Khương Hữu Điểu: "Khi Đông và Tây gặp nhau!"

03 Tháng Ba 201511:52 CH(Xem: 11394)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 04 MAR 2015
blank
Khương Hữu Điểu
Graduate student - Engineering School at MIT
Cựu Tổng Trưởng Kinh Tế VNCH 1966-1968
Tổng giám đốc Ngân Hàng Phát Triển Kỹ Nghệ Việt Nam

Bài đi nhiều kỳ
(Đặc biệt của Văn Hóa)
KỲ 1
blank
blank
Từ trái qua phải:

Ông Hố Tấn Phát, Tổng giám đốc Công ty Điện lực Việt Nam
Ông  Trần Văn Khởi, Tổng cuộc trưởng Tổng Cuộc  Dầu Khí và Khoáng Sản
Ông Đại sứ Trung Hoa Dân Quốc tại Việt Nam
Ông Đại sứ Nguyễn văn Kiểu, Đại sứ Việt Nam tại Trung Hoa Dân Quốc
Ông Khương Hữu Điểu, Tổng giám đốc Ngân Hàng Phát Triển Kỹ Nghệ Việt Nam
Chuyên viên dầu khí của Shell
Chiếc trực thăng Sikorsky ở phía sau

LỜI PHI LỘ

Cuộc Phiêu Lưu TừĐồng bằng sông Cửu Long tới Cựu Kim Sơn

Do số phần hoặc định mệnh hay sao mà bà nội tôi đã đặt tên cho tôi là “chim qúi”, tên gọi và viết theo tên chữ nghĩa sách vở là “qúi điểu” trong tiếng Hán Việt. Lần tung cánh đầu tiên của phận chim này đã vượt qua cả Thái Bình Dương bao la chỉ cho mục đích dồi mài kinh sử. Có điều, lần cuối sải cánh chim cũng lại phải vượt qua trùng dương đó để thoát hiểm cứu mạng.

Triết gia Anh Rudyard Kipling đã đưa ra câu nhắc nhở: “Đông là Đông, và Tây là Tây, đôi bên không bao giờ gặp nhau.” Riêng tôi tự hỏi: “Khi Đông và Tây gặp nhau” thì rồi ra sao? Đi tìm câu đáp cho vấn nạn trên buộc tôi phải đối phó với một thử thách vô cùng nhiêu khê, lại ở vào chặng chót cuộc đời dài đăng đẳng của bản thân tôi.

Cá nhân tôi chưa từng viết sách trong đời, thế nhưng tại sao lại cầm bút viết sách, viết vở khi tuổi tác tôi đã quá 80 giờ đây? Kìa này, khi con người ta đã sống tới ngưỡng cửa nhân sinh lão lai kỳ tài tận thì như câu ngạn ngữ Việt Nam mà nhiều người thường nhắc nhở, tức tới cái hạn tuổi “gần đất xa trời”, cũng gần nghĩa với câu “rồi đây cát bụi cũng trở về với cát bụi” theo lối suy niệm của người Tây phương. Biết bao thứ kỷ niệm đã vụt hiện về rộn ràng, sôi nổi trong tâm tư tôi. Sự thực là vậy đối với tôi, từ khi tôi về hưu cách nay nhiều năm tại Cựu Kim Sơn, một nơi tôi coi như trú quán suốt bốn thập niên qua trên đất Mỹ. Có những buổi hoàng hôn tôi ngồi cô đơn, trầm tư nơi góc vườn hoa sau nhà, biết bao nhiêu sự việc trong quá khứ dâng trào như sóng cồn trong đầu tôi với vô vàn hình bóng xa xưa hiện về.

Những hồi tưởng đó đồng lúc làm cho tôi lâm vào tình trạng vừa xúc động, mủi lòng, mà lại vừa lộn xộn, phức tạp. Vì vậy tôi phải ráng tự chủ lấy mình để có được sự sắp xếp mạch lạc từ các khối lượng kỷ niệm to tướng đó. Cuối cùng, tôi đã quyết định ngồi xuống viết lại những gì phòng khi những thứ đó không còn trở lại trong đầu óc tôi một lần nữa. Rồi từng trang bài viết xong cứ từ từ xếp chồng lên nhau. Kết quả này đã thúc đẩy tôi xếp loại những gì viết xong theo thứ tự niên đại, không những về thời gian và không gian trong đó có những biến cố lẫn những nhân vật, mà còn có những suy nghĩ, cảm tưởng và tình cảm đã tiếp sức đào tạo ra một cá nhân như con người tôi giờ đây.

Những bài viết xong gom lại đã được vài trăm trang. Trong đó những thân nhân, bà con và bạn bè của tôi, nhiều người đã thúc giục tôi cần chia sẻ những gì tôi viết với những người ngoài qua hình thức một cuốn sách in.

Bản lai nguyên thủy của cuốn sách này cùng tựa đề sách cũng lắm thứ. Như đã được nói lên ở phần “lời tri ân”, hơn hết mọi thứ, cuốn sách này dành riêng tặng song thân phụ mẫu tôi, người vợ yêu quý bên cạnh cuộc đời tôi trong mọi cảnh ngộ thăng trầm suốt hơn 55 năm qua, và những quyến thuộc trong gia tộc tôi, cũng như vô số thân hữu tôi tại Việt Nam, Hoa Kỳ và khắp nơi trên thế giới.

Giờ đây, với tư cách một công dân Hoa Kỳ qua cái nhìn hòa hợp giữa Đông và Tây, cộng thêm gốc nguồn văn hóa Trung Hoa-Việt Nam, và nền giáo dục tổng hợp có từ Việt Nam, Pháp và Hoa Kỳ, tôi muốn vạch lại cuộc hành trình của tôi, khởi đầu từ nếp sống êm đềm từ vùng châu thổ Cửu Long vào những năm 1930 cho tới Vùng Vịnh Cựu Kim Sơn văn minh tân tiến vào thế kỷ 21.

Tôi đã trải qua nửa đời người sống tại miền đất Á châu, nhất là tại Việt Nam. Tôi đã sống qua chế độ thuộc địa Pháp, cuộc xâm lăng của người Nhật, và cuộc quay trở lại lần nữa của quân viễn chinh Pháp gây thêm những trận chiến lớn nhỏ khác. Phần nổi bật trong nửa cuộc đời đầu của tôi hẳn là cuộc chiến tranh Việt Nam có sự can dự mạnh mẽ của Hoa Kỳ mà di hệ của nó vẫn còn là một đề tài tranh cãi bất tận và hăng say ngay trong giới chuyên gia am tường lẫn những tầng lớp quần chúng khác nhau.

Hơn mọi thứ và đối với mọi người, chiến tranh Việt Nam là một trong những thảm họa lớn nhất trong thế kỷ 20, là cuộc xung đột quân sự hủy diệt dữ dội nhất trong dòng sử Việt dài cả 4.000 năm, và cũng là cuộc chiến lâu nhất tại nước ngoài đối với người Mỹ từ ngày lập quốc. Tôi đã bị đặt vào tình huống biết đưa cả hai cách ứng xử của người Việt và người Mỹ, cho nên cuộc chiến gớm ghiếc đó trong tâm tư tôi là sự chạm trán kinh hoàng về mặt văn hóa và văn minh của “Phương Đông và phương Tây khi đôi bên gặp nhau” ngay trên mảnh đất của tổ tiên tôi.

Khá lâu trước khi có sự can dự sâu của người Mỹ vô vấn đề Việt Nam, tôi đã rời Sài Gòn năm 1952 để theo đuổi việc học, qua học bổng Fulbright tại đại học Mỹ. Đây là lần đầu tôi đáp chuyến bay tới nước Mỹ, cũng như khởi đầu cho cuộc phiêu lưu “khi Đông Tây gặp nhau”. Việc cư trú lần đầu tại Mỹ đã làm thay đổi mạnh mẽ đời tôi. Do bị tróc gốc bật rễ khỏi cách sinh sống theo truyền thống gia đình người Á châu, sự khởi đầu cuộc sống của tôi trên đất Mỹ quả như bị cơn ác mộng. Những kẻ thù tệ hại của tôi chính là nỗi nhớ nhà, tình trạng cô độc và bất đồng ngôn ngữ do bởi kiến thức Anh ngữ quá hạn hẹp của mình. Tuy nhiên, tôi đã quyết tâm bỏ công sức ra học nên đạt được kết quả khá bất ngờ. Tôi liên tục chiếm được chỗ xếp hạng đứng đầu lớp. Và tôi cũng xin được nói rằng tôi đã hấp thụ được nền giáo dục xuất sắc từ Lafayette College, kế đến là đại học MIT tiếng tăm, và sau chót là Columbia University.

Xong giai đoạn sinh viên du học tôi có được việc làm tại thành phố New York. Năm 1958, tôi thực hiện một quyết định đáng nhớ, đi du lịch quanh thế giới và về tới Sài Gòn trong vòng thời gian 90 ngày qua hãng hàng không Pan American World Airways.

Chuyến hồi hương này đối với tôi quả là một kinh nghiệm sống thực của câu truyện phiêu lưu ký “Rip Van Winkle”. Những năm, tháng đi du học của tôi tại Mỹ như một thời kỳ hưởng thụ “đời sống xa hoa”, xa cách một nước Việt Nam đang điêu linh trong chinh chiến. Thực tế phũ phàng của quê hương tôi và dân tộc tôi đã làm đau lòng tôi không một chút thương tiếc khi tôi thấy song thân tôi và bà con quyến thuộc đều có mặt tại phi trường Tân Sơn Nhất để mừng đón ngày tôi trở về. Một chương sách hoàn toàn mới về bản thân cuộc đời tôi bắt đầu khi tôi phải lo tới mấy thứ chuyện tối ưu tiên sau đây - là lập gia đình, mua một ngôi nhà, và tạo dựng sự nghiệp bản thân. Suốt 17 năm làm việc cật lực trong lãnh vực phát triển công kỹ nghệ quốc gia tại Sài Gòn, tôi đã thi thố hết tài năng mình nhằm phục vụ đất nước đang bị hủy hoại bởi loại chiến tranh du kích dai dẳng và công khai xâm lược quân sự từ các lực lượng chính quy Bắc Việt.

Năm 1966, lúc 35 tuổi, tôi là người trẻ tuổi nhất giữ chức thứ trưởng kinh tế, trách nhiệm điều hành một ngân quỹ trị giá 800 triệu Mỹ kim cho một chương trình Hoa Kỳ tài trợ dân sự, và thêm hàng triệu Mỹ kim nữa trong quỹ ngoại hối Việt Nam. Năm 1967, cùng với vị tổng trưởng kinh tế và tài chánh Âu Trường Thanh trong nội các chính phủ Việt Nam, chúng tôi đã có cơ hội yết kiến tổng thống Hoa Kỳ Lyndon Johnson và ông cố vấn Walt Rostow tại Tòa Bạch Ốc. Cuộc gặp nhằm xét duyệt lại những khó khăn kinh tế nơi một đất nước binh đao bị ảnh hưởng nặng nề do chiến tranh. Nhưng buồn thay, sự ước mơ của tôi nhìn thấy một miền Nam được sống trong thanh bình và thịnh vượng đã không trở thành sự thực!

Phần sau còn lại của đời tôi đánh dấu bằng biến cố sụp đổ của Sài Gòn vào tay cộng sản Bắc Việt ngày 30 tháng 4 năm 1975. Biến cố đó đã ép đẩy tôi vội vã phóng vô cuộc hành trình lần thứ hai đi tới nước Mỹ, tuy nhiên, lần này trong tình trạng bị kinh động và kinh ngạc. Việc kế tiếp tôi nhận thức được là vợ tôi và tôi đều còn sống sót và được lành lặn khi vô tới trại Pendleton Marine Camp tại California. Nơi đây, tôi được những đồng bào tị nạn bầu ra làm trưởng trại để lo việc sinh hoạt của hàng ngàn người Việt đồng tạm cư và chung cảnh ngộ. Lọt vô tuổi đời 44, tôi đã lâm cảnh mất quê hương, tán gia bại sản, và biết bao nhiêu thứ khác mà tôi đã chắt chiu cả đời.

Sau khi rời trại tạm cư Pendleton, tôi đã đương đầu để vượt qua bao thứ cực nhọc của một người tị nạn, chỉ còn lại cái chi phiếu du lịch 150 Mỹ kim trong túi và chiếc túi xách tay đựng vài bộ áo quần cũ. Một thời kỳ mới ló dạng cho “ngày hồi sinh của con ưng điểu”. Trong đời, tôi đã đi giáp vòng tròn số phận phải sống những lần thăng trầm, đổi thay: từ sung túc sang bần hàn rồi lại sung túc. Dẫu sao, tôi cũng bái tạ Ơn Trên đã cho tôi cơ hội một lần nữa tới đất Mỹ chớ không phải nơi nào khác. Tôi hết sức trân quý sự đặc ân đãi ngộ cho tôi được sống trên một xứ sở của Tự do và Cơ hội. Tôi không hề tơ tưởng tới việc lìa xa quê cha đất tổ của mình, nhưng phải ở lại Việt Nam sống dưới một chế độ cộng sản toàn trị thì dĩ nhiên đó không phải một lựa chọn của tôi và vợ tôi.

Cuộc đời tị nạn của tôi đã trải qua 22 năm buổi đầu cực nhọc, nhưng cũng may mắn cho cả hai chúng tôi là đủ để có được một nếp sống gói ghém, cho phép chúng tôi an hưởng đời sống về hưu hài lòng, lành mạnh và hạnh phúc trong 28 năm qua tại thành phố Cựu Kim Sơn mỹ miều, tráng lệ. Quả thực, giai đoạn thứ hai này trong đời tôi cũng là cuộc đọ sức lần thứ ba và lần chót của tôi trong tấn tuồng “khi Đông phương đụng độ Tây phương” vậy.

Thảm họa năm 1975 của Việt Nam lưu lại trong lòng tôi một nỗi hận sầu không thể nào xóa nhòa: Nó chia cắt ra làm đôi, thành hai giai đoạn gần như bằng nhau, mỗi giai đoạn đó kể như hai trận đọ sức quyết liệt nhất của cái chuyện “Đông phương đụng độ Tây phương” trong đời tôi. Lần đầu tiên, qua việc tôi sang Mỹ ăn học rồi trở về Sài Gòn sống trong một quê hương Việt Nam,17 năm giặc giã với sự can dự tai hại của người Mỹ thì tuồng như câu nói của triết gia Rudyard Kipling có phần đúng. Còn lần sau, từ năm 1975 tại Mỹ, qua những nỗ lực cần lao của tôi nhằm bảo đảm một cuộc sống có ý nghĩa cũng cho thấy phương Đông và phương Tây cũng có thể sáp gần lại với nhau được! Tôi cảm thấy may mắn và hài lòng khi ở vào tuổi đời này mà còn đủ sức “ngồi lại tính sổ” cho hai giai đoạn quan trọng của cuộc đời mình trong đời với tôi: chuyến đi đầu tới Mỹ năm 1952 vì chuyện nâng cao học vấn. Còn thoát khỏi Sài Gòn vì mạng sống, chưa kịp nói lời giã biệt với đất tổ quê hương. Tâm tư tôi trĩu nặng trong ý nghĩ đớn đau sẽ không còn bao giờ thấy quê hương Việt Nam nữa. Tôi không thể nào nén lòng để giữ những giọt lệ khỏi chảy ra từ khóe mắt khi nhìn ra phía ngoài cửa sổ phi cơ và nhìn xuống Sài Gòn với những sông rạch thân quen, nhà cửa, phố xá thân thương khuất dần khỏi tầm mắt từ từ... và mãi mãi...

Khi ôn lại tất cả những kỷ niệm theo lộ trình đặc biệt qua thời gian và không gian, đối với tôi vẫn còn hấp dẫn vì đồng thời còn có thêm một cuộc hành trình nội tại khác trong tâm trí tôi. Tôi nhớ lại việc tôi biến đổi lần hồi thế nào trong tiến trình thích nghi và hội nhập kỳ thú với phong cách sống của người Mỹ - một thành tố nhỏ trong cái nồi thường được gọi là “nồi thập cẩm” hợp chung mọi thứ lại. Hằng trăm triệu người có xuất xứ khác nhau về chủng tộc, tín ngưỡng và văn hóa đã thành công trong hai thế kỷ qua, tạo lập được một xã hội sống chung trong hòa bình và tiến bộ với những thành quả đặc biệt do đóng góp nỗ lực của con người. Dù cho có người thích hay không đi nữa, nước Mỹ đã minh chứng cho một kinh nghiệm ngoại hạng và độc đáo trong lịch sữ con người.

Từ kinh nghiệm bản thân, tôi xin được nói rằng nước Mỹ đã thụ đắc được chủ thuyết ngoại hạng không phải do bởi có từ một đất nước đã trở thành giàu có và hùng mạnh nhất. Đã từ lâu, trước khi tạo được sự thịnh vượng kinh tế và sức mạnh quân sự, nước Mỹ đã cổ suý từ thời điểm tuyên bố độc lập ngày 4 tháng 7 năm 1776 những lý tưởng tự do và dân chủ ra khắp tứ phương thế giới. Nước Mỹ vẫn tiếp tục thực hiện sứ mạng đó và trở thành ngọn đuốc soi đường cho hàng triệu người khắp nơi vẫn còn xem nước Mỹ như miền đất để tạm trú, tị nạn và sinh tồn. Tôi đã thể hiện đúng chuyện ấy vào năm 1975.

Xem đây như một cuộc hành trình không uổng công lại lý thú. Nó đã diễn ra như thế nào? Cho phép tôi kể lại cùng quý vị câu chuyện mà tôi thực sự muốn chia sẻ cùng mọi người, nhất là các thế hệ trẻ, tất cả những việc tốt lẫn không tốt của bản thân như tôi đã tìm thấy, trong ý nghĩa của câu “East meets West”, qua chuyến bay Ưng Điểu từ đồng bằng Cửu Long tới Vịnh Cựu Kim Sơn./

Khương Hữu Điểu

Tiểu bang Vàng 2015

CHƯƠNG 2

 Một Cuộc Sống Thanh Bình Nơi Đồng Bằng Sông Cửu Long

Êm đềm và thơ mộng

Ngôi  làng nhỏ bên bờ sông Cửu Long!
blank
Dưới khía cạnh nào đó, con người là tổng hợp của các kinh nghiệm mình đã trải qua trong cuộc đời. Riêng với tôi, những biến cố sóng gió nhất của lịch sử nước nhà tôi từng chứng kiến không khỏi đã là động lực chính nhồi nặn tôi thành con người của mình ngày hôm nay. Tuy nhiên, cần phải xác định thêm là tuổi trẻ an bình và vui tươi của tôi tại Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng đã để lại nhiều dấu ấn nơi tôi. Trong chương này, tôi mong gợi lại buổi thiếu thời của mình để các bạn có một khái niệm về cuộc sống lúc đó như thế nào.

 Ôi cuộc sống tại Đồng Bằng Sông Cửu Long thanh bình làm sao!

Để thấu hiểu bản chất dân tộc mình và cách sống của cư dân Đồng Bằng Sông Cửu Long, chúng ta nên ôn lại tiến trình di dân của các bậc tiền bối vào vùng đất này. Trong thế kỷ thứ 7, tiểu vương ChiêmThành ra đời dọc theo vùng duyên hải miền Trung nước ta bây giờ. Người Chàm nói một loại ngôn ngữ thuộc nhóm Mã Lai-Polynesia. Khởi đầu từ thế kỷ thứ 9, nước Cao Miên, với nền văn hóa Khờ Me lẫy lừng thế giới, chế ngự vùng Đông Nam Á. Rốt cuộc, vào những năm đầu thập niên 1800, cả Chiêm Thành lẫn lãnh thổ miền nam Đồng Bằng Sông Cửu Long của Cao Miên đều bị người Việt từ Đồng Bằng Sông Hồng từ miền bắc tràn xuống chiếm hữu. Cuộc Nam Tiến của người mình có thể được so sánh với cuộc Tây Tiến ở Mỹ Quốc.
blank
Bản Đồ diễn tiến cuộc Nam Tiến từ Bắc xuống Nam

Câu “Go West, young man/Các bạn trẻ - hãy đi về miền Tây” được coi là lời kêu gọi dân Mỹ di dân về miền Tây của nước họ với ước mong kiếm được những vùng đất màu mỡ để lập nghiệp và thoát ly nếp sống cực nhọc và nghèo khổ hiện tại của mình. Tương tự như vậy, một trong những động lực chánh của cuộc Nam Tiến là những vụ nước lụt thường xuyên và bất trị do sông Hồng ở miền bắc gây ra. Cạnh đó, tranh chấp và bất ổn chánh trị trong nước cũng thúc đẩy người dân đi tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn tại miền Nam. Đặc biệt là trong suốt một ngàn năm ngoại xâm trải qua bốn triều đại bên Trung Quốc, người dân Việt hào hùng vẫn bảo toàn được bản sắc và dân tộc tính của mình.

Rốt cuộc người Việt cũng chống trả được các đợt ngoại xâm của người Tàu và giới lãnh đạo nước ta đã lấy những ruộng đất ở miền nam để tưởng thưởng binh sĩ của mình. Theo sau gót chân các nhà khai khẩn dũng cảm đó là những di dân. Ban đầu họ gặp sự chống cự của dân bản xứ là người Chàm nhưng rồi những người này lần lần cũng lui bước trước sức bành trướng mảnh liệt của cuộc Nam Tiến. Tình trạng này kéo dài từ thế kỷ 11 tới giữa thế kỷ 18. Ròng rã suốt gần 700 năm, lãnh thổ nước Việt đả mở rộng thêm gấp ba lần tính từ địa bàn trung tâm Đồng Bằng Sông Hồng cho tới biên cương ngày hôm nay. Đồng Bằng Sông Cửu Long, với người Khmer Krom có gốc Cao Miên, chánh thức trở thành miền Nam với cái tên Nam Kỳ Thuộc Địa của Pháp vào giữa thế kỷ 19. Qua lịch sử của Đồng Bằng Sông Cửu Long ta thấy được sự lai giống giữa các dân tộc Chàm, Melanesian, Khờ Me và Tiều Châu đã tạo nên người dân miền Nam bây giờ.

Cuộc di dân tuần tự xuống miền nam đưa tới việc hòa hợp giữa các nền văn hóa, chủng tộc và nhân sinh quan. Điều này cũng đem lại sự biến đổi trong lối nhìn và sắc thái của người dân miền Nam. Một cách tổng quát, ta thấy người Nam cởi mở, thoải mái và phóng khoáng hơn dân miền Bắc. Nói cho cùng, khi vào Nam, người ta phải đón nhận cách suy nghĩ cũng như phong tục mới để có thể hòa mình với dân bản xứ. Ngược lại, qua ngàn năm Bắc thuộc, người Bắc đã phải tranh đấu để bảo tồn lối suy tư của mình. Họ quen che giấu cảm nghĩ của mình để có thể sống còn. Do đó họ trở nên kín đáo và hướng nội hơn.

Giống đa số trường hợp các nền văn hóa “pha giống”,  tư tưởng và ưu điểm của mỗi dân tộc ở miền Nam đuợc pha trộn với nhau để đem lại lợi ích chung cho mọi người. Thí dụ người Tiều châu, nổi tiếng về tài canh nông, đã dùng khả năng chuyên môn này của mình để giúp sản xuất một số lượng thực phẩm dồi dào tại vùng đất đai phì nhiêu của đồng bằng.  Nhờ vậy dân miền Nam hưởng được một cuộc sống sung túc hơn so với đồng hương của mình ở miền Bắc và Trung. Đó chính là lý do cuộc sống tại miền Nam được an bình và nhàn hạ. Tất cả các kỷ niệm vui tươi thời niên thiếu của tôi đều sảy ra ở nơi đây.

Cuộc sống lúc đó thật đơn giản. Đời sống ở thành thị êm đềm – có khi còn hơn cả nơi đồng quê nữa. Người ta có thể lái xe hơi hay đi xe lửa từ Sài gòn tới Mỹ tho, cửa ngõ của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Từ đó dùng ghe di chuyển trên vô số sông ngòi đến thăm các vườn trái cây nhiệt đới, ngắm nhà nông dân xây trên các cù lao hay chiêm ngưỡng những cánh đồng bát ngát, thẳng cánh cò bay. Cũng như mọi người sanh ra tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, tôi được nuôi nấng sát bên bờ nước. Căn nhà tôi lớn lên nằm trong làng Tân-Thạch (Rạch Miểu) ngăn cách với thị xã Mỹ tho bởi dòng sông Cửu Long có chiều rộng khoảng một dặm Anh. Ba tôi cho xây một căn nhà chiều dài 20 thước và chiều ngang 10 thước ngay cạnh bến đò. Như nhiều nhà trong vùng, căn nhà của chúng tôi được xây một nửa trên đất liền, một nửa trên mặt nước được chống đỡ bởi các cột bê tông. Mái nhà lợp lá dừa nước, tương tự như mái tranh. Nhờ vậy căn nhà được mát quanh năm.

Vào thời đó, chẳng ai bị căng thẳng tinh thần cả. Không ai thấy phải vội vàng, hấp tấp. Với những chiếc xuồng nhỏ lờ lững trôi trên dòng sông chẳng ai biết giờ cao điểm là gì. Dân chúng không tiếp cận và bị thu hút bởi hàng hóa tiêu dùng. Còn các nhu cầu căn bản như cơm ăn, áo mặc và nhà ở đã được đất đai trù phú và khí hậu ôn hòa quanh năm nơi đồng bằng lo toan. Khác hẳn với các thành phố lớn bên Mỹ mà sau này tôi tới sinh sống, Đồng Bằng Sông Cửu Long hoàn toàn không có ô nhiễm về tiếng động, bụi và khói xe.

Để băng qua hằng hà sa số những dòng nước trong vùng, người ta bắc những cây cầu khỉ gập gềnh mà chẳng phải tiêu pha chi thêm ngoài những thân tre mọc khắp nơi trong làng. Có thể khi chọn cái tên “cầu khỉ” người dân suy đoán là để băng qua cầu một cách dễ dàng, ai nấy đều cần nhanh nhẹn như khỉ cả. Có nhiều cây cầu còn không có thành nữa.
blank
blank 
blank
blank
blank
“Cầu Khỉ”

Mặc dầu được coi là vùng nông thôn, Đồng Bằng Sông Cửu Long là một trong những nơi có tỷ lệ dân số trù mật và diện tích trồng trọt cao nhất nước. Ngoài lúa ra, nơi đây còn sản xuất nhiều dừa, mía, trái cây nhiệt đới, bông hoa và tôm cá.
blank
blank
Công việc đồng áng

blank
blank
Trẻ Mục đồng chăn trâu của gia đình

blank
blank
blank
Nuôi vịt lấy trứng

blank
blank
blank
blank
blank
blank
Ghe, thuyền, tam bản, đò


Nơi nào cũng thấy có chợ nổi. Chợ nổi gắn liền với đời sống hàng ngày và với văn minh miệt vườn. Những buổi họp chợ luôn luôn nhộn nhịp, náo động, và đông đúc cho ta cảm tưởng như đang thấy trước mắt một thành phố nổi. Ở nơi này, đủ thứ hàng hóa được mua bán, trao tay. Len lỏi trong số những ghe buôn còn có các xuồng nhỏ bán nước giải khát hay thức ăn để cả du khách lẫn người buôn kẻ bán có thể ngồi trong thuyền của họ mà thưởng thức một tô hủ tiếu nóng hổi hay một tách cà-phê thơm ngọt trong khi mua bán.   

Gia đình tôi thường đi viếng chợ nổi Cái Bè, gần thành phố Mỹ tho, được coi là trung tâm phân phối hàng hóa đi nhiều nơi trong nước. Những nhà buôn hiếu khách bán hàng vừa tươi vừa ngon của họ với giá thật rẻ. Tại Cái Bè hoặc các chợ nổi khác nơi đồng bằng, người bán không gân cổ rao hàng.
Thay vào đó, họ dùng dây treo món hàng lủng lẳng trên cao để thu hút sự chú ý của người mua. Những chợ nổi lớn họp suốt ngày không ngưng nghỉ. Khi hoàng hôn đổ xuống, đèn đuốc từ các ghe xuồng được thắp sáng rực để dân chúng tiếp tục mua bán tới hừng sáng.

Miền nam nhập cảng một lượng cá tươi lớn từ Biển Hồ rộng bao la bên Cao Miên. Cá được chở suôi dòng tới xứ mình dưới những ghe chày lớn bằng gỗ. Hai bên thành ghe làm bằng lưới kim loại có hai phao thật to là hai đầu ghe. Tất cả các ghe cá này đều cặp bến tại Mỹ tho để đổ hàng lên những xe vận tải đưa cá tới Sài gòn từ lúc tờ mờ sáng.
blank
blank
blank
Chợ nổi

blank
Chợ nổi
blank
Đò máy chở khách đường xa
blank
Ghe chở hàng
blank
blank
Các loại ghe, thuyền, tam bản

blank
blank
blank 
blank
Đò

blank
Phà                        
blank
Tam bản địa phương
blank
Một tỉnh tiêu biểu ở đồng bằng vớí bến nước
blank
Bản đồ Đồng Bằng Sông Cửu Long với tên các tỉnh
blank
Ngôi nhà của nông dân
blank
Hái hoa sen và hạt sen

Trong thời niên thiếu của tôi, Đồng Bằng Sông Cửu Long trù phú được nổi tiếng về trái cây vùng nhiệt đới và bông hoa. Tới nay cũng vậy. Tại tỉnh Bến tre, các vườn dừa và vườn cây ăn trái rậm rạp tới mức ánh sáng mặt trời khó lòng soi tới mặt đất được. Do đó, những cô gái lớn lên trong vùng này có làn da trắng mướt. Thời đó, người con gái Việt làm mọi thứ để tránh cho da khỏi bị sạm nắng. Nhiều cô còn che kín thân thể từ đầu xuống tới chân.

Nhìn đâu cũng thấy nước, nhà nổi mọc mọi nơi, và người dân nông thôn được hưởng một cuộc sống tương đối dễ chịu. Họ dùng cây dừa nước mọc dọc theo các kinh rạch để làm nhà. Lúa gạo thì đầy đồng và rẻ; còn tôm cá thì rất nhiều dưới các sông rạch. Nếu muốn, họ có thể trồng rau hay cây trái gần nhà rất dễ dàng. Mỗi gia đình cũng có thể nuôi gà, vit hay một hai con heo. Một áo sơ-mi và quần ngắn đơn giản cũng đủ che thân cho một khí hậu ấm dịu quanh năm.  

Du khách viếng nơi đây có thể ngồi trên mui một chiếc ghe lúc hoàng hôn để ngắm những hàng cây dừa dài vô tận với những đèn dầu leo lét đó đây và cùng lúc thưởng thức tiếng hò hoặc tiếng ca vọng cổ miệt vườn hòa lẫn với tiếng hót của chim ăn đêm, dế mèn, cóc nhái, và tiếng chó sủa inh ỏi. Tôi còn nhớ đã cùng gia đình hưởng nhiều kỷ niệm vui tươi như vậy.
blank
Ngôi nhà lá
 blank
Con kinh giữa hai hàng dừa nước  
 blank
blank
blank
Khu nhà trong làng
blank
blank
blank
Đánh Cá

blank
Nhà thuyền tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
blank
blank
Trái cây vùng nhiệt đới trên đường tới chợ

blank
blank
Măng Cụt

blank
blank
Hột điều (nằm bên trong hạt màu đen nơi đầu trái)

blank
blank
Trái Mít

blank
blank
Trái Thăng Long (Thanh Long)

blank
Trái Me    
blank
Bắp Chuối màu tím
blank
Trái Đu Đủ               
blank
blank
Trái Sầu Riêng

blank
blank
Trái vú sữa

blank     
Trái khế
blank
Trái cóc                                                    
blank
Trái Lecuma
blank
Mãng Cầu Ta                                 
blank
Trái khớm
blank
Trái soài
blank
Trái vải                                    
blank
Trái Chùm ruột
blank
blank
Trái Chamoya (Mãng Cầu Xiêm)

blank
blank
Trái Chôm chôm

blank
Sa pô chê
blank
blank
Trái Mận

blank
blank
Trái mận

blank
Xe trái cây trong làng

Chỉ một lượng nhỏ trái cây được bán tại chợ làng mà thôi. Phần lớn trái cây trồng tại Đồng Bằng Sông Cửu Long được tiêu thụ ở những nơi khác trong nước. Người ta dùng ghe chở trái cây tới các vựa bán sỉ để rồi đưa lên thủ đô Sài gòn trên các xe vận tải hay bằng đường xe lửa Mỹ tho.
blank
Đồng ruộng

Đồng bằng được tạo bởi những lớp phù sa ở các vùng đất thấp gần cửa sông Mekong dài 4.500 cây số. Với ba mùa lúa trong năm, nơi đây là vựa lúa của nước nhà. Trong thời thơ ấu của tôi, lúa được gặt bằng tay và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Người nông dân dùng những máy quạt bằng gỗ quay tay để thổi đi cát, bụi và rơm. Trước Thế Chiến Thứ Hai, nước ta dẫn đầu các quốc gia xuất cảng gạo.
blank
Mùa gặt

blank
Máy quạt lúa
blank
Phơi lúa

Trong hai thập niên 1930 và 1940, Trung Quốc còn nghèo và kém mở mang nên thiếu phưong tiện để xây những đập nơi thượng lưu sông Mekong. Do đó, đất phù sa từ cao nguyên Tây Tạng và vùng thượng lưu dài cả ngàn dặm Anh có thể chảy xuống tới Việt Nam và đem chất phân bón thiên nhiên đến cả vùng. Tuy nhiên, sau này, khi Trung Quốc xây nhiều con đập nơi thượng lưu các nước Đông Dương đến nỗi dòng chảy của con sông Mekong bị giảm sút trầm trọng gây nên sự hoảng hốt nơi cuối nguồn vì nạn nước mặn xâm nhập. Kết quả là nguồn cung cấp gạo, cá, trái cây bị tổn hại nhiều.   

Vùng đồng bằng không phải là bãi chiến trường chính trong chiến tranh Việt Nam. Nhưng sau khi người cộng sản chiến thắng, chính sách cai trị họ áp đặt trên toàn quốc đã đem lại nhiều lầm than khổ cực kể cả nạn thiếu ăn trầm trọng. Phải đợi tới năm 1985 khi giới lãnh đạo Hà nội đưa ra phong trào “đổi mới” thì tình trạng này mới được cải thiện. Lúc đó, nông dân miền Đồng Bằng Sông Cửu Long mới cày cấy trở lại những mảnh đất phì nhiêu của họ và biến vùng này thành vựa lúa trong nước như xưa. Việt Nam bây giờ đứng thứ nhì thế giới về xuất cảng gạo.

Cuộc sống nơi thành thị khi tôi còn nhỏ cũng thanh thản và trầm lặng. Nhiều nhà cửa tại Mỹ tho được xây theo lối kiến trúc của người Pháp. Tòa nhà lớn nhất nơi đây là dinh của vị tỉnh trưởng.
blank
Dinh Tỉnh trưởng người Pháp

Tòa nhà nhìn vào khu đại lộ “Champs Elysées” của thành phố nơi tổ chức cuộc diễn binh hàng năm vào ngày 14 tháng 7 được gọi là “Jour de la Bastille.” Những tòa nhà khác do người Pháp xây gồm nhà thờ Công Giáo nguy nga, tòa án, tòa tỉnh trưởng, trại lính, nhà hộ sanh, và sân vận động. Cần kể thêm một bồn nước cao dùng trọng lực để phân phối nước cho cả thành phố. Ngoài ra còn có một câu lạc bộ khá tráng lệ nằm bên sông Mekong dùng làm nơi uống rượu cho quan chức người Pháp.

Trong thời Pháp thuộc, hệ thống cảnh sát đầy quyền uy của Pháp thi hành chính sách kiểm soát khí giới và cai trị dân mình thật khắt khe. Tôi còn nhớ rất rõ hình ảnh viên cảnh sát trưởng người Pháp đạp chiếc xe máy đi thanh tra trong tỉnh. Ông ta trông thật oai phong trong bộ đồng phục vải khaki và đeo bên hông một khẩu súng lục to tướng đựng trong bao da bóng loáng.

Tuy nhiên thực tế mà nói, vào thời đó, dân chúng toàn quốc có thể sống cuộc đời an bình ngày cũng như đêm. Tỉ dụ như ba tôi, tuy là một thương gia có tiếng trong tỉnh, cũng chỉ xin được giấy phép mua một khẩu súng hơi để săn chim mà thôi. Với một chế độ kiểm soát nghiêm ngặt như vậy, gần như trong cả tỉnh lỵ không kiếm đâu ra được một khẩu súng. Nạn du đãng hay băng đảng cũng không có đất sống. Trong suốt 50 năm, tiệm vàng Khương-Hửu của gia đình tôi không gặp vấn đề an ninh gì và cũng không cần mướn nhân viên bảo vệ nào cả.

Mỗi tuần ba tôi đi xe lửa lên Sài gòn đem theo cặp da trong đựng một thoi vàng nặng vài ký. Ông đem vàng tới Ngân Hàng Đông Dương để thử độ vàng rồi đổi ra tiền mặt. Vàng này mua từ nữ trang khách hàng trong toàn tỉnh đem đến bán cho tiệm. Trong nhiều năm ba tôi đi như vậy một mình mà không chút sợ sệt, lo lắng. Thật là cả một thời an bình đã qua.

Ba tôi đôi khi cho tôi chút tiền túi để thưởng công cho tôi giúp ông nấu  những nữ trang mua lại đó. Chúng tôi dùng một lò nấu với than đước và nhiệm vụ của tôi là quay máy quạt gió nhằm giữ cho nhiệt độ trong lò đủ nóng để làm chảy vàng.  Vàng chảy trong một cái giót trước khi được
đổ vào một khuôn bằng thép hình chữ nhật.
blank
blank
Cái giót                           Khuôn đổ vàng


Cuối cùng chúng tôi có được một thoi vàng hình giống như một viên gạch để ba tôi đem lên Sài gòn mỗi tuần. Tôi nhớ ba tôi thường đi chuyến xe lửa rất sớm. Tôi được đi theo ba tôi tới nhà ga xe lửa. Cha con chúng tôi thường ghé vào một quán gần đó để ăn điểm tâm. Tôi hay gọi hai món tôi ưa thích nhất là café sữa và hũ tiếu Mỹ tho, một món nổi tiếng trong cả xứ Nam kỳ và cả trong cộng đồng người Việt ngày nay ở Mỹ nữa. Ăn xong điểm tâm tôi trở về nhà học bài. Sáu giờ chiều cùng ngày, tôi đi bộ lại nhà ga để đón ba tôi.

Đôi khi, để thưởng cho tôi, ăn tối xong ba tôi dẫn tôi trở lại nhà ga để đáp một chuyến xe đặc biệt. Số là khi ngưng ở Mỹ tho rồi thì chiếc xe lửa không có đủ chỗ quay đầu trở lại để đi chuyến về Sài gòn. Do đó chiếc xe phải chạy thụt lùi tới một vùng ngoại ô thành phố mới có thể quay đầu 180 độ. Rồi chiếc xe lại chạy thụt lùi trở về nhà ga để sẵn sàng cho chuyến đi Sài gòn vào sáng sớm hôm sau. Đối với tôi, chuyến đi ngắn ngủi đó luôn đem lại cho tôi nhiều hứng thú.
blank
Xe lửa Mỹ tho-Saigon 1938
blank
blank
Xe lửa Mỹ tho-Saigon 1938


Tôi có thể tiếp tục kể không ngưng nghỉ về vô số những hồi ức đầy vui tươi thời thơ ấu của tôi tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tôi thường tự nhủ tôi quả là may mắn sanh ra tại miền Nam thay vì ở Bắc hay Trung. Thật ra ai cũng biết là so với người Hà nội hay Huế, người “Sài gòn” cởi mở và khoan dung hơn. Ngược lại họ hay nói lớn tiếng cũng như dễ cãi lộn, hay nóng tính và đập lộn. Để bù lại, họ sẵn sàng tha thứ và bỏ qua. Đây có thể là hình ảnh trung thực của cá nhân tôi, một thiếu niên của Đồng Bằng Sông Cửu Long và một người “Sài gòn” chân chính!

Khi còn là một thiếu niên trong hai thập niên 1930 và 1940, tôi đâu ngờ rằng con sông Mekong chảy qua tỉnh nhà Mỹ tho của tôi lại có thể tiếp tục băng qua một Thái Binh Dương bao la để rồi tiến tới bờ biển Vịnh San Francisco, nơi cư trú tương lai của tôi tại nước Mỹ và cũng trở thành tổ quốc thứ hai của tôi từ thập niên 1970.

Tôi có thể nói đây quả là cả một cuộc hành trình dài. Nhưng để được hoàn tất, nó phải đợi cho Điểu - một con đại bàng bé nhỏ của Đồng Bằng Cửu Long - đập cánh bay qua Thái Bình Dương và đáp được xuống đất Mỹ. Trong những chương kế tiếp của quyển sách nầy, tôi sẽ cố gắng nhớ và ghi lại cuộc hành trình kéo dài suốt tám thập niên của tôi. Năm 2015 đánh dấu năm thứ 40 tôi đặt chân tới Trại Pendleton như một người tỵ nạn để tiếp tục sống thêm phân nửa cuộc đời và phần còn lại như là một công dân Mỹ. Tôi vẫn còn nhớ một cách sâu đậm Miền Đồng Bằng Sông Cửu Long nơi còn giữ lại bao kỷ niệm thân quý về Ba Má tôi, họ hàng và bạn bè thủa thơ ấu nơi mảnh đất của tổ tiên để lại./
10 Tháng Ba 2015(Xem: 16783)
Một không ảnh của Đồng Bằng Sông Cửu Long: Đồng Bằng Sông Cửu Long, bằng phẳng như tờ giấy với tỉnh thành nằm gọn giữa đồng ruộng, vườn cây ăn trái, vườn dừa và nước sông ngòi có màu bùn của phù sa.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10045)
Lời Toà soạn : Trong chức vụ Bộ Trưởng Nội Vụ của Chính Phủ VNCH , TS Lâm Lễ Trinh đã theo dõi sít sao cuộc chiến âm thầm chống Bắc Việt từ 1956 đến 1960 . Bởi vậy , nhận định của tác giả có giá trị đặc biệt . Bổn báo thành thật cám ơn tác giả .
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9272)
Tác giả: Lý Gia Trung (Tạp chí Trung Quốc) [1] * Biên dịch: Nguyên Hải (Nghiên Cứu Quốc Tế) - Nguyễn Văn Linh nói, năm 1986, sau khi nhận nhiệm vụ Tổng Bí thư ĐCSVN ông quyết tâm vượt qua mọi sức cản, từng bước uốn nắn các sai lầm trước đây, khôi phục mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Trước hết là thuyết phục Trung ương ĐCSVN kiến nghị Quốc hội xóa bỏ các nội dung có liên quan chống Trung Quốc viết trong Hiến pháp...
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9418)
Đến ngày hôm nay, các công trình nghiên cứu sâu rộng, công phu và khách quan của nhiều tác giả ngoại quốc vẫn chưa trả lời được câu hỏi kể trên. Về mặt khoa học, chỉ có một cuộc khảo nghiệm DNA hài cốt của Hồ Chí Minh, cố Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đang được thờ phượng tại Ba Đình (Hà Nội) và cố Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ của Nguyễn Sinh Cung tức Nguyễn Tất Thành) đã được chôn cất tại Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp ngày nay.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 13941)
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải là một trong những tù nhân chính trị được thế giới biết đến nhiều nhất, với những tổ chức như Human Right Watch, Amnesty International và các chính khách như Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama từng kêu gọi trả tự do cho ông.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 38119)
Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng được cho là đã biên soạn và cho phổ biến tài liệu giải thích về cuộc gặp giữa lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc ở Thành Đô vào năm 1990 vốn đang gây ra nhiều đồn đoán trong dư luận. Truyền thông Trung Quốc, trong đó có Tân Hoa Xã và Hoàn cầu Thời báo, đã đưa tin rằng ở cuộc gặp nhằm bình thường hóa quan hệ hai nước này, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã ‘sẵn sàng chấp nhận để Việt Nam làm một khu tự trị của Trung Quốc’.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 6581)
Đó là lời mở đầu bài viết của Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Nguyễn Tất Thành "đáp" lại bài viết của Đại sứ Trung Quốc tại Thái Lan Ninh Phú Khôi trên báo Matichon của Thái Lan. Dân Trí xin được đăng tải. Trước tiên, tôi thấy rằng thông tin mà Đại sứ Ninh nêu trong bài để cho rằng Việt Nam "quấy rối" hoạt động của Trung Quốc thực chất là chép lại từ tài liệu ngày 08/6/2014 công bố trên trang mạng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 52801)
Chính quyền Việt Nam giữ im lặng về việc một bức thư được lưu truyền trên mạng Internet gần đây được cho là của vợ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn với những lời lẽ phê phán 'buộc tội' tướng Giáp là do ngại 'đụng chạm' tới một chủ đề 'nhạy cảm' theo nhà báo tự do, blogger Huỳnh Ngọc Chênh.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 7657)
Mở đầu loạt bài nhìn lại 35 năm Cuộc chiến Việt Nam và nhìn tới nhân dịp 15 năm Washington và Hà Nội thiết lập quan hệ ngoại giao tháng 7/1995-2010, BBC Tiếng Việt giới thiệu với quý vị cách nhìn của Thượng nghị sĩ Jim Webb. Trả lời Phóng viên Hà Mi của BBC có mặt tại Washington DC, ông Jim Webb, người từng có thời gian phục vụ trong lực lượng Thủy quân Lục chiến của Quân đội Mỹ tại Nam Việt Nam trước 1975, nhận định rằng đây là một mối quan hệ có lịch sử phức tạp:
05 Tháng Chín 2014(Xem: 7450)
Nhân dịp kỷ niệm cuộc đấu tranh giành độc lập của người Việt Nam, BBC xin giới thiệu một số đoạn trích từ cuốn Hồi ký của Giáo sư Trần Văn Giàu về giai đoạn thành lập Thanh niên Tiền phong ở Nam Kỳ 1945.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 7842)
Máy bay rớt năm 1966 tại Hố Bò. Anh phi công khu trục của không quân Việt Nam Cộng Hòa nằm chờ 40 năm trong lòng đất quê hương. Một chuyện MIA rất Việt Nam. Trải qua bao nhiêu gian nan. Tìm được xác người phi công trẻ và mai táng lại ngay tại địa phương. Cả làng cộng sản Hố Bó đi đưa đám.
25 Tháng Tám 2014(Xem: 6303)
Lời người dịch: James Foley, 40 tuổi, là nhà báo làm freelance cho AFP và GlobalPost (trang web chuyên tin quốc tế có trụ sở ở Boston). Sinh ở New Hampshire, Foley từng dạy cho tổ chức NGO Teach for America nhằm xoá bỏ bất bình đẳng trong giáo dục trước khi làm báo.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 7386)
Nhiều người Việt chúng ta đang trông chờ một nhân vật có khả năng trở thành Lãnh Tụ hay một Minh Quân để lèo lái con thuyền Quốc Gia ra khỏi vũng lầy khủng hoảng triền miên do chế độ độc tài Cộng sản gây ra trong gần 8 thập niên qua.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 6243)
Chỉ còn 3 tháng nữa là cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sẽ có kết quả để xem phe nào sẽ giành được quyền hành ở ngành lập pháp, và sau đó không lâu, thì cuộc chạy đua vào Toà Bạch Ốc trong năm 2016 coi như cũng sẽ chính thức mở màn với các chuẩn ứng cử viên có tham vọng muốn nhập cuộc để thử thời vận xem mình có số may mắn được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ hay không.