Dân ăn bằng gì?

17 Tháng Năm 201611:17 CH(Xem: 16762)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ  18  MAY  2016

Dân ăn bằng gì?

 

- Cá biển độc, cá sông-suối độc, thịt heo độc, rau độc...

- "Cách mạng cá chết" lan tới kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè Sàigon.

image006

Tính đến chiều qua 17/5/16, đã vớt được 14 tấn cá chết - Ảnh: Hữu Khoa

14 tấn cá chết sau cơn mưa đầu mùa ở kênh Nhiêu Lộc Sàigon

Dân trí -  17/5, Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM đã tổ chức buổi họp báo công bố nguyên nhân cá chết trắng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (TPHCM) vào sáng cùng ngày. Theo đó, nguyên nhân cá chết bước đầu được xác định là do nước bị ô nhiễm cục bộ do cơn mưa đầu mùa.

Tham dự buổi họp báo có bà Thân Thị Thư - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM; ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; ông Nguyễn Phước Trung - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM.

image008

Cá chết xếp thành lớp trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè chiều 17/5

Mở đầu buổi họp báo, ông Nguyễn Phước Trung - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM cho biết, ngay khi xảy ra sự việc cá chết hàng loạt trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức lấy mẫu nước để xét nghiệm và kết quả cho thấy dòng kênh bị ô nhiễm hữu cơ, độ PH tăng cao.

Cũng theo ông Trung, ngay sau khi xảy ra hiện tượng cá chết, Sở đã chỉ đạo các lực lượng đưa xuống 5 tấn chế phẩm Zeolite để xử lý nguồn nước.

Về tác hại của cá chết, ông Trung khuyến cáo người dân không nên vớt cá để sử dụng vào thời điểm này và đặc biệt là không nên thả cá phóng sinh ngay lúc này.

Trong khi đó, ông Nguyễn Toàn Thắng – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM cho biết, ngay sau khi xảy ra sự việc, Sở Tài nguyên và môi trường đã tập trung toàn bộ lực lượng gồm hơn 16 thuyền, ca nô để vớt số cá chết nổi trên kênh.

image010

Ông Nguyễn Phước Trung – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM

Ngoài ra Sở có tăng cường thêm thuyền của các đơn vị như khác như Công ty Công ích quận 8 và Khu đường sông để tập trung vớt toàn bộ số cá chết nổi trên sông.

Cũng theo ông Thắng, đến 17h chiều 17/5, số liệu thống kê cho thấy, lực lượng chức năng đã vớt được trên 14 tấn cá chết. “Tất cả số cá chết này sẽ được đưa về bãi rác Đa Phước (huyện Bình Chánh) để xử lý theo đúng quy trình”, ông Thắng thông tin.

Về biện pháp xử lý trước mắt, ông Trần Văn Sơn – Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TPHCM cho biết, sẽ sử dụng chế phẩm sinh học Zeolite kết hợp với vi sinh để xử lý nước ở dòng kênh.

image012

Ông Nguyễn Toàn Thắng – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM

Tuy nhiên biện pháp lâu dài thì ông Nguyễn Phước Trung đề nghị phải có hệ thống xử lý nước thải ở đầu nguồn nhằm giảm tình trạng ô nhiễm.

 image014image016

Lực lượng Môi trường đô thị TPHCM tham gia vớt xác cá chết trên kênh

image018image020

Nhiều máy móc cũng được huy động vào việc vớt cá

 

image022image024

Đến 17h chiều 17/5, số cá chết vớt được đã hơn 14 tấn

 

 image026

Tất cả số cá chết sẽ được xe vận chuyển về bãi rác Đa Phước để xử lý theo đúng quy trình

Đình Thảo

++++++++++++++++++++++++++++++++++

Quảng Trị:

Phát hiện 9 đối tượng đầu độc cá suối

(Dân trí) - Để bắt cá, một nhóm đối tượng đã dùng hạt thàn mát có chứa chất gây độc với cá, xay nhỏ pha với nước và đổ trực tiếp xuống suối, đợi khi cá nổi lên mặt nước thì vớt đem đi bán.

Ngày 17/5, Công an huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị cho biết, đã xác định được 9 đối tượng có hành vi đầu độc cá suối. Nhóm đối tượng này gồm: Nguyễn Thành Lập (SN 1981, trú tại xã Tân Lập, huyện Hướng Hóa); Lê Giã (SN 1967), Lê Việt Thắng (SN 2000, cùng trú tại huyện Triệu Phong); Lê Văn Thành (SN 1982), Ngô Thị Dung (SN 1983), Lê Văn Việt (SN 1986), Lê Văn Vũ (SN 1984, cùng trú tại xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa); Nguyễn Thị Trang (SN 1987), Nguyễn Văn Sáng (SN 1986) cùng trú tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa.

Vào ngày 15/5, người dân địa phương phát hiện ở suối Tân Trung (xã Tân Lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) có rất nhiều cá chết, nổi trên mặt nước. Ước tính khoảng hơn 30 kg cá các loại đã bị chết. Lo ngại số cá này bị nhiễm độc nên người dân đã báo với cơ quan chức năng.

image027

Một số loài cá bị chết nổi trên mặt nước

Sau khi nhận tin báo về việc phát hiện nhiều loài cá chết bất thường, Công an huyện Hướng Hóa đã nhanh chóng vào cuộc tìm hiểu nguyên nhân và bước đầu đã xác định được một số đối tượng có hành vi đầu độc cá.

Theo lời khai của các đối tượng, vào ngày 13/5, nhóm này đã đến suối ở thôn Tân Trung, lấy khoảng 5kg hạt thàn mát (mua ở Hưng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) xay nhỏ pha với nước, rồi đổ trực tiếp xuống suối. Sau khoảng 30 phút, các loại cá bắt đầu nổi lên mặt nước. Các đối tượng này đã bắt được khoảng 20 kg cá và bán được 1,1 triệu đồng.

Được biết, loại hạt thàn mát này được cho là có chứa chất gây độc đối với cá. Khi nghiền nát hạt cho vào nước, cá sẽ bị nổ mắt rồi chết dần.

image028

Con suối được người dân phát hiện có cá chết

Việc sử dụng loại hạt này để đánh cá có gây tổn hại đến sức khỏe của người sử dụng hay không, cơ quan chức năng vẫn chưa nắm rõ. Tuy nhiên, loại hạt này nếu đổ xuống nước với hàm lượng lớn có thể sẽ tận diệt các loài cá.

Đến ngày hôm nay (17/5), theo ghi nhận tại khu vực suối Tân Trung, xã Tân Lập, vẫn còn vài xác cá chết, nổi trên mặt nước và đang trong quá trình phân hủy. Trước đó, khi phát hiện cá ở khu vực này chết và nổi trên mặt nước, một số người dân đã nhặt về cho gia súc ăn.

Công an huyện Hướng Hóa cho biết, sẽ gửi đi giám định số hạt thàn mát thu được để có biện pháp xử lý các đối tượng này.

Đ. Đức

22 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 901)
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1351)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1264)
Nov 12: Chiến sự mùa đông 2 bờ đông tây Dnipro River; Vì sao Nga ‘cố thủ’ bờ Đông