"Nội ma Ngoại chướng! Nội trùng Siêu tăng thống!" áp đảo ngôi Tam Bảo?

26 Tháng Tám 201512:02 SA(Xem: 22950)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 26 AUG 2015

ĐẠI KHỔ NẠN CỦA GHPGVNTN:

"Nội ma Ngoại chướng! Nội trùng Siêu tăng thống!" áp đảo ngôi Tam Bảo?

 

image004

Từ trái: Gs Võ Văn Ái; Ht Thích Hộ Giác, Ht Thích Chánh Lạc, Pháp sư Giác Đức; Ht Thích Viên Lý; Thượng tọa Thích Giác Đẳng.

image006

Đầu năm 1994, Hoà thượng Thích Quảng Độ bị bắt khi dẫn phái đoàn Viện Hoá Đạo đi cứu trợ nạn bão lụt khủng khiếp ở đồng bằng sông Cửu Long. Từ trái sang phải: HT Thích Quảng Độ, Nhật Thường, Thích Nhật Ban, Đồng Ngọc, Thích Trí Lực, Thích Không Tánh tại TAND TPHCM tháng 8 năm 1995. Ht Quảng Độ bị kết án 5 năm tù, giam tại nhà tù Ba Sao.

Photo courtesy of lehienduc.blogspot.com

Kể từ đó, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong nước phát động lời kêu gọi Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam. Lời kêu gọi này được hoằng dương mạnh mẽ tại hải ngoại, đặc biệt tại Hoa Kỳ, quốc gia dung chứa gần 3 triệu đồng bào tị nạn, trong đó hầu hết đa số là Phật tử.

Cao trào hình thành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất dâng lên như ngọn sóng đại dương dưới sự lãnh đạo tối cao của hai Đại lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ.

Trải suốt gần 20 năm, chùa chiền, tự viện, đạo tràng dựng lên khắp thế giới, hình ảnh của hai vị đại lão luôn cạnh bên chánh điện, bên tượng đài Phật Tổ; Văn phòng II Viện Hóa Đạo được hình thành với vị Viện trưởng đầu tiên là Đại lão Hòa thượng Thích Hộ Giác; bên cạnh đó, hàng trăm ngàn đoàn viên Gia Đình Phật Tử, một lực lượng cơ hữu cực kỳ quan trọng làm nòng cốt trong tất cả các sinh hoạt Phật giáo tại hải ngoại.

Thế nhưng, .... "Nội ma Ngoại chướng" đã xuất hiện. Chưa hết: "Nội trùng Siêu tăng thống" xuất hiện. Tam Bảo lung lay trước vòng xoáy tham sân si bão táp điên cuồng.

"Nội ma Ngoại chướng! Nội trùng siêu tăng thống!" Là ai?, Là cái gì? Là ma thuật phù phép? Là khuynh đảo thiền môn? Là âm mưu đạo pháp chánh trị? 

Chưa thể kết luận vội về một thời kỳ Phật giáo đang đau đớn trải qua đại khổ nạn ám muội vô minh; nhưng không thể không ngăn được lòng người Phật giáo đồ nổi lên như phong ba bão tố ...

Tòa soạn báo Văn Hóa - California lần lượt trích đăng nguyên văn các sự kiện chắt lọc, các bài tường thuật của các ký giả, các hình ảnh trung thực, ghi chép các thời điểm quan trọng, biểu hiện phần nào các biến cố lịch sử đau thương của Phật Giáo Việt Nam trong nước và hải ngoại.

Tòa soạn trân trọng lắng nghe, ghi nhận sự đóng góp ý kiến quý báu của quí vị và chân thành cáo lỗi những sơ xuất qua chủ đề đặc biệt này. (VH-lkt)

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

KỲ 1:

Cuộc đàn áp quy mô Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất sau 30/4

Ỷ Lan, Phóng viên RFA, Paris

2015-04-27

image006

Đầu năm 1994, Hoà thượng Thích Quảng Độ bị bắt khi dẫn phái đoàn Viện Hoá Đạo đi cứu trợ nạn bão lụt khủng khiếp ở đồng bằng sông Cửu Long. Từ trái sang phải: HT Thích Quảng Độ, Nhật Thường, Thích Nhật Ban, Đồng Ngọc, Thích Trí Lực, Thích Không Tánh tại TAND TPHCM tháng 8 năm 1995. Ht Quảng Độ bị kết án 5 năm tù, giam tại nhà tù Ba Sao.

Photo courtesy of lehienduc.blogspot.com

Danh xưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) ra đời tại Saigon ngày 4 tháng giêng 1964, sau cuộc đấu tranh đòi hỏi bình đẳng tôn giáo và tự do tín ngưỡng năm 63. Vì trước đó, Dụ số 10 của Pháp bó buộc phải hoạt động theo quy chế Hiệp hội.

Kể từ tháng 9 năm 75, cuộc đàn áp Gíao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bắt đầu theo Chỉ thị số 20 của Đảng do ông Lê Duẩn ký năm 1960, khiến  Phật giáo miền Bắc bị tiêu vong. Nay đem thực hiện tại Miền Nam.

Cuối tháng 9 năm 75, Hoà thượng Thích Huyền Quang nhân danh Viện Hoá Đạo đã có văn thư phản đối Chủ tịch Cách Mạng Lâm thời về việc đập phá các tượng Phật lộ thiên.

Nhiều hiện tượng khác, như bắt treo hình Hồ Chí Minh trên bàn thờ tổ tiên, áp lực chư Tăng hoàn tục, hoặc đưa sang chiến trường Kampuchia, cấm treo cờ Phật giáo trong các chùa viện, cưỡng chiếm các cơ sở văn hoá, giáo dục, từ thiện Phật giáo, như Cô nhi viện Quách Thị Trang, Viện Đại học Vạn Hạnh, v.v…, hàng chục nghìn Tăng Ni, Phật tử bị đưa vào trại Cải tạo.

Trong lịch sử Việt Nam, chưa có thời đại nào mà số lượng Tăng Ni, Phật tử bị cầm tù đông đảo như dưới triều đại Hồ Chí Minh.

Tình trạng đàn áp bức thiết khiến 12 Tăng Ni tự thiêu tập thể ngày 2-11 năm 75 tại Thiền viện Dược Sư, tỉnh Cần Thơ, dưới hàng biểu ngữ “Chết vinh hơn sống nhục“. Đại đức Thích Huệ Hiền để lại chúc thư yêu sách chính quyền Cách mạng thực hiện nhân quyền, tự do tôn giáo, chấm dứt đàn áp GHPGVNTN.

Tình trạng đàn áp có chủ trương và chính sách này, không ai lên tiếng rõ hơn Đức cố Đệ Tam Tăng Thống Thích Đôn Hậu. Năm Mậu Thân 68, ngài bị cộng sản bắt đưa lên rừng rồi đưa ra Hà Nội áp lực tuyên truyền cho chế độ, nhằm đánh lừa dư luận quốc tế là Phật giáo ủng hộ Bắc Việt. Thế nhưng, trở về lại miền Nam, ngài từ nhiệm tất cả các chức vụ mà Hà Nội gán cho, lại còn tố cáo đàn áp Phật giáo và thảm sát cố Hoà thượng Thích Thiện Minh. Sau đây là tiếng Ngài qua một băng thu âm, được đăng tải trên tạp chí Quê Mẹ tại Paris :

“Từ khi giải phóng đến nay, Phật giáo đồ chúng tôi bị bao nhiêu khổ đau tan tác. Đi bất cứ đâu, đạo khác thì chúng tôi không biết, chớ về gặp các nhà chùa Phật giáo, cán bộ, bộ đội phát biểu “Hòa bình Độc lập rồi, tu mà làm gì nữa? Tuân thủ thờ Cách mạng hơn là thờ Phật“.

“Bắt đầu từ đó, sự vận động, khủng bố không cho họ được làm lễ. Phá hoại tượng Phật lộ thiên ở Gia Lai, Kontum, Ban Mê Thuột, Biện Hồ, Vũng Tàu, Quy Nhơn, Quảng Ngãi… Bộ đội cột giây lên kéo xuống, đập vỡ tan hết.

“Sau đây còn bắt các vị tu sĩ lấy lý do mấy ông Sư đó phản động theo CIA, theo Mỹ, theo Nguỵ. Rồi lần lượt bắt cho đến các vị lãnh đạo trong Viện Hoá Đạo nữa, Thượng toạ Huyền Quang, Thượng toạ Quảng Độ, rồi đến bắt Thượng toạ Thiện Minh nữa, để Thiện Minh chết nữa.

“Thiện Minh không có tội chi hết, thì tại sao chính phủ làm cái việc lạ lùng hết sức. Đi bắt tội người không có tội chi hết là Thiện Minh mà lại dung tha cho người có tội là cơ quan. Tôi thì không biết rõ luật quốc tế lắm. Nhưng tôi đoán chắc rằng, luật quốc tế không cho phép để cho người bị bắt chết trong trại giam. Mà đây Thiện Minh đã chết trong trại giam. Cơ quan nói Thiện Minh chết vì xuất huyết não. Tôi có thể kết luận, Thiện Minh chết không phải vì xuất huyết não, mà vì bàn tay tội ác chính trong cơ quan tạo ra. Là bởi được tin Thiện Minh chết, Viện Hoá Đạo về liền, thấy các ông bỏ trong hòm mà liệm rồi, chỉ chừa cái mặt. Viện Hoá Đạo xin đem về chôn cất, các ông không cho.

“Tại sao vậy ? Đây thấy rõ ràng quá. Rõ ràng như hai với hai là bốn. Là trong người của Thiện Minh đầy cả thương tích. Muốn che đậy thương tích đó, muốn che đậy lấp liếm cái việc làm của mình, bằng cách bỏ trong hòm liệm đi. Bởi vì sợ người ta thấy những cái vết thương mà các ông đã đánh đập.

“Là một công dân, tôi không thể để cho cơ quan làm những việc bất chính như vậy. Tôi xin nhắc lại ba điều yêu cầu:

“Một là yêu cầu chánh phủ trả tự do cho tất cả các tu sĩ bị bắt giam cầm đã lâu mà không can án;

“Thứ hai là đưa cái chết của Thượng toạ Thiện Minh ra ánh sáng, nghĩa là phải đưa người giết Thiện Minh ra ánh sáng. Không nói lôi thôi gì hết. Có người giết;

“Thứ ba phải chấm dứt tình trạng khủng bố các tín đồ ở các địa phương“.

Ngày 16-4-1977, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra Thông báo kêu gọi Phật tử Saigon đấu tranh chống lại GHPGVNTN. Thông báo cho rằng, “trong giới lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất phái Ấn Quang có nhiều người vốn có mưu đồ xấu chống cách mạng, chống Cọng sản” (…) “Số này đã thao túng Giáo hội âm mưu kích động Phật tử chống lại các chính sách của Nhà nước”. Thông báo còn hăm doạ ra tay đàn áp.

Hăm doạ biến thành sự thật, bảy vị lãnh đạo Viện Hoá Đạo bị bắt giam. Hoà thượng Huyền Quang, Quảng Độ bị giam 20 tháng, nhờ áp lực quốc tế mới được thả nhưng bị quản chế. Hoà thượng Thích Thiện Minh bị tra tấn đến chết tại Trại thẩm vấn X4, đường Nguyễn Trãi, Saigon, như Hoà thượng Đôn Hậu tố giác.

Suốt 5 năm đàn áp, khủng bố, nhưng không thành công tiêu diệt GHPGVNTN. Năm 1981, nhà cầm quyền Cộng sản chuyển qua chiêu bài mới, gọi là Thống nhất Phật giáo“, thành lập “Hội Phật giáo Việt Nam” tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, ngày 4-11để làm công cụ chính trị cho Đảng và Nhà nước. Ép buộc Tăng Ni, Phật tử thuộc GHPGVNTN phải gia nhập.

Ông Xuân Thuỷ, Bí thư Trung ương Đảng kiêm Trưởng ban Dân Vận chỉ thị cho ông Đỗ Trung Hiếu, cán bộ tôn giáo vận, thực hiện cuộc Thống nhất Phật giáo này. Ông giải thích cho ông Hiếu vì sao phải dẹp bỏ GHPGVNTN như sau :

“Quan trọng là Đảng không bao giờ lãnh đạo được Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, mà ngược lại Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trở thành một tổ chức tôn giáo rộng lớn có đông đảo quần chúng, là một tổ chức có áp lực chính trị thường trực với Đảng và chính phủ Việt Nam”.

Năm 1994, hối hận việc làm sai lạc của mình, ông cho phát hành tập sách “Thống nhất Phật giáo” nói lên tất cả sự thật và tiết lộ :

image007

Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ ban hành Thông điệp Hãy bảo vệ Thăng Long nhân 1000 Năm Thăng Long

“Cuộc thống nhất Phật giáo lần này, bên ngoài do các Hòa thượng gánh vác, nhưng bên trong bàn tay Đảng Cộng sản Việt Nam xuyên suốt quá trình thống nhất để nắm và biến Phật giáo Việt Nam trở thành một tổ chức bù nhìn của Đảng. (…) Nội dung hoạt động là do cúng bái chùa chiền, không có hoạt động gì liên quan tới quần chúng và xã hội. Hội Phật Giáo Việt Nam ở trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, tuân thủ luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Kể từ đó, GHPGVNTN bị đưa ra ngoài vòng pháp luật, dù Nhà nước không có văn kiện nào chính thức giải thể. Một cuộc đàn áp mới sắp khai trương.

Vài tháng sau Giáo hội Phật giáo nhà nước ra đời tại Hà Nội, ngày 24-2-1982, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định trục xuất hai Hoà thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ về quản chế tại quê quán Quảng Ngãi và Thái Bình, không qua sự xét xử của toà án. Ngày 7-7 cùng năm, cưỡng chiếm chùa Ấn Quang là trụ sở của GHPGVNTN. Toàn bộ tư liệu, hồ sơ của Viện Hoá Đạo bị đốt sạch trong năm ngày mới hết.

Năm 1991, Đức cố Đệ Tam Tăng Thống Thích Đôn Hậu viên tịch tại chùa Linh Mụ, Huế. Nhà nước muốn lợi dụng tang lễ này tuyên truyền chính trị cho Đảng. Nhưng Di chúc Ngài ngăn cấm không tổ chức rầm rộ, không đọc điếu văn, ca tụng, v.v… Nên 50 Tăng Ni tuyệt thực phản đối tại chùa Linh Mụ. Có vị đòi tự thiêu. Ngài để lại khuôn dấu Giáo hội và trao quyền cho hai Hoà thượng Huyền Quang và Quảng Độ tiếp tục lãnh đạo GHPGVNTN để phục hồi quyền pháp lý cho Giáo hội. Mặc dù bị công an phong toả, cấm đoán, tại lễ tang, Hoà thượng Huyền Quang dõng dạc tuyên bố trước Linh đài quyết tâm thực hiện Di chúc giao phó :

“Pháp lý là cái gì ? Giấy tờ chỉ được viết ra cho một tổ chức tân lập, còn Giáo hội ta đã có mặt trên dải đất này 2000 năm rồi. Đinh, Lê, Lý. Trần đã chấp nhận Phật giáo.

“Pháp lý của Giáo hội là 2000 năm truyền đạo trên dải đất Việt Nam này. Địa vị của Giáo hội là 80% dân chúng và thành thị, nông thôn, hải đảo. Đó là cơ sở vững chắc, rộng rãi muôn năm của Giáo hội.

“Như vậy Pháp lý có thể cho ra và có thể thu lại. Vậy cho nên đừng đặt vấn đề pháp lý của thời đại, mà phải đặt lịch sử truyền đạo và sự chấp nhận của dân chúng Phật tử“.

Trước sự bùng dậy của khối Phật giáo đồ sau tang lễ, tài liệu Tuyệt Mật của Bộ Nội vụ viết ngày 18-8-1992 chỉ thị 5 biện pháp đấu tranh chống khối Phật giáo Thống Nhất, đặc biệt là phân hoá cao hàng ngũ giáo sĩ ; “cắt đứt chân tay” với số cực đoan chống đối ; và thâm nhập đặc tình trong Tăng tín đồ Phật giáo.

Vì thực hiện và phổ biến Di chúc Ngài Đôn Hậu, chư Tăng chùa Linh Mụ bị đàn áp dữ dội, đưa tới cuộc biểu tình bốn mươi nghìn Phật tử Huế xuống đường ngày 24-5-1993 đòi hỏi nhân quyền và tự do tôn giáo. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất chưa hề có dưới chế độ Cộng sản. Tại Hội nghị “Diễn biến Hoà bình” ở Hải phòng ngày 26.6 cùng năm, Tướng Đặng Vũ Hiệp đánh giá cuộc biểu tình của Phật tử Huế có “nguy cơ mất nước.

Sự kiện hi hữu xẩy ra là ngày 2-4-2003, Thủ tướng Phan Văn Khải tiếp Hoà thượng Thích Huyền Quang, nhân dịp ngài ra Hà Nội giải phẫu khối u ở mặt. Một thủ tướng tiếp một tù nhân ! Thủ tướng xin Hòa thượng hỉ xả cho chuyện đã qua, vì cán bộ cấp địa phương làm sai. Nhiều nhà quan sát tưởng rằng vấn đề Phật giáo được lắng yên.

Thế nhưng, sau Đại hội Phật giáo kỳ VIII do Hoà thượng Huyền Quang triệu tập tại Tu viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Định, ngày 1-10-2003, để bổ sung nhân sự vào hai Viện Tăng Thống và Viện Hoá Đạo, thì chuyến xe chở 10 vị giáo phẩm về lại Saigon bị chận bắt tại Lương Sơn hôm 8-10, trong số có hai ngài Huyền Quang và Quảng Độ. Tất cả đều bị bắt đi “làm việc” và ra khẩu lệnh quản chế.

Từ đó đến nay Giáo hội luôn bị đàn áp, sách nhiễu thường trực. Mọi hoạt động của 20 Ban Đại diện Giáo hội tại các tỉnh thành đều bị ngăn cấm. Chùa Giác Minh của Hoà thượng Thanh Quang ở Đà Nẵng bị phong toả thường trực, các Đại lễ Phật Đản, Vu Lan hay Tết bị ngăn cấm tổ chức.

Thế nhưng Giáo hội không ngừng lên tiếng cho những vấn nạn xã hội hay đất nước. Từ nơi quản chế Quảng Ngãi, ngày 20-11-1993, Hoà thượng Thích Huyền Quang ra Tuyên cáo Giải trừ Quốc nạn và Pháp nạn, yêu sách bỏ điều 4 trên Hiến Pháp và bầu cử lại Quốc hội dưới sự giám sát của LHQ với sự tham gia của tất cả các đảng phái quốc gia.

Đầu năm 1994, Hoà thượng Thích Quảng Độ bị bắt khi dẫn phái đoàn Viện Hoá Đạo đi cứu trợ nạn bão lụt khủng khiếp ở đồng bằng sông Cửu Long. Bị kết án 5 năm tù, giam tại nhà tù Ba Sao.

Được ân xá năm 1998, nhưng vẫn còn quản chế tại Thanh Minh Thiền Viện, Saigon. Ngài tuyên bố : “Tôi đi từ nhà tù nhỏ vào nhà tù lớn”.

Năm 2001 ngài công bố “Lời kêu gọi cho Dân chủ” với giải pháp 8 điểm thực hiện, mà ngài xem như giải pháp duy nhất cứu nguy dân tộc.

Ngày 17-5-2007, Hoà thượng Quảng Độ đến uỷ lạo và tiếp tế thực phẩm thuốc men cho Dân oan khiếu kiện trước tiền đình Quốc hội II ở Saigon. Việc làm bị báo chí truyền thông nhà nước tố cáo, hăm doạ trong vòng 3 tháng. Ngài cũng nhiều lần lên tiếng tố cáo về việc Trung quốc xâm lấn lãnh thổ và biển đảo, nạn bô xít Tây nguyên nơi Trung quốc nắm yết hầu quân sự, chiếm đóng Hoàng Sa Trường Sa, cho đến gần đây, năm 2014, biến cố giàn khoan Hải dương 981.

Nhiều vị Đại sứ các nước như Hoa Kỳ, Na Uy, Đức, Anh, Pháp… vẫn thường  xuyên đến vấn an, trao đổi với Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ. Liên tiếp nhiều năm, ngài được đề cử ứng viên Giải Nobel Hoà bình. Năm 2003, ngài và ngài Huyền Quang được trao Giải Nhân quyền của Tiệp dưới sự chủ trì của cựu Tổng thống Vaclav Havel, năm 2006 ngài được Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto của Vương quốc Na Uy.

Nhờ sự lưu tâm quốc tế này mà ngài và hàng giáo phẩm Giáo hội không bị khủng bố, bắt giam tuỳ tiện như những năm sau 30 tháng Tư 75.

Ngài xác nhận lập trường Giáo hội suốt 40 năm qua không hề thay đổi như sau:

“Chừng nào mà chế độ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam còn, thì Giáo hội không được sinh hoạt bình thường đâu.

“Họ dùng đủ cách để mà xoá sổ, xoá sạch cái danh nghĩa của Giao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trên đất nước Việt Nam. Mà chưa hết đâu, còn nhiều. Vì thế cho nên cứ sẵn sàng chuẩn bị tinh thần để đón nhận, để đương đầu.

“Cho nên trước khi tiễn đưa Đức Tăng Thống đến nơi an nghỉ cuối cùng, thì chúng tôi đã nói rồi : Chúng tôi sẽ tiếp tục con đường đi của Ngài.

“Còn rất nhiều khó khăn, còn rất nhiều chông gai, nhưng sẵn sàng vượt qua. Còn hơi thở thì vẫn cứ tiếp tục. Đó là cái chí nguyện của Giáo hội”.

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

HT Thích Hộ Giác, tân Viện trưởng Văn phòng II Viện Hóa Đạo họp báo ra mắt VP II Viện Hóa Đạo (lần thứ nhất - chưa có trụ sở của VP II đặt ở chùa nào.)

Los Angeles, Phật lịch 2551, ngày 13.10.2007: Khâm tuân theo Giáo chỉ số 9 của Đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang, HT Thích Hộ Giác, tân Viện trưởng Văn phòng II Viện Hóa Đạo họp báo tại Los Angeles, Phật lịch 2551, ngày 13.10.2007 ra mắt VP II Viện Hóa Đạo (lần thứ nhất - chưa thông báo trụ sở của VP II ở chùa nào.)

 

13.10.2007

 

Đại lão Hòa thượng Thích Hộ Giác, Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo kiêm Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo họp báo ra mắt VP II VHD9 tại Westminster

 

PARIS, ngày 16.10.2007 (PTTPGQT) - Văn phòng II Viện Hóa Đạo thành lập theo Giáo chỉ số 9 của Đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang ban hành ngày 8.9.2007 đă chính thức ra mắt tại cuộc họp báo hôm thứ bảy 13.10.2007 tại Wesminster Civic Center, Quận Cam, Nam California, nơi được mệnh danh là thủ đô chính trị của Người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ.

Đến tham dự có khoảng 200 ký giả các cơ quan báo chí, truyền thanh, truyền hình, các nhân sĩ và đại diện các tổ chức, hội đoàn, đảng phái của người Việt tại vùng Nam California. Đại lăo Hòa thượng Thích Hộ Giác, Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo kiêm Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo, chủ tọa cuộc họp báo cùng với một số thành viên trong Văn phòng II Viện Hóa Đạo : Hòa thượng Thích Chánh Lạc, Pháp sư Niên trường Thích Giác Đức, Hòa thượng Thích Chơn Trí, Hòa thượng Thích Huyền Việt, Thượng tọa Thích Viên Lý, Thượng tọa Thích Giác Đẳng và Cư sĩ Vő Văn Ái.

 image008

Đại lăo Hòa thượng Thích Hộ Giác tuyên đọc lập trường Văn phòng II Viện Hóa Đạo khai mạc cuộc họp báo; đứng bên cạnh là Thượng tọa Thích Giác Đẳng. (Trên bàn chủ tọa là Hòa thượng Thích Chánh Lạc, Pháp sư Niên trường Thích Giác Đức, Hòa thượng Thích Chơn Trí, Hòa thượng Thích Huyền Việt, Thượng tọa Thích Viên Lý, Thượng tọa Thích Giác Đẳng và Cư sĩ Vő Văn Ái (mặc áo vest đen).

 

Mở đầu, Đại lăo Hòa thượng Thích Hộ Giác đọc Thông bạch của Văn phòng II Viện Hóa Đạo nhân ngày ra mắt. Toàn văn như sau :

THÔNG BẠCH
của Văn phòng II Viện Hóa Đạo nhân ngày ra mắt
tại Los Angeles, Phật lịch 2551, ngày 13.10.2007


Chúng tôi, toàn thể mười bốn thành viên Văn phòng II Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, được thành lập theo Giáo chỉ mang số 09/VTT/GC/TT do Đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang ban hành ngày 27.7 Đinh Hợi, tức 8.9.2007, xin long trọng tuyên bố nhân ngày ra mắt :

Tình hình Pháp nạn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) trở nên nguy kịch hơn bao giờ theo diễn biến gần đây, mà Đức Đệ tứ Tăng thống đă nêu rő trong Giáo chỉ qua ba nhận định về hiện trạng Giáo hội từ năm 1981 cho đến 2007 trong số bảy nhận định chính yếu :

- Thứ nhất, nhận định rằng vì nhiều lý do nội tại hay khách quan, vô tình hay cố ý, một số chư Tăng, Phật tử rời bỏ con đường cao rộng của Chánh pháp, đem thân phục vụ thế quyền làm biến tướng Bát chánh đạo và làm nghiêng ngửa Giáo hội ;

- Thứ hai, Nhận định rằng những cuộc đàn áp liên tục, ngày càng gia tăng của Nhà cầm quyền CHXHCNVN, đặc biệt gần đây đối với các Ban Đại diện GHPGVNTN tại các tỉnh miền Nam và miền Trung. Hơn nữa, ngày 16 âm lịch Đinh Hợi tức 28.8.2007, hầu hết hàng giáo phẩm thuộc Ban Chỉ đạo Viện Hóa Đạo, từ Viện trưởng, Phó Viện trưởng đến đa số các Tổng vụ trưởng bị các Ủy ban Nhân dân Phường mời đi làm việc, song song với chiến dịch báo chí, truyền thanh, truyền hình của Nhà nước trên toàn quốc tấn công, bôi nhọ, vu cáo GHPGVNTN và Viện trưởng Viện Hóa Đạo, vì Giáo hội thể hiện đức từ bi của đạo Phật góp phần cứu trợ vật chất cho tập thể Dân oan đi khiếu kiện bị thiếu thốn lương thực. (...) Chiến dịch đàn áp, vu cáo và khủng bố tinh thần hiện nay đối với GHPGVNTN báo hiệu một cuộc bắt bớ, đàn áp nước lũ có thể xẩy ra bất cứ lúc nào, bó buộc Giáo hội phải có biện pháp tự vệ cùng tiên liệu đối phó với tình hình ;

- Thứ ba, nhận định rằng đồng thời với cuộc đàn áp trong nước nhằm tiêu diệt GHPGVNTN, một số phần tử cơ hội trong cộng đồng Phật giáo hải ngoại tiếp tay gây phân hóa, tạo ly gián, biến tướng chủ trương, đướng hướng sinh hoạt của GHPGVNTN Hải ngoại, âm mưu dập tắt tiếng nói của Giáo hội trên địa bàn quốc tế.

Ngoài ra, thực tế hiểm nghèo mà Giáo hội trong nước đang phải đương đầu suốt ba năm qua trước chủ trương mới của Nhà cầm quyền Cộng sản nhằm thanh toán GHPGVNTN theo ba phương án : một là chấp nhận danh xưng GHPGVNTN nhưng loại bỏ cá nhân Đức Đệ tứ Tăng thống và Viện trưởng Viện Hóa Đạo để thay thế vào đó một thành phần mới chịu quy phục thế quyền phục vụ chính trị ; hai là GHPGVNTN thay đổi danh xưng khác ; và ba là sáp nhập thực thể GHPGVNTN vào một hình thái thống nhất Phật giáo mới do Đảng Cộng sản và Nhà cầm quyền chủ trương. Phương án thứ ba tái hồi âm mưu thành lập một Tổng hội Phật giáo làm công cụ chính trị theo mô thức năm 1981, cốt đáp ứng tình thế mới do sức ép quốc tế yêu sách Nhà cầm quyền Việt Nam tuân thủ các điều kiện hội nhập Cộng đồng thế giới.

Đây là những lý do chính mà Giáo chỉ số 9 được ban hành theo sự chỉ đạo của Đức Tăng thống, là "Văn phòng II Viện Hóa Đạo đại diện cho Viện Hóa Đạo tại hải ngoại để truyền đạt chủ trương, đường lối và hoạt động của Giáo hội trong nước thông qua các cơ sở của Giáo hội ở hải ngoại, các cộng đồng Phật giáo và cộng đồng Người Việt hải ngoại nói riêng, và trong cộng đồng thế giới nói chung" (chiếu Điều 2 Giáo chỉ số 9).

Đặc biệt, "Văn phòng II Viện Hóa Đạo nối tiếp nhiệm vụ và hoạt động của Giáo hội gặp lúc Viện Hóa Đạo trong nước bị đàn áp không thể hoạt động" (chiếu Điều 4 Giáo chỉ số 9). "Văn Phòng II Viện Hóa Đạo đại diện duy nhất của Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN, tại hải ngoại trong nhiệm vụ liên hệ, xây dựng và chỉ đạo các Giáo hội Hải ngoại tại các châu lục" (chiếu Điều 1 Thông bạch Hướng dẫn thi hành Giáo chỉ số 9, của Hòa thượng Viện trưởng Viện Hóa Đạo ban hành ngày 25.9.2007).

Do đó, hôm nay, nhân danh Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo, tôi Tỳ kheo Thích Hộ Giác, thay mặt cho toàn thể mười bốn thành viên, mà một số chư vị vì lý do cách trở không gian giữa các châu lục hoặc vì lý do Phật sự không thể có mặt tại cuộc ra mắt hôm nay, tuyên bố :

Thứ nhất, chính thức ra mắt Văn phòng II Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và bắt đầu công khai hoạt động kể từ hôm nay với thành phần nhân sự như sau :

Chủ tịch : Hòa thượng Thích Hộ Giác
Tổng Thư ký : Thượng tọa Thích Viên Lý
Tổng Thủ bổn : Sư bà Thích Nữ Nguyên Thanh
Tổng ủy viên Nội vụ và Hoằng pháp : Hòa thượng Thích Chánh Lạc
Tổng ủy viên Ngoại vụ : Cư sĩ Vő Văn Ái

Tổng ủy viên Kế hoạch : Pháp sư Niên trưởng Thích Giác Đức
Tổng ủy viên Từ thiện Xă hội : Hòa thượng Thích Trí Lăng
Tổng ủy viên Giáo dục : Hòa thượng Thích Chơn Trí
Tổng ủy viên Truyền thông : Thượng tọa Thích Giác Đẳng
Tổng ủy viên Thanh niên : Thượng tọa Thích Huyền Việt
Tổng ủy viên Tài chánh : Thượng tọa Thích Phước Nhơn
Tổng ủy viên Đặc trách liên lạc Úc châu & Tân Tây Lan : Hòa thượng Thích Như Huệ
Tổng ủy viên Đặc trách liên lạc Âu Châu : Hòa thượng Thích Trí Minh
Tổng ủy viên Đặc trách liên lạc Canada : Thượng tọa Thích Thiện Tâm

Thứ hai, chiếu Quyết định thông qua buổi họp khẩn lần thứ nhất của Văn phòng II Viện Hóa Đạo trong hai ngày 5 và 6.10.2007 tại Chùa Pháp Luân ở thành phố Houston, bang Texas, Văn phòng II Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, triệt để khâm tuân Giáo chỉ số 9 do Đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang ban hành ngày 8.9.2007. Giáo chỉ số 9 này thay thế và hủy bỏ Quyết định số 27 ký ngày 10.12.1992 trước đây.

Văn phòng II Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng triệt để thi hành Thông bạch Hướng dẫn thi hành Giáo chỉ số 9 của Đức Đệ tứ Tăng thống do Đại lăo Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, ký ngày 25.9.2007 nhằm kiện toàn và chấn chỉnh các Hội đồng Điều hành GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ và các châu lục, lập lại kỷ cương sinh hoạt tổ chức Giáo hội, lấy lại niềm tin cho Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước đang vọng hướng về Giáo hội.

Thứ ba, Văn phòng II Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ Hội đồng Lưỡng Viện trong nước giao phó qua ba mục tiêu chính yếu : Phát huy tinh thần và nội dung Phật giáo Việt Nam được truyền thừa qua hơn hai nghìn năm lịch sử trong công tác tu học và hoằng dương Chánh pháp tại hải ngoại ; Vận động quốc tế cho việc phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất theo lập trường bốn điểm được Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, công bố ngày 2.7.2007 ; và Vận dụng toàn tâm toàn trí bằng con đường bất bạo động đem lại nhân quyền và dân chủ cho đất nước Việt Nam, là điều kiện cơ bản để hoàn thành công cuộc giải trừ Pháp nạn và Quốc nạn.

Làm tại Los Angeles,

Phật lịch 2551, ngày 13.10.2007

Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo

kiêm Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN

ký tên

Hòa thượng Thích Hộ Giác
image010

Cư sĩ Vő Văn Ái chất vấn trong cuộc họp báo.

 image012
Pháp sư Niên trưởng Thích Giác Đức, Phát ngôn nhân  Viện Hóa Đạo trả lời các câu hỏi của ông Võ Văn Ái; ngồi bên cạnh là Ht Hộ Giác, Ht Chánh Lạc, Tt Viên Lý.

 

(tin theo PHÒNG THÔNG TIN PHẬT GIÁO QUỐC TẾ

Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Đạo

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất)

 

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

 

Nhiệm vụ và quyền hạn của đức Tăng Thống đối với Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Chủ Tịch Văn Phòng II Viện Hóa Đạo và Phát ngôn nhân Viện Hóa Đạo

 

(Ban biên tập PTTPGQT)

image013 

Nội Quy Viện Hóa Đạo

Phân tích nhiệm vụ và chức năng trong việc chế tài, cất chức một thành viên theo Hiến Chương GHPGVNTN, Quy Chế Viện Tăng Thống và Nội Quy Viện Hóa Đạo

A. ĐỨC TĂNG THỐNG:

- Hiến Chương tu chính trong Đại Hội IX ngày 12.11.2011, Chương thứ Tư, Mục “Đức Tăng Thống, Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương & Viện Tăng Thống,” tiểu mục “Nhiệm vụ Đức Tăng Thống”, Điều thứ 11 không có điều khoản nào cho thấy Đức Tăng Thống có quyền ban hành bất cứ giáo chỉ hay quyết định cất chức, loại bỏ, tẫn xuất thành viên nào của Giáo Hội. Ngài chỉ “ban giáo chỉ tấn phong Ban Chỉ Đạo Viện Hóa Đạo sau khi Đại Hội GHPGVNTN bầu cử.” Nói chung là chỉ có thêm, không có bớt.

- Quy Chế Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương & Văn Phòng Viện Tăng Thống, Chương thứ Hai, Nhiệm Vụ và Quyền Hạn, Điều thứ 5: Viện Tăng Thống, cho thấy tất cả mọi quyết định của Giáo Hội đều do Viện Tăng Thống “duyệt xét” và “đệ trình” Đức Tăng Thống chuẩn y, chứ không có điều khoản nào cho phép Đức Tăng Thống toàn quyền quyết định, ban hành Giáo chỉ mà không thông qua Hội Đồng Lưỡng Viện.

- Chiếu Hiến Chương và Qui Chế Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương & Văn Phòng Viện Tăng Thống nói trên, nếu một văn kiện nào được phát tán, ban hành với danh nghĩa Đức Tăng Thống mà không thông qua Hội Đồng Giáo Phâm Trung Ương và Viện Tăng Thống, không có con dấu của Viện Tăng Thống, văn kiện ấy không giá trị và cần được sự xác minh của Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương & Viện Tăng Thống. Đây là cách bảo vệ thanh danh Đức Tăng Thống và sự an nguy của Giáo Hội, chứ không phải biện pháp chế tài.

B. VIỆN TRƯỞNG VIỆN HÓA ĐẠO:

- Do Đại Hội GHPGVNTN bầu cử, Viện Tăng Thống đệ trình Đức Tăng Thống ban Giáo Chỉ tấn phong (chiếu các chương, mục, điều khoản đã nói ở trước), muốn giải nhiệm chức vụ này, phải qui chiếu Hiến Chương và Nội Quy Viện Hóa Đạo, không cá nhân nào dù là Đức Tăng Thống được quyền giải nhiệm, cất chức, chấm dứt vai trò và quyền hạn của Viện Trưởng Viện Hóa Đạo.

- Theo Hiến Chương GHPGVNTN, Chương thứ Tư, Mục “Viện Hóa Đạo”, Điều thứ 18, “Ban Chỉ Đạo VHĐ do Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương đề cử, Đại Hội GHPGVNTN bầu cử và Đức Tăng Thống tấn phong”, cho thấy rằng để giải nhiệm chức vụ này cũng chỉ có Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương và Đại Hội (thường niên, khoáng đại, bất thường) GHPGVNTN quyết định, Đức Tăng Thống chỉ chuẩn y. Không có đề cử, đệ trình, duyệt xét từ Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương và Đại Hội, không cá nhân nào dù là Tăng Thống, được quyền bãi nhiệm, cất chức, chấm dứt vai trò và quyền hạn của thành viên Viện Hóa Đạo.

- Cũng theo Hiến Chương GHPGVNTN, Chương thứ Tư, Mục “Viện Hóa Đạo”, Điều thứ 28, “Một trong các Chức Vị thuộc Viện Hóa Đạo có thể bị giải nhiệm. Nếu là Chức Vị trong Ban Chỉ Đạo (từ chức Tổng Vụ Trưởng trở lên) thì do Ban Chỉ Đạo Viện Hóa Đạo trình Hội Đồng Giám Luật xét và trình Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương biểu quyết, Đức Tăng Thống duyệt y.” Với điều 28 này, chức vị Viện trưởng Viện Hóa Đạo không thể bị cất chức, bãi nhiệm, chấm dứt bởi bất cứ cá nhân nào dù là Tăng Thống.

C. VĂN PHÒNG II VIỆN HÓA ĐẠO:

Hiến Chương GHPGVNTN, Chương thứ Chín, Mục “GHPGVNTN Hải Ngoại”, Điều thứ 36, Tiểu mục 2 “Văn Phòng II Viện Hóa Đạo”, tiết “Pháp Lý Văn Phòng II Viện Hóa Đạo”, thì “Văn Phòng II Viện Hóa Đạo trực thuộc sự điều hành và chỉ đạo của Viện trưởng Viện Hóa Đạo trong nước. Thành viên VPII Viện Hóa Đạo do Viện trưởng Viện Hóa Đạo thỉnh tuyển và chỉ định.”

Do vậy, Văn Phòng II Viện Hóa Đạo hoặc bất cứ chức vị nào thuộc Văn Phòng II Viện Hóa Đạo không thể bị cất chức, bãi nhiệm, chấm dứt vai trò và quyền hạn bởi bất cứ ai dù là Tăng Thống; chỉ có Viện trưởng Viện Hóa Đạo mới có thẩm quyền cất chức, bãi nhiệm các thành viên Văn Phòng II Viện Hóa Đạo. Cho nên, nếu có giáo chỉ hay bất kỳ văn kiện nào không phải của Viện trưởng Viện Hóa Đạo thì Văn Phòng II Viện Hóa Đạo không thể “khâm tuân”, không thể “chiếu hành.”

D. PHÒNG THÔNG TIN PHẬT GIÁO QUỐC TẾ:

Cũng theo Hiến Chương GHPGVNTN, Chương thứ 9 nói trên, Tiểu mục 3 “Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế” (PTTPGQT) thì “Giáo Hội cho thiết lập Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế trực thuộc Viện Hóa Đạo…” và “Khi tình hình cho phép, Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế và Phòng Liên Lạc Quốc Tế sẽ được thiết lập trong nước thuộc Tổng Vụ Truyền Thông Viện Hóa Đạo.” Điều này cho thấy PTTPGQT hoàn toàn do Viện Hóa Đạo đề cử, hoặc ra quyết định công nhận tính cách pháp nhân và pháp lý của nó. Viện trưởng Viện Hóa Đạo có quyền chỉ định thành lập hoặc bãi bỏ 3 trong 4 cơ quan thuộc GHPGVNTN Hải Ngoại (Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế, Phòng Liên Lạc Quốc Tế).

(Trích tài liệu Hiến Chương, Quy Chế Viện Tăng Thống và Nội quy Viện Hóa Đạo GHPGVNTN)

Ban Biên Tập

XEM TIẾP SỐ BÁO TỚI KỲ 2 & 3