Vài tin về xứ sở Phật tích

21 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 8860)
Vài tin về xứ sở Phật tích chan-troi-august-22-3014-1
“VĂN HÓA MAGAZINE - CALIFORNIA” AUG 23 2014
chan-troi-august-22-3014-2
An arch to the boom town. — LIZ PRICE

chan-troi-august-22-3014-3
A pristine temple in Mongla. — LIZ PRICE

'Vùng đất hoang dã' của Myanmar

BBC - thứ hai, 18 tháng 8, 2014

Đất nước Myanmar có lịch sử nội chiến và bạo loạn lâu dài.

Phần lớn các cuộc xung đột giờ đã tạm ngưng, nhưng chúng để lại phía sau những phần lãnh thổ chắp vá do các phe phiến quân kiểm soát, những vùng mà quân đội không dám tới.

Vùng Đặc biệt số Bốn - còn được gọi là Mong La - là một trong những vùng như thế - dải đất nằm dọc biên giới giữa Myanmar và Trung Quốc.

Mong La tồn tại bên ngoài sự kiểm soát của chính quyền trung ương từ hơn 25 năm qua.

Phóng viên Jonah Fisher của BBC tới Mong La, nơi bất kỳ điều gì cũng có thể xảy ra./

Tìm kiếm chuông 'nặng nhất thế giới'

BCC - thứ ba, 19 tháng 8, 2014

Đám đông tụ tập, theo dõi nỗ lực mới nhất, tìm kiếm chiếc chuông được cho là nặng nhất thế giới.

Được đúc hồi thế kỷ thứ 15, nặng gần 300 tấn, Chuông Dhammazedi từng được đặt tại đây, cạnh thánh địa Phật giáo thiêng liêng nhất Myanmar, chùa vàng Schwedago.

Theo truyền thuyết, chuông đại Dhammazedi biến mất vào năm 1608, khi nó được đưa lên một cái mảng rồi bị chìm, kéo theo cả một khối khổng lồ chế từ đồng, vàng và bạc xuống đáy sông.

Số phận của chuông đại Dhammazedi là một trong những điều bí hiểm nhất Myanmar.

Đã có rất nhiều nỗ lực tìm kiếm, nhưng không ai có thể chứng minh được rằng thực sự nó đã chìm ở đáy sông; Nhiều người cho rằng việc tìm kiếm nó chỉ mang lại tai ương.

Trong buổi lễ ra mắt lần tìm kiếm này, những người đứng đầu nói rằng sức mạnh siêu nhiên sẽ khiến cho không ai có thể tìm thấy chiếc chuông nếu không dựa vào tinh thần Phật giáo

Nhưng với một số người, như sử gia Chit San Win, thì việc tìm kiếm là vô nghĩa và là một sự phung phí sức người, sức của.

Từng chứng kiến các nhóm được thuê lặn, các công cụ thô sơ được sử dụng để tìm kiếm, ông nay đang nghĩ tới một điều không thể ngờ. Đó là rất có thể chẳng hề tồn tại cái chuông nào như vậy.

Ông nói: "Tôi thực sự hy vọng là quả chuông đó có thật. Điều đó sẽ khiến tôi rất tự hào về đất nước mình. Nhưng nếu ta nhìn vào ba cuốn sách lịch sử chính được viết trong thời gian 200 năm sau khi quả chuông bị cho là đã chìm, thì chả cuốn nào nhắc tới nó cả."

Việc lặn tìm sẽ được tiếp tục trong thời gian hai tuần nữa. Các thợ lặn không nghi ngờ gì về việc lớp bùn ở đáy sông đang cất giữ thánh tích thiêng liêng của Myanmar./

06 Tháng Giêng 2019(Xem: 6436)
23 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 7188)
27 Tháng Mười Một 2018(Xem: 7179)
21 Tháng Mười 2018(Xem: 7775)
02 Tháng Tám 2018(Xem: 7292)
15 Tháng Bảy 2018(Xem: 7329)