình, đa phương phù hợp với luật pháp thông dụng quốc tế. Bản Tuyên Bố về Ứng Xử ký năm 2002 là một bước quan trọng đi về hướng này và chúng tôi hi vọng rằng công việc cần thực hiện một các cụ thể sẽ được tiếp tục.” Gates còn nhấn mạnh tới tự do lưu thông trên không, trên mặt biển của cả Thái Bình Dương. Như vậy, Mỹ coi các vùng này là tài sản chung của mọi người, dù không nói tới việc sử dụng sức mạnh để bảo vệ lập trường của Mỹ. -Tháng 7, 2010, Bộ trưởng Ngoại Giao Hillary Cliton tuyên bố tại Hội Nghị ASEAN ở Hà nội, nhắc lại rằng Mỹ chia vấn đề khu vực này ra làm 2 là: vấn đề lưu thông và vấn đề tranh chấp chủ quyền các đảo trên Biển Đông.  -Về vấn đề lưu thông trên Biển Đông: Mỹ chủ trương Tự Do Lưu Thông. Mọi quốc gia đều có quyền tự do đi lại trên vùng biển này, không ai được ngăn cản. Clinton nói đây là quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ sẽ bảo vệ và có một chủ trương cứng rắn rõ rệt. -Về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên các đảo. Mỹ không đứng về phe nào. Các quốc gia phải thương thảo một cách hoà bình để xác nhận chủ quyền của họ, cấm sử dụng võ lực. Điều này đã được chấp thuận từ năm 2002 khi các bên tranh chấp ký Bản Tuyên Bố Về Cách Ứng Xử tại Cao Miên (DOC): các quốc gia ASEAN một bên và bên kia là TC. Mỹ chủ trương thương thảo đa phương để giải quyết tranh chấp về chủ quyền và đó là chủ trương quốc tế hoá Biển Đông của Mỹ. . Để thực hiện chính sách của Hoa Kỳ qua tuyên bố của Bộ trưởng Quốc Phòng Robert Gates tại Shangri-la và Bộ trưởng Ngoại Giao Hillary Clinton tại Hà nội vào tháng 8, 2010 vừa kể, Mỹ đưa ngay Hàng Không Mẫu Hạm (HKMH) George Washington vào đậu tại bờ biển VN, cửa bể Đà nẵng, đối diện với căn cứ Tam Á của TC trên đảo Hải nam, dù có mời các sĩ quan hải quân VC lên thăm tàu, chơi thể thao, thực tập cứu nạn trên biển….Sau đó, Mỹ đưa ngay một HKMH thứ hai là Ronal Reagan đến Okinawa để tăng cường cho Hạm Đội 7. Đây là hành vi thị uy về sức mạnh để thực hiện các lời tuyên bố về quyèn lợi quốc gia của Mỹ. 

Thực tế, Mỹ đã chuẩn bị từ nhiều năm trước. Người ta đã lưu tâm tới lời tuyên bố của Phó Tổng Tư Lệnh Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Hoa với China News vào 7 tháng 4, 1992, tướng Zhang Xusan về nhiệm vụ hải quân TC yểm trợ công tác khai thác vùng biển này, gồm cả bảo vệ các đảo đang có tranh chấp trong vùng Trường Sa. Vào thời gian này, Phó Đô Đốc Zhang Lianzhong, Tư Lệnh Hải quân TC loan báo với China News Services rằng Quân Ủy Trung Ương ra lệnh cho hải quân phải sẵn sàng bảo vệ lãnh hải và vùng phụ cận, vì vậy với các khai thác kinh tế các vùng biển sâu, tình thế sẽ phức tạp hơn, và công tác chiến đấu bảo vệ biển sẽ trở thành khốc liệt. Âm mưu bành trướng của Bắc Kinh không chỉ dừng ở tại Biển Đông, ở toàn Á Châu, Thái Bình Dương và còn cả ở khắp nơi trên thế giới, ngay cả Hoa Kỳ. Trong những năm gần đây, người ta đã thấy có các bằng chứng này.  Ngay từ giữa thập niên 2000, dưới thời TT Bush, Mỹ đã hợp tác với Ấn Độ: bãi bỏ cấm vận kỹ thuật nguyên tử giúp để nước này sẽ làm đồng minh trong tương lai.

Đến nay, TT Barrack Obama đã có một kế hoạch chi tiết hơn: Trong văn thư đề ngày 4 tháng 10, 2011 trả lời thư của ông Nguyễn trung Châu, chủ tịch Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị viết rằng Chính quyền của tôi đang sử dụng mọi thành tố của sức mạnh quốc gia để duy trì quốc gia của chúng ta được an toàn, thịnh vượng và tự do. Chúng tôi đã tái thiết lập quyền lãnh đạo của chúng ta trên thế giới bằng cách củng cố các mối liên minh cũ, và tôi luyện các hợp tác mới để đối phó các thách thức chung, như chặn đứng các cuộc tấn công của quân khủng bố, đảo ngược cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu…..” Tư tưởng này đã được Ông Obama nhấn mạnh tại Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN, kỳ II, họp tại Nữu Ước tháng 9, 2010: “ Với tư cách Tổng Thống Mỹ, tôi minh bạch xác nhận rằng Hoa Kỳ có mục tiêu đóng vai trò lãnh đạo ở Á Châu. Chúng tôi tăng cường các liên minh cũ. Chúng tôi củng cố các hợp tác mới. Chúng tôi tái cam kết với các tổ chức trong khu vực trong đó có ASEAN….”

 LIÊN MINH CŨ VÀ HỢP TÁC MỚI LÀ GÌ? 

  1. CHÍNH TRỊ VÀ QUÂN SỰ. Đó là chiến lược mà Hoa Kỳ hình thành một vòng cung để chế ngự Bắc Kinh. Vòng cung này bao gồm Hoa Kỳ, Ấn Độ, qua Phi, Nhật Bản, và Úc. Các đồng minh của Washington từ Đông Bắc Á đến Đông Nam Á xuống tận Nam Thái Bình Dương tham gia vào chiến lược mới với mục tiêu là ngăn chận tham vọng bành trướng của Bắc Kinh. LIÊNINVIỆ 
  2. -Với ASEAN, ngày 22/07/2009 ngoại trưởng Mỹ ký Hiệp ước bất tương xâm với ASEAN.
  3. -PHI LUẬT TÂN: Ngày 12/11/2009, Washington và Manila đã ký thỏa thuận cho phép 600 lính Mỹ đóng quân tại Phi. Từ sau loạt khủng bố ở New York vào ngày 11/09/2001, Hoa Kỳ đã viện trợ quân sự cho Philippines để chống lại các tổ chức hồi giáo cực đoan vũ trang. Nay trước tình hình mới, Phi là nước kêu gọi Mỹ viện trợ quân sự để bảo vệ nền độc lập. Tổng tư lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương đã đến Phi và cam kết hỗ trợ. Mỹ đã huấn luyện quân đội Phi từ 2 năm nay, một phi đội phản lực cơ tối tân đã được chuyển giao cho không lực Phi. TT Aquino kêu gọi Mỹ yểm trợ một phi đội thứ hai. Trong năm qua, Phi tiếp nhận một khu trục hạm và một khu trục hạm thứ hai sẽ được chuyển giao. Cả Phi lẫn Mỹ có nhắc đến nhu cầu bảo vệ Phi chiếu theo hiệp ước phòng thủ mà hai bên đã ký năm 1951. Ngoại trưởng Philippines, ông Albert del Rosario hôm 27/01/2012, tuyên bố Manila sẽ chấp nhận sự hiện diện quân sự lớn hơn của Mỹ để giúp nước này bảo vệ quyền lợi và bảo đảm hòa bình trong khu vực, trong bối cảnh căng thẳng với Trung cộng gia tăng. Ông muốn có thêm nhiều cuộc tập trận với Hoa Kỳ, cũng thông báo kế hoạch cho phép quân đội Mỹ gia tăng lực lượng đồn trú tại Philippines. Báo Bưu điện Washington ngày 26/1 cũng cho biết các cuộc hội đàm tiếp theo dự kiến diễn ra trong ngày 26 và 27/1 tại Washington trước khi có các cuộc gặp cấp cao hơn được tổ chức vào tháng 3. Một viên chức cao cấp Philippines tiết lộ: "Chúng tôi có thể lấy ví dụ các nước khác: Australia, Nhật Bản, Singapore... Chúng tôi không phải là nước duy nhất thực hiện điều này, và chỉ vì muốn có sự tốt đẹp. Tất cả những gì chúng tôi muốn là được thấy một khu vực hòa bình và ổn định. Không ai muốn đối mặt hay đối đầu với Trung Quốc". Đầu năm 2013, Phi cho biết sẽ để cho Mỹ sử dụng căn cứ Subic Bay và trong tháng 8 năm 2013 này, cuộc thương thảo cho Hải quân Mỹ đồn trú tại đó đã bắt đầu

 

  1. - NHẬT BẢN: cũng thiết lập cơ chế hợp tác với Hoa Kỳ, Australia và Ấn Độ. Mỹ, Ấn và Nhật đã quyết định hình thành một cơ chế đối thoại an ninh tay ba. Nguồn tin này được một tờ báo Ấn Độ tiết lộ ngày 1/9/2011 trích dẫn. Ngày 19/12/2011, các viên chức ngoại giao cao cấp thuộc ba nước Mỹ, Ấn và Nhật gặp nhau tại Washington để tham dự cuộc họp đầu tiên của một cơ chế đối thoại ba bên vừa được hình thành. Nhật cũng đã có nhiều động thái về nhiều mặt để bảo vệ trong trường hợp có xâm lăng. Nhật sản xuất thêm tàu ngầm, sản xuất tên lửa và đã bàn tới vấn đề tái võ trang. Nhật rất cần Mỹ hỗ trợ trong công cuộc phòng thủ Nhật. Ngày 22/04/2011, bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Toshimi Kitazawa cho rằng Nhật Bản cần tăng cường quan hệ quân sự với hai nước Hoa Kỳ và Hàn Quốc để kềm chế đà bành trướng của Trung Cộng. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật tuyên bố ưu tiên của Tokyo là làm sao cho quan hệ Mỹ - Nhật trở nên « vững như đá ». Vào tháng 12 năm ngoái, Bộ Quốc Phòng Nhật Bản đã công bố chiến lược mới về an ninh quốc gia, tập trung tiềm lực quân sự cho hải phận và không phận ở miền Nam và miền Tây, để đối phó với việc Trung Cộng đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội. Đặc biệt, theo lời bộ trưởng Kitazawa, Nhật Bản đã thảo luận với Hoa Kỳ cũng như với Hàn Quốc và Úc để tăng cường hợp tác trong lĩnh vực chống các cuộc tấn công tin học. Thông qua một chương trình hợp tác mang tên « Tomodachi » ( Hữu nghị ), hải quân Mỹ đã gởi hơn 13 ngàn quân và 16 chiến hạm, trong đó có cả hàng không mẫu hạm Ronald Reagan đến Nhật. Ông Kitazawa cũng đi thăm Washington vào tháng 6 để thảo luận về các vấn đề song phương, trong đó có việc củng cố liên minh an ninh quân sự Mỹ - Nhật. Bắt đầu từ tháng 3/2010, Nhật Bản đàm phán mua 40 máy bay tiềm kích. Boeing có hy vọng sẽ bán cho nước này các máy bay F-15 hoặc F-18 Super Hornet. Nhật Bản hiện có 16 chiếc tàu ngầm, sẽ tăng thêm từ 16 lên 22. Đầu năm 2013, Nhât loan báo hạ thuỷ một HKMH tối tân. Bên lề Hội Nghị ASEAN tại Brunei, Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật, Onodera vào 28 tháng 8, 13 tuyên bố Nhật sẽ đóng vai trò chủ chốt ở Biển Đông nếu cuộc chiến xảy ra. Trong chiều hướng này, dưới cây dù cũa Mỹ, Nhật hợp tác chặt chẽ với Phi Luật Tân. Khi công du Nhật Bản, ngày 27/9/2011, tổng thống Philippines Benigno Aquino gặp thủ tướng Yoshihiko Noda để bàn về các vấn đề an ninh, trong bối cảnh mà Manila đang tìm hậu thuẫn từ Tokyo, trong vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa một số nước Đông Nam Á với Trung Quốc. Theo báo chí Nhật hôm nay, Tokyo và Manila chuẩn bị ký một hiệp định hợp tác quân sự để tăng cường quan hệ về an ninh hàng hải. Trong một bài phỏng vấn ngày 26/9, một giới chức cao cấp của văn phòng thủ tướng Noda cho biết, hai nhà lãnh đạo Philipines và Nhật có thể xem xét khả năng tiến hành thường xuyên hơn các cuộc thao dượt chung giữa lực lượng tuần dương của hai nước, cũng như tham vấn thường xuyên hơn giữa các viên chức hải quân hai nước. Trong tháng vừa qua của năm 2013, Nhật viện trợ tầu tuần duyên tối tân cho Phi. Hồi giữa năm vừa rồi (2012), hải quân Mỹ, Úc, Nhật Bản lần đầu tiên tập trận chung tại Biển Đông. Cuối năm 2013, Nhật cho biết sẽ viện trợ cho VC một số 

- ẤN ĐỘ. Ngay từ tháng 2005, Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua Hiệp ước hợp tác về nguyên tử với Ấn Độ: bãi bỏ cấm vận nguyên tử đối với nước này là bước đầu tiên. Đến 2008, Quốc Hội Mỹ thông qua một đạo luật cho phép hành pháp cung cấp nhiên liệu vả kỹ thuật nguyên tử cho Ấn Độ. Và tháng 11, 2011, Úc cung cấp uranium cho Ấn Độ. Mỹ và đồng minh của Mỹ là Úc châu công khai khuyến khích Ấn Độ hãy thực hiện chính sách “Nhìn Về Hướng Đông” (India's "Look East" Policy). Như vậy là Mỹ chuẩn bị giúp Ấn Độ có một vai trò quan trọng tại Á Châu. Trên một căn bản qui mô hơn, Mỹ cũng đang thúc đẩy một đối thoại an ninh tay ba với Ấn Độ và Nhật Bản. Còn Nhật Bản giờ đây không ngại ngùng cho thấy ý định tăng cường liên hệ mật thiết với nước Ấn Độ. Thế liên hoàn Mỹ-Úc-Ấn-Nhật Bản hình thành. Tàu chiến Úc cũng đi lại thường xuyên hơn tại Ấn Độ Dương. Tàu chiến Úc và Ấn Độ tập trận tại Ấn Độ Dương. Riêng mặt này, Úc và Ấn Độ có một vai trò lớn trong âm mưu của TC hướng về Phi Châu và Nam Mỹ, đó là chưa kể vai trò quan trọng của Ấn trong vùng Biển Đông. Để tang cường sức mạnh, Ấn Độ đặt mua 6 tàu ngầm lớp Scorpene của Pháp. Loại tàu này cũng đang được Malaysia sử dụng. Hải quân Ấn Độ được trang bị 18 tàu ngầm hiện đại, Ấn Độ cũng đang bổ sung thêm hơn 10 tàu ngầm mới, vừa năm 2013 này, hạ thuỷ một HKMH thứ hai.
–ÚC ĐẠI LỢI. Hợp tác giữa Mỹ và Úc rất chặt chẽ. Ngày 15/09/2011 Mỹ và Úc mở cuộc đối thoại thường niên cấp bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng, tại San Francisco, Hoa Kỳ. Nhân dịp này, hai nước đã bổ xung vào bản hiệp định phòng thủ chung, được ký từ năm 1951, một lĩnh vực hợp tác mới: đấu tranh chống chiến tranh tin học. Theo giới phân tích, cuộc đối thoại thường niên lần này có mục đích xác định lại vai trò của Mỹ và Úc trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương và Nam Thái Bình Dương vào lúc Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng tại đây. Do vậy, trong thông cáo chung, Washington và Canberra chính thức kêu gọi Ấn Độ đẩy mạnh chính sách hướng sang phía đông. Đồng thời, Úc và Mỹ cũng nhấn mạnh sự cấn thiết thúc đẩy việc hình thành một khu vực kinh tế trong khuôn khổ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong đó không có Trung Quốc. Tổng thống Barrack Obama đã loan báo như trên nhân chuyến viếng thăm nước Úc trong hai ngày, bắt đầu từ 16/11/2011. Trong cuộc họp báo chung với ông Obama, thủ tướng Úc Julia Gillard cho biết là trong thời gian đầu, Mỹ sẽ gởi 250 lính thủy quân lục chiến đến miền Bắc nước Úc kể từ giữa năm 2012. Theo thủ tướng Úc Julia Gillard, việc Hoa Kỳ gởi lính thủy quân lục chiến đến miền Bắc nước Úc là nhằm tăng cường liên minh quân sự giữa hai nước. Số lính Mỹ có thể dần dần được tăng từ 250 lên tới 2.500… Trong cuộc họp báo, tổng thống Obama nhấn mạnh việc phát triển hợp tác quân sự Mỹ - Úc và chuyến công du của ông đến châu Á - Thái Bình Dương là nhằm phát ra một tín hiệu rõ ràng đến các nước đồng minh trong khu vực này. Ông tuyên bố : « Vùng này có tầm quan trọng chiến lược rất lớn đối với chúng tôi. Cho dù chúng tôi đang phải thông qua nhiều quyết định về ngân sách ở Mỹ, hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương vẫn là ưu tiên hàng đầu của tôi ». Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở phía Bắc, canh chừng tình hình bất ổn tại Biển Đông, gia tăng hiện diện quân sự tại Ấn Độ Đương, đó là những mục tiêu mà hải quân Úc phải đảm trách trong chiến lược tái phối trí quốc phòng đang được chuẩn bị. Sức mạnh đang lên của Trung Quốc được xem là mối đe dọa. Theo Reuters, hôm nay 30/01/2012, các nhà hoạch định chiến lược quốc phòng Úc thúc giục quân đội phải tăng cường lực lượng tại vùng bắc Úc, nơi có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên từ kim loại đến dầu khí. Trang bị thêm tàu tấn công và đổ bộ, Quân đội Úc cũng cần phải sẵn sàng đối phó với những bất ổn và thách thức tại Á châu, đồng thời phải gia tăng « hiện diện » tại Ấn Độ Dương. Trong khuôn khổ chuẩn bị một chiến lược quốc phòng mới cho hai thập niên tới, Úc có kế hoạch nâng lực lượng tàu ngầm lên 12 chiếc, trang bị thêm ba khu trục hạm có khả năng không chiến, mua 100 chiến đấu cơ tàng hình F35 của Mỹ. 
-MÃ LAI Á: phải mất một thời gian rất dài để Malysia có thể chính thức tham gia diễn tập quân sự chung với Hoa Kỳ. Hải quân Mỹ và Malaysia vào ngày 23/06/2013 đã kết thúc 10 ngày tập trận thường niên CARAT 2013 ngoài khơi Malaysia. Điểm nổi bật năm nay là tham gia đợt thao diễn có chiếc USS Freedom, thuộc lớp tàu cận chiến duyên hải LCS hiện đại nhất của Mỹ vừa được phái đến công tác trong vùng. Đây là chiếc tàu đầu tiên trong số 4 chiếc tàu cận chiến duyên hải được cử qua đồn trú tại Singapore trong một vài năm sắp tới. Cuộc tập trận CARAT Malaysia 2013 bao gồm các hoạt động huấn luyện trên bộ kèm theo là 4 ngày tập trận trên biển, huy động hơn 1000 lính hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ. Ngoài chiếc USS Freedom, về phía Mỹ còn có khu trục hạm USS Curtis Wilbur, tàu đổ bộ USS Tortuga, tàu cứu nạn USNS, trong lúc phía Malaysia có hộ tống hạm KD Jebat, trang bị tên lửa có điều khiển, cùng với tàu tuần tra hải dương KD Kelantan. Nay Mã lai đang tang cường quân sự: tiếp nhận chiếc tàu ngầm đầu tiên từ quân cảng Toulon của Pháp. Tàu này được đạt tên là Tunku Abdul Rahman, thủ tướng đầu tiên của Mã Lai. Một chiếc tàu ngầm khác nữa của Malaysia, mang tên vị thủ tướng thứ hai Tun Abdul Razak được giao nhận ở cảng Cartagena của Tây Ban Nha. Hai chiếc đều thuộc dòng Scorpène, có khả năng tấn công tàu và tàu ngầm của đối phương bằng tên lửa, thủy lôi và mìn từ độ sâu 200m. Sau khi được đưa vào hoạt động, hai chiếc tàu ngầm sẽ gia tăng đáng kể tiềm lực phòng thủ của Malaysia xung quanh lãnh hải của mình. Trong năm 2009, Malaysia mua 2 tàu ngầm Scorpene. Hai chiếc tàu ngầm tấn công này được đặt hàng từ năm 2002 trong chính sách hiện đại hóa toàn diện do phó thủ tướng Najib Razak và cũng là bộ trưởng quốc phòng thời bấy giờ đề ra (hiện đang là bộ trưởng tài chính và được đề cử lên làm thủ tướng). Ông khởi xướng quá trình nâng cấp quân đội bằng hợp đồng mua 18 chiếc tiêm kích Su-30MKM của Nga, tám chiếc máy bay huấn luyện MB-339CD của Ý, và bốn chiếc máy bay vận tải hạng nặng A400M của tập đoàn Airbus ở châu Âu, cùng với 48 xe tăng PT-91M của Ba Lan và nhiều võ khí cho cả không quân, hải quân và bộ binh.
NAM DƯƠNG: Trong địa hạt song phương Mỹ - Indonesia, sau 12 năm bị gián đoạn vì các vi phạm nhân quyền trầm trọng của lực lượng đặc biệt Kopassus của quân đội Indonesia dưới thời nhà độc tài Suharto, quan hệ quân sự giữa hai bên bắt đầu được cải thiện dần dần từ năm 1998, khi chế độ Suharto sụp đổ. Bước đột phá là vào tháng Bảy năm 2010, khi người tiền nhiệm của ông Panetta là Robert Gates thông báo nối lại hợp tác với lực lượng Kopassus một cách « hạn chế và dần dần từng bước ». Chuyến ghé thăm Bali lần này của bộ trưởng Panetta là nhằm đẩy mạnh thêm tiến trình hợp tác với quân đội của một nước được xem là thiết yếu cho chính sách châu Á của Hoa Kỳ. Nếu hợp tác quân sự Mỹ - Indonesia trước đây chủ yếu được thực hiện ở cấp cao, thì giờ đây, công việc này có thể mở rộng xuống thành phần trực tiếp tác chiến. Hai bên sẽ tăng cường trao đổi nhân sự, chuyên gia, cũng như tổ chức thêm các cuộc tập trận hỗn hợp. Ngoài ra, Hoa Kỳ không loại trừ khả năng bán thêm một số vũ khí cho Indonesia. Ngày 26/08/2013 Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo cung cấp 8 trực thăng chiến đấu Apache loại AH – 64E cho Indonesia. Trong cuộc họp báo tại Jakarka, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố hành động này nhằm tăng cường khả năng quân sự cho Indonesia. Hợp tác quốc phòng Hàn quốc và Indonesia cũng đã thành hình. Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin sẽ đến Indonesia trong tháng 9 tới nhằm thảo luận về việc bán tầu ngầm trị giá 1.1 tỉ đô-la; tiềm thủy đĩnh bán cho Indonesia có thể chở 40 thủy thủ và sẽ được trang bị 8 ống phóng vũ khí để có thể bắn cả ngư lôi lẫn ‘tên lửa được dẫn đường’. Các tàu này chạy bằng điện và diesel, nặng 1400 tấn. Nhận định về vấn đề này, ông Paul Burton thuộc nhóm tình báo an ninh IHS Janes, cho Radio Australia biết trong bối cảnh gia tăng tranh chấp lãnh hải giữa các nước trong khu vực hiện nay, việc mua tàu ngầm sẽ giúp Indonesia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của mình ở Biển Đông, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt. Theo ông Burton, hiện Trung Quốc có tới 60 chiếc tàu ngầm, trong khi đó Indonesia chỉ có hai chiếc đời cũ, vì vậy, Jakarta cần phải nhanh chóng tăng cường khả năng tác chiến của hải quân nước này. Trên thực tế, trong thời gian gần đây, Hàn Quốc và Indonesia đã hợp tác quốc phòng tương đối chặt chẽ và sâu sắc. Vào tháng 5/2011, Indonesia mua 16 máy bay huấn luyện phản lực T50 Golden Eagle từ Công ty Korea Aerospace Industry. Ngay từ năm 1967, Indonesia là nước đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á quan tâm đến việc sử dụng tàu ngầm qua việc mua một số tàu của Liên cũ. Đến năm 1978, Jakarta mua hai tàu ngầm chạy diesel của Tây Đức để thay thế cho tàu của Liên Xô. Năm 2012, Bộ Quốc phòng Indonesia thông báo vào năm 2020, nước này sẽ có một đội tàu ngầm bao gồm 12 chiếc. Đây là số lượng tàu ngầm tối thiểu để có thể kiểm soát được các điểm chiến lược và các tuyến ra vào quần đảo này.Hiện nay, hải quân Indonesia đã đặt mua 3 tàu ngầm U-209 của Hàn Quốc và số tàu này sẽ được trao cho Jakarta trong khoảng thời gian từ 2015 đến 2016. Bên cạnh đó, Indonesia cũng đang xem xét hai khả năng. Hoặc là mua lại các tàu ngầm cũ, lớp Kilo và tân trang lại, hoặc mua tàu mới của Hàn Quốc. 
-THÁI LAN: Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đã đến Thái Lan vào ngày 15/11/2012 nhằm tăng cường quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ và các nước trong khu vực, với một mục tiêu không nói ra là tạo thêm sức mạnh với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Đối với quân đội Thái Lan, Mỹ muốn khôi phục lại một cuộc đối thoại mang tính chất chiến lược cao hơn, nhằm bổ sung cho các mối liên lạc giữa các đơn vị quân sự với nhau.Trong bản tuyên bố chung sau cuộc họp tại Bangkok, hai đồng minh cố hữu cam kết nâng cấp liên minh quân sự giữa hai nước lên một mức phù hợp với thế kỷ 21. Lần này, Hoa Kỳ cam kết « hiện diện lâu dài trong vùng Châu Á Thái Bình Dương », và công nhận Thái Lan là một « đầu tầu khu vực ». Mỹ vẫn đều tổ chức hàng chục cuộc tập trận với Bangkok, mà đáng kể nhất là cuộc diễn tập quân sự quy mô Cobra Gold. Vào năm ngoái 2011, cuộc tập trận này đã huy động gần 13.000 binh lính đến từ 24 quốc gia. Vào đầu năm 2013, Thái Lan được Hoa Kỳ viện trợ ( cho không) 2 chiến hạm lớp Oliver Hazard Perry được Mỹ sản xuất từ năm 1975-2004. Tàu dài 124 m và có trọng tải 4.100 tấn. Tốc độ tối đa đạt 54 km/h và tàu có tầm hoạt động 8.300 km cùng thủy thủ đoàn 176 người. Các chiến hạm loại này được trang bị đồng thời cả 3 loại hỏa tiển phòng không, diệt hạm và săn ngầm. Ngoài ra, tàu còn được trang bị pháo hạm 76 mm, súng máy 40 mm và sân đỗ đủ chỗ cho 2 trực thăng đa năng. Năm 2013, Mỹ đã viện trợ cho Thái một tầu cũ. Hải quân Hoàng gia Thái, vào tháng 10/2013, thông báo sẽ mua 3 tàu ngầm trong 10 năm tới. Trước đó, do mâu thuẫn nội bộ, kế hoạch mua lại từ 2 đến 6 tàu ngầm cũ loại 206 A của Đức đã không thành. Hải quân Hoàng gia Thái, vào tháng 10/2013, thông báo sẽ mua 3 tàu ngầm trong 10 năm tới. Trước đó, do mâu thuẫn nội bộ, kế hoạch mua lại từ 2 đến 6 tàu ngầm cũ loại 206 A của Đức đã không thành.

 

 -TÂN GIA BA: Mỹ đã thiết lập một căn cứ yểm trở tại đây, và đã có 4 khu trục hạm tối tân, thuộc lớp tàu cận chiến duyên hải LCS, đồn trú thường xuyên tại nơi này. Trong thông cáo công bố 12 tháng 3, 2013, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cho biết là đang hoàn tất việc xem xét, đánh giá dự án thay thế đội chiến đấu cơ F15 và F-16 của mình bằng loại hiện đại F-35 do tập đoàn Mỹ Lockheed Martin chế tạo. F-35 là loại máy bay thích hợp với nhu cầu hiện đại hóa đội chiến đấu cơ của mình, dù chiếc F-35 đang trong giai đoạn phát triển. Trong nỗ lực hiện đại hóa quân đội của mình, vốn được xem là trang bị tốt nhất ở vùng Đông Nam Á, Singapore còn muốn thay thế đội tàu ngầm Challenger đã mua của Thụy Điển trong thập niên 1990. Hiện tại, nước này đã có 5 tàu ngầm tấn công.

Singapore tiếp tục việc mua 1 trong 2 tàu ngầm lớp Västergötland (A17.). Vào cuối tháng 11/2013, Singapore đặt mua hai tàu ngầm 218 SG của Đức, thay thế cho số tàu ngầm lớp Challenger.

MIẾN ĐIỆN:

Tháng 06/2013, Miến Điện đã thảo luận với Nga về dự án mua hai tàu ngầm lớp Kilo. Cùng tháng đó, khoảng 20 sĩ quan hải quân Miến Điện đã được huấn luyện và làm quen với tàu ngầm tại một căn cứ hải quân của Pakistan. Có nhiều dấu hiệu cho thấy Miến Điện muốn phát triển đội tàu ngầm từ nay đến năm 2015.

Về hai Bản đồ: 1) Bản đồ chiến lược ‘phòng vệ’ của Mỹ trong thế “ Củng Cố Liên Minh Cũ và Tăng Cường Hợp Tác Mới” mà Obama nêu trong thư kể trên. 2) Và Bản Đồ các vị trí đóng quân và tiếp vận của Quân Đội Hoa Kỳ. 

Hai bản đồ này cho thấy vòng vây mà Mỹ hình thành để kìm chế TC.

 Điểm chính trong chiến lược này là mỗi quốc gia phải lo tự vệ trong trường hợp kẻ bá quyền mang quân xâm lăng. Mỹ sẽ yểm trợ trong nỗ lực mà Mỹ lãnh đạo, và Mỹ không cần phải đưa quân tham chiến. Các quốc gia liên minh sẽ yểm trợ khi cuộc chiến xảy ra; Lưu ý là khi nhìn vào 2 bản đồ này, người ta thấy ngay rằng VC không được đưa vào Liên Minh mà Mỹ thiết lập để bảo vệ và như vậy là mục tiêu tấn công của Mỹ. Mỹ coi VC là một thành phần (đồng minh) của TC, ở trong vị trí mà TC sử dụng làm bàn đạp để thực hiện mưu đồ bá quyền. Điều này rất dễ hiểu là tại sao Nguyễn minh Triết trước đây đã đến găp Tổng Thống Bush xin viện trợ tàu chiến. Thỉnh cầu này bị bác với lý do luật lệ Mỹ cấm viện trợ võ khí sát thương cho quốc gia Cộng Sản. Nay Obama cũng bác thỉnh cầu viện trợ quân sự do Trương tấn Sang đề nghị khi y xin đến Hoa Kỳ trong tháng trước, dù đề nghị của Sang ngầm ý là đứng về phe Mỹ. Lý do được viện dẫn kỳ này là VC vi phạm nhân quyền. Nếu Mỹ coi VC có một vai trò quan trọng trong chính sách của Mỹ kìm chế TC, thì Mỹ chớp ngay lấy cơ hội hiếm có này mà hợp tác. Trong các trường hợp này, Hành Pháp Mỹ chỉ cần đề nghị Quốc Hội cho phép miễn áp dụng điều khoản viện trợ võ khí sát thương, thì sẽ được thông qua một cách dễ dãi (như trường hợp Nguyễn minh Triết), hay tự động coi vấn đề nhân quyền không là quyền lợi ưu tiên của Mỹ nữa là đủ (trường hợp Trương tấn Sang). Thêm vào đó cung cách tiếp đón của các Tổng Thống Mỹ, với một nguyên thủ quốc gia, nhất là trường hợp Trương tấn Sang cũng là một tín hiệu rõ rệt. 

Giải thích như thế nào về việc lãnh đạo cao nhất của ‘nhà nước’ đích thân đến xin viện trợ, nghĩa là hợp tác để trở thành đồng minh được bảo vệ, mà bị từ chối một cách rất ngoại giao theo văn hoá Tây phương này? 

Có lẽ lãnh đạo VC nay đã lờ mờ mở mắt thấy được sự thật là chúng không được Mỹ coi là kẻ có vị trí quan trọng về địa lý và có sức mạnh đánh bại (thường tự kiêu) các cường quốc hàng đầu trên thế giới trong quá khứ mà Mỹ phải cần đến chúng và để trở thành đồng minh được bảo vệ như các quốc gia khác trong vùng. Cũng có thể vì bản chất phản phúc cố hữu của chúng, và nay lại tìm cách áp dụng đường lối đi dây, lợi dụng Mỹ để hưởng lợi, nên chúng bị Mỹ lịch sự gạt ra ngoài lề. Vì thế, trong tháng 8 vừa qua chúng vội vã cử Phạm đình Minh, và Phùng quang Thanh đi Manila để tìm cách hợp tác chống TC và cùng một lúc cũng tuyên bố hợp tác chặt chẽ với ASEAN đối đầu với TC để đạt COC về Biển Đông, thay vì công khai cam kết với TC thương thảo song phương như trước. 

Điều quan trọng là lãnh đạo VC nay có vẻ ý thức được rằng việc ‘sắp hàng’ với TC kiểu này là điều nguy hiểm ngay cả đến tính mạng của chúng trong bất cứ tình thế nào, dù TC thắng hay bại thực hiện mục tiêu của chúng.

2. HỢP TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP).

Đây là một thoả hiệp toàn diện bao gồm tất cả các ‘lãnh vực’ chính yếu của nền tự do mậu dịch như trao đổi hàng hoá, xuất xứ hàng hoá, bồi thường trong mậu dịch, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm, cây cỏ vả súc vật, các rào cản kỹ thuật về thương mại, trao đổi dịch vụ, sở hữu trí tuệ, chính sách ‘cung cấp’ cho chính quyền dựa trên căn bản cạnh tranh. Đến năm 2015, sẽ gỡ bõ hết hàng rào quan thuế. Trong những cuộc đàm phán trước khi ký TPP, các đối tác đều thỏa thuận mục tiêu của TPP là tập hợp kinh tế các quốc gia thành viên – phát triển cũng như đang phát triển – thành một cộng đồng thương mại tự do duy nhất, không còn hàng rào quan thuế. Cộng đồng này sẽ gồm 800 triệu người, nắm 40% kinh tế thế giới với 2 nước chủ chốt là Mỹ và Nhật, siêu cường thứ nhất và thứ 3 trên thế giới.
Nhưng Mỹ cũng đặt điều kiện là các đối tác trong TPP: 

-phải tuân theo những quy định về mậu dịch, về xuất xứ hàng hóa, về rào cản kỹ thuật và về trao đổi dịch vụ. 

-Những đối tác nằm trong TPP phải tôn trọng những luật lệ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ các sáng kiến và phải minh bạch trong chính sách cạnh tranh.
-Cũng trong khuôn khổ TPP, những khế ước ký với các chính phủ phải có những điều khoản: -bảo vệ công nhân, bảo vệ môi trường và công việc làm phải phù hợp với nhân phẩm. -Dòng giao lưu tự do của ngành thông tin (báo chí, truyền thông) cũng phải được khuyến khích.

Khó mà không thấy là TPP, tuy được coi là hậu thân của P4, nhưng thật ra chỉ là sáng tác của Mỹ. TPP còn có mục đích ngăn chặn bành trướng Trung Quốc về kinh tế và quân sự ở Tây Thái Bình Dương. 

Tóm lại, Mỹ đặt điều kiện là các đối tác trong TPP phải tuân theo những quy định về mậu dịch, về xuất xứ hàng hóa, về rào cản kỹ thuật và về trao đổi dịch vụ. Những đối tác nằm trong TPP phải tôn trọng những luật lệ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ các sáng kiến và phải minh bạch trong chính sách cạnh tranh…..Có những ràng buộc rất kỹ đối với các đối tác.

TC bị dồn vào thế lưỡng nan: Gia nhập thì hệ thống quốc doanh độc quyền dựa trên nền kinh tế thị trường tự do không còn tồn tại và đưa đến nguy cơ chế độ tan rã. Còn, đứng ngoài thì thèm, vì nhu cầu tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của 800 triệu dân trong khu vực quá hấp dẫn. Những gì qui định trong Hiệp Ước đều là những cái mà gian manh TC đang làm sẽ bị tuyệt đối cấm chỉ: từ gian lận trong thương mại, thực phẩm có chứa chất độc, ăn cắp sáng quyền, công nhân bị bóc lột, tù nhân “lao cải” sản xuất hàng hoá để xuất cảng, báo chí bị bịt miệng, đàn áp nhân quyền, tước đoạt tài sản của dân, quốc doanh độc quyền trong mọi lãnh vực, không có cạnh tranh, cấm cản tư nhân tham dự cuộc chơi…

Chính nhờ thói gian manh cố hữu của con nhà Hán này mà TC có thặng dư mậu dịch với Hoa Kỳ. Năm 2011, thặng dư này xuống còn 160 tỉ MK (từ 270 tỉ năm 2010). Khi TPP bắt đầu thực sự hoạt động, thì hàng hoá, dịch vụ trong khối sẽ được tự do lưu thông. Lúc đó, hàng hoá và dịch vụ TC sẽ không còn được xuất cảng nhiều như trước nữa, mất một thị trường gồm 800 triệu dân, nhất là khó có thể xâm nhập vào khối này. Tình trạng này sẽ đưa TC vào thế lâm nguy: hàng trăm triệu công nhân sẽ không có việc làm, như trường hợp 300 triệu nông dân TC di cư đến các thị xã làm công nhân như hiện nay v.v. và đây bắt đầu một nguy cơ lớn về xã hội xảy ra ngay trong nội bộ TC, từ đó đi tới tan rã.

PHẢN ỨNG CỦA TC. 

Ý thức được kế hoạch phản ứng của Mỹ rất qui mô và quyết liệt, và có tính cách toàn diện, nên tại Hội nghị Thượng Đỉnh Đông Á, ở Bali vào ngày thứ Bảy ( cuối tháng 11,12), Ôn gia Bảo nhìn nhận rằng Ôn không nêu vấn đề “thương thảo đa phương về Biển Đông” tại Hội nghị dù ngày hôm trước Ôn con hung hăng tuyên bố rằng các thế lực bên ngoài đừng xen vào cuộc tranh chấp nội bộ các quốc gia ASEAN và TC. Ôn còn thêm rằng thật là “vô lễ nếu không đáp ứng các quan tâm của các quốc gia láng giềng của tôi về yêu sách này”. Yêu sách ấy là 17 trong số 19 nguyên thủ quốc gia tham dự Hội Nghị, về hùa với Obama, tự lên tiếng đòi hỏi giải quyết vấn đề Biển Đông bằng hội nghị đa phương, thay vì đơng phương như TC khăng khăng đòi hỏi từ trước đến nay. Hơn thế nữa, vào ngày 19 tháng 11, tại Hội Nghị, Ôn còn xin gặp riêng TT Obama để nói về vấn đề này. Tại sao Ôn gia Bảo lại có sự thay đổi đột ngột và có tính cách quị lụỵ như vậy? Đó là 17 trên 19 nguyên thủ quốc gia tham dự Hội nghị tự lập thành liên minh với Mỹ, và nhất là vì Obama tuyên bố 2 điều trước ngày hội ngh bắt đầu: Mỹ lập căn cứ quân sự ở Darwin để bảo vệ Đông Nam Á và đầu tháng 12 năm đó, cử Hillary Clinton sẽ thăm Miến Điện- một cử chỉ tiến tới lập liên minh với nước này.

IV. TÌNH HÌNH SẼ DIỄN BIẾN RA SAO?

Trong vài năm qua, TC đã thể hiện các hành vi hung hãn trong âm mưu bá quyền của chúng trên Biển Đông. Đây chỉ là bước đầu. Đi xa hơn, chúng còn chuẩn bị thực hiện hành vi “khoanh vùng” chiếm trọn Á Châu và đồng thời xác nhận chủ quyền trên toàn vùng phía Tây, Thái Bình Dương, đẩy lùi ảnh hưởng của Hoa Kỳ về Hawaii qua bản đồ Đại Hán và bản đồ với hai vành đai phòng thủ Thái Bình Dương. Nhìn xa hơn, chúng còn mơ mộng đặt ách thống trị trên tòan thể thế giới và Hoa Kỳ là mục tiêu chính để tiêu diệt. Trở thành một cường quốc trên biển là bước khởi đầu. Hai con đường quan trọng giúp cho TC thực hiện âm mưu bá quyền trong giai đoạn này: Miến Điện với chế độ độc tài quân phiệt, một cửa ngõ tiến ra Ấn Độ Dương, với “Xâu Chuỗi Ngọc Trai” đã được phác hoạ, và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam với Đảng CSVN đặt dưới sự khống chế của TC trở thành tay sai giúp quan thày kiểm soát Đông Nam Á, làm bàn đạp tiến xa hơn trong đó có cả Thái Bình Dương.

- Nay Miến Điện sáng suốt, nhìn thấy vấn đề và quyết tâm từ bỏ quyền lợi cá nhân của tập đoàn độc tài quân phiệt để hợp tác với Mỹ, và nước này đang chuyển đổi rất mạnh tiến tới dân chủ và như thế mắt xích trong xâu chuỗi này đã thấy bị vỡ và đứt đoạn. Ngoài ra, Hải cảng Iles Cocos ở ngoài khơi Miến Điện nay Mỹ đang xây dựng căn cứ hải quân ở đó. Con đường này đã rõ rệt đang vượt khỏi tầm tay của TC.

- Với VC, tập đoàn lãnh đạo Đảng CSVN gần như đã bị TC khống chế bằng nhiều thủ thuật khác nhau, nên không dám dứt khoát thoát khỏi nanh vuốt của Đảng CS Bắc Kinh, vì thế chúng đứng ở vị trí ‘nửa nọ nửa kia’. Tuy nhiên, vì quyền lợi riêng tư của nhóm lãnh đạo, chúng vẫn cam tâm thi hành mệnh lệnh của kẻ thù dân tộc với những động thái của những kẻ làm Thái Thú cho ngoại bang trong chính sách bành trướng của kẻ thù này: tiếp tục các nỗ lực dâng hiến đất đai, biển đảo, kể cả tổ quốc VN, trong khi đó hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đã liên minh với Mỹ để bảo vệ chủ quyền và độc lập, chống lại Bá quyền bành trướng Bắc Kinh- một kẻ thù của các dân tộc trên thế giới độc ác, gian manh và tàn bạo. Liệu Đảng CSVN có cả gan và có khả năng tìm cách thoát khỏi vòng ‘cương toà’, nay đã dầy đặc và xen kẽ ở mọi cấp chính quyền VC, nhất là qua cơ cấu của Đảng CS VN mà quan Thày của chúng từ thời khởi đầu của Hồ chí Minh đã dày công xây dựng khắp nơi trên lãnh thổ VN qua mọi cấp trong nhiều lãnh vực sinh hoat quốc gia như hiện nay?

- Với Mỹ, vòng vây kìm chế kẻ bá quyền Bắc Kinh càng ngày càng chặt. Trong tháng 11 năm qua(2012_, một căn cứ quân sự khác đuợc thiết lập tại Darwin, Bắc Úc Đại Lợi. Ngoài ra, một điểm cũng cần nhấn mạnh thêm trong lãnh vực tiếp vận: Mỹ có khả năng thiết lập các căn cứ tiếp vận nổi to lớn, trên biển để hỗ trợ cho một cuộc chiến ở xa; hải quân Hoa Kỳ tiếp tục cải tiến bằng các du nhập kỹ thuật cao vào các tầu chiến để thay thế cho thuỷ thủ đoàn “khổng lồ” mà trước đây vẫn được sử dụng để dành chỗ cho tiếp liệu ngay trong mỗi HKMH. Vào đầu thập niên 1980, một HKMH phải dùng tới 16,000 thuỷ thủ. Giữa thập niên đó, số thuỷ thủ rút xuống còn 6,000 người nhờ tiến bộ khoa học và kỹ thuật học; ngày ngay, chỉ cò 4,600 người và khả năng tác chiến cao hơn, vì võ khí tối tân hơn. Các HKMH này là một thành phố đồ sộ tự hoạt động trên biển trong nhiều tháng. Mỹ đang tiến tới sử dụng lại căn cứ quân sự tại Subic Bay. Tháng 8, 2013 Phi đã loan báo việc này. Các căn cứ quân sự cũ của Mỹ tại Á châu được củng cố như ở Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan, Tân Gia Ba. Và Mỹ đã phát triển thêm căn cứ mới là Guam (1). Từ khỏang hơn 3 hay 4 năm về trước Hoa Kỳ đã biến đổi căn cứ quân sự này thành một căn cứ tiếp vận đồ sộ cho hải lực không quân. Hiện nay HK đã đưa ít nhất hai phi đội máy bay tiềm kích tối tân nhất đến đồn trú, chưa kể đến phi đội B52 có sẵn ở đó. Căn cứ tiếp vận đồ sộ này là nguồn tiếp liệu quan trọng về quân dụng và các loại võ khí. Ở đây tôi không đề cập tới võ khí trong kế hoạch phòng thủ SDI của Mỹ. Kế hoạch này đã làm cho Liên Bang Sô Viết sụp đổ vào ngày cuối thập niên 1980.

Trước sức tàn phá ghê gớm của sức mạnh quân sự của Mỹ, trong những năm tới, TC đi con đường nào? Chắc chúng không từ bỏ tham vọng. Chúng đang lựa chọn con đường “mềm” song song với sự phô trương sức mạnh, đồng thời tiếp tục bành trướng thế lực quân sự, gồm cả chiến tranh “tin học”, chờ đợi thời cơ, dù phải mất 50 năm hay hơn để hạ kẻ thù hàng đầu của chúng là Mỹ. Liệu tham vọng ấy có giúp chúng thành công không hay chính đó lại là nguyên nhân bị huỷ diệt?

Bản đồ có các ngôi sao gồm các cứ điểm lập vòng đai bao vây của Mỹ nhằm triệt tiêu hai chiến lược khoanh vùng bành trướng của TC: a) phòng thủ ‘chuỗi đảo’ và phòng thủ ‘viễn dương’, b) chiến lược ‘xâu chuỗi ngọc trai’ ( phía Ấn Độ Dương).

21 Tháng Mười Một 2017(Xem: 4929)
-Hoàn Cầu Thời báo phỏng vấn Ts. Vũ Cao Phan
27 Tháng Bảy 2017(Xem: 5549)
- Văn Hóa phỏng vấn Nhà báo Bùi Tín. - Văn Hóa Phỏng vấn Gs Lê Xuân Khoa.
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 6117)
Liên tiếp trong mùa Hè - Thu năm nay, ngày 17-18/8 năm 2016 và ngày 14-15/11 năm 2016, Nha Trang là nơi tiếp đón hai cuộc hội thảo Quốc tế về biển Đông ở Nha Trang. Ảnh bên: ông Phạm Gia Khiêm nguyên Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng bộ Ngoại giao (phải) và ông Lê Công Phụng nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ VN tại Hoa Kỳ cùng tham dự hội thảo.- Nha Trang 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông. - Phỏng vấn Ts Phạm Đăng Phước, Ts Trang Sĩ Trung và Ts Trần Công Trục, Ts Nguyễn Chu Hồi, Gs Nguyễn Mạnh Hùng.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 5133)
Nha Trang 14/11/16: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông kỳ VIII
25 Tháng Chín 2016(Xem: 6497)
Nha Trang 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông NHA TRANG (VH 18/8/2016) - Kết thúc sau 3 ngày hội thảo quốc tế về biển Đông; sáng 18/8, phái đoàn tham dự được ban tổ chức mời đi tham quan Viện Hải Dương học ở thành phố biển Nha Trang và đặc biệt biệt quân cảng Cam Ranh. XEM THÊM: - Hình ảnh Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thăm Cam Ranh 2012. - Nga đón gió Cam Ranh trước Mỹ hay Mỹ không cần Cam Ranh? - “Ai chiếm được Cam Ranh, kẻ đó sẽ chiếm được một nửa Trung Quốc”. - Phỏng vấn và các bài tham luận của các diễn giả.
04 Tháng Chín 2016(Xem: 6179)
Nha Trang 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông Phần I/ Các bài Phỏng vấn của Văn Hóa. Phần II/ Các bài tham luận của Diễn giả. Phần III/ Văn bản Đồng thuận.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 8958)
Đặc biệt của Văn Hóa Online-California 18/8/2016 Phần I/ Các bài Phỏng vấn của Văn Hóa. Phần II/ Các bài tham luận của Diễn giả. Phần III/ Văn bản Đồng thuận. LTS: Trong ba ngày Hội thảo Quốc tế 16 - 18/8/2016 về tình hình Biển Đông tại khách sạn InterContinental thành phố biển Nha Trang, do thời gian thảo luận rất ít và rất đông phóng viên trong nước tham dự, Văn Hóa gặp được các các quí vị: Tiến sĩ Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng và Tiến sĩ Trang Sĩ Trung, Hiệu trưởng trường Đại học Nha Trang - đồng trưởng ban tổ chức; Tiến sĩ Trần Công Trục, Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi, Tiến sĩ Nguyễn Quí Bính , Tiến sĩ Ngô Hữu Phước đến từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng đến từ Hoa Thịnh Đốn, Tiến sĩ Ngô Vĩnh Long đến từ Đại học Maine Hoa Kỳ - trao đổi với các quí vị trên ít hàng. Mời quí bạn đọc theo dõi. (VH) XEM THÊM: - 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông tại Nha Trang, Việt Nam. (Thăm Viện Hải Dương và quân cảng Ca
23 Tháng Tám 2016(Xem: 6583)
Nha Trang: "Đặc biệt của Văn Hóa-California" LTS: Trong ba ngày Hội thảo Quốc tế 16 - 18/8/2016 về tình hình Biển Đông tại khách sạn InterContinental thành phố biển Nha Trang, do thời gian thảo luận rất ít và rất đông phóng viên trong nước tham dự, Văn Hóa gặp được Tiến sĩ Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng, Trưởng ban tổ chức ba ngày hội thảo; Tiến sĩ Trang Sĩ Trung, Hiệu trưởng trường Đại học Nha Trang và tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ VN - trao đổi với các quí vị trên ít hàng, mời quí bạn đọc theo dõi:
21 Tháng Tám 2016(Xem: 6713)
(VH) - Không thể phủ nhận lần đầu tiên sau phán quyết của tòa thường trực La Haye hôm 13/7/16 về Biển Đông, VN đã tổ chức quy mô 3 ngày hội thảo hội tụ hơn 30 diễn giả quốc tế trong và ngoài nước với sự tham dự của hàng chục cơ quan truyền thông báo chí tại thành phố biển Nha Trang từ ngày 16-18/8/2016; tuy nhiên, hội thảo đã thiếu một yếu tố quan trọng: tính phản biện. Đại diện báo Văn Hóa-California tham dự hội nghị - ghi nhận và phỏng vấn một số ý kiến qua các học giả.
18 Tháng Tám 2016(Xem: 6268)
(VH) - Lần đầu tiên sau phán quyết của tòa thường trực La Haye hôm 12/7/16 về Biển Đông, VN đã tổ chức quy mô 3 ngày hội thảo hội tụ hơn 30 diễn giả quốc tế trong và ngoài nước với sự tham dự của hàng chục cơ quan truyền thông báo chí tại thành phố biển Nha Trang từ ngày 16-18/8/2016. Đại diện của báo Văn Hóa-California tham dự hội nghị này.