Việt Nam nên có Vũ khí Nguyên tử?

11 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 33988)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 12 DEC 2014

Việt Nam và Võ trang Nguyên tử

image002

Đào Như

Tại sao ViệtNam phải là trong hàng ngũ các quốc gia được quyền có vũ trang nguyên tử- “Why VietNam Will Be The Next Nuclear State”.

Đó là tựa đề bài viết của Andrew L. Peek, một nhà báo Mỹ, vừa được phổ biến hôm 10-6-2014 trên trang mạng TheFiscaltimes.com.(1)Theo tác giả Andrew L. Peek vũ khí nguyên tử có khả năng giải quyết một số vấn đề lớn. Những nước nhỏ sống bên cạnh những nước lớn có nhiều tham vọng bành trướng, không vũ khí nào có thể bảo đảm sự tồn vong của những nước nhỏ bé này ngoài vũ khí hạt nhân. Andrew L. Peek cũng quan ngại việc thủ đắc vũ khí nguyên tử của những nước nhỏ trong trường hợp như thế này, liệu có bị cản trở từ Cộng đồng Quốc tế vốn dĩ không chấp nhận tự bảo vệ bằng vũ khí nguyên tử? Ông kêu gọi Cộng đồng Quốc tế phải hiểu cho Việt Nam, một quốc gia duy nhất và cá biệt toàn cầu có nền an ninh bất ổn một cách nguy hiểm vì sống bên cạnh Trung Quốc, một lân bang 17 lần lớn hơn về dân số, 37 lần lớn hơn về kinh tế, có nhiều tham vọng bành trướng lãnh thổ, lãnh hải…

 Tác giả Andrew L. Peek viện dẫn việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam từ cuộc hải chiến năm 1974 tại Hoàng sa và tại Trường sa năm 1988 đến việc Trung Quốc dàng dựng bản đồ lưỡi bò với đường gẫy 9 khúc dự mưu tước đoạt nhiều trăm ngàn Km2 biển của Việt Nam. Cụ thể từ đầu tháng 5-2014 Trung quốc ngang ngược hạ đặt trái phép Giàn Khoan Hai Dương-981-GKHD-981-trong vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam mặc dầu TQ gặp phải phản ứng dữ dội từ phía Chính phủ VN cũng như Cộng đồng Quốc Tế. Và Andrew L. Peek tin rằng VN không thể thắng TQ trong việc tranh chấp chủ quyền trên biển giữa hai nước mặc dầu VN có lý nhưng TQ có lực.

Theo báo cáo của Viện Hòa Bình Thế Giới- Stockholm International Peace Institute, ngân khoản Quốc Phòng của TQ năm 2013 lên đến $188 tỷ Mỹ kim, 5 lần to lớn hơn NamTriềuTiên, chỉ thua Mỹ, đứng hạng nhì trên thế giới. Trong khi Thế giới dồn hết nỗ lực xây dựng hoà bình và phát triển kinh tế, TQ dồn hết nỗ lực xây dựng kinh tế song song với lực lượng chiến tranh, phát triển vũ khí chiến lược gồm cả drones, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu sân bay, vệ tinh, đầu đạn nguyên tử. Mặc dầu trong 10 năm tới cả hai nước, VN và TQ, có thể phồn vinh hơn về kinh tế và hùng cường hơn về quốc phòng. Nhưng trên thực tế vì tỷ lệ giữa VN và TQ về dân số, quốc phòng và kinh tế quá lớn, cho nên cả hai nước càng phát triển cái hố cách biệt giữa VN và TQ trở nên ngày càng sâu hơn, ngày càng rộng hơn. Cụ thể về kinh tế: VN phát triển 1 cùng lúc đó TQ có thể phát triển đến 37 lần lớn hơn VN. Như vậy, nhìn về tương lai không xa lắm chỉ trong 1 vài thập kỷ sắp đến nền độc lập của VN sẽ không tồn tại nếu Việt Nam không có vũ trang nguyên tử. Vì với vũ khí nguyên tử một kẻ yếu có thể đánh trả một cách hữu hiệu, ngay cả đánh hạ kẻ thù mạnh hơn mình gấp nhiều lần: Năm 1985 Liên Xô (tên gọi nước Nga trước năm 1991) có hơn 15,000 đầu đạn hạt nhân không dám mở cuộc tấn công nguyên tử chống Mỹ, mặc dầu lúc ấy Mỹ chỉ có 9,900 đầu đạn hạt nhân. Lý do thật dễ hiểu trong một cuộc chiến nguyên tử chỉ cần hai bên phóng vào lãnh thổ của nhau tổng công một số lượng vào khoảng 100 đầu đạn nguyên tử, tạo ra ‘Mùa Đông Nguyên Tử’(2) khủng khiếp bao trùm thế giới, chẳng những đủ để tiêu diệt lẫn nhau mà còn tiêu diệt toàn thế giới. Nhờ vậy mà thế giới vẫn tồn tại xuyên qua thời kỳ Chiến Tranh Lạnh cho đến hôm nay.

Nguyên là sỹ quan Tình Báo Trung Ương của Quân Đội Hoa Kỳ, nguyên là Cố vấn Cao cấp của Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương-NATO- và cũng là nhân vật trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của Hoa Kỳ, hiện là giáo sư Tiến sỹ viện Johns Hopkins, Andrew L. Peek với tư chất và bản lĩnh kinh nghiệm dưòng ấy, tất nhiên ông nắm rõ hiệu năng của khí nguyên tử và những tác hại của loại vũ khí này, ông vẫn thiết tha mong muốn Việt Nam hôm nay cần phải được vũ trang nguyên tử vì vị thế địa chính trị của Hà nội đối với Bắc Kinh và cộng đồng Đông Nam Á. ViệtNam là nút chận. Việt Nam là tiền đồn chống lại sự bành trướng của TQ trên Biển Đông và Nam Thái Bình Dương. Do vậy, VN là một trong những mục tiêu mà TQ cần phải triệt hạ để thỏa mãn mộng bá quyền của TQ tại Biển Đông, tại châu Á Thái Bình Dương. Nếu VN kiên định lập trường bảo vệ nền Độc lập của mình, chống lại mộng bá quyền của TQ, theo tác giả Andrew L. Peek, VN phải chọn lựa một trong 3 giải pháp:

1- VN phải dấn thân vào Liên Minh Quân Sự Quốc Phòng với Mỹ hy vọng sẽ đứng chung với Philippines, Nam Triều Tiên, Nhật bản dưới cây dù nguyên tử của Mỹ. Trong hơn 20 năm qua quan hệ song phương giữa Mỹ và VN phát triển rất tốt, nhưng VN và Mỹ chưa hề ký kết một thỏa ước tương quan chiến lược Quốc Phòng. Khác với Nhật bản, Nam Triều Tiên, Philippines, và Australia, VN vẫn đứng ngoài cây dù Nguyên tử của Mỹ. 

2- VN có thể thiết lập Quan hệ Hỗ tương Quốc phòng với Nhật, Đài Loan, Nam triều Tiên, Philippines, Australia, để bảo vệ chù quuyền chung cho cả Đông Hải và Biển Đông. Trong hiện tại Nhật đã và đang tích cực hậu thuẫn VN trong vụ trong vụ tranh chấp chủ quyền BIển Đông với TQ, nhất là chống lại chiến thuật GKHD-981 của TQ trong tháng 5 vừa qua. Trong chiều hướng này, tháng sáu vừa qua đầu tháng 7 vừa qua Nhật đã thiềt lâp mối quan hệ này với Australia. Hy vọng trong tuong lai gần Nhật sẽ lôi kéo thêm VN, Đài Bắc, NTT và Philippines.

3- VN phải sở hữu công nghệ vũ khí hạt nhân. Dĩ nhiên việc VN chế tạo được vũ khí hạt nhân cũng chưa có thể nói ngay là VN ngang vai với TQ. Việc VN có vũ khí nguyên tử so với TQ, chẳng khác nào, không hơn không kém việc Bắc Triều Tiên có vũ khí nguyên tử so với Hoa kỳ. Dù sao đi nữa với vũ khí nguyên tử sẵn có, VN có thể đánh trả hữu hiệu hơn hoặc bẻ gẫy sức bành trướng của TQ. Điều này khiến TQ phải đắn đo suy nghĩ, chùng chân trước khi gây hấn chiến tranh biên giới, chủ quyền biển đảo với VN. Do đó VN cảm thấy nền Độc lập của mình đựơc bảo đảm hơn, nền anh ninh được an toàn hơn trước sự đe dọa thường xuyên của TQ,.

Dĩ nhiên thủ đắc võ khí nguyên tử, VN cũng phải trả một giá nào đó với Cộng đồng Quốc tế, nhất là uy tín ngoại giao của VN tất nhiên bị sa sút đối với nghị quyết chống lan tràn và phát triển vũ khí hạt nhân của LHQ. Kinh nghiệm trong quá khứ hai quốc gia có võ trang nguyên tử, Pakistan và India, cũng phải đối diện với những khó khăn như vậy, cuối cùng hai nước này vẫn vượt qua được. Hy vọng VN cũng sẽ được như vậy…

Nhận định về 3 giải pháp trên của Andrew L.Peek

- Giải pháp 1- Để được đứng chung với Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Philippines, dưới bóng che cây dù nguyên tử của Mỹ, VN phải ký kết Liên Minh Quân Sự với Mỹ. Giải pháp này xem chừng khá thuận lợi vì hy vọng Hoa Kỳ có thể chấp nhận dễ dàng. Nhưng nhìn từ phía VN, giải pháp khó có thể trở thành hiện thực ví nhiều lý do:

- Một là: Hoàn toàn khác với mối quan hệ giữa Hoa Kỳ Nhật Bản, NTT, Philippines, 60 năm về trước, mối quan hệ giữa VN và HoaKỳ hôm nay là mối quan hệ hai chiều, dựa vào nhau hai bên cùng có lợi, mối quan hệ bình đẳng.

- Hai là: Muốn đứng trong Liên Minh Quân Sự với Mỹ để được đứng dưới cây dù nguyên tử của Mỹ không phải là không có điều kiện, như Thế giới đã thấy: -Hơn 30,000 quân đội Hoa kỳ hiện diện trên đất nước NTT trong suốt hơn 60 năm qua, -Hơn 60,000 TQLC Mỹ tại Okinawa, Nhật, trong suốt 69 năm qua, -Quân cảng Sudig và Sân bay Clark Field của Philippines luôn luôn sẵn sàng là hậu cần của quân lực Mỹ ở Đông Nam Á trong suốt thời kỳ VietNam War cho đến mãi hôm nay…

- Ba là: Giải pháp này có thể đi ngược lại chính sách ngoại giao quân sự “3 không”của chính phủ VN hiện tại, trong có điều khỏan rất quan trọng: VN không cho phép nước nào đặt căn cứ quân sự ở VN và không dựa vào nước nào để chống lại nước khác.

 - Giải pháp 2: VN có thể thiết lập quan hệ hỗ tưởng Quốc phòng với Nhật Bản, Đài Loan, NTT, Philippines và Australia, xem chừng cũng vấp phải chính sách ngoại giai quốc phòng “3 không” của Chính phủ VN hôm nay. Hơn thế nữa NTT, Đài Loan, Nhật Bản, Australia vẫn là những quốc gia chưa có vũ trang nguyên tử, mặc dầu họ những quốc gia giàu có về kinh tế, hùng mạnh vê Quốc phòng của Châu Á Thái Bình Dương. VN có thể có quan hệ tốt với các quốc gia này để phát triển kinh tế hơn là để bẻ gẫy mộng bá quyền của TQ trên Biển Đông.

- Giải pháp 3: VN cần phải có Công Nghệ Chế Tạo Vũ khí nguyên tử để bảo vê nền độc lập của mình để trường tồn trong danh dự và vinh quang cùng nhân loại. Đây là giải pháp cốt lõi mà Andrew L.Peek đã rào đón rất kỹ trước khi ông nêu lên với một tư duy công bằng và nhân bản. Andrew L.Peek đã viện dẫn những sự kiện lịch sữ hiện tại để khẳng định nếu VN không sớm vũ trang nguyên tử, TQ sẽ thao túng nền độc lập của VN trong một tương lai không xa lắm. Dĩ nhiên muốn đạt được giải pháp này, VN còn nhiều rào cản cần phại vươt qua như Andrew Peek đã cảnh báo ở trên.

Vì hiện trạng: Nền Độc lập của VN và Hòa bình, Ổn định, Phát triển của khu vực ĐNÁ và châu Á Thái Bình Dương bị đe dọa nghiêm trọng, hy vọng VN sẽ thuyết phục được niềm tin của công đồng quốc tế, nhất là Nga và Hoa Kỳ, giúp VN đạt được công nghệ chế tạo vũ khí nguyên tử. Điều này cũng có nghĩa là cộng đồng quốc tế tự giúp đỡ chính mình chống lại tham vọng bành trướng của bá quyền Trung Quốc…/.

Đào Như

(BS Đào Trọng Thể)

December-8th 2014

GHI CHÚ VỀ NGUỒN

(1)- WHY VIETNAM WILL BE THE NEXT NUCLEAR STATE

http://www.thefiscaltimes.com/Columns/2014/06/10/Why-Vietnam-Will-Be-Next-Nuclear-State

(2)-CHIẾN TRANH HẠT NHÂN CỤC BỘ

http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=62&CategoryID=42&News=3394
22 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 901)
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1351)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1265)
Nov 12: Chiến sự mùa đông 2 bờ đông tây Dnipro River; Vì sao Nga ‘cố thủ’ bờ Đông