"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 24 AUG 2015
Trăng Sao Thổ: Những bức ảnh cuối cùng
Phi thuyền Cassini đang gửi về những hình ảnh cận cảnh cuối cùng chụp mặt trăng Dione của Sao Thổ (Saturn).
Hôm thứ Hai phi thuyền thăm dò bay cách bề mặt của Sao Thổ chừng 500km - đây là lần bay ngang thứ năm của phi thuyền trong phi vụ kéo dài 11 năm vòng quanh hành tinh này.
Cassini đang thực hiện một loạt các quan sát "cuối cùng".
Vào năm 2017 nó sẽ đâm vào bầu khí quyển của sao Thổ để tự hủy.
Lần tiếp cận gần nhất với Dione là vào năm 2011, khi phi thuyền của chung các cơ quan không gian Ý, châu Âu và Hoa Kỳ bay lướt qua chỉ cách mặt trăng của Sao Thổ 100km.
Dione có đường kính 1.122km. Nó có bề ngoài đóng băng và bên trong là đá.
Sang năm, Cassini sẽ bắt đầu một loạt các thao tác đưa nó lên cao hơn và vượt qua vành đai sao Thổ.
Mặt trăng Dione nhìn từ phi thuyền Cassini sau khi nó bay ngang qua
Sau đó, vào năm 2017, khi nhiên liệu của phi thuyền thăm dò bắt đầu cạn kiệt, các nhà điều hành từ mặt đất sẽ dùng lệnh để cho phi thuyền lao vào bầu khí quyển của hành tinh và và nó sẽ bị phá hủy.
Khi phi thuyền Cassini lao nhanh vào Sao Thổ, nó sẽ trở nên vô cùng nóng, sẽ tan ra và cuối cùng sẽ bị nghiền nát do áp lực rất lớn.
Phi thuyền được hủy theo cách này để đảm bảo chắc chắn không xảy ra khả năng các mảnh vỡ từ phi thuyền Cassini một ngày kia có thể rơi xuống các mặt trăng khác là Enceladus và Titan.
Những mặt trăng này được nhắc đến như những hành tinh có thể có cuộc sống ngoài trái đất, và các nhà khoa học không muốn các hành tin này bị ô nhiễm bởi bất kỳ vi sinh nào từ Trái đất có thể vẫn còn trên tàu thăm dò - do dù điều đó hầu như không thể xảy ra.
Trong vài tháng tới Cassini sẽ thực hiện bay những chuyến từ biệt cuối cùng ngang qua một số mặt trăng./
Có thể phải hàng chục năm nữa mới có được những bức ảnh nét như thế này
Khi chụp bức ảnh này, phi thuyền Cassini bay cách bề mặt hành tinh 970km.
BBC 21 tháng 8 2015