"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 20 JULY 2015
Ai đang nắm giữ “nỏ thần” của Việt Nam?
Thứ hai, 15/06/2015
(Thời sự) - Với truyền thống một dân tộc bất khuất, anh hùng. Nắm giữ vị trí trọng yếu của khu vực và là một quốc gia có nhiều ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20… Vì sao chúng ta vẫn chỉ là một nước nhỏ?
Khai mạc Hội nghị lần thứ mười một của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI
Việt Nam là một quốc gia sở hữu nhiều thế mạnh về địa chính trị, tài nguyên và đặc biệt là con người, người Việt chúng ta luôn được bạn bè năm châu nhận định là có nhiều đặc tính mà các dân tộc khác hiếm thấy như sự thông minh, tính cần cù và đặc biệt là sự quyết tâm vượt bậc để vươn lên trên mọi hoàn cảnh… Thế nhưng, đất nước chúng ta lại chỉ là một quốc gia bé nhỏ, vừa đưa mình khỏi lằn ranh thu nhập thấp và còn rất xa để tự hào một đất nước văn minh hiện đại. Phải chăng một lý do vô hình nào đó đã cản bước tiến của một dân tộc vĩ đại vẫn đang hiện hữu mà ngay chúng ta và cả những người lãnh đạo nắm vận mệnh của đất nước mãi vẫn chưa nhận ra?
Không quá khó để tìm ra câu trả lời. Nếu đem câu “Vì sao Việt Nam mãi chưa phát triển?” hỏi khắp nơi, chúng ta sẽ có được một số ít câu trả lời nhất định. Chú xe ôm, cô hàng chợ sẽ cho biết rằng lý do vì tham nhũng quá nhiều, tiền ngân sách nhà nước lọt vào túi riêng của không ít người có quyền, có chức. Một doanh nhân sẽ cho biết tình trạng nhũng nhiễu, chính sách bất cập mà doanh nghiệp không thể đẩy mạnh phát triển. Một lãnh đạo địa phương sẽ tiết lộ đó là do cơ chế, có nhiều điều muốn làm mà không được…
Vậy phải chăng những người lãnh đạo đất nước, những con người nắm quyền trong việc hoạch định và giám sát đất nước như Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng hay thậm chí là tối cao quyền lực như các vị Ủy viên Bộ Chính trị không nhận ra? Cá nhân tôi thì cho rằng chắc chắn là họ, những người ở thượng tầng lãnh đạo, không những biết rõ mà còn rất sớm đã nhận ra sự cấp bách của vấn đề. Thế thì tại sao khi đã biết quá rõ chúng ta lại chưa thể có cách khắc phục một cách triệt để?
Chúng ta đã có nhiều chính sách, nhiều kế hoạch, nghị quyết được đưa ra, thảo luận mãi từ diễn đàn Quốc hội cho đến các cuộc họp Hội nghị Trung ương. Giải pháp thì đã có, thế nhưng, thực hiện được nó hay không lại là một việc khác.
Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị năm 2013 về Hội nhập quốc tế thực chất là một nghị quyết rõ nét nhất về phương hướng phát triển kinh tế, giảm lệ thuộc về kinh tế, thoát khỏi vòng kìm kẹp về kinh tế bằng cách hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới với các định chế khu vực như ASEAN hay thế giới như TPP mà sắp tới chúng ta sẽ tham gia. Đây được xem là nghị quyết mở đường cho việc ta đã ký kết được rất nhiều Hiệp định FTA gần đây với Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Liên minh kinh tế Á-Âu.
Thế nhưng, bên cạnh những nỗ lực không ngừng của một số lãnh đạo trong việc định hướng kinh tế, xây dựng và phát triển đất nước theo hướng độc lập, tự chủ thì cũng không thiếu những dự án thấp thoáng hình bóng thao túng của người láng giềng. Chính sự “bạc nhược” này đã kiềm hãm sự phát triển của đất nước, vô hình chung cứ mãi dẫn dắt đất nước đi theo lối mòn cũ – mặc dù tư duy của chúng ta đã đổi mới gần được 30 năm nay.
Gần đây nhất có thể kể đến Dự án Đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông của TP Hà Nội với đơn vị Tổng thầu đã gây ra nhiều bức xúc cho người dân từ việc thi công xảy ra nhiều tai nạn chết người cho đến chi phí khổng lồ của việc đặt mua 13 đoàn tàu. Nói về vấn đề này, ngay cả Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cũng phải đau đớn giải bày: “Nhà thầu Trung Quốc rất yếu kém, nhiều lần tôi muốn thay thế song không thể vì ràng buộc các điều kiện hiệp định vay vốn. Do đó, rất mong mọi người chia sẻ”.
Từ câu nói của Bộ trưởng Thăng, có thể thấy được sự ảnh hưởng của láng giềng đến nền kinh tế chúng ta đã, đang và sẽ còn tồn tại rất lớn, không chỉ từ những thương lái đang ngày đêm tàn phá nông thôn mà thậm chí cả thượng tầng kinh tế nước nhà.
Bài toán khó này một lần nữa lại phải chuyển về những người đứng đầu Đảng, những người đã được pháp điển vào Điều 4 Hiến pháp năm 2013 mang trọng trách lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Những người mà Khoản 2, Điều 9 Điều Lệ Đảng đã nêu rõ là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng.
Phải chăng tư duy chúng ta đã có, “nỏ thần” chúng ta cũng đang cầm, thế nhưng chúng ta chưa đủ can đảm để trao “nỏ thần” này mà cứ khư khư giữ lấy với nguyên tắc “tập thể lãnh đạo” nên mới khiến nước nhà lâm vào “vòng vây” như hiện nay. Và tôi, một người Đảng viên với hơn 30 năm theo Đảng, xin gửi bài toán này đến với những vị Ủy viên Ban Chấp hành Trung Ương Đảng hiện nay cũng như những vị Ủy viên Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa XII sắp tới. Tôi kỳ vọng chúng ta sẽ có đủ bản lĩnh chính trị với tư duy mới, sẽ can đảm trao “nỏ thần” này cho vị tướng tài cũng như thần Kim Quy trong truyền thuyết đã từng trao móng-một phần cơ thể của mình-cho vị vua An Dương Vương để làm ra chiếc nỏ liên châu hùng bá một thời, đánh bại giặc xâm lược phương Bắc.
Ai đang nắm giữ “nỏ thần” của Việt Nam?
Thứ hai, 15/06/2015
(Thời sự) - Với truyền thống một dân tộc bất khuất, anh hùng. Nắm giữ vị trí trọng yếu của khu vực và là một quốc gia có nhiều ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20… Vì sao chúng ta vẫn chỉ là một nước nhỏ?
Khai mạc Hội nghị lần thứ mười một của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI
Việt Nam là một quốc gia sở hữu nhiều thế mạnh về địa chính trị, tài nguyên và đặc biệt là con người, người Việt chúng ta luôn được bạn bè năm châu nhận định là có nhiều đặc tính mà các dân tộc khác hiếm thấy như sự thông minh, tính cần cù và đặc biệt là sự quyết tâm vượt bậc để vươn lên trên mọi hoàn cảnh… Thế nhưng, đất nước chúng ta lại chỉ là một quốc gia bé nhỏ, vừa đưa mình khỏi lằn ranh thu nhập thấp và còn rất xa để tự hào một đất nước văn minh hiện đại. Phải chăng một lý do vô hình nào đó đã cản bước tiến của một dân tộc vĩ đại vẫn đang hiện hữu mà ngay chúng ta và cả những người lãnh đạo nắm vận mệnh của đất nước mãi vẫn chưa nhận ra?
Không quá khó để tìm ra câu trả lời. Nếu đem câu “Vì sao Việt Nam mãi chưa phát triển?” hỏi khắp nơi, chúng ta sẽ có được một số ít câu trả lời nhất định. Chú xe ôm, cô hàng chợ sẽ cho biết rằng lý do vì tham nhũng quá nhiều, tiền ngân sách nhà nước lọt vào túi riêng của không ít người có quyền, có chức. Một doanh nhân sẽ cho biết tình trạng nhũng nhiễu, chính sách bất cập mà doanh nghiệp không thể đẩy mạnh phát triển. Một lãnh đạo địa phương sẽ tiết lộ đó là do cơ chế, có nhiều điều muốn làm mà không được…
Vậy phải chăng những người lãnh đạo đất nước, những con người nắm quyền trong việc hoạch định và giám sát đất nước như Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng hay thậm chí là tối cao quyền lực như các vị Ủy viên Bộ Chính trị không nhận ra? Cá nhân tôi thì cho rằng chắc chắn là họ, những người ở thượng tầng lãnh đạo, không những biết rõ mà còn rất sớm đã nhận ra sự cấp bách của vấn đề. Thế thì tại sao khi đã biết quá rõ chúng ta lại chưa thể có cách khắc phục một cách triệt để?
Chúng ta đã có nhiều chính sách, nhiều kế hoạch, nghị quyết được đưa ra, thảo luận mãi từ diễn đàn Quốc hội cho đến các cuộc họp Hội nghị Trung ương. Giải pháp thì đã có, thế nhưng, thực hiện được nó hay không lại là một việc khác.
Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị năm 2013 về Hội nhập quốc tế thực chất là một nghị quyết rõ nét nhất về phương hướng phát triển kinh tế, giảm lệ thuộc về kinh tế, thoát khỏi vòng kìm kẹp về kinh tế bằng cách hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới với các định chế khu vực như ASEAN hay thế giới như TPP mà sắp tới chúng ta sẽ tham gia. Đây được xem là nghị quyết mở đường cho việc ta đã ký kết được rất nhiều Hiệp định FTA gần đây với Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Liên minh kinh tế Á-Âu.
Thế nhưng, bên cạnh những nỗ lực không ngừng của một số lãnh đạo trong việc định hướng kinh tế, xây dựng và phát triển đất nước theo hướng độc lập, tự chủ thì cũng không thiếu những dự án thấp thoáng hình bóng thao túng của người láng giềng. Chính sự “bạc nhược” này đã kiềm hãm sự phát triển của đất nước, vô hình chung cứ mãi dẫn dắt đất nước đi theo lối mòn cũ – mặc dù tư duy của chúng ta đã đổi mới gần được 30 năm nay.
Gần đây nhất có thể kể đến Dự án Đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông của TP Hà Nội với đơn vị Tổng thầu đã gây ra nhiều bức xúc cho người dân từ việc thi công xảy ra nhiều tai nạn chết người cho đến chi phí khổng lồ của việc đặt mua 13 đoàn tàu. Nói về vấn đề này, ngay cả Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cũng phải đau đớn giải bày: “Nhà thầu Trung Quốc rất yếu kém, nhiều lần tôi muốn thay thế song không thể vì ràng buộc các điều kiện hiệp định vay vốn. Do đó, rất mong mọi người chia sẻ”.
Từ câu nói của Bộ trưởng Thăng, có thể thấy được sự ảnh hưởng của láng giềng đến nền kinh tế chúng ta đã, đang và sẽ còn tồn tại rất lớn, không chỉ từ những thương lái đang ngày đêm tàn phá nông thôn mà thậm chí cả thượng tầng kinh tế nước nhà.
Bài toán khó này một lần nữa lại phải chuyển về những người đứng đầu Đảng, những người đã được pháp điển vào Điều 4 Hiến pháp năm 2013 mang trọng trách lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Những người mà Khoản 2, Điều 9 Điều Lệ Đảng đã nêu rõ là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng.
Phải chăng tư duy chúng ta đã có, “nỏ thần” chúng ta cũng đang cầm, thế nhưng chúng ta chưa đủ can đảm để trao “nỏ thần” này mà cứ khư khư giữ lấy với nguyên tắc “tập thể lãnh đạo” nên mới khiến nước nhà lâm vào “vòng vây” như hiện nay. Và tôi, một người Đảng viên với hơn 30 năm theo Đảng, xin gửi bài toán này đến với những vị Ủy viên Ban Chấp hành Trung Ương Đảng hiện nay cũng như những vị Ủy viên Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa XII sắp tới. Tôi kỳ vọng chúng ta sẽ có đủ bản lĩnh chính trị với tư duy mới, sẽ can đảm trao “nỏ thần” này cho vị tướng tài cũng như thần Kim Quy trong truyền thuyết đã từng trao móng-một phần cơ thể của mình-cho vị vua An Dương Vương để làm ra chiếc nỏ liên châu hùng bá một thời, đánh bại giặc xâm lược phương Bắc.