TT Francois Hollande đến VN: Sứ giả hòa bình hay thương lái vũ khí?

28 Tháng Tám 20167:04 CH(Xem: 13004)

"VĂN HÓA-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  29  AUGUST 2016


image005

Việt – Pháp sắp ký kết nhiều hợp đồng vũ khí “khủng”?


26/08/2016


(An Ninh Quốc Phòng) - Theo thông báo của Bộ Ngoại giao, Tổng thống Cộng hòa Pháp Francois Hollande sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 5/9 đến 7/9.


Được biết bên cạnh các vấn đề liên quan tới kinh tế, văn hóa, xã hội, thời gian qua hợp tác quốc phòng Việt Nam – Pháp đã không ngừng được củng cố và phát triển, trở thành nội dung quan trọng trong 5 trụ cột của Đối tác Chiến lược giữa hai nước.


Pháp luôn bày tỏ sự quan tâm về vấn đề gìn giữ hòa bình, ổn định trên vùng biển, vùng trời trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương; về nguyên tắc thượng tôn pháp luật khi xem xét, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.


Vì vậy, việc xây dựng một tầm nhìn chung nhằm đẩy mạnh quan hệ quốc phòng Việt Nam – Pháp là yêu cầu cần thiết để tiến trình hợp tác ngày càng phong phú, hiệu quả hơn.


image007

Pháo tự hành bánh lốp CAESAR cỡ 155 mm của Pháp được Việt Nam đặc biệt quan tâm


Một chi tiết rất đáng lưu tâm đó là nhiều thương vụ mua bán vũ khí “khủng” đã được ký kết trong các chuyến công du của Tổng thống Pháp thời gian gần đây, những ví dụ điển hình bao gồm hợp đồng bán tiêm kích Rafale cho Không quân Ấn Độ, Qatar… tàu đổ bộ trực thăng Mistral và khinh hạm FREMM cho Ai Cập…


Ngoài khả năng làm chủ kỹ thuật trong những lĩnh vực thế mạnh, Pháp được đánh giá là một trong những nước rất “kỹ tính” với từng sản phẩm của mình, từ đó nhận được uy tín trong việc chuyển giao sản phẩm cho khách hàng.


Ngoài ra không thể bỏ qua vai trò lớn của các “sứ giả” công nghiệp quốc phòng Pháp, mà cụ thể ở đây chính là Bộ trưởng Quốc phòng Jean-Yves Le Drian cùng với Tổng thống Francois Hollande.


Chuyến thăm của Tổng thống Pháp tới dải đất hình chữ S lần này được kỳ vọng sẽ kèm theo nhiều hợp đồng vũ khí lớn, do Việt Nam đang tích cực thực hiện chính sách đa dạng hóa khí tài quân sự nhằm tránh phụ thuộc quá nhiều vào Nga.


Chúng ta đã bày tỏ sự quan tâm đến nhiều chủng loại vũ khí do Pháp sản xuất, đồng thời phía bạn cũng muốn có chỗ đứng vững chắc hơn tại thị trường Việt Nam.


image009

Khinh hạm tàng hình La Fayette tham gia tuần tra biển Đông được cho là một động thái giới thiệu tính năng vũ khí cho các quốc gia quan tâm


Việt Nam từ lâu đã có sự quan tâm đặc biệt tới vũ khí Pháp, nổi bật trong quá khứ chính là thương vụ mua sắm 24 máy bay Mirage 2000 bất thành.


Đầu năm 2015 cũng đã xuất hiện hàng loạt thông tin liên quan tới việc Việt Nam đặt mua vũ khí Pháp, đó là 108 khẩu pháo tự hành bánh lốp CAESAR cỡ 155 mm; tên lửa phòng không VL-MICA-M, tên lửa chống hạm Exocet Block III, cùng với các loại radar công nghệ cao nhằm trang bị cho tàu hộ vệ tên lửa SIGMA 9814.


Đáng tiếc rằng do còn tồn tại một vài trở ngại mà vũ khí, khí tài do Pháp sản xuất đang phục vụ trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện chỉ bao gồm radar giám sát biển Coast Watcher 100 và trực thăng H225 Super Puma.


Triển vọng để vũ khí Pháp giành chỗ đứng tại Việt Nam được đánh giá là rất sáng sủa, bên cạnh những chủng loại đã liệt kê ở trên thì tàu hộ vệ tên lửa cỡ 3.000 tấn, tàu ngầm diesel-điện trang bị hệ thống đẩy không cần không khí (AIP), hay các loại khí tài tác chiến điện tử của Pháp tỏ ra có ưu thế rõ rệt so với các đối thủ cạnh tranh.


Không chỉ riêng phía Pháp mà cả những người quan tâm đến tình hình quân sự Việt Nam đều kỳ vọng sẽ có những hợp đồng mua bán vũ khí “khủng” được ký kết trong khuôn khổ chuyến thăm của Tổng thống Francois Hollande sắp tới.


Hy vọng rằng với nỗ lực từ cả hai phía, những khó khăn, vướng mắc sẽ sớm được tháo gỡ để Việt Nam đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa, đa dạng hóa trang bị cho quân đội, nhằm đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.


(Theo Soha News)

22 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 901)
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1350)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1264)
Nov 12: Chiến sự mùa đông 2 bờ đông tây Dnipro River; Vì sao Nga ‘cố thủ’ bờ Đông