Ts. Hà Anh Tuấn: Con đường Tơ lụa và dự án kênh đào Kra

16 Tháng Năm 20176:41 CH(Xem: 12736)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY  THỨ  TƯ  17  MAY  2017


Ts. Hà Anh Tuấn: Con đường Tơ lụa và dự án kênh đào Kra


image011


Ts Hà Anh Tuấn


Học viện ngoại giao 2015


Một số sáng kiến lớn đáng chú ý như xây dựng con đường tơ lụa trên biển và quỹ Con đường Tơ lụa trên biển Đông. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đề nghị (nhưng không được phía ASEAN chấp thuận) việc chọn năm 2015 là Năm hợp tác biển Trung Quốc - ASEAN.


Riêng ý tưởng xây dựng kênh đào Kra cắt ngang Thái Lan, rút ngắn đáng kể quãng đường từ biển Đông đến Ấn Độ Dương đã được đề cập từ lâu. Những ngày gần đây, có thông tin cho rằng Trung Quốc và Thái Lan đã đạt được thỏa thuận xây dựng kênh đào này.


Tuy các thông tin này tới nay chỉ mang tính đồn thổi, cho thấy mối quan tâm của các nước đối với tham vọng và hoạt động của Trung Quốc ở biển Đông.


Nhìn vào lịch sử phát triển của các cường quốc trên thế giới và chiến lược phát triển biển của Trung Quốc hiện nay, có thể khẳng định biển Đông đóng vai trò đặc biệt quan trọng cả về ý nghĩa kinh tế, chính trị và địa chiến lược với Trung Quốc.


Nhiều học giả cho rằng với tầm quan trọng của biển Đông và những gì Trung Quốc đã thể hiện, có thể khẳng định mục tiêu thật sự của Trung Quốc là độc chiếm biển Đông.


Tuy cho tới nay chưa có đầy đủ bằng chứng để ủng hộ lập luận này, rõ ràng Trung Quốc đang từng bước phá vỡ nguyên trạng, xác lập sự hiện diện trên thực tế của mình trong khu vực vượt trội so với các quốc gia ven biển khác.


Với xu thế này, trước mắt có thể lập luận Trung Quốc hướng tới nắm quyền kiểm soát hoàn toàn trên biển Đông./


image012

Ts. Hà Anh Tuấn (bên phải) và bổn báo Văn Hóa trong một Hội nghị Quốc tế khoa học về biển Đông tại Nha Trang tháng 11 năm 2016. Hội nghị quy tụ 200 học giả và chuyên gia về biển do Bộ Ngoại giao, Học Viện Ngoại giao và cơ quan Quỹ Nghiên cứu Biển Đông (FESS) tổ chức. Ảnh V


Dân Biểu Ed Royce, Chủ Tịch Ủy Ban Ngoại giao Hạ Viện: “Biển Đông là vấn đề Quốc tế, Hoa Kỳ phải có mặt ở Á châu.”


image013

Nếu Kênh đào Kra được khai thông, con đường hàng hải xuất phát từ Trung Đông, Ấn Độ Dương đến Đông Bắc Á và ngược lại không cần đi qua eo Malacca hay ghé bến cảng Singapore mà sẽ băng ngang qua Vịnh Thái Lan, có thể ghé cảng Phú Quốc, sau đó tiến vào biển Đông. Minh họa VĂN HÓA MAP 2015.


image014


Ngày 28 tháng 9, 2011; nhân dịp ghé thăm Little Saigon, Dân Biểu Liên Bang Ed Royce có một buổi nói chuyện về ảnh hưởng của Trung Quốc ở biển Đông tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí. Trong phần trình bày, nhà báo Lý Kiến Trúc đã mô tả con đường hàng hải thôgn qua Kênh đào Kra nếu dụ án này được trung Quốc đổ tiền vào đầu tư.


Ngày 5 Tháng Mười Hai 2012, Dân Biểu Liên Bang Ed Royce, đại diện Địa Hạt 39 của California, được khối đa số Cộng Hòa kiểm soát Hạ Viện bầu làm Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ Viện, đã dành cho nhà báo Lý Kiến Trúc một cuộc phỏng vấn liên quan đến chiến lược của Hoa Kỳ tại Châu Á tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí Quận Cam./   


Kênh đào Kra


Ảnh hưởng tới Thái Lan, và sau đó, tới Việt Nam và Campuchia (không kể Singapore và Malaysia).


image015


Với vị trí địa lý như vậy, nó là một trong những nguyên nhân chính đã và đang tác động chính trị mạnh nhất vào ba quốc gia chưa thật sự ổn định này. Từ đó xuất hiện sự bất ổn chính trị liên tục của Thái Lan trong mấy năm qua, và Việt Nam cũng đang bắt đầu, qua nước cờ giàn khoan HY-981 của Trung cộng.


image010


Ai cũng hiểu những ý nghĩa và hiệu quả kinh tế và địa chính trị to lớn mà kênh đào này mang lại. Mỹ và Trung cộng  hiểu hơn ai hết và đã tích cực hành động để đạt được điều đó. Nước nào đứng ra đào kênh là một vấn đề quan trọng, và vấn đề quan trọng hơn nữa, kiểm soát được kênh đào cũng sẽ nắm giữ được an ninh hàng hải của tuyến đường từ Ấn Độ Dương qua kênh đào vào Vịnh Thái Lan và ra Thái Bình Dương. Và do đó vị trí Việt Nam thân với Mỹ hay Trung cộng  có ý nghĩa chiến lược to lớn. Nếu Mỹ có Việt Nam là đồng minh thì sẽ ngăn cản được bành trướng của Trung cộng  xuống phía Nam, và ngược lại, nếu Trung cộng  “thu phục” được Việt Nam, thì Trung cộng  kiểm soát gần trọn tuyến hải trình này và đe dọa cả tới hải lộ Philippin. Trong sự dằng co về chiến lược biển của hai cường quốc này qua kênh đào Kra, tự nhiên vai trò của Việt Nam trở thành quan trọng.     


Nhìn sang Thái Lan ta thấy những bất ổn chính trị và biểu tình của dân chúng khắp nơi kể từ khi Thủ Tướng Thaksin Shiwanatra lên cầm quyền  và lộ ra xu hướng thân Trung cộng . Khi Thaksin tỏ ý gật đầu với Trung Cộng   về kênh đào ĐNA này, và sau đó Trung cộng  “ồn ào và tự mãn” công bố mình sẽ là quốc gia đào kênh. Trước diễn biến đó, người dân Thái Lan, vốn được thụ hưởng một nền dân chủ lâu dài nên không “hiền lành” như quần chúng Việt Nam, đã vùng lên để dẹp bỏ Thaksin lẫn đường lối ngả theo Trung cộng . Trung cộng  lại hậu thuẫn cho em gái Thaksin là Yingluck lên cầm quyền. Chính giới và nhân dân Thái Lan lại khuấy động lần thứ hai, tác động để cuối cùng quân đội ra tay xóa bỏ chính phủ của bà Yingluck Shiwanatra. Họ đủ thông minh để hiểu lệ thuộc Trung cộng  sẽ có hậu quả như thế nào. Đấy là chưa kể bàn tay Anh-Mỹ chắc đã và đang không ngừng tác động. 


Việt Nam thì như thế nào? Kênh đào Kra ảnh hưởng gì vào chính trị Việt Nam lúc này? Tại sao lại xuất hiện bài báo về kênh đảo Kra đúng vào lúc này? Vì sao  nhận định nó là một trong các nguyên nhân chủ yếu đưa đến việc Trung cộng  phải gạt bỏ “tình anh em giữa hai đảng cầm quyền” và đem giàn khoan cắm vào vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam?     


++++++++++++++++++++++++++


Con đường tơ lụa của Tập Cận Bình nguy hiểm hơn cả trái bom nguyên tử thả xuống Việt Nam


Nguyễn thùy Trang - 08/4/2015


image016


Nguyễn Phú Trọng đã ký 7 giao ước và 3 mật ước sau khi gặp Tập Cận Bình. Một trong những mật ước mang tính nguy hiểm tới AN NINH QUỐC GIA là "CON ĐƯỜNG TƠ LỤA HÀNG HẢI".


Vào tháng 5 năm 2014, thông tấn Trung Quốc đồng loạt ca tụng "Con đường tơ lụa của Tập Cận Bình", lúc đầu dự kiến là con đường Hàng hải sẽ bắt đầu ở Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, đến Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông), Bắc Hải (Quảng Tây), và Haikou (Hải Nam) trước khi đi về hướng nam đến eo biển Malacca.


Vì con đường Hàng Hải dự kiến KHÔNG có Việt Nam, vì vậy Trung Quốc buộc phải đi xa hơn và xâm lấn biển Đông để làm bến cảng. Trung Quốc sẽ sử dụng T.P và Cảng Hải Phòng để làm đầu cầu thay vì phải bắt đầu đi từ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến.


Các Hàng Hóa của Trung Quốc từ các tỉnh phía Nam sẽ chuyển bằng xe lửa và đường bộ tới Cảng Hải Phòng, và sau đó sẽ SỬ DỤNG đường biển thuộc chủ quyền Việt Nam đi ngang qua trạm đầu tiên là VŨNG ÁNG (HÀ TĨNH) và sau đó chạy dọc theo Duyên Hải sát cạnh Việt Nam để hướng nam đến eo biển Malacca.


 Sự Nguy Hiểm cho An Ninh Quốc Phòng Việt Nam là Trung Quốc sẽ ngang nhiên "SỬ DỤNG hợp pháp" đường Biển sát bờ của Việt Nam để chuyển hàng hóa Dân Sự và Quân Sự. Theo Hiệp Ước thì Trung Quốc được quyền sử dụng Cảng Hải Phòng giống như là Hải Nam.


image017


Trước khi chuẩn bị phương án nầy, Đảng CSVN đã cho xây Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai dài 265 km có điểm đầu là nút giao thông giữa quốc lộ 2 và đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội) và điểm cuối là xã Quang Kim (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai). Đường cao tốc này là một phần của đường Xuyên Á AH14.


Phần lớn đường cao tốc sẽ đi ven theo bờ sông Hồng. Tuyến này đi qua địa bàn 5 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai, nối với đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu của Trung Quốc và là một hợp phần trong dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng. Điểm đầu tại nút giao thông quốc lộ 18A với quốc lộ 2, điểm cuối tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, vị trí đấu nối với đường cao tốc Côn Minh-Hà Khẩu (Trung Quốc).
22 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 901)
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1350)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1264)
Nov 12: Chiến sự mùa đông 2 bờ đông tây Dnipro River; Vì sao Nga ‘cố thủ’ bờ Đông