Hậu Đại hội XII: Cơ chế đã đổi hàng loạt nhân sự, còn Thể chế thì sao?

21 Tháng Hai 201610:08 CH(Xem: 18514)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 22 FEB  2016

Hậu Đại hội XII: Cơ chế đã đổi hàng loạt nhân sự, còn Thể chế thì sao?

Ngay sau khi Đại hội XII kết thúc, chính quyền dưới sự thống lĩnh của TBT Nguyễn Phú Trọng đã thay đổi hàng loạt nhân sự chủ chốt vào các bộ phận đầu não của chính phủ và đặc biệt bổ nhiệm hai bí thư Hà Nội và Sàigon.

Một sự kiện gây dư luận xã hội xôn xao trong việc nhả tranh đấu Xã hội Dân sự Nguyễn Quang A tự ý ra ứng cử Quốc hội. Sự kiện thứ hai là phát biểu của "Dân biểu" nói rằng: "Hiến pháp quy định Chủ tịch nước có thể triệu tập Chính phủ nhưng thực tiễn từ thời Chủ tịch nước Trần Đức Lương đến nay chưa thực hiện được việc này lần nào". "Cần Thể chế hóa việc này ngay trong chương trình xây dựng luật khóa 14 để làm rõ vai trò của người đứng đầu quốc gia mà Hiến pháp đã quy định”.

Theo Thể chế tam quyền phân lập của các nước dân chủ, Quốc trưởng, Tổng thống là nguyên thủ số 1 của quốc gia đồng thời cũng là Tổng tư lệnh quân đội.

Bản tin dưới đây viết rõ về vấn đề Thể chế hiện nay ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo độc đảng.

Khi sự việc diễn ra "rầm rầm", Chủ tịch nước có thể triệu họp tướng lĩnh

Lấy sự việc cụ thể từ tình hình Biển Đông, ông Ksor Phước cho rằng, khi sự việc diễn ra "rầm rầm", Chủ tịch nước có thể đứng ra chủ trì cuộc họp các tướng lĩnh.

Ý kiến của ông Ksor Phước nêu tại phiên họp của UBTVQH chiều nay liên quan dự thảo báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011-2016 của Chủ tịch nước.

Ông chỉ ra thực tế hiện nay có rất nhiều việc Chủ tịch nước cần triệu tập Chính phủ nhưng do chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện, dù Hiến pháp đã quy định rõ.

image004

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc K'Sor Phước

Theo đó, Hiến pháp quy định Chủ tịch nước có thể triệu tập Chính phủ nhưng thực tiễn từ thời Chủ tịch nước Trần Đức Lương đến nay chưa thực hiện được việc này lần nào.

“Cần thể chế hóa việc này ngay trong chương trình xây dựng luật khóa 14 để làm rõ vai trò của người đứng đầu quốc gia mà Hiến pháp đã quy định”, ông Ksor Phước nói.

Phải thoáng hơn

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc đề nghị cụ thể hóa nhiều quy định của Hiến pháp về chức năng nhiệm vụ của Chủ tịch nước thoáng hơn.

image005

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với các tướng lĩnh công an qua các thời kỳ.Ảnh TTXVN

Như quy định Chủ tịch nước triệu tập theo định kỳ 1 năm hoặc 6 tháng cuộc họp các tướng lĩnh để nghe các vấn đề về an ninh, quốc phòng của quốc gia. Nếu đột xuất, Chủ tịch nước cũng có thể triệu tập cuộc họp các tướng lĩnh vào bất kỳ lúc nào.  

Lấy sự việc cụ thể từ tình hình Biển Đông, ông Ksor Phước cho rằng, Chủ tịch nước là người thống lĩnh lực lượng vũ trang, có quyền điều quan, khiển tướng khi sự việc diễn ra "rầm rầm" như thế lẽ ra thế Chủ tịch nước phải đứng ra chủ trì cuộc họp các tướng lĩnh để lắng nghe hết các ý kiến.

“Cần luật hóa hết những chuyện này để khỏi nói qua nói lại.”, ông nhấn mạnh.

Ông cũng đề nghị báo cáo nhiệm kỳ của Chủ tịch nước cần gia công thêm vai trò vị trí chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia, trong đó có vấn đề về  thể chế chính sách rất quan trọng.

Hiệu quả chống oan sai thế nào

Trong phần nguyên nhân của những hạn chế trong nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho rằng báo cáo nêu là do Hiến pháp và pháp luật quy định chưa rõ cần phải có kiến nghị sửa đổi như thế nào.

image006

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng


Chủ tịch QH dẫn chứng ngay nhiệm kỳ của Chủ tịch nước Trần Đức Lương, trên cương vị người đứng đầu nhà nước, ông từng nêu kiến nghị để QH sửa ngay việc để trống khoảng cách quyền lực giữa kỳ họp QH và Đại hội Đảng lệch nhau 1 năm.

Khi đó, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã đề nghị rút ngắn nhiệm kỳ QH lại và được triển khai ngay từ QH khóa 12.

“Kiến nghị này rất là đúng vai trò của nguyên thủ quốc gia”, ông Hùng nhận xét.

Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng thì đề nghị báo cáo nhiệm kỳ của Chủ tịch nước cần quan tâm hơn đến hiệu quả cải cách tư pháp, chống oan sai, công tác đặc xá… Đây là vấn đề còn nhiều vướng mắc, hạn chế cần quan tâm.

Nguồn: Thu Hằng/vietnamnet.vn