Muốn thay đổi chủ quyền đảo ở Đông Nam Á, phải tác chiến quy mô lớn

18 Tháng Tám 20159:13 CH(Xem: 17755)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 19 AUG 2015

Muốn thay đổi chủ quyền đảo ở Đông Nam Á, phải tác chiến quy mô lớn

Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo)

18/08/15 07:52

 (GDVN) - Bài viết cho rằng, Mỹ có ý đồ gây căng thẳng Biển Đông để Nhật Bản chia sẻ; muốn thay đổi chủ quyền đảo ở Đông Nam Á thì phải tiến hành tác chiến quy mô lớn...

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 17 tháng 8 dẫn tờ nguyệt san "Thế giới" Nhật Bản tháng 8 đăng bài viết "Mỹ tạo ra căng thẳng Biển Đông nhằm thúc đẩy Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể" của cựu giáo sư thỉnh giảng Takashi Okada - Đại học Takushoku Nhật Bản, bình luận viên khách mời của hãng tin Kyodo, Nhật Bản.

image030

Ngày 27 tháng 4 năm 2015, Nhật-Mỹ tổ chức hội đàm 2+2


Theo bài viết, Mỹ và Trung Quốc đang triển khai đánh cờ quyết liệt về quần đảo Trường Sa, đặc biệt là xoay quanh việc Trung Quốc lấn biển xây đảo và thi công đường băng máy bay (bất hợp pháp).

Ngày 20 tháng 5 năm nay, máy bay trinh sát Quân đội Mỹ tiến hành bổ nhào trong phạm vi các địa điểm lấn biển xây đảo 12 hải lý, bị Trung Quốc "cảnh cáo" 8 lần.

Bài viết cho rằng, báo chí Nhật Bản và châu Âu cho rằng, xung đột Mỹ-Trung nằm ở trạng thái "hết sức căng thẳng", nhấn mạnh đến nguy cơ khủng hoảng. Có tờ báo cho rằng "Mỹ-Trung đi tới ngã tư đường của Chiến tranh Lạnh mới".

Nhưng, sự kiện lần này không thể không khiến người ta có ấn tượng là Mỹ sử dụng truyền thông để nhấn mạnh tới mối đe dọa Trung Quốc nhằm đánh đòn phủ đầu.

image032

Trung Quốc tiến hành quân sự hóa ở các hòn đảo, đá ngầm đã xâm chiếm của Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.


Theo bài viết, là hai nước có lợi ích chung trong nền kinh tế thế giới, Mỹ và Trung Quốc đều không muốn nổ ra xung đột quân sự, như vậy, Mỹ tại sao muốn phát động một loại "tấn công" như vậy? Nếu dẫn ra một trục tọa độ - xem xét dự luật bảo đảm an ninh liên quan đến quyền tự vệ tập thể, thì mục đích của Mỹ đã rõ ràng.

Bất chấp sự phản đối của dư luận, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cố gắng thúc đẩy cho phép thực hiện quyền tự vệ tập thể với lý do là môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản có sự thay đổi lớn. Điều này chủ yếu muốn nhấn mạnh đến mối đe dọa đến từ Trung Quốc.

Theo bài viết, tranh chấp chủ quyền của Đông Nam Á trừ một số bộ phận, còn hầu như đều liên quan đến đảo. Muốn thay đổi chủ quyền đảo thì phải tiến hành tác chiến quy mô lớn. Khả năng Trung Quốc kiểm soát nhóm đảo Senkaku (do Nhật Bản kiểm soát) là rất nhỏ.

Nhìn ra Đông Á, không có nơi nào có thể thực sự xảy ra tranh chấp. Đây là phát biểu vào ngày 14 tháng 4 trước khi ông Shinzo Abe thăm Mỹ của Dennis Blair, cựu Tư lệnh Thái Bình Dương Quân đội Mỹ.

image033

Dennis Blair - cựu Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ


Sau đó, chỉ trải qua 1 tháng, mối đe dọa Trung Quốc đã được đẩy mạnh tuyên truyền. Như vậy, phát biểu của Dennis Blair có ý nghi ngờ Mỹ tìm cách kích động căng thẳng ở Biển Đông.

Theo bài báo, chiến lược "quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương" của chính quyền Obama thực chất là một "chính sách hai mặt", cùng với việc chia sẻ lợi ích với Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Mỹ để cho Nhật Bản chia sẻ một phần năng lực ngăn chặn với Mỹ.

Bài viết cho rằng, giống như trong chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam, Mỹ luôn làm cho các nước châu Á đối đầu nhau, từ đó để họ có thể tìm kiếm bá quyền quân sự khu vực.

Trong hội đàm Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật-Mỹ (2+2) tổ chức vào tháng 4 năm nay, hai bên đã hoàn tất Phương hướng hợp tác phòng vệ Nhật-Mỹ mới, trong đó viết rõ cần "cùng ứng phó với phòng vệ đảo nhỏ". Đối tượng phòng vệ đảo nhỏ là nhóm đảo Senkaku và quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) - điều này rất rõ ràng.

image034

Hạm đội liên hợp Nhật Bản-Philippines tiến hành tập trận chung ở Biển Đông


Đối với Mỹ, nếu Lực lượng Phòng vệ đều đảm đương "nhiệm vụ phòng vệ" tại 2 khu vực nói trên thì đây là một sự thay thế tuyệt vời. Điều này thống nhất với việc Nhật Bản thực hiện quyền tự vệ tập thể, mở rộng hợp tác giữa Lực lượng Phòng vệ và Quân đội Mỹ đến quy mô toàn cầu.

Bài viết cho rằng, trước khi Quốc hội Nhật Bản thông qua dự luật bảo đảm an ninh trong năm nay, Mỹ sẽ thay thế chính quyền Shinzo Abe tiếp tục tuyên truyền mối đe dọa Trung Quốc, từ đó làm cho tỷ lệ ủng hộ đối với dự luật bảo đảm an ninh ở Nhật Bản tăng lên.

Có tư liệu chứng minh điểm này. Một cuộc thăm dò dư luận qua điện thoại trên cả nước vào cuối tháng 4 của hãng tin Kyodo cho thấy, 47,9% người được hỏi phản đối Phương hướng hợp tác phòng vệ Nhật-Mỹ mới, hơn 10% so với số người tán thành (35,5%).

Nhưng, đối với "cùng ứng phó với phòng vệ đảo nhỏ" trong Phương hướng mới, có 70,6% người được hỏi bày tỏ đánh giá tích cực.

Theo bài viết, rất dễ để nhìn thấy, chính quyền Shinzo Abe dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể là để đề phòng Trung Quốc trỗi dậy, duy trì bá quyền chính trị, quân sự của Mỹ ở Đông Á. Nếu như dự đoán của tác giả là chính xác, sau khi dự luật bảo đảm an ninh được Quốc hội xem xét, đối đầu gay gắt giữa Mỹ-Trung rất có thể sẽ lặng sóng.

image035

Tham mưu trưởng liên quân Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản Kawano Katsutoshi vừa đến thăm Philippines, tăng cường hợp tác quân sự hai nước


Đây là góc nhìn của cá nhân ông Dennis Blair. Trên thực tế, chính Trung Quốc lấn biển xây đảo và tiến hành quân sự hóa quy mô lớn ở Biển Đông một cách bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, vi phạm DOC... là nguyên nhân căn bản, trực tiếp gây ra căng thẳng Biển Đông, đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định khu vực - PV.

Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo)

 

++++++++++++++++++++++++++++++++++++

 

XEM THÊM:

 

Oanh tạc cơ tàng hình chiến lược B-2 của Mỹ tới Guam
image037image039image041

Báo Mỹ nhắc nhở Trung Quốc cẩn thận với máy bay ném bom B-2

Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)

16/08/15 10:10

image043

US Military Gearing up on Guam  B-2 and F-15s in Guam

www.defenseindustrydaily.com1285 × 700Search by image


(GDVN) - Mỹ điều 3 máy bay ném bom chiến lược B-2 tới Guam, tiến hành huấn luyện làm quen môi trường khu vực, là một phần của hoạt động tập kết quân sự ở khu vực.

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 13 tháng 8 cũng dẫn trang mạng nguyệt san "Lợi ích quốc gia" Mỹ ngày 12 tháng 8 đăng bài viết "Trung Quốc hãy cẩn thận: Mỹ điều máy bay ném bom tiên tiến nhất đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương" của tác giả Zachary Keck.

image045

Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Mỹ


Không quân Mỹ cho biết, Mỹ gần đây điều 3 máy bay ném bom tiên tiến nhất tới căn cứ Guam.

Một tuyên bố được Bộ Tư lệnh Tấn công toàn cầu Không quân Mỹ công bố trên trang mạng không quân vào ngày 10 tháng 8 cho biết:

"3 máy bay ném bom B-2 đến từ căn cứ không quân Whiteman, bang Missouri và khoảng 225 binh sĩ vào ngày 7 tháng 8 được triển khai ở căn cứ không quân Anderson, Guam, từ đó triển khai hoạt động huấn luyện để binh sĩ làm quen, nắm chắc các kỹ năng ở khu vực Thái Bình Dương".

Tuyên bố này còn cho biết: "Việc triển khai huấn luyện này cho thấy, Mỹ tiếp tục nỗ lực định kỳ triển khai hành động quân sự chiến lược mang tính toàn cầu của máy bay ném bom ở toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương".

Tuy nhiên, tuyên bố trên không cung cấp các thông tin chi tiết khác. Những máy bay ném bom này có thể đến thực hiện nhiệm vụ huấn luyện thường lệ. Trên thực tế, là một phần trong nội dung huấn luyện, diễn tập của Bộ Tư lệnh Tấn công toàn cầu Không quân, đầu tháng 8 năm 2014, có 3 máy bay ném bom B-2 từ căn cứ không quân Whiteman được điều đến Guam.

image047

Biên đội máy bay ném bom chiến lược B-2 và B-52 Mỹ


Trang mạng "Những người yêu thích hàng không" cho biết, từ năm 2004 đến nay, căn cứ không quân Anderson ở Guam Mỹ đã triển khai một cụm máy bay ném bom. Tuy nhiên, những máy bay ném bom thường trú này thường là máy bay ném bom B-1 và máy bay ném bom B-52 có công nghệ không tiên tiến lắm.

Mỹ trước đây từng triển khai máy bay ném bom B-2 ở Guam. Nhưng, sau khi động cơ một chiếc máy bay ném bom B-2 bốc cháy, vào năm 2010, chúng nhận lệnh không tiếp tục tham gia nhiệm vụ triển khai luân phiên định kỳ nữa. Năm 2008, có một chiếc máy bay ném bom B-2 rơi vỡ ở Guam.

Từ đầu thế kỷ 21 đến nay, Mỹ luôn tiến hành tập kết quân sự ở Guam. Trong vài năm đầu, quan chức Mỹ từng coi tình hình căng thẳng ở CHDCND Triều Tiên và eo biển Đài Loan là nguyên nhân chính để họ thúc đẩy tiến trình tập kết quân sự.

Từ khi chính quyền Obama đưa ra chiến lược tái cân bằng châu Á đến nay, Guam đã trở nên ngày càng quan trọng. Các quan chức Mỹ trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Ashton B. Carter coi Guam là "đầu mối chiến lược" của Quân đội Mỹ trong triển khai các hành động quân sự ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Căn cứ không quân Anderson nằm cách Trung Quốc khoảng 1.800 dặm Anh (khoảng 2.900 km) về phía đông.

image048

Máy bay ném bom tàng hình B-2 trên bầu trời Hàn Quốc ngày 28 tháng 3 năm 2013


Mấy tháng gần đây, Mỹ thường phô diễn thực lực máy bay ném bom ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chẳng hạn, báo chí từng cho biết, một tháng trước có 2 máy bay ném bom B-52 Stratofortress đã tiến hành diễn tập ném bom bắn đạn thật ở Australia.

Tại hiện trường diễn tập ném bom bắn đạn thật, sĩ quan chỉ huy Bộ Tư lệnh Chiến lược, thượng tướng hải quân (Đô đốc) Cecil D. Haney nói: "Những cuộc diễn tập bay này là một trong rất nhiều phương thức Mỹ thể hiện họ nỗ lực bảo vệ khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hòa bình và ổn định".

Những máy bay ném bom B-52 này cất cánh từ căn cứ không quân Barksdale của Louisiana, bay liên tục 44 tiếng đồng hồ để tham gia vào cuộc diễn tập này.

Chính như Dave Majumdar từng chỉ ra: "Cụm máy bay không quân gồm 20 máy bay ném bom tàng hình Spirit do Công ty Northrop Grumman sản xuất là tài sản tấn công thâm nhập tầm xa duy nhất trong kho vũ khí của quân chủng này.

Trong vũ khí trang bị của Không quân Mỹ không có các máy bay khác có được hành trình bay như vậy, có thể cất cánh từ lãnh thổ Mỹ, tấn công mục tiêu trên vùng trời có sự cạnh tranh quyết liệt ở một khu vực khác trên trái đất.

Trong tình hình không cần bổ sung nhiên liệu, máy bay ném bom B-2 có thể bay khoảng 6.000 hải lý, hơn nữa, sau khi tiến hành tiếp dầu trên không, chúng có thể bay khoảng 10.000 hải lý".

Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)

image050

Miss Universe Guam 2013  Alixes Scott

 image051

+++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Hạm đội Nam Hải Trung Quốc chính thức biên chế tàu khu trục Trường Sa

Đông Bình (Tổng hợp)

18/08/15 07:53

 (GDVN) - Tàu khu trục Type 052D thứ hai của Trung Quốc triển khai ở Biển Đông, tốc độ đóng tàu gây quan ngại cho Mỹ, đồng minh và các nước trong khu vực.

Trung Quốc trong 10 năm chế tạo 18 tàu Aegis, bỏ xa Anh, Pháp, Nhật Trung Quốc tháng 7 biên chế 4 tàu chiến mới, 2 chiếc bố trí ở Biển Đông Trung Quốc sẽ triển khai tàu khu trục Trường Sa ở Biển Đông

Trung Quốc tiếp tục bố trí tàu Type 052D thứ hai ở Biển Đông

Trang mạng "Người quan sát" Trung Quốc ngày 17 tháng 8 đưa tin, theo báo "Hải quân nhân dân" Trung Quốc, vào lúc 9 giờ ngày 12 tháng 8, buổi lễ biên chế tàu khu trục Trường Sa đã được tổ chức ở một quân cảng ở Tam Á, đảo Hải Nam, Trung Quốc, đánh dấu chiếc tàu khu trục tên lửa mới này chính thức bàn giao, đưa vào sử dụng và gia nhập hàng ngũ chiến đấu Hải quân Trung Quốc.

image052

Hình ảnh tàu khu trục Trường Sa số hiệu 173 Type 052D biên chế cho Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc vào ngày 12 tháng 8 năm 2015 trên mạng "Người quan sát" Trung Quốc


Theo bài báo, tàu Trường Sa là tàu khu trục tên lửa thế hệ mới do Trung Quốc tự nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, hạ thủy vào tháng 12 năm 2013, số hiệu 173, có năng lức tác chiến đối hải và phòng không khu vực tương đối mạnh.

Đây là tàu khu trục Type 052D thứ hai có trong biên chế của Hải quân Trung Quốc. Trước đó, tàu khu trục Côn Minh số hiệu 172 Type 052D cũng đã biên chế cho Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc vào ngày 21 tháng 3 năm 2014.

Ngoài ra còn có nhiều tàu khu trục Type 052D đang nằm trong các giai đoạn khác nhau như chạy thử, lắp đặt thiết bị, chế tạo hoặc đã có đơn đặt hàng.

Trang mạng "Người quan sát" trước đó cho biết, ngày 12 tháng 2 năm 2015, chiếc tàu khu trục Type 052C thứ sáu đặt tên là Tây An đã được biên chế, đưa số lượng tàu "Aegis" Trung Quốc lên con số 7, vượt Nhật Bản, trở thành hạm đội tàu khu trục tên lửa phòng không khu vực lớn thứ hai thế giới. Biên chế thêm tàu khu trục Trường Sa lần này đưa số lượng tàu khu trục "Aegis" Trung Quốc hiện có lên con số 8.

image053

Tàu khu trục tên lửa Trường Sa số hiệu 173 Type 052D của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (nguồn báo Hoàn Cầu, Trung Quốc)


Type 052D là phiên bản cải tiến mới nhất của tàu khu trục tên lửa Type 052, mặc dù tiêu chuẩn chính tương tự Type 052C, nhưng tính năng được cải thiện lớn. Type 052D trang bị pháo đa năng 130 mm H/PJ-38. Thiết bị bắn tên lửa YJ-62 ở giữa thân tàu bị hủy bỏ, chức năng cũng được thay thế bằng thiết bị bắn thẳng đứng tên  lửa đa năng.

2 hệ thống thiết bị bắn thẳng đứng ở trước sau của tàu này tổng cộng có thể lắp 64 quả tên lửa, ngoài trang bị tên lửa phòng không HQ-9, còn có thể trang bị tên lửa chống hạm YJ-62 và YJ-18 thế hệ mới, dùng để tấn công bờ biển, tấn công đối hạm.

Ngoài ra, pháo phòng thủ gần 730 ở phía trên nhà chứa máy bay trực thăng cũng được đổi thành 24 ống bắn tên lửa phòng thủ gần HHQ-10.

Ngoài những cải tiến nêu trên, tàu khu trục Type 052D cũng đã đổi sang lắp radar mảng pha quét điện tử chủ động mới. So với radar của Type 052C, ngoại hình của radar mới đã có sự thay đổi rõ rệt.

image054

Tàu khu trục tên lửa Trường Sa số hiệu 173 Type 052D của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (nguồn báo Hoàn Cầu, Trung Quốc)


Radar này cũng có năng lực dò tìm mạnh hơn đối với các mục tiêu trong và ngoài bầu khí quyển, năng lực tổng hợp có thể sáng ngang với radar mảng pha của tàu khu trục Arleigh-Burke Quân đội Mỹ. Sau khi trang bị radar mới, tên lửa HHQ-9 có thể đánh chặn có hiệu quả tên lửa đạn đạo tầm bắn 2.000 km.

Sau khi tiến hành những cải tiến trên, năng lực phòng không-phòng thủ tên lửa của tàu khu trục tên lửa Type 052D đã được tăng cường đáng kể.

Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 17 tháng 8 cũng có bài viết cho hay, tàu khu trục Trường Sa số hiệu 173 Type 052D đã được dân mạng đăng tải hình ảnh trên mạng, được dự đoán là đã biên chế cho Hạm đội Nam Hải. Nó là chiếc Type 052D mới nhất và là chiếc Type 052D thứ hai của Hải quân Trung Quốc.

Trong khi đó, tờ "Jane's Defense Weekly" Anh gần đây cho rằng, tàu khu trục Trường Sa đã được biên chế vào trung tuần tháng 7 và biên chế cho Hạm đội Nam Hải, dự tính nó được triển khai ở căn cứ vịnh Á Long, đảo Hải Nam - nơi hướng ra Biển Đông.

image055

Tàu khu trục tên lửa Trường Sa số hiệu 173 Type 052D của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (nguồn báo Hoàn Cầu, Trung Quốc)


Tốc độ đóng tàu quá nhanh gây quan ngại

Điều gây ngạc nhiên cho dư luận là, tốc độ chế tạo tàu khu trục Type 052D của Trung Quốc rất nhanh, nghe nói, chiếc Type 052D thứ 7 đã hạ thủy vào tháng 7 vừa qua. Tại nhà máy đóng tàu Giang Nam còn đang chế tạo chiếc thứ 8 và thứ 9.

Theo bài báo, quy mô chế tạo của tàu khu trục Type 052D đã lên tới 12 chiếc, trong đó 4 chiếc sẽ gia nhập cụm chiến đấu tàu sân bay tương lai. Tàu này dài 160 m, rộng 18 m, lượng giãn nước trên 7.000 tấn, tính năng tác chiến đứng đầu trong số các tàu chủ lực của Hải quân Trung Quốc.

Ngoài tàu khu trục tên lửa, tốc độ chế tạo tàu hộ vệ tên lửa mới Type 054A cũng gây ngạc nhiên cho dư luận. Theo Jane's, tàu Dương Châu và tàu Hàm Đan đã bàn giao cho Hải quân Trung Quốc, lần lượt là chiếc thứ 19 và thứ 20 của tàu hộ vệ Type 054A.

Ở nhà máy đóng tàu Thượng Hải và Quảng Châu còn lần lượt đang chế tạo 2 tàu hộ vệ cùng loại. Chiếc tàu hộ vệ Type 054A đầu tiên biên chế vào năm 2008, nó được coi là tàu hộ vệ phòng không khu vực đầu tiên của Trung Quốc, ngoại hình được thiết kế tàng hình, lắp hệ thống bắn thẳng đứng mới.

image056

Tàu hộ vệ tên lửa Ngọc Lâm số hiệu 569 Type 054A, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc


Tàu hộ vệ Type 054A từng tham gia hoạt động hàng hải biển xa quốc tế, chống cướp biển ở vùng biển Somalia, đã tích lũy kinh nghiệm biển xa đáng kể cho Hải quân Trung Quốc.

Phương Tây luôn có thái độ cảnh giác trước tốc độ đổi mới tàu chiến của Trung Quốc. Báo cáo của Hải quân Mỹ cho rằng, tốc độ đóng tàu của Hải quân Trung Quốc đã vượt xa các nước khác. Với tốc độ hiện nay, số lượng tàu chiến Trung Quốc có thể vượt Hải quân Mỹ vào năm 2020.

Nhưng, có phân tích cho rằng, bất kể là cơ cấu hạm đội hiện có hay loại hình tàu chiến đổi mới hàng năm, việc đổi mới thay thế của Hải quân Trung Quốc vẫn nằm trong giai đoạn "trả nợ cũ", không thể nói là vượt Hải quân Mỹ.

Trung Quốc chế tạo nhiều loại tàu chiến với tốc độ nhanh kinh khủng như vậy gây lo ngại cho dư luận khu vực về mục đích sử dụng của họ. Đặc biệt, điều này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng ngang ngược, hung hăng hăm dọa ở Biển Đông với tham vọng bành trướng "đường lưỡi bò" hết sức lố bịch - PV.

Trung Quốc ưu tiên triển khai vũ khí trang bị ở Biển Đông là rất rõ ràng, Biển Đông đã trở thành một vùng biển bị Trung Quốc tiến hành quân sự hóa mạnh mẽ, thùng thuốc súng ở Biển Đông ngày càng đầy lên, đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định khu vực, đe dọa cuộc sống bình yên của nhân dân các nước ven Biển Đông - PV.

 

image057

Quân đội Trung Quốc đang gia tăng tiến hành các cuộc tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo đá quy mô lớn ở Biển Đông

 

Đông Bình (Tổng hợp)

 

image059

Người đẹp Trương Tri Trúc Diễm của Việt Nam bất ngờ lọt vào danh sách 100 gương mặt đẹp nhất thế giới năm 2014.

image061

Hoa hậu Hoàn vũ Trung Quốc 2014 Hứa Nãi Thanh đã bỏ vương miện để theo đuổi việc học.

image062
Á hậu 1 vừa trở thành Hoa hậu - Karen Hu