Giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng Lô 136-03 ở nam Côn Sơn?

25 Tháng Bảy 201711:42 CH(Xem: 22457)

VĂN HÓA ONLINE - TIN NÓNG  - THỨ  BA 01  AUGUST  2017


Giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng Lô 136-03 ở nam Côn Sơn?


image005

Lý Kiến Trúc


VĂN HÓA

31/7/2017

BÀI 5 (bổ túc)


image007


Trước hết xin xác định Lô 136-03 khác với Lô 136. Khu vực biển có mỏ dầu khí này được chia làm hai phần: Lô 136-03 nằm trong thềm lục địa Việt Nam, còn lô 136 phạm vào đường lưỡi bò 9 đoạn, (mặc dù Việt Nam và thế giới (Phán quyết PCA 12/7/2016) phủ nhận quyền chủ quyền lịch sử tài nguyên đường lưỡi bò mà Trung Quốc tự vẽ tự quyền).


Cả hai lô này và các lô khoanh vùng kế cận đều nằm trong bồn trũng nam Côn Sơn, là một khu vực biển rộng lớn nằm ở phía nam kể từ Phan Thiết (Bình Thuận) trở xuống giáp ranh biển Cà Mau. Nam Côn Sơn được đánh giá có tiềm năng dầu khí rất lớn.


image008


Vào khoảng đầu tháng 7/2017, công ty Repsol-Tây Ban Nha công bố đã tìm thấy mỏ khí lớn ở lô 136-03.


Công bố này dấy lên phản ứng hăng tiết của Trung Quốc lớn giọng đe dọa sẽ tấn công các đảo của Việt Nam ở Trường Sa (sẽ nói phần sau về đảo nào có thể bị tấn công), nếu Việt Nam không hủy bỏ hợp đồng tức là ngưng không cho Repsol khai thác tiếp tục lô 136-03 và phải rời bỏ khu vực biển này.


Trung bình một mũi khoan tốn kém cả triệu đôla, thông tin cho biết công ty Repsol đã đổ ra 300 triệu đôla cho việc khai thác Lô 136-03.


Vấn đề là Lô 136-03 hoàn toàn thuộc phạm vi thềm lục địa VN không phạm vào lưỡi bò nhưng tại sao Trung Quốc lại phản ứng dữ dội và vì sao VN nhanh nhẹn đồng ý để Repsol-Tây Ban Nha tạm ngưng khai thác.


Có phải vì Hà Nội sợ Bắc Kinh quá hay không?


image007

Bản đồ dầu khí nguồn Petroleum Contractors; Văn Hóa minh họa.


Tổng quan


Xin nhắc lại một số sự kiện cách hai năm trước đây dẫn đến cuộc "Chiến tranh Dầu khí" hiện nay.


Sáng sớm ngày 6/6/2015, tàu thăm dò Dầu khí Tân Hải 517 (Binhai517) của tập đoàn Dầu khí Hải Dương Trung Quốc di chuyển trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ở khu vực tây nam đảo Phú Quý (Bình Thuận), cách đảo vào khoảng 20 hải lý và bờ chừng 40 hải lý (nằm giữa bờ và đảo).


Vùng biển tàu Tân Hải 517 đang di chuyển cũng là vùng biển có các lô dầu khí của Việt Nam và các giàn khoan dầu khí của Việt Nam đang hoạt động (trong đó có mỏ Bạch Hổ nổi tiếng từ trước 1975 do VNCH tìm  ra). 17h chiều cùng ngày, Tân Hải 517 đã lùi ra xa hơn nhưng vẫn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. (theo báo Pháp Luật 2015).


Thực chất, tầu Binhai 517 là tàu do thám cố tình đi sâu là nội thủy Việt Nam để thám sát địa hình thực tế và đo lường phản ứng của Việt Nam. Báo cáo của các tướng Cảnh sát biển VN, Binhai 517 sau một ngày lảng vảng ở vùng nội thủy, nó di chuyển xuống phía Nam bồn trũng Côn Sơn và Vịnh Thái Lan rồi biến mất.


Vụ việc này, Việt Nam có lên tiếng phản đối om sòm nhưng rồi cũng chỉ phản đối mà thôi, quan trọng là theo dõi hành tung và mục đích của con tầu do thám này.


Trước đây khá lâu, tin cho biết Trung Quốc đã mời các tập đoàn dâu khí quốc tế đến khoan thăm dò Lô 136 nằm trong vùng lưỡi bò "liếm", nhưng không tìm thấy mỏ dầu hay mỏ khí nào.


Tuy nhiên, vấn đề không dừng ở chỗ bỏ ngỏ 136 hay 136-03 mà sự hấp dẫn nguồn lợi kinh tế vẫn kích thích Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục dòm chừng lẫn nhau ở khu vực này.


Tiếp đến:


Ngày 18 -19/6/2017, phó Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc, tướng 3 sao Phạm Trường Long sau khi đến Tây Ban Nha ông bay đến Hà Nội. Tuyên bố một câu "thượng cổ" xong, Tướng Long tức tối bỏ về nước. Nguồn tin nội bộ trong nước cho biết lý do ông phó tướng Long đã yêu cầu phía Việt Nam phải ngưng các hoạt động khai thác ở Lô 136-03 bồn trũng nam Côn Sơn, nhưng Việt Nam không đồng ý vì đó là khu vực thuộc chủ quyền của VN.


Ngày 23/6/2017, một cuộc "hải chiến không nổ súng" diễn ra giữa tàu hải giám Tân Hải 285 Trung Quốc và tàu Kiểm ngư 951Việt Nam. Trung Quốc đã sử dụng chiến pháp mới để đánh nhau với tầu Việt Nam, đó là đâm tầu. Văn Hóa tạm gọi chiến pháp này là "Hải chiến đâm tầu".


Trung Quốc phát huy lợi thế tối đa tầu của họ chế là lớn xác, vỏ thép dầy và mũi tầu nhọn. Lợi thế này rất lợi hại khi sử dụng binh pháp đâm tầu. Nếu tay lái Việt không vững vàng tầu có thể lật ngang chìm như chơi. Tất nhiên, hải chiến loại này không nổ súng, không chết người, nhưng gây thiệt hại của cải và gây choáng váng tinh thần.


image010

Bên hông mũi tầu Kiểm ngư 951 bị tầu Trung Quốc đâm biến dạng.  Ảnh: My Lăng. Nguồn: Kiểm Ngư Việt Nam - VTV


Tin cho biết, khi dàn quân đánh trận này, Trung Quốc đã điều động khoảng 30 chiến thuyền hải chiến với chiến thuyền Việt Nam ngay giữa lằn ranh "quốc cộng biển Đông / Lưỡi bò" ngoài khơi Vũng Tầu. 


image012

Sa bàn minh họa trận "Hải chiến đâm tầu" giữa Hải giám Hải cảnh TQ và Cảnh sát biển Kiểm ngư VN đối đầu ngoài khơi Vũng Tầu 200 hải lý (380km).


Trong khi đó, tình hình chiến sự ở vùng biển Hoàng Sa rất sôi động, căng thẳng diễn ra từng giờ. Văn Hóa chưa thu thập được thông tin ở mặt trận Hoàng Sa.


Có thể cùng một lúc Trung Quốc mở hai mặt trận: Hoàng Sa và Trường Sa. Hai mặt trận có hai bản chất trận liệt khác nhau. 


image014

Ỷ to xác, tàu Hải cảnh Trung Quốc sử dụng chiến pháp mới: Đâm tàu. Bên cạnh hải giám là tàu cá ngư dân Việt.


Ngày 2/7/2017, Khu trục hạm USS Stethem hành quân ở vùng Tri Tôn, một đảo quân sự nằm giữa đảo Hoàng Sa và đảo Lý Sơn Quảng Ngãi.


Ngày 5/7/2017, Khu trục hạm USS Coronado "ứng chiến" ở Cam Ranh, một quân cảng chiến lược quốc tế nằm giữa miền trung Việt Nam có khả năng quan sát rộng khắp biển Đông từ Bắc xuống Nam, đặc biệt "dòm chừng" Lô 136-03 ở bồn trũng nam Côn Sơn.


Ngày 7/7/2017, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc phát lệnh cho hai công ty ExxonMobill của Mỹ khởi công khai thác Lô 118 mỏ Cá Voi Xanh ngoài khơi Đà Nẵng và công ty Repsoil của Tây Ban Nha khởi công khai thác lô 136-03 ngoài khơi phía nam Phan Thiết - Vũng Tầu.


Vì sao Hà Nội quyết định chọn hai lô kể trên để mời ExxonMobill và Repsol nhập cuộc mà không mời hai tập đoàn này khoan thăm dò ở khu vực dầu khí khác?


Khi ExxonMobil tiến hành khai thác mỏ Cá Voi Xanh lô 118. Mỏ này nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZ). Trong lúc ExxonMobil khởi công, Chiến hạm USS Stethem liên tục hành quân ở vùng biển đảo Tri Tôn. (Tri Tôn cách đảo Lý Sơn Quảng Ngãi 132 hải lý).     


image016Lô 118 Cá Voi Xanh nằm giữa đảo Tri Tôn và Cù lao Chàm Đà Nẵng. Cù lao Chàm là căn cứ huấn luyện biệt kích bí mật của Mỹ trước năm 1975.


Còn Repsol - Tây Ban Nha khai thác Lô 136-03. Lô 136-03 ở cạnh các giếng dầu của Talisman ở lô 07-03, cách bờ biển Vũng Tầu hướng Đông Nam khoảng 450km. Không có chiến hạm nào của Tây Ban Nha "tuần tra" bảo vệ cho Repsoil.


Các lô dầu khí khoanh vùng trên bản đồ do VN cung cấp cho thấy Lô 136 lọt thỏm trong vùng "độn" EEZ VN / Lưỡi bò (nếu có) hoặc Lằn ranh giữa Biển Đông và vùng Biển Quốc Tế (nếu có), trong lúc Lô 136-03 nằm hẳn trong vùng EEZ VN.


Trước đây, mỏ 136 Trung Quốc gọi là mỏ Wana - Bei, họ đã cho gọi thầu khai thác nhưng có lẽ không tìm ra dấu vết dầu khí nên bỏ ngang.


Hà Nội quyết định chọn Lô 136-03 cho Repsol khai thác dù kinh nghiệm của TQ trước đó cho thấy vùng này không tìm ra mỏ, thế nhưng, theo Văn Hóa ý đồ của Hà Nội có ý nghĩa chính trị nhiều hơn là kinh tế.


Ngày 23/7/2017, Repsol công bố tìm ra mỏ khí lớn ở Lô 136-03 (trữ lượng có thể lên tới bạc tỉ đôla). Công bố này tạo bất ngờ và hào hứng cho nhiều tập đoàn khai thác dầu khí và cho ngay cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh.


Cùng thời điểm, Bắc Kinh lớn tiếng đe dọa ngay Hà Nội rằng họ sẽ tấn công các đảo Trường Sa nếu Việt Nam và Repsol không chịu ngừng khai thác ở Lô 136-03 và phải rời bỏ khu vực này.


Dùng chiến pháp đâm tầu không xong, Trung Quốc đòn phép sẽ tấn công các đảo của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa.


Bắc Kinh dùng hai chữ "tấn công" có nghĩa là sẽ điều pháo hạm và chiến đấu cơ, tên lửa bắn phá các đảo của Việt Nam. Bắc Kinh có dám gây chiến với VN  không? Không ai có thể lường được và cũng không ai ngăn cản được vì không có một hiệp ước an ninh nào của VN với các cường quốc tương tự như Mỹ-Philippines hay Mỹ-Nhật Bản.  


Hòn đảo nào của VN sẽ là mục tiêu đầu tiên của Trung Quốc?


Hải quân Việt Nam hiện đang đồn trú chiếm giữ 5 đảo lớn quan trọng xét về chiến thuật - chiến lược bảo vệ Biển Đông và quần đảo Trường Sa, đó là các đảo Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn, Nam Yết, Sơn Ca. Nhưng vị trí của Trường Sa Lớn cực kỳ nguy hiểm hơn, trở thành mục tiêu của hai căn cứ hỏa lực Chữ Thập và Châu Viên (hai trong 7 đảo nhân tạo) của Trung Quốc có sân bay dã chiến dài trên 3km, có dàn tên lửa và quân cảng nước sâu.


Tấn công Trường Sa Lớn, Trung Quốc dám chơi ván bài nguy hiểm này do Bắc Kinh đã ngứa mắt từ lâu khi Trường Sa Lớn được VN cải tạo thành một cứ điểm hỏa lực sẵn sàng đối đầu với Chữ Thập và Châu Viên, đồng thời Bắc Kinh "cân đo" phản ứng của Mỹ sẽ án binh bất động do  họ đang ở thế thượng phong trên mặt trận Trường Sa.


Đánh Trường Sa Lớn, Trung Quốc sẽ bẻ gẫy phòng tuyến bảo vệ vùng biển nam trung nam Việt Nam, mở rộng hành lang tiếp giáp xuống cực nam Trường Sa giáp ranh biển Bắc Natuna. Indonesia đã nhìn thấy nguy cơ bành trướng của Trung Nam Hải tạo ra các vụ tranh chấp ngư dân đánh cá cho nên họ không ngần ngại phá nổ các tầu cá xâm nhập của Trung Quốc.


image023

 Đảo Natuna bây giờ là "Biển Bắc Natuna", mục tiêu bành trướng của Trung Nam Hải về phía cực nam Trường Sa. Trường Sa Lớn, thủ phủ của quần đảo Trường Sa thuộc Vùng 4 Hải quân, có cộng đồng dân cư sinh sống, là huyện đảo của tỉnh Khánh Hòa, là tiền đồn chiến lược quan trọng trong việc bảo vệ an ninh bờ biển, thềm lục địa và vùng EEZ phía nam trung nam Việt Nam sẽ là mục tiêu quan trọng nếu chiến tranh xẩy ra giữa Trung Quốc và Việt Nam. VĂN HÓA MAP.


image020

Hải đồ minh họa mặt trận Trường Sa. VĂN HÓA MAP

 

Giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng lô 136-03?


Nếu lấy đảo Phú Quý làm điểm trung tâm, khoảng cách từ Phú Quý tới các nơi:


Cách Phan Thiết khoảng 60 hải lý (120 km) về hướng Tây.


Cách quần đảo Trường Sa 550 km về phía Đông. (Trường Sa lớn cách Sàigon 700km về hướng Tây). 


Cách thành phố Cam Ranh150 km về hướng Bắc.


Cách Vũng Tàu 200 km về hướng Nam.


Cách Côn Đảo-nam Côn Sơn khoảng 350 km về hướng Tây Nam.


image007


1. Lùi một bước để thỏa mãn tự ái dồn dập của phó tướng Long Bắc Kinh.


2. Chấp nhận thua trận để bảo toàn lực lượng các đảo ở Trường Sa.


3. Có thể bồi hoàn hợp đồng Repsoil-Tây Ban Nha bằng cách cho Repsoil khai thác hoặc nhượng phần hợp đồng khác ở mỏ dầu khí gần đó.


3. Đóng băng Lô 136-03 nhưng không bỏ hẳn vì thắng lợi ở Lô 118 ExxonMobill Cá Voi Xanh.


4. Chuẩn bị tác chiến nếu Trung Quốc khai thác Lô 136. (Khai thác Lô 136 / Lô 136-03 sẽ rút ruột lẫn nhau).


5. Mở mặt trận ngoại giao về vấn đề chủ quyền và có thể nộp đơn kiện lên tòa quốc tế.


6. Đối thoại đa phương tiến tới Hợp đồng các bên "cùng khai thác".


7. Đối thoại đa phương xác lập vùng biển "độn" tức là vùng biển có ranh giới chồng lấn, và đi tới giải pháp khoanh vùng "Vùng cấm đánh cá".


8. Hội nghị quốc tế thiết lập văn bản xác lập vùng Biển Quốc Tế./


Lý Kiến Trúc


31/7/2017
22 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 901)
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1351)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1264)
Nov 12: Chiến sự mùa đông 2 bờ đông tây Dnipro River; Vì sao Nga ‘cố thủ’ bờ Đông