Đọc Sách Nhà Nước Xích Quỷ Từ Huyền Thoại Tới Hiện Thực

15 Tháng Mười 20177:44 CH(Xem: 8595)

VĂN HÓA ONLINE - TÁC GIẢ TÁC PHẨM  - THỨ  HAI 16  OCT  2017


ĐỌC SÁCH NHÀ NƯỚC XÍCH QUỶ TỪ HUYỀN THOẠI TỚI HIỆN THỰC


Vũ Hạ


Cuốn sách mới nhất của nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Hà Văn Thùy, mang cái tên nhạy cảm: NHÀ NƯỚC XÍCH QUỶ TỪ HUYỀN THOẠI TỚI HIỆN THỰC. Công trình khảo cứu chưa đầy 200 trang đưa ra khẳng định táo bạo: Nhà nước Xích Quỷ là một thực thể quốc gia sớm nhất ở phương Đông, tồn tại từ khoảng năm 5300 tới 4300 TCN mà chủ nhân là người Lạc Việt.


Câu chuyện bắt đầu từ năm 1936, khi chàng trai 25 tuổi Dị Hân người Lương Chử Chiết Giang phát hiện những mảnh gốm, những hòn đá lăn lóc bên những ngôi mộ bị đào trộm ở quê mình sao giống với những vật được trân quý trong bảo tàng Triết Giang, nơi chàng tập sự. Chàng về quê và bắt đầu đào bới. Không ngờ rằng, chàng trai đã khám phá di chỉ khảo cổ quan trọng vào bậc nhất của lịch sử văn hóa phương Đông.


image049


Tới năm 2016, sau 80 năm khai quật và khảo cứu di chỉ Lương Chử, với sự cần mẫn và phong cách khoa học không thể tốt hơn, các nhà khoa học Trung Quốc khẳng định:


  1. Trong quá khứ, có nhà nước cổ tồn tại hơn nghìn năm từ 5300 tới 4300 trước Công nguyên mà kinh đô là vùng Lương Chử, còn ranh giới bao phủ hơn nửa Hoa lục. Không chỉ ở Nam Dương tử mà còn vươn tới Sơn Tây ở phía tây và Sơn Đông ở phía đông.
  2. Do xuất hiện trước nhà Hạ hơn 1000 năm nên là nhà nước cổ nhất ở phương Đông. Với khối lượng hiện vật vô cùng phong phú về công cụ đá, đồ gốm và nhất là ngọc khí cùng nhiều ký tự trên yếm rùa, xương thú… văn hóa Lương Chử thể hiện sự phát triển rất cao của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.
  3. Từ ADN của những bộ xương tìm được trong các ngôi mộ Lương Chử, những dấu vết trên ngọc khí, đối chiếu với lịch sử Trung Hoa, các nhà khoa học Trung Quốc khẳng định, chủ nhân văn hóa Lương Chử là người Lạc Việt, cụ thể là những bộ tộc thờ vật tổ chim và thú, được gọi là Vũ nhân hay Vũ dân.

Trong hơn chục năm đi tìm lại cội nguồn, chỉ tới năm 2015, nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy mới tiếp cận văn hóa Lương Chữ. Ông nhận ra có sự trùng hợp kỳ lạ giữa Lương Chử và Xích Quỷ trong truyền thuyết. Không chỉ về thời gian, địa giới mà còn cụ thể hơn về con người. Theo ông, người Lạc Việt từ Việt Nam đi lên Hoa lục đã xây dựng nền văn minh nông nghiệp rực rỡ mà nổi bật là văn hóa Lương Chử. Vũ nhân hay Vũ nhân với totem kép chim và thú chính là họ Hồng Bàng... Bằng sự nhạy cảm đặc biệt, ông giải mã các tư liệu rồi mạnh dạn khẳng định: Nhà nước Lương Chử chính là Xích Quỷ trong truyền thuyết.


Năm 2016, sau 80 năm khám phá văn hóa Lương Chử, học giả Trung Hoa buộc phải từ bỏ quan niệm truyền thống cho rằng “đồng bằng miền Trung Hoàng Hà là cội nguồn của dân tộc trung Hoa” để khẳng định: “Văn hóa Lương Chử là cội nguồn của văn minh Trung Quốc.”  Tuy nhiên họ không làm sao giải thích nổi sự kiện: một dân tộc được coi là phát tích ở Nam Hoàng Hà, hàng nghìn năm chân chưa chạm nước sông Dương Tử mà cội nguồn văn minh lại ở Giang Nam? Nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy đưa ra cách lý giải: “Người ở Nam Hoàng Hà cũng là người Lạc Việt, hậu duệ của những người từ Việt Nam đi lên Trung Hoa từ 40.000 năm trước. Những nền văn minh Thái Sơn-Trong Nguồn cũng như văn hóa Lương Chử đều cùng một chủ nhân Lạc Việt. Như vậy, chỉ có thể lý giải sự kiện trên khi khẳng định: cội nguồn của dân tộc Trung Hoa là người lạc Việt! Người Lạc Việt tới Hàng Châu Chiết Giang làm nên văn hóa Lương Chử. Tới Nam Hoàng Hà làm nên văn hóa Ngưỡng Thiều, Long Sơn. Sự tương đồng giữa văn hóa Lương Chử và Ngưỡng Thiều-Long Sơn là do cùng một gốc văn hóa Lạc Việt. Do chưa nhìn ra cái gốc chung đó, học giả Trung Quốc cho rằng văn hóa Lương Cử là cội nguồn của văn minh Trung Quốc.


Một giả thuyết đưa ra, cần được cọ xát, tranh cãi. Tuy nhiên, từ những chứng cứ khảo cổ học vững chắc kết hợp với những phân tích di truyền của những phòng thí nghiệm hiện đại, dường như việc lật ngược quan điểm của tác giả là thách đố mà các nhà nghiên cứu khó vượt qua!/ (Vũ Hạ)
09 Tháng Ba 2022(Xem: 4286)
18 Tháng Bảy 2019(Xem: 5179)