Người trẻ Việt được trao Giải Hành trình Can đảm

11 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 6385)
thieu_ta_hai_quan_luat_su_chris_phan_1
Thiếu tá Hải quân Luật sư Chris Phan (thứ 2 từ trái)

Trà Mi-VOA
 
Một điều quan trọng cần nói là mình không bao giờ quên là mình may mắn được đến đây và đừng bao giờ quên phải vươn ra giúp đỡ những người tị nạn sau này và luôn nhớ về nước Việt Nam. Mong một ngày gần đây mình có thể giúp đem lại các quyền tự do cho người dân Việt Nam mà ai trên thế giới này cũng phải có. (Chris Phan)

Trà Mi kính chào quý vị và các bạn đến với Tạp chí Thanh Niên của đài VOA.

Một người trẻ Việt Nam tị nạn tại Hoa Kỳ vừa được vinh danh Giải thưởng Hành trình Can đảm nhân Ngày Thế giới về Người tị nạn 20/6 năm nay.
 
Lễ trao giải thưởng của tổ chức mang tên Dịch vụ Tị nạn và Nhập cư Lutheran vừa diễn ra tối hôm 19/6 và Trà Mi hân hạnh được đón tiếp người được vinh danh tại phòng thu đài VOA,

Nghị viện thành phố Garden Grove, nơi có đông người Việt sinh sống nhất nhì ở hải ngoại, Thiếu tá Luật sư Hải quân Hoa Kỳ, Chris Phan.
 
thieu_ta_hai_quan_luat_su_chris_phan_2

Trà Mi: Xin chào anh, rất cảm ơn anh đã đến với đài VOA hôm nay.
 
Thiếu tá Chris Phan: Xin chào Trà Mi và khán thính giả của đài VOA.
 
Trà Mi: Cuộc hành trình của anh đến với giải thưởng này như thế nào, dựa trên những đóng góp nào? Vì sao anh được chọn trao giải?
 
Thiếu tá Chris Phan: Tại vì tôi có lo lắng cho người tị nạn, không chỉ là người tị nạn Việt Nam mà trên thế giới nữa. Trong thời gian sinh hoạt với quân đội Hoa Kỳ, tôi có đi chiến tranh bên Iraq với đội người nhái Navy Seal của Mỹ. Lúc về lại Mỹ, tôi có giúp những người từ Iraq nộp đơn xin tị nạn qua Mỹ. Tôi rất may mắn được sang Mỹ tị nạn, cho nên khi có cơ hội thành công, tôi luôn nhìn trở lại và giúp thêm nhiều người tị nạn khác.
 
Trà Mi: Hành trình đến với giải thưởng này trải qua nhiều thời gian, đóng góp, và công sức. Thế còn hành trình của anh đến với nước Mỹ này trong vai trò là một người tị nạn để cuối cùng được vinh danh nhân Ngày Người tị nạn Thế giới như thế nào? Anh có thể tóm tắt đôi nét?
 
Thiếu tá Chris Phan: Ba tôi sau chiến tranh Việt Nam năm 1975 đi khỏi nước. Lúc đó, Chris mới 1 tuổi nên mẹ không dám đi sợ tai nạn trên biển này kia. Đến năm lên 8 tuổi, ba Chris mới bảo lãnh mẹ và Chris qua. Lúc đến đây ở bang Indiana, rất bơ vơ, không có người Việt nào cả. Tôi là người Việt Nam và là người Châu Á duy nhất trong trường học. Bên đó cũng không có lớp dạy tiếng Việt. Tiếng Việt của Chris là do cha mẹ dạy ở nhà thôi.
 
Trà Mi: Nhìn lại quãng đời của một người tị nạn trên nước Mỹ, anh thấy những cam go nhất mà anh đã gặp phải là gì?
 
Thiếu tá Chris Phan: Phần nhiều là lúc mới qua, rất là khó vì khác biệt ngôn ngữ và chủng tộc.
 
Trà Mi: Với những khó khăn bước đầu đó, cho tới hôm nay Thiếu tá Hải quân Luật sư Chris Phan, một người Mỹ gốc Việt trẻ, sẽ nói gì về người tị nạn Việt Nam nhân Ngày Người tị nạn Thế giới?

 
Thiếu tá Chris Phan:
Chris thấy người Việt Nam rất kiên nhẫn, luôn phấn đấu giúp gia đình, cộng đồng, và quốc gia. Nhân cơ hội này, xin cảm ơn thế hệ cha chú đã cho thế hệ của Chris cơ hội thành công. 38 năm qua cộng đồng mình đã trải qua rất nhiều cực khổ, hy sinh để bắc nhịp cầu để thế hệ của Chris có thể tiếp nối.
 
Trà Mi: Với cương vị là một người tị nạn, anh thấy người tị nạn Việt Nam trên đất Mỹ có những ưu-khuyết thế nào, những đóng góp của họ đối với quốc gia này ra sao?
 
Thiếu tá Chris Phan: Rất nhiều. Người Mỹ gốc Việt đã góp phần rất nhiều cho nước Mỹ về quân đội, kinh tế, thương mại.
 

Trà Mi: Những khó khăn của người Việt tị nạn tại Mỹ có những gì đáng chú ý, theo ghi nhận của anh?
 
Thiếu tá Chris Phan: Theo tôi, một điểm khó khăn là mình không có một nước gọi là quê nhà. Ví dụ người Nhật, người Đại Hàn qua đây, họ vẫn còn quê nhà ở nước bản xứ để có thể nhìn trở lại được. Người Mỹ gốc Việt rất đặc biệt vì không có nước Việt Nam để quay trở lại.
 
Trà Mi: Còn về đóng góp, người Việt có những đóng góp nào đáng tự hào so với các cộng đồng khác tại Mỹ?
 
Thiếu tá Chris Phan: Bây giờ thế hệ trẻ của mình cũng đã bắt đầu bước vô nền chính trị Mỹ. Một ao ước của Chris là mình có thể chọn người xứng đáng có thể đại diện cho cộng đồng mình trong chính trường quốc gia. Nếu tương lai mình muốn thay đổi đường đi của nước Việt Nam, mình phải có người Việt trong Quốc hội Mỹ chẳng hạn, để có thể ngồi bàn thảo ra điều kiện, tạo đường đi hay cơ hội thay đổi tốt cho nước Việt Nam, tốt cho dân chúng ở Việt Nam.
 
Trà Mi: Ý anh muốn nhắc tới việc giúp cải thiện điều kiện nhân quyền tại Việt Nam?

Thiếu tá Chris Phan:
Đúng.

Trà Mi: Vì sao vấn đề nhân quyền Việt Nam là một trong những mối quan tâm của anh, một người trẻ thành công ở Mỹ?

Thiếu tá Chris Phan: Trước sau gì, dù mình muốn Mỹ cách mấy, mình cũng vẫn là da vàng, gốc Việt. Mình bây giờ có nhiều cơ hội và may mắn ở bên đây trong khi dân chúng ở Việt Nam hiện giờ vẫn còn phải trải qua những cực khổ. Mình thường nghe những tin không tốt ở bên Việt Nam. Cho nên, dù là một sĩ quan Mỹ, sống ở Mỹ, nhưng tôi vẫn luôn nghĩ về Việt Nam và tương lai của người dân Việt Nam.

Trà Mi: Anh có nhắc tới vai trò lãnh đạo của người Việt trong dòng chính để góp tiếng nói mạnh mẽ hơn thúc đẩy nhân quyền Việt Nam. Theo anh, trở lực nào khiến cộng đồng người Việt ở đây chưa mấy có mặt, có tiếng nói trong chính trường Mỹ hoặc có ảnh hưởng đối với Việt Nam?
 
Thiếu tá Chris Phan: Theo tôi, tại cơ hội cũng chưa đến vì phần đông cộng đồng của mình tại Mỹ từ lúc thành lập tới giờ phải lo đi làm để lo con cái ăn học thành tài. Bây giờ, cơ hội đó đã tới cho thế hệ sau bước lên dòng chính.
 
Trà Mi: Nhân ngày Người Tị nạn Thế giới, người tị nạn Việt Nam sẽ nói gì với thế giới và với Việt Nam? Nếu có ai đặt câu hỏi này với anh, anh sẽ nói gì?
 
Thiếu tá Chris Phan: Một điều quan trọng cần nói là mình không bao giờ quên là mình may mắn được đến đây và đừng bao giờ quên phải vươn ra giúp đỡ những người tị nạn sau này và luôn nhớ về nước Việt Nam. Mong một ngày gần đây mình có thể giúp đem lại các quyền tự do cho người dân Việt Nam mà ai trên thế giới này cũng phải có. Theo tôi, mình còn có sức khỏe thì nên luôn nghĩ về người khác. Vì vậy mà tôi mới gia nhập quân đội và cũng vì vậy mà tôi đã đi bộ nguyên năm ngoái để được đắc cử Nghị viên thành phố Garden Grove. Nếu mình có cơ hội, nên làm tốt không những cho cộng đồng, mà cho nước Mỹ và thế giới nữa.
 
Trà Mi: 20 năm sau vào ngày Người Tị nạn Thế giới, anh mong nhìn thấy những thay đổi gì đối với người tị nạn Việt Nam?
 
Thiếu tá Chris Phan: Tôi mong lúc đó mình được đoàn kết hơn, nước Việt sẽ có nhiều tự do-dân chủ cho dân chúng, mong có những thay đổi để mình có thể dạy dỗ con cái về nguồn gốc của mình từ đâu.
 
Trà Mi: Cảm ơn anh rất nhiều đã dành thời gian cho cuộc trao đổi hôm nay./
12 Tháng Hai 2015(Xem: 7577)
TTO - Ngày 12-2, phóng viên chiến trường huyền thoại Bob Simon đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn giao thông tại thành phố New York (Mỹ).
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 67147)
Trên FB tôi thấy đại đa số thường chọn hình mình hoặc hình con mình để làm avatar, ít hơn một chút thì lấy hình của người yêu, vợ hoặc chồng, hoặc một hình gì đó mà mình yêu thích.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 15103)
Bác sĩ Nguyễn Vũ Thanh Sơn, chạy vội lên cầu thang, nhảy từng ba bậc một để lên lầu 4. Không dùng thang máy vì phải đợi quá lâu, bác sĩ Sơn vừa chạy vừa nói vào điện thoại cầm tay, ra lệnh cho y tá chích thuốc giải cơn động kinh ngay cho người bệnh nhân nằm trong phòng 412.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 12078)
Ở Nam Cali tôi được gặp mấy nhóm thân hữu, toàn những người có tấm lòng son sắt với quê hương và dân tộc. Tôi còn nhớ một chị thổ lộ rằng nghe Trung Cộng kéo giàn khoan vào Biển Đông mà lòng đau quặn, có đi chơi cũng không thấy vui, có đi ăn cũng chẳng thấy ngon.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 14983)
* Vừa qua có ý kiến so sánh sự phát triển của ta với Hàn Quốc. Cụ thể là “cách đây bốn, năm mươi năm, Việt Nam và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương. Sau mấy mươi năm, rà lại tư liệu thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại Việt Nam và Việt Nam cũng có 90.000 người sống ở Hàn Quốc. Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc tại Việt Nam làm ông chủ, làm quản lý, còn người Việt Nam ở Hàn Quốc chủ yếu làm thuê”. Ông nghĩ sao về sự so sánh này?
21 Tháng Tám 2014(Xem: 17016)
Văn Hóa Magazine Online nhận được E-mail từ bạn đọc và từ Viet Art Center vietartcenter@aol.com, một thư ngỏ của Ô. Phan Kỳ Nhơn, Chủ tịch Liên Ủy Ban Chống CS & Tay Sai, một của Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương, Giám mục Phụ tá Giáo phận Orange và một của Giáo sư John Tsuchida. Để rộng đường dư luận, tòa soạn Văn Hóa đăng nguyên văn ba Thư ngỏ dưới đây:
13 Tháng Tám 2014(Xem: 16162)
“It’s so sad, it’s so sad”(Thật là buồn, thật là buồn), tôi nghe thấy Pat lẩm bẩm nói bâng quơ... Không ai nói năng gì nữa. Cũng chẳng còn hạt nước mắt nào để mà khóc. Tôi ngả đầu vào lưng ghế và nhắm mắt lại,” Tổng thống (TT) Richard Nixon viết để kết thúc cuốn Hồi Ký đài 1,120 trang.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 8407)
VnExpress hỏi: Để phát triển hợp tác Việt Nam và Mỹ, theo Ngài Đại sứ hai nước cần đạt được những đồng thuận và nhượng bộ gì để giải quyết một số vấn đề hạn chế còn tồn tại giữa hai quốc gia? Trân trọng cảm ơn Ngài Đại sứ và Quý báo! (Nguyen Truong An, 37 tuổi, Dai Ang, Thanh Tri, Ha Noi)
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 8326)
Thân phụ là Nguyễn Phước Ưng Quả, hiệu Vân Hán (1905-1951), cháu nội Tuy Lý Vương Miên Trinh - tự Khôn Chương, hiệu Tĩnh Phố, người con thứ 11 của vua Minh Mạng và em vua Thiệu Trị. Nhà giáo Ưng Quả là học giả uyên bác được giới khảo cứu Việt học của Pháp kính trọng và là bậc thầy của một thế hệ giáo sư, sau này có nhiều khoa trưởng của các Đại học thời độc lập.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 12030)
Ông Phạm Quang Vinh là nhà ngoại giao chuyên nghiệp với thâm niên hoạt động trên 30 năm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa bổ nhiệm ông Phạm Quang Vinh làm đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, thay ông Nguyễn Quốc Cường sắp hết nhiệm kỳ.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 19354)
Tôi là Huỳnh Tấn Mẫm, không mang một danh phận nào trong guồng máy công quyền hay một địa vị xã hội, tôi chỉ là một thanh niên – nếu các bạn cho tội dùng từ này – một thanh niên nhiều tuổi, và hơn thế, là một công dân có ý thức trách nhiệm về tình hình đất nước hiện nay. Tôi tiếc là không còn nhiều thời gian và sinh lực như các bạn, để có thể cống hiến một cách xứng đáng và trọn vẹn cho một vận hội mới đang đến với dân tộc.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 12666)
Lần đầu tiên trong lịch sử 236 năm của hải quân Hoa Kỳ, một phụ nữ được đề cử vào vị trí cao thứ 2 trong lực lượng này. Thông tín viên VOA Zlatica Hoke tường thuật rằng bà Michelle Howard được thăng chức hôm thứ ba lên làm đô đốc 4-sao và nhận trọng trách mới là phó trưởng lực lượng hải quân. Bà Howard đã làm nên lịch sử qua sự nghiệp quân đội của mình.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 11656)
Hơn 50 năm sưu tầm, ông Huệ đang sở hữu nhiều tem quý, trong đó có bộ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 7661)
Phụ trang kinh tế của nhật báo Le Monde hôm nay có bài viết mang tựa đề « Chúc Hoàng, nhà triệu phú của tháp Eiffel » với giòng giới thiệu : « Ở tuổi 70, người kỹ sư Pháp gốc Việt kín tiếng ra khỏi bóng tối khi đưa ra đề nghị OPA đầu tiên » : Ông muốn mua lại cổ phiếu của Công ty quản lý tháp Eiffel.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 7666)
Thủ hiến tiểu bang Nam Úc, ông Jay Weatherill, loan báo bổ nhiệm ông Lê Văn Hiếu (trái) làm toàn quyền tiểu bang. Một chính khách gốc Việt từng là dân tỵ nạn sẽ trở thành toàn quyền kế tiếp của bang Nam Úc của nước Úc.
05 Tháng Sáu 2014(Xem: 13183)
Nói chung, sau khi chúng ta đánh bại Mỹ, không đế quốc nào dám đánh chúng ta nữa. Chỉ có những người nghĩ rằng họ vẫn có thể đánh chúng ta và dám đánh chúng ta chính là những kẻ phản động Trung Quốc.
14 Tháng Năm 2014(Xem: 12811)
Tác giả Song Vũ, trong bút ký Sau Cơn Binh Lửa, xin độc giả tha thứ nếu ông không phải là nhà văn — trong ý nghĩa một người viết văn.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 8235)
Ông Vũ Ánh gắn bó cả đời với báo chí, khi còn ở trong nước lẫn khi ra hải ngoại. Một cây đại thụ đáng kính của ngành báo chí, phát thanh Việt Nam từ trong nước ra đến hải ngoại, nhà báo Vũ Ánh (1941-2014), qua đời đột ngột tại Quận Cam ngày 14/3.
17 Tháng Ba 2014(Xem: 13903)
Cháu gái của tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu vừa gửi đơn tới chủ tịch nước CSVN xin đi tù thay cho ông nội hiện bị tù đã 39 năm với nhiều thứ bệnh nghiêm trọng. Ông Nguyễn Hữu Cầu, tù nhân lương tâm bị kết tù chung thân từ năm 1982 chỉ vì tố cáo quan chức Kiên Giang làm bậy.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 7625)
Ông Trương Duy Nhất từng được Ban Tuyên giáo tuyên dương Tòa án Nhân dân TP Đà Nẵng vừa tuyên án nhà báo Trương Duy Nhất 2 năm tù giam trong phiên xử ngắn ngủi vào sáng thứ Ba ngày 4/3.