Lý Kiến Trúc phỏng vấn TT Nguyễn Cao Kỳ năm 2004 trước khi tướng Kỳ về VN.

01 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 9872)
image029
Nhà báo Lý Kiến Trúc đang phỏng vấn Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ tháng 2 năm 2004 trước khi tướng Kỳ về VN.

NGUYÊN VĂN CUỘC HỌP BÁO CỦA ÔNG NGUYỄN CAO KỲ TẠI SÀIGON NGÀY 15 THÁNG 2 NĂM 2004


LỜI TÒA SOẠN:
Tại sao tòa soạn Văn Hóa có đươc nguyên văn cuộc họp báo này?
Lý do: Trong phái đoàn của ông Nguyễn Cao Kỳ về Việt Nam có hai Tướng người Mỹ tháp tùng. Một trong hai vị tướng này đã dùng video cầm tay thâu hình, thâu những câu hỏi của các phóng viên quốc tế, quốc doanh và những câu trả lời của ông Kỳ.
Một trong hai vị tướng này đã trở lại Mỹ cung cấp video này cho thân hữu của báo Văn Hóa. Cuối cùng nó đến tay bạn đọc.
Trên nguyên tắc chúng tôi giữ kín nguồn tin và đăng tải nguyên văn, tuy nhiên có một vài chữ thừa, tòa soạn lược bớt chẳng hạn như chữ thì, là , và, mà, cái, vân vân. (VH)


ÔNG NGUYỄN CAO KỲ:

“Bao nhiêu năm trước khi tôi rời khỏi quê hương … phó Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, năm nay tôi 75 tuổi rồi và đây là lần đầu tiên tôi về thăm lại quê hương. Mới đáp ngày hôm qua, tôi không có gì để nói cả, cũng không phải đọc diễn văn gì cả, nhưng tôi biết rằng sự trở về của tôi về quê hương này nó cũng gây nhiều tiếng tăm trong nước cũng như ngoài nước. Và cũng có rất nhiều nhất là giới báo chí thì cũng có nhiều điều thắc mắc muốn hỏi về cái quyết định chuyến đi trở về của tôi. Tôi xin để dành cho tất cả những quý vị, muốn hỏi gì, tôi có thể trả lời ngắn gọn.
(tiếng Anh)..
 I have to introduce my name is Nguyen Cao Ky, Vice President of south Việt Nam. I am 75 in the next few weeks. This is my first trip back to my country. I landed yesterday. Tired but this morning I wake up very early and I have wonderful ….. with Mr. ………….. former chairman of…… 30 years ago.
By the way, I found out very.
 And after ….. we have lunch, we talk, we discuss and I found out we have so many things in common. And I can say I like him very much. He is much younger, he is 61, I can become his brother.
 Mấy anh chị em Việt Nam nếu có muốn hỏi tôi gì, thắc mắc thì cứ hỏi tôi xin trả lời.
 Phóng viên đài truyền hình quốc doanh:
 Thưa ông Nguyễn Cao Kỳ, tôi là đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh xin được phép phỏng vấn ông, trong một cuộc phỏng vấn trước khi ông về nước ông có trả lời báo chí, ông vui lòng cho biết là ông sẽ có kế hoạch làm gì tại Việt Nam để thể hiện mong muốn đó?
Ô. NGUYỄN CAO KỲ: 
Làm gì thì tôi nghĩ là riêng cái sự hiện diện của tôi ở đây đã là một cái hành động rõ ràng để chứng tỏ tôi muốn làm một sứ giả cho sự hòa giải và kết hợp. Quốc tịch nào nhưng tâm hồn tôi hướng về quê hương.
Nói thật tôi cũng chẳng có vấn đề quan trọng.

Phóng viên nhà nước tiếp tục hỏi:

 Xin phép được hỏi ông một câu cuối cùng:
 Ông suy nghĩ như thế nào về chính sách đại đoàn kết dân tộc của chính phủ Việt Nam trong đó xem kiều bào của nước ngoài là một bộ phận của cộng đồng dân tộc Việt Nam?
 Ô. NGUYỄN CAO KỲ:
Khỏi suy nghĩ, trả lời ngay đó là chính sách tốt.
 Có gì mà phải suy nghĩ. Nhất là cái chính sách đó là do chính phủ, do những người đang cầm quyền và trách nhiệm với đất nước thì tôi nghĩ rằng cái bổn phận trách nhiệm đầu tiên của những người cầm quyền là phải kết hợp dân tộc. Mà dân tộc Việt Nam thì không phải chỉ anh em những quần chúng ở đây mà tất cả những người Việt khác ở hải ngoại, không phải ở Mỹ mà ở năm châu bốn biển thì tôi nghĩ rằng đó là cái chính sách đường lối đó rất đúng, bởi vì chúng ta đừng quên rằng trong cái đau buồn của cuộc chiến giữa những anh em Bắc Nam thì sau đó từ 30 năm nay có cả hàng triệu người rời Việt Nam đã đi ra hải ngoại. Trong cái rủi lại có cái may, là sau 30 năm bây giờ những người Việt ở hải ngoại, giới trẻ chúng ta có thể đếm được hàng ngàn hàng trăm ngàn những đứa nhỏ của Việt Nam đã được ăn, được học thành tài và hấp thụ được rất nhiều cái kỹ thuật của nền văn minh của những nước văn minh nhất trên thế giới. Với nguồn nhân lực đó, tôi chắc chắn là một ngày nào đó họ sẽ hướng trở về để xây dựng quê hương.  Thế bây giờ chỉ còn là bổn phận của chúng ta làm sao mà lôi kéo họ, làm sao mà thuyết phục họ về Việt Nam với tất cả các tài năng, kỹ thuật của họ hấp thụ từ những nước văn minh nhất trên thế giới. Về đây để xây dựng lại đất nước.

Phóng viên nhà nước:
… Ở hải ngoại có những bài viết …
Ô. NGUYỄN CAO KỲ:
 Xin lỗi về bài báo, tôi không có cái nhìn tốt đẹp về các ông nhà báo…. Như tôi nói lúc đầu .. chống cũng có mà thuận cũng có… thế thì tôi xin trả lời là những dư luận, những người hải ngoại, hay những nhóm người ở hải ngoại nhất là bên Mỹ thì các quý vị hiểu là Mỹ là một nước tự do kinh khủng, hai ba người thôi là có thể đứng ra ngoài phố trưng biểu ngữ, bắc loa đã kích ngay cả ông Tổng Thống nước Mỹ. Bởi vì 30 năm nay họ sống quen trong khung cảnh tự do như thế. Thành ra trong chuyện gì cũng có người có ý kiến, thành ra với chuyện một người trở về như tôi thì tất nhiên phải có những ý kiến chống, ý kiến thuận, thế nhưng, tôi có thể bảo đảm bởi vì tôi cũng biết anh em rất nhiều, tôi sống gần họ rất nhiều, tôi có thể nói rằng cái mà ông Tổng thống Nixon khi được hỏi về dư luận, khi nghe người ta nói về dư luận thì ổng luôn luôn nói là cái đa số trầm lặng, thì tôi có thể bảo đảm với quý vị là cái đa số trầm lặng của người Việt hải ngoại họ rất công bằng và họ rất chấp nhận những tư tưởng, những gì tôi từng nói từng phát biểu, khi đề cập đến vấn đề quê hương.
Còn bây giờ, đa số, có khi nhất là người Việt Nam khi mình phục ai thì mình cứ để trong lòng, sợ nói ra thì mang tiếng bợ đỡ, còn những dân thiểu số thì … thiểu số muốn người ta để ý thì phải to tiếng. tôi có thể trả lời ngay như vậy, tất cả những thứ chống đối thiểu số đó tôi chẳng thèm để ý cả, bởi vì những người đó cũng chẳng làm hại, chẳng làm lợi gì cho tôi, làm hại làm lợi gì cho đất nước cả.
Hơn nữa là, như tôi nói đó vấn đề thứ nhất là tự do, vấn đề thứ nhì là có đường này đường nọ, tôi quan niệm rằng đường ai nấy đi, đường của họ là họ đi, còn con đường của tôi thì tôi đi.  Một khi mà tâm tôi thật sự hướng về dân tộc, đất nước, tôi cứ việc tôi đi thôi. 
Họ nói có nghĩa là chuyện của họ, không ăn thua gì tôi cả. Tôi không cần đi xin lá phiếu, tôi đâu có xin tiền bạc, sự ủng hộ gì đâu. Nhưng tôi bảo đảm là tất cả những người nào mà giờ phút này sau 30 năm rồi, đất nước giờ thống nhất rồi, lại là lúc mọi người trong cũng như ngoài nước … phục hưng đất nước, để làm Việt Nam trở thành một con rồng, thì tất cả những kẻ quay trở lại rồi nói những chuyện tôi … không.. đòi đánh đấm phục hưng thế này thế nọ, số người đó chỉ là một thiểu số.  Tôi nghĩ rằng sắp chết rồi. Con người sống phải có ý nguyện tương lai, mà chỉ ngồi đó chỉ nghĩ đến quá khứ, đừng để ý, dân tộc cũng chẳng cần, đất nước cũng không cần.

 Phóng viên nhà nước tiếp tục hỏi:
 Thưa ông, từ hôm qua đến giờ chắc ông đã đi được nhiều nơi. Thế thì ông có thấy tình trạng của mọi người đối với ông như thế nào, cảm giác của ông gần 30 năm xa cách, họ nhìn ông ra sao ạ?
Ô. NGUYỄN CAO KỲ:
 Sự thật tôi cũng chưa được đi nhiều nơi. Nếu tôi phải nói thẳng. Tôi nhớ là cách đây 30 năm, 29 năm, năm 75, lúc 1 giờ trưa tôi đứng ở Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực. Rồi sau khi mà tôi đã liên lạc với tất cả những người có trách nhiệm từ quân đội đến chính quyền và thấy rằng họ đã bỏ đi hết rồi, thì lúc đó chỉ có tôi và một số các anh em… có một anh đại úy gần tôi họ nói thế này: Thiếu tướng, bây giờ mọi người đi hết rồi, ông còn ở đây làm gì? Tôi suy nghĩ tôi bảo: Tôi đi! Nhưng sau khi quyết định đi rồi thì bây giờ đi đâu, bởi vì trước đây chưa bao giờ tôi có ý định tôi bỏ nước ra đi cả. Lúc đó tôi còn chiếc trực thăng nhỏ của tôi, bây giờ quyết định đi, đi xa không được, tôi biết rằng ở ngoài khơi hướng Nam từ Vũng Tàu ra có hạm đội của Mỹ. Tự tôi lái máy bay đi về hướng Nam đi ra biển. Và qua cái hệ thống vô tuyến khẩn cấp tôi gọi, tôi đã liên lạc được với cái hàng không mẫu hạm của Mỹ và họ đã hướng dẫn tôi, 20 phút sau đáp lên cái hàng không mẫu hạm. Trực thăng tôi vừa đáp xong thì họ vứt trực thăng xuống biển, tất nhiên họ biết tôi là ai nên họ mời tôi vào phòng chỉ huy của ông đại tá của hàng không mẫu hạm đó. Khi tôi bước vào văn phòng của ông ta, ông ta đứng đón với bốn, năm người sĩ quan. Ông ta chào tôi, chào xong, bắt tay, xong ổng mới chìa cái ngực áo của ổng ra, ổng mới chỉ lên một cái huy chương rồi ổng nói với tôi rằng: Cái huy chương này chính tay ông đã gắn cho tôi. Khi ổng vừa dứt lời câu đó thì tự nhiên tôi đứng đó mà nước mắt cứ tuôn.

Họ cũng rất lịch sự, họ bảo nhau họ đi ra ngoài để một mình tôi đứng trong văn phòng của ông tư lệnh hàng không mẫu hạm. Và các quý vị có thể tưởng tôi đứng đó một mình thôi, mà nước mắt cứ tuôn cả mười mấy phút đồng hồ. Rồi tôi sang Mỹ. Và rồi cũng quên cái chuyện đó đi, không bao giờ tôi nghĩ lại, tìm hiểu tại làm sao mà tôi lại có cái xúc động như vậy. Đó có thể nói là lần đầu tiên trong cuộc đời tôi đã khóc. Thế rồi hôm qua đây, khi tôi về nước, khi chiếc máy bay sắp sửa hạ cánh, khi tôi nhìn thấy Sài Gòn và thấy sân bay Tân Sơn nhất, tự nhiên nước mắt tôi lại cứ tuôn. Sau cái sự kiện đó về đây làm tôi suy nghĩ. Bây giờ tôi mới tìm hiểu, tôi nghĩ rằng 30 năm trước tôi khóc vì tôi bỏ quê hương, và ngày hôm nay lại một lần khóc nữa vì tìm lại quê hương.  
Tôi nghĩ rằng nói chuyện đó trong anh em sẽ hiểu ra làm sao, tôi quyết định làm chuyến trở về Việt Nam ngày hôm nay. Và có lẽ đó là lý do duy nhất, không còn lý do nào khác cả.

Phóng viên nhà nước:

 Thưa xin tự giới thiệu chúng tôi là những nhà báo rất trẻ, và trong đó có nhiều người chưa biết ông trong quá khứ, ông là Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Phó Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, sau gần 30 năm, nhưng bây giờ ông trở về nước là một trong hai triệu tám người Việt Nam ở nước ngoài, chắc chắn ... thân thiết để mà cống hiến cho quê hương ………..Kế hoạch ……………

Ô. NGUYỄN CAO KỲ:
 Thì cái hướng đi về của tôi, nhứ nhất là tôi nhớ quê hương. Thứ nhì là tôi nuôi nấng nó, nhưng nếu nói … phải đi tìm hiểu quê hương cần cái gì, và cái khả năng của mình đóng góp được trong cái lãnh vực nào. Vì vậy hỏi tôi ngay bây giờ tôi không có gì cụ thể … nhưng tôi hy vọng rằng tôi sẽ còn ở đây nữa, có thể 1 tuần, có thể 2 tuần, có thể 3 tuần và tôi sẽ có dịp đi thăm lại các thành phố, gặp lại quần chúng hay là có thể gặp lại những anh em trong chính quyền rồi hỏi han họ, rồi mới có được một cái nhìn rõ ràng về tình trạng đất nước quê hương được.
Hay là những anh em trong chính quyền có thể cho tôi biết được hướng đi tương lai của đất nước ra sao, và đó nếu thật sự mọi người thấy có khả năng cần ở lãnh vực nào mà nói tôi đóng góp, tôi sẽ đóng góp. Thành bây giờ nói là cụ thể là tương lai Nguyễn Cao Kỳ về đây để đóng góp vào đất nước……. vậy thôi.
…..

 I want to say to all Vietnamese. Vietnam today is very poor country. Vietnam today in the world community is very low compare to all the country. Duty of every Vietnamese to be united and build Vietnam to be … in the Asia. For that forget the past, and just look for the future. In fact the people in my generation are too old, let the young generation in and out Vietnam to come together. Thats my message.

… Although I am 75, I am very strong. In my position, … I think I can contribute in many ways. It is up to them, it is up to the office, If they dont need me, fine.

PHÓNG VIÊN QUỐC TẾ:
Do you think that your message will become true?
….. So what I am doing today is going to save you tomorrow.
Let people think about my idea, about Vietnam.

(Tiếng Anh)

NCK:… my thinking is different. My… is to build the economy, to have the… trust in the country. And then later on we will think about political … so my priority now is …. I think I am not alone … look around neighbor of Vietnam in Asia, Taiwan,… Singapore, all those country… In Taiwan we have…. In Philipine…. In …… even Thailand war for 50 years …but then those people … they use that power to… and discipline … they build a very rich country... One of majority… and become more educated, they will … their own…. That means…
Some Vietnamese oversee today… Vietnam………………………………………
… I hope that I answer your question.

ÔNG NGUYỄN CAO KỲ:
Thưa tôi nói thẳng, tôi chưa bao giờ nói tôi sẽ về thăm Sơn tây. Có nhiều ông bảo, ông về thăm quê, Nhưng tôi nói thẳng với quý vị, khi tôi nói về quê tôi nghĩa là về thăm Việt Nam.
Cái chuyện cứ nói cái làng xã của tôi, làng này làng kia 100 năm trước, tôi xin lỗi, nó có vẻ lỗi thời…. Thành ra chưa chắc chuyến này tôi về tôi về thăm Sơn Tây đâu. Chứ nói thật ra quê ở Sơn Tây là gì, tôi sanh ra ở Sơn Tây, nhưng vừa sanh ra…. Theo tập tục của Việt Nam, con sanh ra mà sợ khó nuôi thì mang cho người khác nuôi, thì bà cụ tôi sanh ra là mang tôi về Hà Nội cho ông bà cô nuôi, từ nhỏ tôi lớn ăn ở ở Hà Nội thế bây giờ nói tôi là Hà Nội chứ không phải là người Sơn Tây. Khi tôi nói thăm quê là tôi nói về thăm đất nước Việt Nam, hay về Bạc Liêu, Cà Mau nơi chốn con rể tôi chẳng hạn, đó cũng là quê của tôi. Thành ra, những người Sơn Tây cũng đừng nên làm buồn tủi hay kiêu hãnh khi nói tôi là người Sơn Tây… trăm năm trước. … nhìn từ giờ trở đi tới những thế kỷ sắp tới không những nước Việt Nam mà cả thế giới sẽ không có chuyện biên giới … không còn ý nghĩa….
Cái chuyện tôi nghĩ tôi làm cho đất nước thôi thì đối với những người họ không đồng ý thì chuyện của họ. Còn nói là có thể làm những gì khó khăn tai hại cho tôi …….. tôi là con cầu tự của mà là người Việt… anh chống là chuyện của anh.. tôi nghĩ tôi làm việc gì tôi phải sợ. … lịch sử của tôi..
 Còn câu hỏi thứ nhì là gì nhỉ?
 Nhìn lại bây giờ hả? Tôi nói đặc biệt Sài Gòn tôi rất thích, có nhiều tiến bộ, các ông bắt đầu chống tham nhũng, Năm Cam, Sáu Cam gì đó, bởi vì cái chuyện tham nhũng đó …. Có rồi..ngày xưa tôi ở đây tôi cũng nói với 1 thằng… như vậy … đã làm thì làm tới nơi tới chốn đi bởi vì tham nhũng nó là nó vô hình chẳng thuộc đảng thuộc nhóm nào nhưng nó ăn sâu, ăn rễ vào thì nó cản rất nhiều sự tiến hóa của đất nước. Đáng lẽ… xây dựng 100% chỉ còn 10% … nhưng phải nói rằng thì là gần đây tôi thấy các ông có những chuyện có thể nói là có chiều hướng tốt. Ngay cả những chuyện anh em nói về chính phủ bây giờ …. hòa giải…. Nói như tôi nói rất tốt làm tới nơi tới chốn cho đàng hoàng.
Bởi vì bây giờ tôi nói cá nhân tôi, mới về ngày hôm qua, trước khi về có ông làm báo Công An nói ngang nhiên như người Hà Nội là tôi xin về này nọ. Thì tôi mới trả lời như thế này, tôi không bao giờ muốn dính vào những chuyện con nít, nói được xin hay được mời … tinh thần gọi là… nói xin.. nói mời….. thôi, thì tôi chỉ xin nói là nếu tôi xin về thì có gì xấu hổ, mà nếu chính phủ là những người có trách nhiệm mà mời những người trong nước về giúp đất nước thì có gì là mất mặt.
Mọi người đều hiểu nếu tôi có xin tôi xin cái gì, những người trong nước có gì để cho tôi bởi vì tất cả những gì trong cuộc sống … thì nếu thật sự tôi xin trở về sống hết những tháng năm còn lại ở đất nước thì có gì để đặt vấn đề, … thì có gì là mất mặt. Nhưng muốn tìm thật sự ông Bộ Ngoại Giao ổng đã nói rõ đấy là một cái cuộc vui thì tôi thấy rằng cái tình tự dân tộc sẽ kéo chúng ta lại gần và thế kỷ sắp tới những sự suy nghĩ … tư tưởng….
………
 Tôi cũng chưa biết bởi vì cái con người tôi, vui thì ở, buồn thì đi. Như sáng này tôi gặp ông Nguyễn Đức Khanh …. đánh gôn cho vui hạp nhau mai lại đánh nữa mà nếu các ông làm tôi buồn tôi lại đi về Mỹ thế thôi.

Phóng viên nhà nươc hỏi:
Thưa ông, như vậy có khả năng nào ông sẽ ở lại Việt Nam luôn?
Có chứ. Thật sự tôi muốn về ở hẳn đấy. Thế thì ở tuổi này 75, 25 năm ở lại Việt Nam, bỏ đi 30 năm rồi.. cũng được.. thích chứ. Tôi nghĩ thế cũng đủ rồi… không còn gì để thắc mắc. Một lần nữa tôi xin cám ơn. Có lẽ tôi cũng không thay đổi gì và tất cả những … tôi nhìn bộ mặt cử chỉ …. Tôi biết rằng vẫn nhận ra….chưa phải là 1 cái anh xấu xa quá. Thật sự làm cho tôi phấn chấn hơn.

Cám ơn tất cả quý vị./
 
21 Tháng Mười Một 2017(Xem: 4928)
-Hoàn Cầu Thời báo phỏng vấn Ts. Vũ Cao Phan
27 Tháng Bảy 2017(Xem: 5545)
- Văn Hóa phỏng vấn Nhà báo Bùi Tín. - Văn Hóa Phỏng vấn Gs Lê Xuân Khoa.
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 6117)
Liên tiếp trong mùa Hè - Thu năm nay, ngày 17-18/8 năm 2016 và ngày 14-15/11 năm 2016, Nha Trang là nơi tiếp đón hai cuộc hội thảo Quốc tế về biển Đông ở Nha Trang. Ảnh bên: ông Phạm Gia Khiêm nguyên Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng bộ Ngoại giao (phải) và ông Lê Công Phụng nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ VN tại Hoa Kỳ cùng tham dự hội thảo.- Nha Trang 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông. - Phỏng vấn Ts Phạm Đăng Phước, Ts Trang Sĩ Trung và Ts Trần Công Trục, Ts Nguyễn Chu Hồi, Gs Nguyễn Mạnh Hùng.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 5132)
Nha Trang 14/11/16: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông kỳ VIII
25 Tháng Chín 2016(Xem: 6496)
Nha Trang 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông NHA TRANG (VH 18/8/2016) - Kết thúc sau 3 ngày hội thảo quốc tế về biển Đông; sáng 18/8, phái đoàn tham dự được ban tổ chức mời đi tham quan Viện Hải Dương học ở thành phố biển Nha Trang và đặc biệt biệt quân cảng Cam Ranh. XEM THÊM: - Hình ảnh Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thăm Cam Ranh 2012. - Nga đón gió Cam Ranh trước Mỹ hay Mỹ không cần Cam Ranh? - “Ai chiếm được Cam Ranh, kẻ đó sẽ chiếm được một nửa Trung Quốc”. - Phỏng vấn và các bài tham luận của các diễn giả.
04 Tháng Chín 2016(Xem: 6177)
Nha Trang 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông Phần I/ Các bài Phỏng vấn của Văn Hóa. Phần II/ Các bài tham luận của Diễn giả. Phần III/ Văn bản Đồng thuận.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 8957)
Đặc biệt của Văn Hóa Online-California 18/8/2016 Phần I/ Các bài Phỏng vấn của Văn Hóa. Phần II/ Các bài tham luận của Diễn giả. Phần III/ Văn bản Đồng thuận. LTS: Trong ba ngày Hội thảo Quốc tế 16 - 18/8/2016 về tình hình Biển Đông tại khách sạn InterContinental thành phố biển Nha Trang, do thời gian thảo luận rất ít và rất đông phóng viên trong nước tham dự, Văn Hóa gặp được các các quí vị: Tiến sĩ Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng và Tiến sĩ Trang Sĩ Trung, Hiệu trưởng trường Đại học Nha Trang - đồng trưởng ban tổ chức; Tiến sĩ Trần Công Trục, Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi, Tiến sĩ Nguyễn Quí Bính , Tiến sĩ Ngô Hữu Phước đến từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng đến từ Hoa Thịnh Đốn, Tiến sĩ Ngô Vĩnh Long đến từ Đại học Maine Hoa Kỳ - trao đổi với các quí vị trên ít hàng. Mời quí bạn đọc theo dõi. (VH) XEM THÊM: - 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông tại Nha Trang, Việt Nam. (Thăm Viện Hải Dương và quân cảng Ca
23 Tháng Tám 2016(Xem: 6580)
Nha Trang: "Đặc biệt của Văn Hóa-California" LTS: Trong ba ngày Hội thảo Quốc tế 16 - 18/8/2016 về tình hình Biển Đông tại khách sạn InterContinental thành phố biển Nha Trang, do thời gian thảo luận rất ít và rất đông phóng viên trong nước tham dự, Văn Hóa gặp được Tiến sĩ Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng, Trưởng ban tổ chức ba ngày hội thảo; Tiến sĩ Trang Sĩ Trung, Hiệu trưởng trường Đại học Nha Trang và tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ VN - trao đổi với các quí vị trên ít hàng, mời quí bạn đọc theo dõi:
21 Tháng Tám 2016(Xem: 6711)
(VH) - Không thể phủ nhận lần đầu tiên sau phán quyết của tòa thường trực La Haye hôm 13/7/16 về Biển Đông, VN đã tổ chức quy mô 3 ngày hội thảo hội tụ hơn 30 diễn giả quốc tế trong và ngoài nước với sự tham dự của hàng chục cơ quan truyền thông báo chí tại thành phố biển Nha Trang từ ngày 16-18/8/2016; tuy nhiên, hội thảo đã thiếu một yếu tố quan trọng: tính phản biện. Đại diện báo Văn Hóa-California tham dự hội nghị - ghi nhận và phỏng vấn một số ý kiến qua các học giả.
18 Tháng Tám 2016(Xem: 6267)
(VH) - Lần đầu tiên sau phán quyết của tòa thường trực La Haye hôm 12/7/16 về Biển Đông, VN đã tổ chức quy mô 3 ngày hội thảo hội tụ hơn 30 diễn giả quốc tế trong và ngoài nước với sự tham dự của hàng chục cơ quan truyền thông báo chí tại thành phố biển Nha Trang từ ngày 16-18/8/2016. Đại diện của báo Văn Hóa-California tham dự hội nghị này.