Hiệp Lâm phỏng dịch: "Một trang mới, cách sống mới"

06 Tháng Mười Hai 20157:53 CH(Xem: 7255)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 07 DEC 2015

 

Một trang mới, cách sống mới

 

Phóng tác theo theo Los Angeles Times, Vietnam, A new page a new life style;

I rent an apartment in Quận 4, Saigon

September 20, 2010

 

Tôi đang trú ngụ ở phía nam  Sàigòn được ba bốn tháng rồi trong cái nóng oi bức

của vùng nhiệt đới.  Robin đã xong lớp sư phạm về ngoại ngữ và đang  dạy lớp tiếng

Anh cho trường ở quận nhất, hàng ngày Robin thuê một chiếc xe cub, hay xe gắn máy

chạy qua cầu Calmette, cầu bắt qua con kinh cắt ngang quận 4 và quận Nhất.  Robin

rất thích gió thổi mát rượi khi xe chạy qua con kinh mặc dầu nước chảy dưới kinh vẫn

còn màu đen ngòm sau nhiều năm rác rưới và ô uế đổ xuống kinh trong nhiều năm khi

chiến tranh tiếp diển.  Có rất nhiều trường ngoại ngữ ở khắp thành phố nên Robin

không bao giờ sợ thất nghiệp, mỗi giờ được trả từ 15-16 USD (giá năm 2009-10); còn

tôi thì lo cho Kai đứa con trai 10 tuổi với sự giúp đở của hai sinh viên đại học, và viết

bài cho một vài tạp chí.  Sau 27 năm làm việc liên tục cho một công ty trong cùng một

công việc tôi rất vui vẻ làm công tác nội trợ này. (I am glad to be doing something

different.)

 

Nhà tôi ở là một căn phố ba tầng lầu rất hẹp bề rộng chỉ có 9 feet (2.5mét) có 3

phòng ngủ và 2 phòng tắm (hình như người ta ở đây xây nhàtheo kiểu này vì thuế thổ

trạch được tính theo bề rộng của căn nhà.)  Nhà có diện tích 60-80 mét vuông chia trên

ba tầng lầu và có một sân thượng.  Khi tôi đi xem nhà, văn phòng kinh doanh địa ốc

lúc nói chuyẹân biết tôi là một nhà văn bà nói:  "Chúng tôi sẽ thêm trên sân thượng này

một phòng nhỏ lộ thiên, và cô tha hồ vừa ngắm cảnh vừa có gió  mát  và viết bài..."

Tôi không tránh được cái cám dổ ngọt ngào này và sẳn lòng đồng ý ngay cái giá 500

USD mỗi tháng, bằng với 2 hay 3 số lương tháng của một công nhân viên (làm cho các

xí nghiệp dọc bờ kinh.)

 

Robin, ông xã của tôi, thuê chiếc moped mà mấy anh sinh viên gọi là xe máy (ma-

chine vehicle) giá 45 USD một tháng. ( Xe hơi--motor vehicles!!-- thì rất hiếm ở đây.)

Tiền điện thoại 1.50 USD, Cable TV với đầy đủ phim ảnh 5.00 USD, xe ba bánh  đổ

rác vào ban đêm 1.00 USD, khi bà chủ nhà cho tôi biết là tiền điện cho máy điều-hòa

không khí chạy ngày lẩn đêm sẽ tính 100.00 USD thì tôi le lưỡi ra làm ra vẻ sợ hải--

nhưng biết là bà sẽ có lợi khi giá điện căn cứ vào đồng hồ riêng mà bà chủ nhà gắn

thêm cho căn phố cao hơn 20-30%, đôi khi 50% giá của Công-ty Điện Sàigòn mà bà

phải trả.

 

Một ly trà đá trong cái cốc màu mốc meo giá chỉ có 10 cents, nhưng tôi không bao

giờ dám uống vì sợ nước đávà trà trồng có quá nhiều thuốc trừ sâu,  một đĩa cơm trưa

giá1.50 USD nhưng vì không ăn được nước mắm nên tôi hay mua mì hay hủ tiếu của

anh đẩy xe mì gõ trên đường cái Hoàng Diệu.

 

Vùng tôi ở là Quận 4 mật độ dân cư đông đúc rất nhiều người và chỉ cách trung

tâm thành phố có 5-10 phút, từ ban công nhà tôi có thể nhìn thấy các cao ốc mới mọc

lên như nấm--thành phố phát triển nhanh, rất nhanh--và thêm vào đó nhìn thấy sông

Sàigòn chỉ cách có 5 đoạn đường (blocks) vàdọc theo bến tàu ở khu có cái cột cờ cao

vào ban đêm có thể đi tàu và ăn tối trên sông; tiếng Anh là''river cruise dinner on

boat.''  Phía trên nhà hàng nổi cạnh câu lạc bộ lúc nào cũng có hai ba chiếc tàu mà

thực ra là một chiếc xàlan trước đó là một chiếc phà (ferry boat) cải tiến, trên ban

công tàu treo rất nhiều đèn nhưng giáthức ăn thì rất cao không như gánh xe mì gõ.

 

Người Việt hay sống nhiều thế hệ dưới một mái nhà, ông bà cha mẹ con cháu chia

nhau một căn hộ nên hẻm trong đường Đoàn văn Bơ, một con đường lớn của quận 4

đầy ấp trẻ nít.  Có khi chúng tôi có 5 hay 6 đứa chạy đùa giỡn lên xuống cầu thang

chơi trò cút bắt, bịt mắt bắt dê, tất cả hình như rất giống nhau, nên Kai nhập bọn với

chúng mà không gặp khó khăn gì cả mặc dầu Kai nói tiếng Anh chứ tiếng Việt thì

không sao nói được.  Tôi không cần phải sắp thời khóa biểu cho Kai giờ ra chơi;  vì lúc

nào chúng cũng lấp ló trước cửa và ra dấu cho thằng Kai nhập bọn.  Mấy đứa trẻ gọi

tôi là Mom (mama) vì chúng nghe tôi trả lời với Kai khi Kai gọi tôi "Hi Mom" và tôi

trả lời nói "Hi Son."

 

Một ngày ở Quận 4

 

Lúc 6 giờ sáng anh bán bánh mì đã rao lanh lãnh "banh mi nong" (hot bagette),

người Pháp trước đây đã nhập sang đây loại bánh mì dài da giòn chứ không phải bánh

ổ vuông cắt thành lát mỏng mà tôi gọi là sandwich; thứ bánh tôi thường nướng lên

trong "toaster"lúc ở nhà ở San Mateo.  Cạnh nhàtôi là một gia đình Mỹ gốc Việt ăn

nên làm ra có rất nhiều nhà hàng ăn ở San Francisco.  Ông mở hai hay ba tiệm bánh

mì giống như tiệm Big Mac của Mỹ, nhưng bánh mì kẹp thịt mà ông bán là loại

bagette của Pháp trong đó ông cho thêm patê (liver spread), nước xốt mayonais và dưa

chua (pickle) làm từ cà rốt và củ cải trắng chưa kể đủ loại thịt nướng, trứng ráng, thịt

nguội (cold cut), ...nên sang đây tôi quen ăn loại bánh bagette mà không cần phải

nướng lại, mà bánh lại rất rẻ.  Cách nhà tôi hai căn làmột bà bán thịt, bà chặt thịt bằng

con dao to tướng và bán cho mấy nhà chung quanh.  Bà dậy từ 3 giờ sáng đón xe ôm

sang chợ đầu mối (whole sale) và mang thịt về, rồi bán lẻ, tiếng chặt thịt cũng vang

lên lúc 6 giờ;  tất cả âm thanh vang dội trong xóm và tiếng gà nòi gáy lanh lảnh nên

tôi không thể ngủ nướng thêm được.

 

Mặc dầu vậy buổi sáng rất dễ chịu và trời rất mát. Từ trên ban công của tôi nhìn

sang ban công hàng xóm họ đang tập thể thao.  Mọi người ai cũng tập vào buổi sáng,

ngay cả bà cụ già dáng người nhỏ xíu.  Có lần tôi mở cửa lúc 7:30 sáng để có chút gió

mát vào phòng khách;  4 thằng bé bước vào cả bọn đứa nào cũng muốn giúp tôi đảo

cái nồi nấu cháo đại mạch (oakmeal) mà người Hoa-kỳ hay dùng buổi sáng.  Tôi nghĩ

là chúng muốn thử một chút, nên tôi cho vào 6 chén nhỏ mỗi chén một tí với vài lát

chuối, chút đường, và sửa.

 

Chúng rất lịch sự nếm hay ăn một muỗng, rồi cả bốn đứa đều nhăn mặt như là tôi

cho chúng một chén giun mà tôi thường mua để ra bờ biển câu cá.  Và để như không

phí thức ăn, chúng đứng sắp hàng rồi từng đứa đổ lại vào trong nồi cháo đại mạch

xong chạy đi chơi.  Sau đó tới phiên tôi nhăn mặt khi chúng rất lịch sự mời tôi một loại

bánh bột đúc hay hấp với mắm tôm.

 

Có một điều tôi cần phải nói thêm:  hàng hóa, gần như mọi nhà đều có chung một

loại.  Tất cả nhà tôi và hàng xóm có màng treo cửa giống nhau, rất giống nhau từ màu

sắc và dáng kiểu.  Thùng rác, thao giặt đồ, bằng nhựa một kiểu.  Chén dĩa, quạt điện,

và xe đạp kiểu quốc doanh chung một loại; vì thế tôi phải buột chắc vào phía sau một

cái thau màu hồng trên xe để dễ nhận ra khi gởi xe mà chiếc nào cũng giống chiếc

nào.

 

Tuy nhiên có nhiều khía cạnh tích cực của đời sống:  họ hàng thân thuộc, hàng

xóm thân thiện,  và nếu có gia đình nào hát karaoke quá to vào lúc khuya, họ xem như

không có gì.  Họ không phàn nàn gì nhiều khi điện bị cúp nhiều lần, nhiều khi lâu đến

24 tiếng đồng hồ, suốt một ngày và khi đêm họ dùng đèn dầu kerosene như nhiều năm

trước. Và họ nhân lúc này mở cửa, đi thăm hàng xóm, đánh cờ, và ngủ trưa.  Họ đi qua

lại, chia nhau thức ăn, chơi mạt chược.  Và không có ai cảm thấy cô đơn hay lẻ loi

 

Có lần ông thông dịch của tôi chỉ vào căn nhà cách 4 căn và nói "buồn lắm--very

sad" và thêm "buồn quá chỉ có hai người ..."  Tôi nói "tại sao? --Why is that sad?"" Cô

không thấy à , chỉ có hai người mà nhà có ba phòng, nhưng không lâu đâu có người

con với vợ và con gái về ở.  Và mọi người đều vui cả."

 

Và tôi chắc là mọi chuyện tôi làm sẽ được mọi người bàn tán.  Ai cũng biết là tôi

có mua nhiều dụng cụ nhà bếp và chiếc máy giặt và sau đó họ đều hỏi làmỗi máy bao

nhiêu.  Khi tôi đi chợ về ai cũng nhìn vào cái giỏ đựng "groceries"  mà chú thông dịch

là 'thực phẩm siêu-thị'  mặc dầu tôi chỉ mua ở chợ trời hàng bông "farmer market".

Chú này không ở trong khu phố, một buổi sáng ghé vào nói:  "tôi thấy ông Robin rời

nhà lúc sáng nay với hai chiếc va li và một cái túi đeo vai.  Bà dì tôi (ở đối diện muốn

biết ông đi đâu."

 

Một buổi sáng nọ trời mưa, một bà hàng xóm chạy xe đạp, trong cơn mưa đi mua

hủ tiếu hay mì cho gia đình bà và mang cho tôi một túi ni lông chứa đầy hủ tiếu nóng

và đứa con trai của bà anh Henry (tôi đặt tên) nói được tiếng Anh dịch cho tôi nghe lời

của bà :  ''người Mỹ ăn sáng không ngon, bà đang bị cảm lạnh, nên ăn súp nóng cho

ấm bao tử.  Không ăn thịt ba rọi muối mặn, với trứng, không có bắp dẹp nướng giòn,

chỉ cần súp nóng!"

 

Một ngày nọ tôi đi chợ lộ thiên, một bà bán hàng hỏi Kai mấy tuổi.  Tôi nói:  "tam

tuoi,"  có nghĩa là lên tám, nghe xong bà hô to lên “tám tuổi” mấy bà kế bên truyền

miệng nhau và sau đó ai cũng biết Kai lên tám trong cả chợ.

 

 

Du khách ,  phụ nữ , trẻ nít không cha mẹ

 

Kai cùng tôi giả làm du khách đôi khi đi khắp thành phố.  Một ngày nào đó chúng

tôi nhảy lên chiếc xích lô (một loại xe kéo nhưng bác tài đạp phía sau) và len lỏi qua

nhiều phố hẹp vì đường phố chánh cấm loại xe cổ lỗ xa xưa này; nó chiếm một

khoảng không gian quá lớn và chậm chạp làm cản trở lưu thông để đến chùa Giác

Lãm ở Phú lâm phía Tây của thành phố, và leo lên cái tháp 7 tầng để xem phong cảnh 

Nhà cửa mọc rất nhiều và không theo một thứ tự nào như một bức tranh lập-thể nhưng

chen lẫn với nhiều cây cối và phía xa là đồng lúa mà vào mùa mưa nó như một bức

thảm cỏ.

 

Mặc dầu tôi hay đi chợ gần nhà, nhưng chợ Bến thành ở trung tâm thành phố qua

khỏi cầu Camette hay vòng lên bến tàu qua cầu Quay, cầu này đi ngang bến Nhà

Rồng của Pháp ngày trước.  Đi cầu này thì sợ vì quá nhiều xe mười bánh chở thùng

vuông  hàng vượt đại dương, mà tôi thì đi xe cub thuê gọi là hitch  hay lift hay tiếng

địa phương là xe ôm vì ngồi phía sau ôm bác tài phía trước.   Xe chạy khá nhanh tôi

phía sau nên ưa nổi da gà vì nếu té xuống thì xe tải nó cán ngay.  Nhưng khi đến chợ

thì đủ hiệu hàng hóa không nơi nào có, đồng hồ Rolexes làm giả, túi Gucci giả... và đủ

loại đồ lưu niệm rất tinh xảo.

 

Đôi khi đến Bưu điện để gởi vài gói đồ hay quà cho nhà ở ngoại quốc.  Chúng tôi

nhìn thấy tòa nhà này như ở một quận của Paris vì kiến trúc của nó như một nhà ga xe

lửa của Âu châu thế kỷ 19, kiến trúc tinh xảo này xây vào năm 1881, nhất là vòm

cong trên cao phía mặt tiền làm bằng thủy tinh màu viền bằng sắt uốn .  Hơn nửa Bưu

điện mà nhiều năm trước đó có hàng chữ PT&T (bị xóa khi thành phố đổi chủ) này

nhìn sang một thánh đường cũng uy nghi không kém.  Và chúng tôi thường hay đến để

gởi thư hay nhận hàng và hay đi vòng quanh để xem cả hai và tưởng mình đang ở

Pháp.

 

Tạp chí du  lịch Lonelly Planet cũng đề nghị là hãy đi xem Bảo tàng viện chiến

tranh nơi trưng bày một số chứng tích của Cuộc Chiến "Hoa kỳ đánh VN" nhưng tôi

nghe nói một số hình ảnh thì rất ghê rợn không thích hợp cho trẻ nít như Kai nên tôi

không ghé vào.

 

Khi nào tôi thấy có thì giờ hay thu xếp cho Kai, nó 6 tuổi nên phải sang học trường

dành cho người nước ngoài ở khu Quận nhất và tiền học rất cao, tôi tham gia buổi họp

hàng tuần gọi là International Ladies of Saigon để dùng cà phê và bánh mì baguette

nướng theo kiểu Pháp.  Các bà vợ trong Câu lạc bộ này có chồng gởi sang đây công

tác do các công ty và họ sống trong các khu có cổng gác và hồ bơi mà tiền nhà 5000

$USD được đài thọ bởi các tổ hợp tư., cùng tiền học, tài xế và người làm trong nhà và

đầu bếp.  Một cuộc sống vương giả khó thấy vào lúc này (2009 thế giới đang bị suy

thoái).  nên khi tôi đến với mũ an toàn đội trên đầu, trong mồm còn vướng mấy con

kiến cánh bay trên một chiếc xe máy ôm mấybà vợ này kinh ngạc há hốc mồm ra,

nhất là buổi họp mặt của các bà mệnh phụ này ở khu khách sạn sang trọng Rex; từ

đây nhìn về bên mặt là nhà hát lớn, một công trình kiến trúc tuyệt mỹ được tân trang

bởi chánh phủ Pháp.  Và thêm vào đó tôi nói với họ tôi đang ở quận 4 phía bên kia bờ

sông trong một khu đông dân và mức sống thấp.  Tôi quên nói thêm là tòa nhà hát lớn

đã thay đổi theo dòng thời gian: Hạ viện của thời Tổng thống Diệm và sau đó là "Tòa

án nhân dân" xét xử các "nhân vật chống phá" trong đó nổi tiếng nhất là Ông Trần văn

Bá trước khi tân trang lại để trình diễn như thời Pháp thuộc.  Không hiểu tại sao họ

không dùng tòa án của bộ Tư Pháp ở đường Nam kỳ khởi Nghĩa.  Cần nói thêm là cả

ông Bá đã bị họ xử tử hình và thân phụ ông bị đặc công bắn vào đầu, cả hai  ông đều

học và sinh sống tại Pháp, nhưng chánh phủ Pháp vẫn viện trợ để tân trang có lẻ là

muốn quên quá khứ như lời của Tổng thống Mitterand trước đây:  "Chúng ta hãy nhìn

về tương lai."

 

Tuy nhiên qua nhóm này tôi học được một vài điều hay, và nhiều buổi nói chuyện

lý thú.  Chúng tôi đi thăm một viện cô nhi có 300 em bé và buổi đầu tiên chúng tôi

vào phòng trẻ sơ sinh có 30 chiếc nôi với mấy em bé mới sinh và 3 cô y tá.  Bà trưởng

nhóm (chúng tôi có tất cả sáu người)  nói:  "Bế bất cứ em nào lên, lấy một bình sữa và

cho bú.  Bế một em khác lên, cho bú thay tả, đặt vào nôi rồi bế một em khác lên..." 

Tôi ẩm lên một em đang khóc, và hát cho một em khác, xong bế một em khác và ước

gì mình có nhiều tay hơn.

 

Chúng tôi đi chơi trong thành phố

 

Robin nghĩ rằng mình sẽ dạy tiếng Anh cho sinh viên cho một trường đại học hay

cao đẳng (giống như Community College ở Mỹ)  nhưng khi xin việc ông chồng yêu quí

của tôi được xếp vào trường Ngoại Ngữ Không Gian ở quận Bình Thạnh (Phú Nhuận

cũ).  Hằng ngày chạy chiếc Mopeg qua cầu Camette rồi theo đường Hai bà Trưng

(Blanchy cũ)  Chúng tôi được biết mấy tên cũ này nhờ các bản đồ xưa trên mạng chớ

bản đồ mới rất phức tạp và cầu kỳ, ở cuối đường Blanchy là quận Phú Nhuận,  trường

dạy theo phương pháp độc quyền;  và chỉ dạy cho học sinh từ 6 tuổi đến 13, sau giờ

học và buổi chiều.  Trẻ em rất dễ bắt chước và ngoan ngoãn,  Robin cứ lập đi lập lại :

"C as a dog, D as a cat,  I kike ice cream , K like a King, S like a snake..."  sau vài tháng

Robin được chuyển qua một lớp cao hơn và lâu lâu hỏi thử vài em xem có nói được

không thì thấy có chút tiến bộ nhưng phương pháp độc quyền này chẳng có gì mới mẽ

vì nó đã được áp dụng trong nhiều năm qua ở các quốc gia khác,  nhưng lương tháng

của chúng tôi lúc nào cũng trả đủ và cha mẹ mấy em phải đóng học phí khá cao hay

nhờ chánh phủ tài trợ vì mấy em là con cháu cán bộ của nhà nước mà mấy anh gọi là

"nhà mặt phố, bố làm quan."  Họ đào tạo các em rồi sau này cho qua các quốc gia tân

tiến để du học.

 

Khi Robin đi dạy Kai và tôi thuê xe ôm khoảng 1 USD một chuyến đi chợ lộ thiên

phía quận nhất có  tên là Chợ Cũ hay vào trong Chợ Lớn gọi là Chợ Lớn Mới (tiền xe

chuyến nay tăng gắp đôi), hay qua Vườn Bồ Rô hay chỉ qua bờ sông Sàigòn xem tàu,

nhưng nơi này không được an ninh cho lắm; có lần tôi mất một túi xách tay khi lơ

đãng. Tốt nhất là qua khu Quận nhất vùng cấm trại nơi có nhiều khách sạn nhỏ hay

khách sạn cho sinh viên mà tiếng Anh là Hostels và có nhiều tiệm ăn rất ngon miệng.

Món ăn ở đây nấu kiểu Phương Tây hay Việt mà chỉ có vài ba xu một đĩa.

 

Anh lái xe ôm cho Kai ngồi phía trước sau đó là bác tài rồi tôi ngồi phía sau.  Khi

chạy xe gắn máy mopeds đầy đường chen lẫn với xe tắc xi, xe đạp, và xe bus chung

quanh anh lúc nào cũng có xe.  Mỗi 2 giây là gần như đụng nhau, và lắm lúc tôi phải

nhắm mắt lại.

 

Vào cuối tuần là lúc tôi thích nhất,  trẻ con ở nhà không đến lớp trừ mấy đứa học

thêm ở mấy trường tư bố mẹ có tiền phải học để xin ra nước ngoài.  Lúc đó không khí

chung quanh gần như là có lể hội.  Tôi ngồi trên cầu thang và gọi cà phê sữa đá của bà

hàng xóm bên cạnh bán đủ thứ nước giải khác, và lể hội bắt đầu.

 

Cuối tuần trong xóm như một buổi liên hoan

 

Mấy bà bán bánh hay rau cải với chiếc nón lá hình tròn đỉnh nhọn truyền thống

đẩy mấy xe đóng bằng cây hai bánh là niền chiếc xe đạp.  Bà bán bánh mì ngọt biết là

tôi rất thích mấy cái bánh này và lúc nào bà cũng ngừng lại khi tôi đang ở bên ngoài.

Giá mỗi chiếc bánh là 10 xu hay 12 xu tùy theo loại vì thế tôi lấy luôn một lần 10 cái.

Trên cái mâm bà bày có quá nhiều thứ và nếu như tôi không biết lấy bánh nào mấy

đứa bé xung quanh chỉ cái này cái này...và tôi cứ lấy cứ lấy cho đủ cho bằng thích.

 

Tôi nói với mọi người xung quanh là chúng tôi chỉ ở đây có một năm nhưng bây

giờ có thể là chúng tôi sẽ ở rất lâu với không khí và giá sinh hoạt quá thấp.  Không khí

vui nhộn và giá cả quá thấp này làm cho chúng tôi không muốn chấm dứt (nhưng với

năm 2012-13 thì không còn nửa) Cho nên tôi nói với mọi người là sẽ ở thêm ba năm,

họ nói là họ sẽ thích lắm nếu chúng tôi ở mãi mãi..!

 

Bornéo một chọn lựa cho mùa hè và thay đổi công tác  

 

Vào mùa hè trời nóng bức nên chúng tôi hay sang Bornéo Nam Dương để nghỉ xã

hơi. Vé máy bay khứ hồi chỉ có 200 USD , khách sạn chỉ có 50 USD một đêm nên rất

giống nơi đây, vì thế có thể là một chọn lựa khác khi cần.  Từ đó chúng tôi có thể ghé

sang Singapore một hoặc hai đêm ở trên một khách sạn sát biển và hồ tắm lộ thiên

cao 600 bộ Anh, đó là khách sạn Mandanao  nổi tiếng mà chúng tôi muốn có sự thay

đổi so với giá quá rẽ ở Quận Tư này. Tiền chi cho khách sạn và chi phí khác chúng tôi

cứ charge vào chương mục của thẻ credit rồi trả sau.  Thắm thoát đã được gần tròn một

năm và chúng tôi đang sắp sếp để sang đó khi trường Đại học cộng đồng trả lời đơn

của Robin và tôi  về công tác của American Field Services cho thành phố Pali.  Chúng

tôi cho rằng có thề tốt hơn vì không muốn vướng vào ảnh hưởng của Trung Quốc quá

thấy rõ trong những năm gần đây hàng hóa lúc nào có mark của Trung Quốc và tiền

Yuan thì thỉnh thoảng lại thấy trao đổi mặc dầu không được phép.

 

Chúng tôi sinh sống như thế thắm thoát đã được một năm.  Và tháng trước khi

trường cộng đồng Nam dương quần đảo, nơi Tổng thống Obama sinh sống lúc niên

thiếu đã trả lời chấp thuận cho Robin sang dạy tôi cảm thấy bùi ngùi khi phải rời nơi

đây giống như tục ngữ của người Pháp:  “Mọi sự thay đổi đều đượm buồn.”  Tous les

changes sont triste.

 

Vùng Nam California mùa thu 2014

Xoài-Rạp Hiệp M. Lâm

06 Tháng Giêng 2019(Xem: 6436)
23 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 7188)
27 Tháng Mười Một 2018(Xem: 7179)
21 Tháng Mười 2018(Xem: 7775)
02 Tháng Tám 2018(Xem: 7292)
15 Tháng Bảy 2018(Xem: 7329)