Phát hiện núi lửa Krông Nô (Đức Lập-Quảng Đức)

06 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 13067)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 07 JAN 2015

Núi lửa ở quận Đức Lập, tỉnh Quảng Đức. Ảnh tư liệu

image051

image053
Miệng núi lửa Chư Pluk, buôn Choah, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông - Ảnh: Hà Bình

Tỉnh Quảng Đức (Daknong) phát hiện núi lửa hùng vĩ nhất ĐNA dài 25km

12/25/2014

image054

Thứ tư, 24/12/2014, 09:58 (GMT+7)

(Văn hóa) - Đây là di sản thiên nhiên độc đáo của quá trình phun trào núi lửa cách đây hàng triệu năm. Phát hiện chấn động này mở ra tiềm năng du lịch to lớn cho khu vực Tây Nguyên.

Ông Nguyễn Văn Thuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản chia sẻ, Việt Nam có hệ thống hang động rất phong phú trải dài từ khu vực Tây Bắc đến Quảng Bình, tạo nên nhiều kỳ quan thiên nhiên được thế giới biết đến như Phong Nha – Kẻ Bàng, vịnh Hạ Long, Tam Cốc – Bích Động.

Tuy nhiên, đó là hang động đá vôi. Đây là lần đầu tiên chúng ta phát hiện được hệ thống hang động núi lửa hình thành từ quá trình phun trào dung nham cách đây hàng triệu năm. “So với hang động đá vôi, trên thế giới hang động núi lửa hiếm gặp hơn nhiều và có cấu trúc dòng chảy khác biệt”, ông Thuấn nói.

image056
Cán bộ của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đắk Nông khám phá một hang động núi lửa trong quần thể hang động núi lửa ở Đắk Nông

Hệ thống hang động núi lửa ở Tây Nguyên được phát hiện ở tỉnh Đắk Nông, chủ yếu ở huyện Krông Nô. Dài khoảng 25 km từ miệng núi lửa tại buôn Choar dọc theo sông Sêrêpốc đến khu vực thác Dray Sáp với hàng chục hang động lớn nhỏ khác nhau. Ông Thuấn cho biết, hiện đã đo chi tiết được khoảng ba trong số các hang động trên.

Hang động lớn nhất có chiều dài trên 1.000m, bên trong rộng hàng nghìn mét, có cấu trúc rất độc đáo và đặc trưng với dòng dung nham phun ngược, tạo nên một cảnh quan kỳ vĩ. Hang động nằm trong rừng sâu, chưa ghi nhận dấu vết của con người nhưng có nhiều loài vật sinh sống.

Theo đánh giá của các nhà khoa học Nhật Bản, đây là hang động núi lửa dài và đẹp nhất của Đông Nam Á, rất có giá trị về mặt khoa học, du lịch.

Việc khảo sát khu vực này bắt đầu từ năm 2007 bởi các nhà khoa học của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản. Một số thông tin ban đầu được đăng tải trên các tạp chí nước ngoài. Một số nhà khoa học thuộc Hội Hang động Nhật Bản biết đến và bỏ tiền túi để tổ chức những chuyến khảo sát ở đây. Quá trình nghiên cứu, khảo sát trong nhiều năm cho thấy, đây là một hệ thống hang động rộng lớn và trải dài với nhiều hang động, miệng núi lửa.

Quy hoạch thành công viên địa chất toàn cầu

Hang động núi lửa Manjanggul Lava trên đảo Jeju của Hàn Quốc là một biểu tượng du lịch ở đây và thu hút lượng lớn khách du lịch đến hòn đảo nổi tiếng này. “Tôi đã từng đến Manjanggul Lava. So với hang động này, hang động được phát hiện ở Tây Nguyên không thua kém gì”, ông Thuấn nói.

Hiện nay các nhà khoa học mới đo chi tiết được ba hang động. Dự kiến còn hàng chục hang khác chưa được nghiên cứu kỹ. Nếu có kinh phí phải mất thêm vài năm nữa để hoàn thiện việc nghiên cứu hệ thống này.

Cũng theo ông Thuấn “Hoạt động phun trào núi lửa ở Tây Nguyên xảy ra ở một vùng rộng lớn. Mình phát hiện ngẫu nhiên ở khu vực này nhưng không ngoại trừ các khu vực khác cũng có hang động. Nếu mình có chủ trương khảo sát toàn phần để thành lập công viên địa chất toàn cầu thì còn nhiều điều thú vị”.

Ngày 26/12 tới, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản sẽ công bố việc phát hiện ra hệ thống hang động núi lửa này. Trên cơ sở đó, sẽ huy động thêm các nhà đầu tư, tài trợ cho việc nghiên cứu tiếp tục. Sau khi hoạt động nghiên cứu kết thúc, sẽ tiến hành công bố với thế giới, xúc tiến thành lập công viên địa chất toàn cầu.

“Hệ thống hang động núi lửa trên thế giới không nhiều và rất có giá trị về du lịch”. Với những gì đã khám phá, Tây Nguyên có thể trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà khoa học, khách du lịch, những người muốn khám phá di sản của hoạt động phun trào núi lửa”, ông Thuấn cho hay.

Theo ông Lê Khắc Ghi, Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Đắk Nông, hệ thống hang động núi lửa dọc sông Sêrêpốc nằm trong khu vực rừng đặc dụng cảnh quan Dray Sáp, trong hang không đọng nước, thuận tiện cho việc đi lại.

Cùng với hệ thống thác hiện có, hệ thống hang mới được phát hiện có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái kết hợp với văn hóa, du lịch mạo hiểm, khám phá. Hiện tại, UBND tỉnh Đắk Nông đang phối hợp với Bảo tàng Địa chất Việt Nam xây dựng đề cương quy hoạch hệ thống hang động dọc sông Sêrêpốc thành công viên địa chất toàn cầu./

Hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á vừa phát hiện ở Việt Nam

25/12/2014

(Văn hóa) - Suốt chiều dài 25 km của hang động vừa phát hiện ở tỉnh Đăk Nông có nhiều hốc sụt, cấu tạo đặc trưng quá trình phun trào dung nham, các di tích thực vật cách đây hàng triệu năm…

image057
Sau 7 năm nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Bảo tàng địa chất Việt Nam (Tổng cục Địa chất và Khoáng sản) cùng các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy hệ thống hàng chục hang động núi lửa trong đá bazan ở huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông. Hang dài 25 km từ miệng núi lửa buôn Choar dọc theo chiều dài sông Sêrêpôk đến khu vực thác Dray Sáp.
image058
Đây là hệ thống hang động hiếm gặp bao gồm hàng chục hang động và miệng núi lửa hình thành từ quá trình phun trào dung nham, được cho là cách đây hàng triệu năm. Hang động nằm trong rừng sâu, chưa ghi nhận dấu vết của con người nhưng có nhiều loài vật sinh sống.
image059
Hang lớn nhất có chiều dài gần 1.100 m, bên trong rộng hàng nghìn mét, có cấu trúc độc đáo và đặc trưng của hang động núi lửa với dòng dung nham phun ngược.
image060
Một số cửa hang nhìn từ phía trong ra ngoài, với khung cảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ.
image061
Nhiều cửa hang rộng hàng trăm mét, sâu vào lòng đất hàng nghìn mét, có những cấu trúc có giá trị về mặt khoa học.
image062
Hang động tạm gọi là C7 được giới chuyên gia khảo sát xác định dài hơn một km. Theo đánh giá của các nhà khoa học Nhật Bản, đây là hang động núi lửa lớn nhất Đông Nam Á.
image063
Phía trong đường hầm có những tảng đá vuông vắn được sắp đặt ngay ngắn.
image064
Trong hang động có nhiều cấu tạo đặc trưng cho quá trình phun trào như các ngấn dung nham, dòng chảy dung nham, hốc sụt; cùng các di tích thực vật và quá trình đông cứng dung nham bazan xảy ra cách đây hàng triệu năm.
image065
Thạch nhũ trên nền hang động tạo thành những hình thù sinh động.
image066
Hang này nối liền với hang khác qua ngách ngăn chỉ một người chui lọt.
image067
Nhiều hang động có cửa hang cao hàng chục mét. Để xuống phải dùng đến thang dây chuyên dụng.

 

UBND tỉnh Đăk Nông đang phối hợp với Bảo tàng Địa chất Việt Nam xây dựng đề cương quy hoạch hệ thống hang động dọc sông Sêrêpốk thành công viên địa chất toàn cầu.

 image069
Vị trí miệng núi lửa Chư K’luk và các hang động có tên dự kiến từ B1 đến B3 và C1 đến C7 trên ảnh vệ tinh. Ảnh do Tổng Cục địa chất khoáng sản cung cấp.

image071
Dấu vết về dòng dung nham còn lưu lại trên thành hang C7. Ảnh do Tổng cục địa chất cung cấp.

image073
M
ột loài ếch được phát hiện trong hang C7. Ảnh do Tổng cục địa chất cung cấp.

image075
M
ột hang động tại khu vực thác Gia Long, Đray Sáp liên thông đến miệng núi lửa ở buôn Choah cách đó trên 10km - Ảnh: Hà Bình

image077
Một hang động tại khu vực thác Gia Long, Đray Sáp - Ảnh: Hà Bình

 Tuổi Trẻ 04/01/2015 TT - Từ ngày 27-12-2014 đến 2-1-2015, đoàn thám hiểm của Hội Hang động núi lửa Nhật Bản trở lại huyện Krông Nô (Đắk Nông) để khám phá thêm hệ thống hang núi lửa tại đây.

image078

Vẻ đẹp mê hoặc trong hang C6 thuộc “quần thể” hang núi lửa Krông Nô. Thông thường các hang rất tối, phải dùng đèn pin soi đường. Tuy nhiên, tại hang C6 có đoạn thông với mặt đất nên ánh nắng mặt trời chiếu vào rất đẹp.

Hội Hang động Nhật Bản góp công lớn trong việc đo đạc, công bố hệ thống hang núi lửa ở Krông Nô lớn nhất Đông Nam Á (Tuổi Trẻ 24-12-2014).

Cao tuổi nhất trong đoàn là ông H.Tachihara - chủ tịch danh dự Hội Hang động núi lửa Nhật Bản - người đã có 40 năm thám hiểm hang động. Đã 76 tuổi nhưng ông H.Tachihara vẫn nhanh nhẹn và miệng luôn mỉm cười.

Những thành viên còn lại có người ngoài 60 tuổi và cũng có những cô cậu mới ngoài 20 tuổi. Họ dành kỳ nghỉ cuối năm của mình để thám hiểm hang động.

Ấn tượng của đoàn Nhật Bản để lại với những người Việt đi cùng không chỉ là sự làm việc đam mê, chăm chỉ mà còn ý thức cao độ trong bảo vệ môi trường. Giữa đường, ngồi nghỉ, ông H.Tachihara lấy ra một bịch kẹo chia cho mọi người.

Chia xong, ông kêu mọi người làm động tác bỏ vỏ kẹo vào túi quần chứ đừng bỏ giữa rừng. Anh bộ đội đi cùng dẫn đường kể ông H.Tachihara mang theo tờ giấy, gió thổi bay vào bụi cây ông cũng chạy theo bắt cho bằng được chứ không để giữa rừng.

Phóng viên Tuổi Trẻ đã đi cùng đoàn thám hiểm người Nhật để ghi lại những hình ảnh kỳ vĩ trong hệ thống hang núi lửa ở Krông Nô.

image033

Bên trong hang núi lửa. Theo đoàn thám hiểm, “quần thể” núi lửa ở khu vực này rộng khoảng 25km. Các nhà khoa học thuộc Hội Hang động Nhật Bản và Tổng cục Địa chất và khoáng sản (Bộ Tài nguyên - môi trường) nghiên cứu, khám phá từ năm 2007 đến nay

image034

Ông H.Tachihara (phải) và ông T.Honda (giữa) - hai thành viên kỳ cựu của đoàn thám hiểm từ Nhật Bản. Họ từng thám hiểm hang núi lửa ở Hawaii (Hoa Kỳ), Nam Phi, đảo Galapagos… 

image035

Đoàn thám hiểm từ Nhật Bản chia thành hai nhóm. Một nhóm thám hiểm hang mới và một nhóm nghiên cứu, đo đạc những hang đã tìm được. Hai nhóm này liên lạc với nhau qua bộ đàm

image036

Nhà khoa học Lương Thị Tuất - Viện Khoa học địa chất và khoáng sản Bộ Tài nguyên - môi trường - cùng thám hiểm với đoàn Nhật Bản

image036

Ông H.Tachihara đã 76 tuổi, có 40 năm thám hiểm hang núi lửa. Ông luôn là người vào hang đầu tiên và rời hang sau cùng. Quá đam mê hang động, những thành viên trong đoàn nói ông là “người đàn ông bị hang động thôi miên”

HÀ BÌNH - TRUNG TÂN thực hiện

28 Tháng Chín 2020(Xem: 5319)