Ký sự Hoàng Sa

21 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 16149)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA – CALIFORNIA” THỨ BA 23 SEP 2014

image031

Đào giếng lấy nước ngọt trên đảo Hoàng Sa (ảnh chụp năm 1938) - Ảnh tư liệu

Hoàng Sa du ký 1954 - Kỳ 1:

Đường ra đảo xa

16/09/2014 06:05 GMT+7

TT - Dưới đây là bài bút ký Ba tháng trên hoang đảo đăng trên tạp chí Phổ Thông, xuất bản tại Hà Nội, số 27 tháng 5-1954.

image033

Trang bìa tạp chí Phổ Thông số 27, tháng 5-1954 và Hai trang trong bút ký Hoàng Sa năm 1954 - Ảnh: Lại Nguyên Ân sao chụp

 

Bút ký này của tác giả Mạnh Thư, được đăng ở số gần như là cuối cùng của Phổ Thông, kể về chuyến đi biển của mình hồi cuối năm 1953 và ba tháng sống trên quần đảo Hoàng Sa, khi đó do quân đội quốc gia VN cai quản.

Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân sưu tầm và giới thiệu cùng bạn đọc.

Tôi tình nguyện xin đi Hoàng Sa để biết cho tường tận ở đảo bé nhỏ mà người ta đã nói đến từ một câu sấm truyền “Bao giờ sen mọc bể Đông...” đến câu chuyện rất mới quân đội Trung Hoa đỏ muốn tranh chấp trên... mặt báo!

Muốn ra Hoàng Sa phải đến Đà Nẵng (Tourane). Từ Hà Nội dùng đường hàng không VN, đi ôtô xuống Cát Bi rồi lên máy bay vô Nam.

Tôi tạm biệt đô thành một ngày gió bấc. Máy bay bốn động cơ từ Hong Kong ghé lại, gần 13g trưa mới cất cánh. Nữ chiêu đãi viên phát bông nút tai và ân cần đưa chăn len cho từng hành khách. Dừng lại ở phi trường Phú Bài (Huế) chừng 15 phút, máy bay lại vội vã lên đường, trốn một cơn mưa sắp tới.

Xuống Đà Nẵng, tôi vẫn giữ y phục len trong khi người ta còn mặc quần áo trắng cộc. Thời tiết đã khác hẳn. Từ 18-11 là ngày bỏ Hà Nội, đến 23-11 mưa gió tơi bời, một chốc ngớt rồi lại mưa tầm tã, nhiều nhất về đêm. Tôi nóng lòng muốn ra ngay đảo nhưng ngày lại ngày vẫn không có tin gọi.

Cho tới chiều 23 mới thấy tùy phái đến báo sửa soạn mai sớm ra tàu. Tối hôm đó, tuy ngoài trời còn rả rích, tôi cũng cố bắt nghe tin tức khí tượng. Đài Pháp Á báo: “Trung Hải còn gió mạnh, biển nhăn sóng nhưng đã yếu dần” (Trung Hải: biển miền Trung Việt Nam).

Sáng sớm 24-11, lội những vũng nước mưa ngập lúc tối, ra bến thì xuồng máy đã chờ, đón khách ra tàu, thông báo hạm L.G. Chuyến đi này khá đông, một trung đội Việt binh đoàn ra thay trung đội cũ ngoài Hoàng Sa, lại còn binh sĩ ra cù lao Ré (ngang Quảng Ngãi).

Ra khỏi núi Tiên Sa, sóng xanh cuồn cuộn, con tàu say nghiêng ngả. Chả mình tôi, anh em binh sĩ cũng say sóng, nôn thốc tháo. Gió nổi mạnh, sóng tràn qua boong. Hòm xiểng xếp trên boong nếu không chằng kỹ dây chão chắc chắn rớt xuống biển đến hết mỗi khi tàu tròng trành. Tôi không còn mấy sức lần ra thành tàu, đành ngồi tại chỗ mà nôn ọe.

Một thủy binh dìu tôi vào phòng thuốc, dưới trời mưa tầm tã, trên boong tàu lạnh, vì sóng vì gió vì mưa, anh kêu người khán hộ cho tôi thuốc. Phòng sát buồng máy.

Tôi có cảm tưởng vào hỏa ngục, phần thì tiếng động cơ ầm ầm, phần thì hơi lửa sừng sực, đầu nặng mà dưới chân tàu lảo đảo, không khí thật ngạt thở. Tôi nuốt không hai viên thuốc Nautamine, người thủy thủ lại xốc nách đưa tôi ra và an ủi: “Không sao đâu, ngoài trời có gió anh sẽ dễ chịu trong chốc lát”.

Tôi cảm ơn, lại ngồi phệt trên mặt hòm, bám hai tay vào cạnh hai hòm khác cho khỏi mất thăng bằng, mỗi khi tàu xiêu lệch. Cũng may, mỗi lớp sóng tràn qua boong lại cuốn hết rớt rãi của mọi người. Xung quanh tôi không còn ai trông ra hồn, người nào cũng mặt xanh nanh vàng, ngồi rù thảm hại chịu đựng hình phạt.

Sóng cứ nổi, mưa cứ rơi, gió cứ thổi, tàu cứ tròng trành, cho đến lúc tỉnh một giấc ngủ chợp thì trời tạnh, người có tỉnh táo nhưng đứng lên chân vẫn chập chờn. Cứ tính tàu chạy 18 giờ thì đêm nay phải ngủ dưới tàu. Tàu còn ghé cù lao Ré để một ít binh sĩ lên đảo rồi mới ra Hoàng Sa. Chuyến đi này mệt nhất, khổ vì say sóng lại khổ phải ở lâu dưới tàu.

Tôi cứ ngồi trên boong ngắm bóng đen tràn mặt biển, thấm thía với câu thơ: Lòng quê dờn dợn vời con nước/Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Thủy thủ đã treo võng lấy chỗ nằm. Tôi xuống buồng (cabin) tìm một chỗ ngủ. Sóng đã nhẹ, con tàu đu như đánh võng. Tôi phải nằm tận trong cùng ghế cho khỏi ngã. Tiếng sóng vỗ chập chờn xa vắng, ngủ thiếp lúc nào không nhớ, không còn quan niệm gì về thời gian.

Biển lăn tăn sóng, nước xanh như chàm. Tôi lên boong rất sớm, tựa thành tàu. Một thủy thủ đi ngang qua bảo tôi: “Sắp đến rồi đó!”.

Theo phía tay chỏ, tôi thấy bóng mấy cù lao xanh mờ. Rất lâu sau đó Hoàng Sa mới hiện rõ ràng. Đảo lớn dần với bóng cây um tùm. Binh sĩ sửa soạn hành lý trong khi tàu tiến về phía đông rồi buông neo tại đó. Hai xuồng bỏ xuống, mọi người lo chuyển hành lý. Nhìn lên đảo thấy lố nhố bóng người ra đón ngoài đầu cầu.

Tôi theo chuyến canô thứ nhất vào bờ. Tuy vậy, vì nhiều đá ngầm, cách bờ khoảng 4-5 thước phải lội biển đi vào, chỗ đó đá mọc lởm chởm nhưng cũng may có nhiều cát. Nước xanh trong suốt đáy, chân giẫm lên cát mịn của đất liền, nước thì mát lạnh, có lẽ cả cái thú đến đích nữa nên tôi tỉnh táo lạ lùng trong khi người đi sau than: “Say sóng không còn biết ông trời bà đất là gì nữa!”.

Trao lại thư từ và đứng nói chuyện với đồng nghiệp một lúc, tôi cáo thoái về trước nghỉ ngơi và thay áo quần nhơ nhớp. Theo đường chính tôi vào, hai bên đường những cây hoang dại không tên không tuổi mọc tươi tốt như rừng. Những chòm cây đó không cao quá đầu người cũng cản được gió mạnh.

Hoàng Sa, tên chữ Pháp là Pattle. “Hoàng” là vàng và “Sa” là cát. Cát vàng. Tuy vậy Hoàng Sa không có cát như cát ở bãi sông, những mảnh san hô, những mảnh vỏ trai ốc vỡ vụn nhỏ như cát già và cũng êm chân như cát. Và nếu cát già (của đá cuội) vàng thẫm thì cát Hoàng Sa vàng nhạt như ngà.

Hoàng Sa là đảo chính, có người ở, tất cả 40 người, 35 binh sĩ Việt Nam và năm người của Sở Khí tượng; không có bóng dáng đàn bà quanh năm. Đó là một điểm đáng để ý khi nói chuyện Hoàng Sa. Hoàng Sa ở trong quần đảo Hoàng Sa (Archipel de Paracels).

Trên bản đồ Hoàng Sa hơi giống hình chữ nhật, cù lao Robert hình trứng và cù lao Boisée, vẫn theo đồ bản, phảng phất như chiếc lá trầu. Hoàng Sa rộng lớn bằng hồ Hoàn Kiếm, giá đem được về Hà Nội, đặt vào hồ thì... vừa xinh!

Đảo ở một vị trí quan trọng về quân sự, cũng quan trọng với Sở Khí tượng, vì trạm Hoàng Sa ở giữa biển báo chiều gió, sức gió với nhiều chi tiết chuyên môn mà biển miền Trung thì nhiều dông tố. Độc giả hẳn chưa quên trận bão vừa qua dọc duyên hải Trung Việt, nặng nhất ở Huế, các báo hằng ngày đều có tường thuật.

Phổ Thông là tạp chí ra hằng tháng của Hội Ái hữu cựu sinh viên Trường Luật, Hà Nội, xuất bản từ năm 1951-1954, thường đăng những bài nghiên cứu, bài giảng về luật, về kinh tế - xã hội của các giáo sư, giảng viên đại học một số ngành xã hội nhân văn ở Hà Nội đương thời.

Bên cạnh phần khảo cứu, tạp chí cũng có một số lượng bài là tác phẩm văn học của các tác giả người Việt hoặc dịch các tác phẩm văn học nước ngoài

Hiện nay có thể vẫn tìm lại được những bài báo, những ghi chép tương tự như bài bút ký này, trên sách báo thời trước. Song nguồn tài liệu này chắc hẳn không thể nhiều thêm nếu không nói là đang trở nên hiếm dần.

Bởi vậy, tôi nghĩ nên giới thiệu lại với bạn đọc ngày nay. Đây đương nhiên cũng là bằng chứng về chủ quyền, về sự hoạt động, sự quản lý của nhà nước, của người Việt đối với quần đảo Hoàng Sa, ngay trong thời gian đang diễn ra chiến tranh Đông Dương (1946-1954).

LẠI NGUYÊN ÂN

Hoàng Sa du ký 1954 - Kỳ 2:

Đây, Hoàng Sa, Vương quốc An Nam...

17/09/2014 12:35 GMT+7

TT - Từ đầu cầu - cũng có người gọi là cầu tàu - là chỗ xuồng áp bến, chạy dài một con đường chính lối vào trung tâm đảo. Đường thứ hai song hàng.

image034

Trạm thu phát sóng radio và trạm khí tượng do người Pháp xây dựng trên đảo Hoàng Sa (ảnh chụp năm 1940) - Ảnh tư liệu

 

image035

Bia khẳng định chủ quyền Việt Nam do một đơn vị lính bảo an người Việt dựng trên đảo Hoàng Sa vào tháng 6-1938. Trên bia có khắc những dòng chữ bằng tiếng Pháp: Cộng hòa Pháp - Vương quốc An Nam - Quần đảo Hoàng Sa 1816 - Đảo Hoàng Sa 1938 - Ảnh tư liệu của UBND huyện Hoàng Sa

 

Con đường trên hai đoạn đường, kẻ chéo thước thợ, ra biển về phía bắc. Đường dưới thông bốn đường ra biển về phía nam. Các đầu đường, sát biển đều có xây pháo đài phòng ngự cuộc đổ bộ.

Hai tòa nhà quy mô rộng rãi, một tòa to nhất là đồn, trên sân thượng có chòi canh, trên chòi canh có xây hải đăng, kính dày, ngày trước tối đen, có thắp đèn bão (lampe de tempête) soi đường cho tàu bể.

Nhà thứ hai, kiểu villa, nhỏ hơn, còn rộng tới bảy buồng và hai gian con (buồng tắm) là trạm khí tượng, có bàn giấy trạm trưởng, phòng làm việc chung, buồng máy, phòng ngủ, phòng ăn.

Mỗi tòa nhà còn những lớp nhà ngang, phụ cận ba bốn căn; bên đồn làm điếm gác, phòng nguyện, buồng ngủ, nhà bếp; bên khí tượng dùng làm kho vật liệu, bếp nước.

Một lớp nhà ngang như thế bị hoàn toàn phá hủy vì bom Mỹ. (Trong thời gian Thế chiến thứ hai, quân Nhật đóng quân trên nhiều đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa - BT)

Phía đông bắc và tây nam đảo có xây hai cái mốc, bắt biển đồng, ở trên ghi:

République Franc5aise
Empire d’ Annam
Archipel des Paracels
1816 ile Pattle 1938

Sau trạm khí tượng, về phía nam (hai tòa nhà đều xây hướng bắc) có khu rừng thông nhỏ vài ba chục gốc. Giữa rừng dựng một cái mốc ximăng, chữ kẻ sơn màu xanh nhạt:

1946 ile Pattle reprise de possession 21 Mai par 21 fusiliers marins du RBFM (ngày 21-5-1946 đảo Hoàng Sa được giành lại bởi 21 tay súng lính thủy thuộc đơn vị...) dưới kê danh sách cả hai mặt: E.V. Vaury, Thoraval, Hasoero, Moreau, Allano, Martin... Kẻ sơn lâu ngày chữ mờ, lại khuất cỏ ở phía dưới mốc, rất khó đọc.

Ngoài rừng thông trồng một chỗ, còn lẻ tẻ bên đường đôi ba gốc. Đường ra biển, cửa sau đồn, còn thấy ba gốc dừa, hai gốc thối hoàn toàn, bị chặt ngang, còn một cây chắc không hợp thủy thổ lá úa héo hắt.

Ngoài ra toàn là những bụi hoang dại mọc xanh tốt, dày đặc thành rừng. Có đến hai ba giống, một giống lá xanh bóng, một giống lá có lông như tráng bạc, làm cảnh thì đẹp nhưng vô tích sự, họa chăng chặt cành về làm củi.

Giống trời sinh, phát đi ít nhưng mọc lan ra nhiều, xanh mượt, xanh ngút ngàn. Ở trong nhà lá xanh che cả chân mây mặt bể, lá to bản và dày. Ai cũng ước ao giá là rừng cà phê, tươi tốt thế này thì quả nhiều phải biết!

Nhưng cây trồng thì còn thứ nào chịu được gió ở đảo, và mùa nực chịu sao được sức nóng của cát? Đất không phải đất thịt, lại không phải đất màu mỡ, toàn cát và vụn san hô.

Đất lâu ngày vón với nhau rắn như đá. Cây bị động gốc lại gió suốt đêm ngày mà không phải gió nhỏ, thường cũng 12-16 nœud (nœud là hải lý, 1.852m) một giờ, lên làm sao được? Chỉ có bốn gốc đu đủ, hoa sai mà ít đậu quả.

Trên đường rau sam mọc hoang, lá đỏ cạch. Cỏ chỉ mọc từng chỗ. Nhất về mạn đầu cầu và phía tây nam, dây muống bể có sợi rút dài trên mười thước, bò ngổn ngang. Rừng dày đặc cành lá, khó mà len được lối đi, ở trong thêm dây tơ hồng chằng chịt quấn như mạng nhện.

Dọc theo đường lớn ra biển, phía tây nam, giữa rừng cây sầm uất có một chỗ trống sạch sẽ phẳng phiu, trên đó nổi một thềm nhà cao ráo, thềm miễu Bà, dựng một gian, nhìn ra biển cả. Trừ lúc đèn nhang mở, còn thì khép cửa chính.

Hai bên, cửa sổ mắt cáo lấy ánh sáng vào trong. Miễu thờ Phật, có tượng đá, tay cầm lư hương, tạc cao bằng đầu người. Cửa miễu, dưới ba chữ “Kim sa am” có đôi câu đối, cũng đắp mảnh sứ như bức hoành trên:

Độ nhân vô lượng sắc không môn,
Lễ Phật thậm thâm công đức hải

Bên cạnh miễu là nghĩa trang lặng lẽ với chín phần mộ, năm nấm có mộ chí ghi tên người bất hạnh, quê quán và ngày tạ thế. Còn bốn ngôi đầu mộ trồng miếng ximăng không ghi gì cả. Chắc có một huyệt đã cải táng, chỗ lũng còn cắm một thập tự giá bằng gỗ.

Phía tây nam suốt ngày vắng vẻ, u uất, biển mạn ấy sóng cả quanh năm, trắng xóa, cuồn cuộn. Sau miễu đổ nhào một cái chòi canh bằng sắt, những thanh sắt dày, gỉ hết cả, công trình phá hoại của thời gian.

Tìm kiếm mãi mới thấy hai gốc bí đao, một gốc bí ngô, ngọn bò lẫn cỏ, anh em trước giồng.

Đấy, quang cảnh Hoàng Sa.

Ở đảo ai cũng lo lương thực. Lương thực chỉ trông vào tiếp tế, cả gạo lẫn thực phẩm, các vật dụng từ cái cuốc làm cỏ đến cây kim vá áo đều từ đất liền đưa ra. Mỗi tháng tàu ra một lần. Ngày tàu ra náo nhiệt, song lại trở về chuỗi ngày buồn.

***

Ngày 25-11 - Trưa 26, tôi tập việc cho quen và sáng 27 làm một mình. Nhân viên của sở có bốn người, hai người làm vô tuyến truyền thanh, hai người làm chuyên viên khí tượng.

Một phạm nhân, anh Nao, thổi cơm và quét dọn vặt. Vừa làm hết việc tôi đã ra ngay bãi, định đi một vòng. Mới ra, chưa kịp nhận phương hướng, gặp đường là về, mới thấy chưa hết một vòng đảo.

Đảo không nhỏ lắm như đã tưởng tượng. Ở Hà Nội vòng hồ Gươm không thấy mỏi vì cảnh đẹp bên đường, vả lại lối đi phẳng phiu; đi vòng đảo là đi trên cát, cũng có chỗ bãi xuống thoai thoải, cát êm, có chỗ nhiều cát, dốc hẳn xuống một thước bề cao, thứ cát to hạt đi lún cả guốc, chân nặng sa lầy nên chóng mệt.

Biển cố nhiên đẹp, đẹp cả ngày nắng lẫn ngày mưa, đẹp trong cái mênh mông hùng vĩ, khi phẳng lặng với vài đợt sóng uốn éo dịu dàng như cô gái đùa với em thơ, khi giận dữ cau có bạo tàn như thiếu phụ nổi cơn ghen, sùi bọt mép thúc sóng cả vào bờ, lùi ra lấy đà để rồi gào thét chúi đầu vào tình địch.

Ra biển, tâm hồn tự nhiên êm ả vì người bé nhỏ quá trước thiên nhiên, trước cao cả, cảm thấy sâu xa sự đua chen danh vọng tiền tài là hèn mọn.

Ở bãi biển giả dối không còn nữa, quần áo sang trọng đắt tiền là thừa, ai cũng dễ dàng như ai, trần một mảnh vải, dáng điệu tự nhiên, mất hết những cử động học đòi, những lối ngồi kiểu, những bước uốn éo, ve vẩy đôi tay thừa.

Nằm, ngồi, đi, đứng chỉ cần thoải mái, không câu nệ bẩn áo quần, muốn lăn vào thiên nhiên sống tự nhiên như buổi sơ khai. Biển nổi sóng thì tâm hồn cũng sôi nổi những ý tưởng cao siêu, những quan niệm tuyệt mỹ của vẻ đẹp lớn lao, không giả tạo, không tủn mủn.

Xa khơi biển xanh như chàm, xanh rất đậm, ngả sang màu thiên thanh, màu bích ngọc, màu quan lục chỗ nông. Nước vỗ bờ thì xanh trong suốt đáy. Đây đó sóng bạc đầu tung bọt trắng ngần...

Màu sắc tuyệt diệu như thế, thanh âm là một hòa tấu nhịp nhàng. Biển cồn ngày mưa, gió gào như rú, sóng đổ ầm ầm, mưa rơi lốp đốp; biển lặng sóng êm, gió đứng, mây ngừng, chập chờn đôi cánh chim không vỗ cánh.

Biển sôi trong đêm tối mịt mùng, vài ngôi sao lấp lánh trên trời và đáy biển, cho người ta chợt nghĩ đến bề rộng và bề sâu.

MẠNH THƯ

Hoàng Sa du ký 1954 - Kỳ cuối:

Những ngày thường giữa khơi xa

18/09/2014 06:05 GMT+7

TT - Sáng 30-11, Sang chơi bên đồn hỏi chuyện anh em đội viên: "Giũa gì đấy? Ra biển chơi đi!".

 

image031

Đào giếng lấy nước ngọt trên đảo Hoàng Sa (ảnh chụp năm 1938) - Ảnh tư liệu

- Cảm ơn, để bận khác! Bận giũa lưỡi câu!

À hay! Ông này ở tiểu ban bắt cá. Có chuyện viết rồi đây!

- Ông câu chơi đấy chứ?

- Không, cách tiếp tế khó khăn, anh em tôi tự túc. Trong đất liền đời sống đã đắt đỏ, giá hàng đột ngột cao vọt lên với đồng bạc hạ giá, nếu thức gì cũng mua thì lương binh sĩ chả còn bao để giúp gia đình. Ở hoang đảo này giải quyết bằng cách nào nếu không chịu câu cá mà ăn!

- Đất này trồng tỉa được không?

- Cát san hô còn có gì màu mỡ? Ta ra vụ này là mùa rét còn nóng thế này. Ra ngoài giêng hai nóng nữa, tháng ba, tháng tư đã thấy thời tiết mùa hè, cát nóng như rang, cây nào lên được?

- Nuôi gia súc được không hở ông?

- Bò, dê thì tốt lắm. Thầy xem cây cối thế kia, thả chúng tự do thì chóng sinh sản, nhưng ở tháng ba đã về, chưa gây xong cơ sở thì ai muốn trông nom.

Cũng có cỏ đấy, ngày xưa nuôi bò phải giữ cỏ cho bò ăn. Thầy có thấy giếng nước (abreuvoir) xây trên cỏ đấy chứ? Nhưng nuôi gia súc phải có vốn, anh em tôi ai đưa ra được?

- Các ông chia công tác thế nào?

- Chia từng tiểu ban: tiểu ban bắt cá được miễn công tác vặt, tiểu ban bếp nước luân chuyển 10 ngày một lần, tiểu ban này ba người. Bắt cá thì chừng 6-7 người, không thay đổi, phần đông có nghề chài lưới, hoặc không thì cũng là người biết lội (bơi).

Ngoài ra còn phải trông nom vệ sinh, nhặt cỏ, rẫy đường, quét lối đi, lấy củi, không kể công tác chính của quân nhân: gác trên chòi canh hoặc đi tuần đêm quanh đảo.

- Gác trên chòi làm gì?

- Để đánh kẻng báo hiệu khi thấy bóng tàu, thuyền. Thuyền, tàu thấy từ xa, gõ hai tiếng kẻng, khi thấy tiến vào đảo thì gõ một hồi cấp báo.

Tàu bay đánh ba tiếng. Tàu bay nhìn thấy rõ hay khi khi mây u ám, chỉ nghe tiếng động cơ cũng đánh ba tiếng.

- Từ trên chòi có thấy rõ quốc tịch tàu thuyền qua lại không?

- Ít khi nhận rõ vì xa quá. Với lại họ có kéo quốc kỳ mới phân biệt được. Máy bay thì xem cờ vẽ đằng lái, cao ba nghìn thước thì cũng chịu, có khi không nhận rõ kiểu máy bay là Dakota hay Box-car, chứ đừng nói đọc số máy. Qua Hoàng Sa là máy bay đi Hương Cảng, Philippines.

- Tàu gì qua lại miền này?

- Tàu buôn và tàu tuần tiễu hải phận. Cũng có tàu đánh cá của một công ty ở Hong Kong, hình như của người Anh, thủy thủ phần đông là Nhật. Cũng có hôm thấy thuyền mành giương đến ba buồm.

image036

Đây là giấy chứng sinh của bà Mai Kim Quy, sinh ngày 7-12-1939 tại đảo Hoàng Sa. Cha bà Kim Quy là ông Mai Xuân Tập, nhân viên khí tượng đảo Hoàng Sa - Ảnh tư liệu

Trưa 30-11, trời êm biển lặng. Mặt trời chói lòa, biển như một cái bể dầu loang loáng, chân trời xa mờ mờ sương. Vắng lặng mênh mông, vài đợt sóng xô lên bãi bị cát khô hút hết.

Xa tắp, vài bóng cô quạnh đứng dưới nước, mực nước đến ngang hông, lặng lẽ buông cần. Chẳng ai nói với ai nửa lời, chăm chú nhìn phao và chăm chú nhìn đàn cá lượn lờ.

Thỉnh thoảng một người giật cần, một con cá cong mình vùng vẫy đầu dây cước. Ông ta gỡ cá buộc vào xâu. Kiên nhẫn như thế hàng 2-3 giờ cho đến khi nào xâu cá đã dài mới bì bõm lội lên, hút - để tự thưởng - một điếu và nghêu ngao trên đường về.

Ở một góc biển khác, trên những tảng đá mấp mô, sóng vỗ tung tóe, những chàng trai khỏa thân đứng rình đàn cá. Trước mặt họ chỉ có nước với trời.

Nước dồn dập đến, bọt trắng rào rào trên mặt biển xanh ngắt màu bích ngọc, gió trùng dương thổi lộng mớ tóc đen mun.

Sức vóc vạm vỡ của họ, dáng điệu tự nhiên của họ nổi lên như cắt trên một khung cảnh hùng vĩ, trông đẹp và khỏe làm sao!

Tản bộ trên cầu thấy luôn những con còng (cua) màu xanh, mình dẹt, to bằng cua đồng ở trung châu. Còng đi rất nhanh, thấy bóng người là chạy vụt xuống nấp dưới khe đá.

Yên lặng một lúc các chú lại bò lên đi nghênh ngang, mặc những con sóng ào đến. Trên những tảng đá rêu xanh còng càng nhiều. “Ốc mượn hồn” bò chậm chạp trên cát.

Những hôm đầu tháng trăng non, những hôm giữa tháng trăng tròn, nước triều rút. Biển cạn, nhấp nhô trên mặt nước nông những tảng đá san hô.

Cả phía đông nam đập nổi một vùng, lởm chởm những cành san hô gãy, những vỏ ốc vỡ. Xa ra hàng 3 cây số làn sóng xanh lượn lờ.

Biển nhiều san hô sắc nên ra biển phải đi giày, thứ giày đế cao su có cổ như kiểu pantaugas, để cả giày mà lội nước bì bõm.

Từ tinh sương, cả đảo - trừ những người bận - gọi nhau dậy ăn sáng để còn ra biển. Có những người đi sớm từ 5g, lội nước ngang bụng, ra xa đến 4 cây số, đến nơi nước xuống ngang ống chân để có nhiều thì giờ.

Đi như thế người nào cũng mang theo dụng cụ: một thanh sắt để bẩy đá, một con dao để cắt gân ốc, một túi rết (muselière) để nhặt nhạnh.

Ra muộn, 6g -7g, lúc nước cạn sát bờ, cạn đến cổ chân, nghe vang vang từ xa dội lại tiếng “cách cách” đập vỏ ốc mà tuyệt nhiên không thấy bóng người.

Dưới những tảng đá san hô xâm xấp nước thường luẩn quẩn mấy con cá, mấy con cua, đôi khi mấy con mực nhỏ và nhiều thứ ốc.

Ra biển ai không đi biển? Hoạt động cho đỡ buồn, cho quên thời gian, cho đỡ ốm, cho biết. Trời mênh mang, biển mênh mang, không khí trong lành, cảnh vật tưng bừng với ánh bình minh rực rỡ.

Biển thêm xanh, rong thêm biếc, mây biến sắc lúc mặt trời trườn khỏi mặt biển mờ sương lam. Gió phần phật tà áo, thổi tung mớ tóc, gợn mặt biển những con sóng nhấp nhô.

Những người khách lạ

Dưới đây là đoạn trích trong Hoàng Sa qua những nhân chứng, Tập san Sử Địa số 29, phát hành tại Sài Gòn tháng 1-1975:

Người Việt vốn quý khách. Khách tới, đi canô hay xuồng nhỏ vào đảo là được tiếp đón niềm nở. Nhất là khi khách gặp cơn hoạn nạn cần phải cứu giúp.

Khách lạ tới là những lúc vui vẻ. Nhưng đôi khi anh em cũng thấy những triệu chứng khác thường.

Một lần, trước năm 1970, một bọn người không rõ quốc tịch lên bờ xin nghỉ ngơi. Họ nói tàu đánh cá của họ bị bão.

Khách lạ thì ta có từ chối bao giờ đâu. Rồi các anh lính Việt Nam bỗng chú ý đến bọn này vì họ đem theo một tấm giấy lớn, mở ra thì biết là tấm bản đồ của quần đảo Hoàng Sa.

Thế rồi chẳng có gì xảy ra cho tới giữa tháng 1-1974.

Sau vụ xung đột ở Hoàng Sa lúc đó (tức trận hải chiến Hoàng Sa), anh em mới vỡ lẽ các tàu đánh cá là tàu do thám ngụy trang. Vì lúc dự trận, trên đài chỉ huy của tàu cá Trung Quốc kéo ra hai cây đại liên, còn hai bên mạn tàu có những ô vuông chĩa ra những họng súng...

TRẦN THẾ ĐỨC

MNH THƯ (Li Nguyên Ân sưu tm và gii thiu)

+++++++++++++++++++++++++++++++

Thủy Quân Lục Chiến VNCH bắt sống 60 dân quân Trung Cộng tại Hoàng Sa năm 1959

(06/22/2014 09:14 PM) (Xem: 263)

image037
Thủy quân lục chiến Việt Nam Cộng Hòa đổ bộ lên đảo Ducan (Quang Hòa) là một trong các đảo thuộc nhóm Hoàng Sa tây dưới sự chỉ huy của Trung Úy TQLC Cổ Tấn Tinh Châu.
Ảnh tư liệu của Cổ Tấn Tinh Châu cung cấp cho Văn Hóa Magazine.

Thủy Quân Lục Chiến VNCH bắt sống 60 dân quân Trung Cộng tại Hoàng Sa năm 1959

cựu Đại Tá Cổ Tấn Tinh Châu

Gần đây, sau khi Trung cộng ồ ạt kéo giàn khoan xâm chiếm thềm lục địa VN và dân Việt khắp nơi trên thế giới biểu tình đòi lại quần đảo Hoàng Sa. Hầu như phần lớn cộng đồng Việt chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa diễn ra vào tháng 1/1974 giữa Hải Quân VNCH và hải quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã có một trận đụng độ giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH và quân Trung Cộng (giả dạng là ngư dân) ở Hoàng Sa.

Sau khi Thủ tướng CSVN Phạm Văn Đồng ký công thư 1958, Trung Cộng đã đem dân quân đến thiết lập cơ sở tại các đảo thuộc nhóm Hoàng Sa tây, nhưng chúng đã bị TQLC/VNCH phát hiện, đổ bộ lên đảo đánh đuổi và bắt sống.

Người chỉ huy trực tiếp cuộc hành quân này là Trung Úy Cổ Tấn Tinh Châu, ĐĐT/ĐĐ.3/TĐ.2 TQLC. Năm 1963, Đại úy Cổ Tấn Tinh Châu là Tiểu Đoàn Trưởng TĐ.2/TQLC và sau này ông là Thiếu Tá phụ tá CHT trường Võ Bị Quốc Gia VN. Chức vụ cuối cùng của ông là Đại Tá.

Sau đây là bài viết của Mũ Xanh Cổ Tấn Tinh Châu.

 image038

Chiếm Lại Đảo DUCAN

Vào khỏang đầu năm 1959, Chỉ Huy Trưởng TQLCVN là Thiếu Tá Lê Như Hùng, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ.2 TQLC là Đại Úy Nguyễn Thành Yên. Tôi, Trung Úy Cổ Tấn Tinh Châu, Đại Đội trưởng ĐĐ3/TĐ2 TQLC. Đại đội tôi đang đóng ở Cam Ranh thì được lệnh đem đại đội ra kiểm soát các đảo trong quẩn đảo Hoàng Sa là Pattle (đảo chánh), Robert, Duncan, Drumont và Money. Khi đến quần đảo Hoàng Sa thì tôi đóng quân tại đảo Pattle với 2 trung đội, còn một trung đội thì đóng trên đảo Robert. Hai ngày sau tôi nhận được lệnh di chuyển bằng chiến hạm do HQ Trung Úy Vũ Xuân An (sau này là HQ đại tá, định cư ở Canada) làm hạm trưởng đến kiểm soát đảo Ducan, tên Việt Nam sau này là đảo Quang Hòa, cách đảo Pattle chừng 1 giờ 30 phút đi bằng tàu.

Tôi chỉ đi với một trung đội+, phần còn lại đóng và giữ hai đảo Pattle và Robert. Tàu chạy được khoảng gần một giờ thì hạm trưởng Vũ Xuân An chiếu ống nhòm và nói với tôi là trên đảo Ducan có lá cờ nhưng không phải là cờ đỏ sao vàng, rồi anh đưa ống nhòm cho tôi xem. Sau khi quan sát kỹ, tôi nói với anh đó là cờ Trung Cộng, cờ đỏ 5 sao vàng.

image039

Tôi và hạm trưởng hội ý với nhau và quyết định dừng tàu lại để báo cáo về Bộ Tư Lệnh Hải Quân, vì thời gian đó TQLC còn dưới quyền chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Sau chừng một tiếng thì chúng tôi nhận được lệnh thượng cấp cho chiếm lại đảo Ducan.

Chiến hạm chở chúng tôi không phải là loại tàu đổ bộ nên tàu phải đậu cách bờ trên một cây số, vì đây là bãi san hô, không thể vào gần hơn được cũng không có xuồng để vào bờ. Tôi có nêu vần đề khó khăn này với hạm trưởng và yêu cầu báo cáo về BTL/HQ thì tôi được lệnh “bằng mọi giá phải chiếm”.

Đây là lúc khó khăn nhất mà tôi “đơn thân độc mã” phải quyết định một mình, không liên lạc được với Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng Nguyễn Thành Yên để vấn kế. Không có xuồng thì phải lội trên bãi san hô gập ghềnh ngập nước nông sâu chứ đâu phải bãi cát phẳng phiu như BTL/HQ nghĩ rồi cho lệnh “bằng mọi giá”! Rõ là lệnh đi với lạc!

Đảo Ducan hình móng ngựa, có cây cối khá nhiều, nhìn lên đảo tôi thấy có hai dẫy nhà vách cây lợp lá, thấp thoáng có bóng người đi lại sinh hoạt bình thường, dường như họ không biết có Hải Quân và TQLC/VN đang chuẩn bị tấn công họ để chiếm lại đảo.

Khi có lệnh phải chiếm đảo bằng mọi giá mà tàu không vào sát bờ được, tàu cũng không có xuồng đổ bộ, để hạn chế tối đa thiệt hại cho đơn vị mình, tôi đã yêu cầu hạm trưởng yểm trợ hải pháo, tác xạ tối đa lên mục tiêu trước khi TQLC đổ bộ. Nhưng sau khi quan sát tình hình trên đảo tôi thay đổi ý định và yêu cầu HQ chỉ tác xạ lên mục tiêu khi chúng tôi đã nổ súng trước. Sở dĩ tôi thay đổi kế hoạch hỏa lực yểm trợ vì những lý do:

1/ Cờ Trung Cộng rõ ràng trên đảo, nhưng chưa xác định được những người trên đó là quân hay dân hoặc cả hai lẫn lộn nên nếu HQ tác xạ hải pháo lên đảo trước thì chắc chắn có thương vong, chết dân tội nghiệp.

2/ Dường như lực lượng trên đảo không biết sắp bị tấn công nên tôi chưa xin HQ tác xạ lên mục tiêu trước để giữ yếu tố bất ngờ.

3/ Nếu trên đảo là quân TC, có vũ khí, khi HQVN nổ súng coi như báo động cho họ chạy ra tuyến phòng thủ thì khi TQLCVN bì bõm lội nước tiến lên thì chắc chắn sẽ là những tấm bia di chuyển dưới nước để quân địch trên bờ tác xạ, thiệt hại cho TQLC là chắc chắn nhưng chưa chắc đã chiếm được đảo. Đây là những giờ phút quan trọng nhất của các cấp chỉ huy trực tiếp tại mặt trận.

Do đó tôi yêu cầu HQ sẵn sàng và chỉ trực xạ và bắn tối đa lên mục tiêu khi có súng của địch quân từ trên đảo bắn vào TQLC chúng tôi đang lội nước, đạp lên đá san hô tiến vào bờ.

image040

Chúng tôi đổ bộ xuống, tiến quân rất chậm và khó vì bước trên đá san hô. Khi đến gần bờ thì nước lại sâu nên tiến quân không nhanh được.Có nơi chúng tôi phải kéo binh sĩ lên khỏi những vũng sâu.

Vừa tiến quân vừa hồi hộp, nếu lúc này có tiếng súng nổ trên đảo bắn ra thì TQLC chịu trận nằm giữa 2 lằn đạn. Đạn của địch từ trên đảo bắn ra và hải pháo của quân bạn Hải Quân từ ngoài biển tác xạ vào. Thương vong chắc chắn là lớn!

Rất may mắn, đã không có một tiếng súng nổ khi chúng tôi hô “xung phong” ào ạt tiến lên đảo, bắt được tất cả là 60 “thanh niên” không trang bị vũ khí, rồi đưa ra chiến hạm của Trung úy An bằng xuồng của Trung cộng.

Tôi suy nghĩ đây không phải là thường dân Trung Cộng mà là dân quân, chắc chắn chúng phải có vũ khí, nhưng chúng đã chôn dấu kỹ để khỏi lộ diện là mang quân đi xâm lăng nước láng giềng mà chỉ là giả dạng thường dân đi tha phương “cẩu sực” mà thôi, ngoài ra còn có mục đích để dò phản ứng của VNCH và Hoa Kỳ nữa. Vì vào thời điểm này TC còn quá yếu so với HK. Nghĩ vậy, nhưng đó là chuyện của thượng cấp, còn tôi chỉ là cấp đại đội trưởng TQLC đã hoàn tất nhiệm vụ, đã bắt được “dân TC” trên đảo, có nghĩa là đã thi hành nhiệm vụ xong, không tốn một viên đạn, máu TQLC có chảy nhưng do san hô đâm. Chúng tôi để nguyên hai dẫy nhà đã xây cất 5 hay 6 tháng rồi, chúng tôi chỉ tịch thu lá cờ Trung Cộng mà thôi.

Sau đó chiến hạm cũng phát giác quanh đảo Ducan thêm 5 ghe nữa, chúng tôi đuổi theo bắt được và kéo về đảo chính Pattle nơi Đại Đội 3/TĐ.2/TQLC đóng quân, còn hơn 60 “dân TC” thì đem về Đà Nẵng.

Chiều hôm đó Thiếu Tá Lê Như Hùng CHT/TQLC đã dùng máy bay Dakota (C47) bay vòng vòng trên đảo Pattle để khuyến khích khen ngợi tinh thần anh em binh sĩ, vì ở Hoàng Sa không có sân bay.

Một tuần sau, số người bị bắt trên ghe được đưa trở ra đảo Pattle và thả họ cùng trả mấy chiếc ghe lại cho họ. Còn 60 dân (quân) TC bắt được trên đảo Ducan thì một tháng sau trao trả sang Hồng Kông.

Và sau đó thì TQLC chỉ đóng quân trên 2 đảo Pattle và Robert mà thôi, không có ai đóng quân trên đảo Ducan nữa./

© Mũ Xanh Cố Tấn Tinh Châu

++++++++++++++++++++++

Điều gì xảy ra nếu Trung Quốc chiếm đảo Thị Tứ ở Trường Sa?

image041

1/20/14

Theo "kịch bản" mà báo Trung Quốc vạch ra, Philippines sẽ gần như không có thời gian để chuẩn bị và đảo Thị Tứ có thể bị chiếm chỉ trong vòng vài giờ.

New South Wales
 image042

Trong bối cảnh căng thẳng dâng cao do quy định khai thác hải sản mới mà Trung Quốc áp đặt lên 60% phần diện tích Biển Đông, một tờ báo mạng Hoa ngữ có tên là Qianzhan đã cho đăng bài viết của một tác giả ẩn danh, trong đó lập luận rằng việc đánh chiếm đảo Thị Tứ (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện đang bị Philippines chiếm đóng trái phép -ND) trong năm nay như là một bước trong kế hoạch dài hạn mở rộng hải quân, tăng cường bành trướng ở Biển Đông.

Bài viết này có lẽ đã không được quốc tế biết đến nếu không có một bài dịch tóm tắt bằng Tiếng Anh xuất hiện trên tờ China Daily Mail ngày 13/01 vừa qua, với tiêu đề: “Trung Quốc và Philippines: Lý do tại sao một trận chiến ở đảo Thị Tứ là không thể tránh khỏi.”

Việc những sĩ quan quân đội về hưu hay những người mang tư tưởng dân tộc cực đoan viết các bài báo về Biển Đông và đe doạ trừng phạt Việt Nam, Philippines vì lý do mà họ đưa ra là "chiếm lãnh hải của Trung Quốc" diễn ra khá thường xuyên. Theo bài viết của Qianzhan thì hải quân Trung Quốc đã lập kế hoạch chi tiết để chiếm Thị Tứ trong năm nay vì tầm quan trọng chiến lược của nó.

Đảo Thị Tứ là đảo lớn thứ nhì trong quần đảo Trường Sa, với diện tích 0,36 kilomet vuông, sau đảo Ba Bình rộng 0,5 kilomet vuông, hiện đang bị Đài Loan chiếm đóng trái phép. Thị Tứ là một đảo san hô, nằm tách biệt ở rìa góc tây bắc của Trường Sa. Kể từ khi chiếm đóng trái phép hòn đảo này, Philippines coi Thị Tứ là một đơn vị hành chính thuộc tỉnh Kalayaan, với dân số gần 200 người. Trên đảo có 1 số công trình, gồm toà thị chính, hội trường, trung tâm y tế, nhà trẻ, nhà máy lọc nước, đài thông tin và đường băng.

Được gọi là sân bay Rancudo, đường băng này dài 1.400m và phục vụ cả máy bay dân sự và quân sự, trong đó có C-130 của không quân Philippines. Tháng 3/2011, tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines, Eduardo Oban, thông báo một kế hoạch nâng cấp sân bay này và doanh trại quân đồn trú. Hiện có khoảng 50 lính Philippines đóng tại đây.

Việc chiếm đảo và xây dựng căn cứ hải quân, không quân ở đây sẽ giúp Trung Quốc kiểm soát một phần lớn diện tích Biển Đông. Theo lời tác giả bài báo thì ‘tàu sân bay lớn nhất thế giới hiện nay, USS Gerald Ford, tốn 13 tỷ USD, nhưng chỉ có diện tích 0,026 kilomet vuông. Một căn cứ không quân ở Thị Tứ sẽ có diện tích lớn hơn nhiều, nhưng cũng rẻ hơn nhiều, không thể bị đánh chìm, và có tuổi thọ rất cao”.

Trung Quốc có thể tạo ra sự bất ngờ mang tính chiến lược và đánh chiếm đảo Thị Tứ. Nước này có thể nguỵ trang cuộc hành quân như là một đợt diễn tập tại Biển Đông. Như tháng 3, tháng 4 năm ngoái, Trung Quốc cũng đã cử một hải đội nhỏ ra Biển Đông thao diễn.

Khi hải đội này, bao gồm tàu hỗ trợ đổ bộ Tỉnh Cương Sơn, 2 tàu hộ tống, 1 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường, tới vùng biển quanh Đá Vành Khăn (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép - ND), truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV đã chiếu cảnh lực lượng thuỷ quân lục chiến của quân đội Trung Quốc trên các tàu đệm khí đổ bộ lên đảo dưới sự yểm trợ của trực thăng được trang bị vũ trang.

Một hải đội của Trung Quốc tương tự như thế này có thể xuất phát với "vỏ bọc" là một cuộc tập trận chiến đấu bình thường, sau đó đột ngột chuyển hướng và tấn công đảo Thị Tứ. Philippines sẽ gần như không có thời gian để chuẩn bị và đảo có thể bị chiếm chỉ trong vòng vài giờ.

Kịch bản này giả định rằng tình báo Mỹ cũng như các phương tiện kĩ thuật quốc gia có liên quan không phát hiện được sự chuẩn bị của Trung Quốc và không kịp hành động để ngăn chặn. Việc Trung Quốc trái phép chiếm đảo Thị Tứ, nếu diễn ra thì nhiều khả năng là sau khi có sự leo thang căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines hoặc tình hình an ninh trong khu vực xấu đi - đây có thể là một dấu hiệu cho thấy sự thay đổi về chính sách của Trung Quốc. Điều này thường sẽ dẫn đến việc tình báo Mỹ để mắt nhiều hơn tới các hoạt động của không quân và hải quân Trung Quốc.

Việc Trung Quốc chiếm đảo Thị Tứ là một hành động gây chiến. Trong tình thế hiện nay, phía Philippines không thể thực hiện một cuộc phản công. Các tàu khu trục và tàu hộ tống Trung Quốc có thể lập lưới phòng không ngăn chặn máy bay Philippines bay ra từ đảo Palawan, cách đó 480km. Hải quân Phillipines sẽ bị hoàn toàn bị áp đảo. Philippines khi đó sẽ ngay lập tức tham vấn với phía Mỹ, theo như các điều khoản trong Hiệp ước phòng thủ chung, để có hành động thích hợp.

Hậu quả chính trị của cuộc tấn công đánh chiếm đảo Thị Tứ sẽ là một bước lùi lớn đối với hoạt động ngoại giao của Trung Quốc. ASEAN nhiều khả năng sẽ giữ vững lập trường chính trị kiên định của mình và yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức rút khỏi đảo. ASEAN cũng có thể nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế. Hành động xâm lược của Trung Quốc thậm chí có thể được đưa ra thảo luận tại Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên Trung Quốc sẽ phủ quyết bất kì cuộc thảo luận nào tại Hội đồng Bảo an.

Việc Trung Quốc đánh chiếm đảo Thị Tứ sẽ khiến các quốc gia đang có tranh chấp lãnh thổ tăng cường các biện pháp phòng thủ tại những đảo mà mình đang quản lý, bao gồm việc tăng cường các chuyến bay tuần tra, diễn tập hải quân, triển khai tàu ngầm. Một số đảo lớn thậm chí có thể được trang bị tên lửa hành trình diệt hạm.

Tuy nhiên, kịch bản được nêu ra trong bài viết trên tờ Qianzhan, cũng giống nhiều bài viết khác của những sĩ quan quân đội Trung Quốc về hưu hay những người mang tư tưởng dân tộc cực đoan, chỉ đề cập đến chiến thắng chớp nhoáng cho Trung Quốc mà không suy xét đến những hậu quả đối với vị thế trên trường quốc tế, thiệt hại về kinh tế của nước này cũng như nguy cơ xung đột quân sự leo thang trong khu vực.

Phát ngôn viên chính thức của Philippines từ chối bình luận về bài viết với lí do nó không phải là thông tin chính thức và không kiểm chứng được. Truyền thông Trung Quốc cũng đã bác bỏ tính xác thực của bài báo./

Theo TRÍ THỨC TRẺ

+++++++++++++++++++++

Thủ đoạn Trung Quốc dùng để cưỡng đoạt Hoàng Sa

20/06/2014 23:55

(TNO) Sáng 20.6, tại TP.Đà Nẵng khai mạc hội thảo quốc tế với chủ đề “Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử”, do ĐH Đà Nẵng và ĐH Phạm Văn Đồng phối hợp tổ chức.

 

image043 
Người Việt Nam tham gia đào giếng tại Hoàng Sa năm 1938 - Ảnh do UBND H.Hoàng Sa -
Đà Nẵng cung cấp

Phát biểu tại lễ khai mạc, PGS.TS Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng Trường ĐH Phạm Văn Đồng, cho biết hội thảo lần này diễn ra trong bối cảnh tình hình biển Đông hết sức phức tạp sau khi Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam, nhằm hiện thực hóa yêu sách phi lý “đường lưỡi bò”.

Trong tham luận tại hội thảo, Th.sĩ Lưu Anh Rô, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử TP.Đà Nẵng, dẫn một tài liệu của Việt Nam Cộng hòa: “Năm 1956, Trung cộng đưa dân chài đến xâm chiếm các đảo Phú Lâm và Linh Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa, rồi dần dần thay thế bằng quân đội, lập nên những cơ sở và công sự kiên cố”.

Ông Lữ Điều, người làng Nam Ô (trú P.Tam Thuận, Q.Thanh Khê, Đà Nẵng), người có mặt tại Hoàng Sa thời Bảo Đại, kể rằng: “Năm 1952, tàu cá của ngư dân Trung Quốc vào Hoàng Sa để xin nước ngọt. Dù lúc ấy chúng tôi phải dùng tiết kiệm nhưng vẫn cung cấp cho họ đầy đủ. Đảo trưởng chúng tôi nói với họ rằng đây là vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam nên không được xâm phạm. Họ gật đầu cảm ơn, rồi quay trở lại thuyền”. “Lợi dụng sự thân thiện đó và cũng để che giấu ý đồ xâm lược, Trung Quốc đã sử dụng vỏ bọc “ngư dân”, nấp dưới dạng những ngư dân chân chính như một biện pháp để “thực thi chủ quyền mạo nhận của mình” trong suốt thời gian dài”, Th.sĩ Lưu Anh Rô nói và cho biết sau khi chiếm được quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc lập tức cho đập phá các bia chủ quyền, đào các mộ của người Việt đã chôn tại đây, xóa các di tích lịch sử của Việt Nam...

Trong khuôn khổ Hội thảo, nhiều nhà nghiên cứu, học giả uy tín của các nước đã lên tiếng ủng hộ lập trường, quan điểm của Việt Nam về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Leszek Buszynski, Trường An ninh quốc gia, ĐH Quốc gia Úc, nói: “Yêu sách của Trung Quốc đối với toàn bộ biển Đông rất mơ hồ và dựa trên hai cơ sở không chắc chắn. Đầu tiên là đường chữ U hay đường 9 đoạn ban hành năm 1947 nhưng đường này lại không xác định những thuật ngữ pháp lý. Bản thân người Trung Quốc cũng không rõ là đường này thể hiện cái gì và vẫn chưa quyết định về tác dụng pháp lý của nó. Điều thứ hai là tính lịch sử mà người Trung Quốc liên tục nói đến quyền ‘cổ xưa” để biện minh cho đòi hỏi của mình... Các đại diện của Bắc Kinh đưa ra khẳng định về “chủ quyền không tranh cãi” đối với biển Đông không được kiểm chứng. Thiếu một cơ sở pháp lý rõ ràng nên Trung Quốc đang sử dụng các chiến thuật quấy nhiễu để tăng cường đòi hỏi của mình”.

Patrick M.Cronin, Cố vấn cao cấp và Giám đốc cao cấp của Trung tâm an ninh Mỹ mới - CNAS, phân tích: “Đầu tháng 5 này, Trung Quốc đã di chuyển giàn khoan vào ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của VN. Tàu Trung Quốc đâm vào tàu cá và tàu bảo vệ biển của Việt Nam. Hai hành động trên ở biển Đông cùng phản ảnh những động thái trơ tráo trên biển Đông và là một phần của những tính toán kỹ lưỡng của Bắc Kinh”.

Hữu Trà - An Dy

++++++++++++++++++++

Trung Quốc đã dùng ngư dân giả cưỡng chiếm Hoàng Sa

20/06/2014 11:24 (GMT + 7)

TTO - "Từ 1954 đến 1975, lực lượng bảo vệ Hoàng Sa của chính quyền VNCH luôn bắt giữ nhiều vụ lực lượng quân sự Trung Quốc giả dạng ngư dân, lén lút đổ bộ lên đảo để cắm cờ, dựng bia, nắm tin tức tình báo...”.

image044

Trong những ngày qua Trung Quốc đưa hàng trăm tàu cá giả dạng vào vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam - Ảnh: Hữu Khá

Sáng 20-6, học giả Lưu Anh Rô, Tổng thư ký hội khoa học lịch sử Đà Nẵng tại Đà Nẵng trình bày tham luận của mình như thế tại hội thảo quốc tế “Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử" với nhiều học giả quốc tế và Việt Nam tham gia.

Chương trình do Đại học Đà Nẵng và Đại học Phạm Văn Đồng phối hợp tổ chức.

Hội thảo tập trung vào các vấn đề về hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa; thực tế tranh chấp tác động với hòa bình và an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương; xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa từ góc độ luật quốc tế; triển vọng, giải pháp giải quyết tranh chấp...

Học giả Lưu Anh Rô, Tổng thư ký hội khoa học lịch sử Đà Nẵng tham luận chủ đề nóng “Trung Quốc sử dụng lực lượng quân sự giả dạng ngư dân để từng bước cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam như thế nào.”

Ông Rô nhấn mạnh: Trung Quốc đã âm thầm trong một thời gian dài, sử dụng vỏ bọc "ngư dân" trong việc hiện diện tại Hoàng Sa nhằm tạo ra sự "hiện hữu" trong hoạt động kinh tế trên thực địa, sau đó là thu thập tin tức tình báo, tiếp đến là lén đổ bộ lên đảo để cắm cờ hòng khẳng định chủ quyền, rồi khi có cơ hội thì huy động một lực lượng quân sự lớn, giả dạng ngư dân để đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền VNCH".

"Lợi dụng sự thân thiện đó và cũng để che giấu ý đồ xâm lược (thường bị dư luận thế giới phản ứng và trái với Công ước Quốc tế về "chiếm hữu hòa bình"), Trung Quốc đã sử dụng "vỏ bọc ngư dân", nhằm nấp dưới dạng những ngư dân Trung Quốc chân chính, như một biện pháp hiệu quả để "thực thi chủ quyền” mạo nhận của mình, trong suốt một thời gian dài. Vì lẽ đó, từ năm 1954 đến năm 1975, lực lượng bảo vệ Hoàng Sa của chính quyền VNCH luôn bắt giữ nhiều vụ lực lượng quân sự Trung Quốc giả dạng ngư dân, lén lút đổ bộ lên đảo để cắm cờ, dựng bia, nắm tin tức tình báo...” - ông Rô cho biết.

image045

Giáo sư Carlyle A Thayer, Học viện Quốc phòng Úc cũng cho rằng tranh chấp hiện nay về quyền và chủ quyền trong các vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa chỉ có thể giải quyết dựa trên Luât pháp Quốc tế bao gồm Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển năm 1982 - Ảnh: Hữu Khá

Theo ông Rô, lợi dụng lúc Pháp rút khỏi Việt Nam, ngày 30.5.1956, Trung Quốc đưa lực lượng quân sự giả dạng ngư dân bất ngờ đổ bộ lên chiếm đóng đảo Phú Lâm (tức Ile Boisée), đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Một tài liệu của chính quyền VNCH lúc bấy giờ, cho biết: “Năm 1956, Trung Cộng đưa dân chài đến xâm chiếm các đảo Phú Lâm và Linh Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa, rồi dần dần thay thế bằng quân đội, lập nên những cơ sở và công sự kiên cố” . 

Còn giáo sư Carlyle A Thayer, Học viện Quốc phòng Úc cũng cho rằng, bài học rút ra tư việc Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là Trung Quốc nhân cơ hội tận dụng các thay đổi trong cán cân chiến lược để đẩy nhanh các yêu sách về lãnh thổ ở biển Đông.

Từ lập luận của mình, Giáo sư Carly le A. Thayer cho rằng, tranh chấp hiện nay về quyền và chủ quyền trong các vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa chỉ có thể giải quyết dựa trên Luât pháp Quốc tế bao gồm Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển năm 1982. Việt Nam cần tranh thủ mạnh mẽ điểm này trong các trao đổi cấp chính phủ với Trung Quốc.

HỮU KHÁ - ĐOÀN CƯỜNG

+++++++++++++++++++++++

‘Ông Phạm Văn Đồng không bao giờ tuyên bố bỏ Hoàng Sa’

image046
Giáo sư Ngô Vĩnh Long

“Ông Phạm Văn Đồng không bao giờ tuyên bố bỏ Hoàng Sa, không bao giờ nói chịu nhượng bộ bất cứ đảo nào của VN, bất cứ đâu” - GS Ngô Vĩnh Long phân tích.

Công thư 1958 không đề cập Hoàng Sa

Tiếp tục mổ xẻ luận điệu của TQ bám vào Công thư 1958 để bịa ra việc VN bỏ Hoàng Sa và thừa nhận chủ quyền của TQ đối với quần đảo này, GS Ngô Vĩnh Long, Khoa Lịch sử, Đại học Maine, Mỹ đã bác bỏ cách diễn giải hòng giành lấy chủ quyền về dư luận theo cách TQ đang làm.

“Ông Phạm Văn Đồng không bao giờ tuyên bố bỏ Hoàng Sa, không bao giờ nói chịu nhượng bộ bất cứ đảo nào của VN, bất cứ đâu. Ông Phạm Văn Đồng chỉ đồng ý theo yêu cầu của ông Chu Ân Lai rằng, lãnh hải có 12 dặm bởi vì quốc tế lúc đó nói lãnh hải chỉ có 3 dặm thôi. Ông Đồng đồng ý vấn đề đó, không có nghĩa là hiến cả Hoàng Sa cho TQ.”

image047

Giấy chứng sinh của bà Mai Kim Quy tại đảo Hoàng Sa- con gái ông Mai Xuân Tập, nhân viên khí tượng đảo Hoàng Sa.

Đồng quan điểm, GS Monique Chemillier -Gendreau, nguyên Chủ tịch Hội luật gia Dân chủ Thế giới phân tích, công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ là “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của TQ nhưng không có sự khẳng định công nhận yêu sách của TQ với hai quần đảo.”

Công thư không có giá trị pháp lý

TQ cho rằng, quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của mình và VN đã hơn một lần công nhận chủ quyền của TQ đối với quần đảo này.

Yêu sách đó dựa trên công thư của Thủ tướng VN Dân chủ cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai vào ngày 14 tháng 9 năm 1958 đã thừa nhận tuyên bố của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ấn định chiều rộng lãnh hải TQ 12 hải lý. Tuyên bố của TQ nói sự mở rộng lãnh hải này áp dụng cho “các quần đảo Đài Loan, Đông Sa, Trung Sa, Tây Sa và Nam Sa và tất cả các đảo thuộc TQ”.

Liệu sự im lặng về tình trạng của Hoàng Sa và Trường Sa trong công thư này có được coi như là sự ngầm công nhận đối với chủ quyền của TQ trên hai quần đảo này?

Ở đây, đối tượng của một sự cam kết đơn phương cần phải thật chính xác. Việc giải thích ý chí của một quốc gia phải thận trọng.

Công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng có mục đích đáp ứng yêu cầu của TQ đối với các nước xã hội chủ nghĩa nhằm ủng hộ cuộc đấu tranh của họ chống lại chính sách tự do trên biển của Mỹ theo đuổi trong eo biển Đài Loan, đe dọa tới nền an ninh quốc gia của TQ vào thời kỳ đó.

Công thư cho thấy một sự cam kết mang tính chính trị nhiều hơn pháp lý, một hình thức thường được các nước xã hội chủ nghĩa sử dụng để thể hiện sự đoàn kết về mặt tư tưởng.

Mặt khác, phù hợp với nguyên tắc theo đó “các hạn chế sự độc lập không thể suy diễn”, sự từ bỏ phải được nói rõ và không được suy diễn. Công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không chứa đựng bất kỳ sự từ bỏ rõ ràng nào chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Hơn nữa, căn cứ vào chức năng quyền hạn của mình, một Thủ tướng không có thẩm quyền từ bỏ hoặc chuyển nhượng lãnh thổ. Thẩm quyền đó thuộc về Quốc hội VN.

Tác giả E. Suy trong tác phẩm Các hành vi pháp lý đơn phương trong công pháp quốc tế cho rằng, “Khó có thể tìm được trong thực tiễn quốc tế các ví dụ từ bỏ hoàn toàn đơn phương. Trên thực tế, một chủ thể luật không thể dễ dàng hi sinh một quyền mà không nhận được các ưu đãi đổi lại. Do vậy, một sự từ bỏ trong phần lớn các trường hợp được cân bằng bởi sự quy thuộc các quyền khác, điều đó một lần nữa lại đưa chúng ta tới hình bóng của luật điều ước. Ngay cả khi, mới chỉ thoạt nhìn ta tin rằng có sự hiện diện của một sự từ bỏ hoàn toàn đơn phương thì cũng nên nghi ngờ bởi vì nó có thể là câu trả lời cho một sự mời mọc hoặc một đề nghị nào đó…”

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, VN và TQ đã đồng ý rằng, các tranh chấp của hai nước sẽ được giải quyết trong một thời điểm thích hợp thông qua đàm phán.

Công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không nằm trong bối cảnh tranh chấp giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Vì thế, “không gì có thể ngăn cản các bên đạt thỏa thuận bằng con đường thông thường, đó là một thỏa thuận với điều kiện có đi có lại.”

Công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không chứa đựng đặc điểm có đi có lại. Do đó, không thể xem công thư này như là sự từ bỏ chủ quyền đối với quần đào Hoàng Sa và Trường Sa.

“Khi Công thư 1958 gửi TQ, lúc bấy giờ, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang thuộc quyền quản lý của VN Cộng hòa, theo Hiệp định Genève năm 1954 và TQ là một bên tham gia. Theo logic thông thường, bạn không thể cho người khác những gì khi bạn chưa có được. Do đó, Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có giá trị trong việc công nhận chủ quyền đối với cái gọi là Tây Sa hay Nam Sa theo cách gọi của TQ" - Phó trưởng ban Biên giới quốc gia Trần Duy Hải.

Như vậy, chỉ có một sự thực rõ nhất đó là TQ đã dùng vũ lực để chiếm đóng Hoàng Sa. Điều này không thể được xem một quyền theo luật pháp quốc tế".

Sau khi TQ giành được quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực, VN đã mất đi yếu tố vật chất của mình trên quần đảo này nhưng người VN vẫn tiếp tục duy trì yếu tố tinh thần của mình bằng các công hàm và tuyên bố không ngừng phản kháng lại sự chiếm đóng bất hợp pháp đó, bảo tồn các quyền đã có từ xưa.

Bởi vì “việc sở hữu một lãnh thổ không chấm dứt chỉ do việc mất đi sự chiếm giữ vật chất, cần phải kèm theo việc mất đi đó ý định từ bỏ lãnh thổ.”

“Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm đóng quân sự, kết quả của việc sử dụng vũ lực trái với các điều khoản của Hiến chương LHQ. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là một đối tượng thụ đắc bởi một quốc gia khác do đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào bằng sự đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực đều là bất hợp pháp" - trích Nghị quyết 2625 của Đại Hội đồng LHQ, ngày 24 tháng 10 năm 1970.

Theo VOV