VĂN HÓA ONLINE - ĐỊA LÝ NHÂN VĂN - THỨ SÁU 16 MAY 2025
Gs Đoàn Viết Hoạt qua đời và những ký ức tâm tình để lại
*
Gs Đoàn Viết Hoạt, Chủ tịch “Họp Mặt Dân Chủ” và tác phẩm mới nhất: Đáy Tầng Vượt Sóng.
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt sinh năm 1942 tại Hà Tây, trong một gia đình có truyền thống giáo dục và yêu nước. Ngay từ khi còn trẻ, ông đã mang trong mình khát vọng lớn: xây dựng một xã hội Việt Nam tự do, dân chủ, nơi tri thức và đối thoại thay thế cho bạo lực và sợ hãi.
Ông sang Hoa Kỳ du học và nhận bằng tiến sĩ về giáo dục và quản trị đại học tại Đại học Bang Florida vào năm 1971. Trở về Việt Nam trong những năm tháng đất nước còn đầy hy vọng và xáo trộn, ông trở thành Phó Hiệu trưởng Đại học Vạn Hạnh – một trường đại học tư thục nổi bật ở Sài Gòn – nơi ông nỗ lực thúc đẩy giáo dục khai phóng và tư duy phản biện. Ông cũng là một trong những linh hồn của tạp chí Tư Tưởng, nơi từng quy tụ nhiều tiếng nói trí thức độc lập.
Sau năm 1975, Giáo sư Đoàn Viết Hoạt bị chính quyền bắt giam vì bị cho là "có liên hệ với Mỹ và trí thức phản động". Ông bị giam giữ không xét xử suốt 12 năm trời. Thời gian tù tội không làm ông nhụt chí – ngược lại, ông vẫn âm thầm viết, suy tư, và giữ vững lý tưởng về tự do và nhân quyền.
Sau khi được thả ra, ông lại tiếp tục các hoạt động truyền thông độc lập và cho ra đời Diễn Đàn Tự Do, một tờ báo được phát hành bí mật trong nước nhằm lan tỏa thông tin, suy nghĩ phản biện và khát vọng cải cách. Năm 1990, ông bị bắt lại và bị kết án 15 năm tù. Đến năm 1998, trước áp lực quốc tế, đặc biệt từ Hoa Kỳ, ông được trả tự do và sang Mỹ định cư.
Tại Hoa Kỳ, Giáo sư Đoàn Viết Hoạt tiếp tục dấn thân vào con đường trí thức và hoạt động dân chủ. Ông giảng dạy, viết báo, tham gia các hội thảo quốc tế và vận động cho dân chủ hóa Việt Nam. Ông là linh hồn của (tập hợp) Họp Mặt Dân Chủ, nơi quy tụ những người thao thức với sinh mệnh dân tộc.
Ông được vinh danh với nhiều giải thưởng lớn như:
* Giải Tự do Báo chí Quốc tế (CPJ, 1993)
* Giải Nhân quyền Robert F. Kennedy (1995)
* Giải Bút vàng Tự do (World Association of Newspapers, 1998)
Tuy nhiên, thời gian hoạt động tại hải ngoại cũng không tránh khỏi những sóng gió. Là một người ôn hòa, ông chủ trương đối thoại, cải cách và xây dựng xã hội dân chủ bằng con đường bất bạo động, pháp lý và học thuật. Chính điều này khiến ông đối mặt với không ít chỉ trích từ một số nhóm người Việt chống cộng hải ngoại, vốn mong đợi những lập trường mạnh mẽ hơn, hoặc giải pháp cứng rắn, quyết liệt.
Một số người cho rằng ông "quá lý tưởng", "quá mềm mỏng", hay không thực tế với tình hình chính trị Việt Nam. Thậm chí có lúc, ông bị cô lập khỏi một số hoạt động cộng đồng. Nhưng ông vẫn kiên định với lập trường của mình – rằng dân chủ không thể đến từ thù hận, mà phải bắt đầu từ đối thoại, giáo dục và sự thức tỉnh của chính người dân trong nước.
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt không chỉ là một trí thức lớn mà còn là một con người sống với niềm tin sâu sắc vào giá trị của lương tri. Ông từng viết:
“Một xã hội không thể phát triển lành mạnh nếu người dân không được nói lên điều mình nghĩ và tin.”
Di sản của ông không phải là những khẩu hiệu hô vang, mà là những suy tư lặng lẽ, những trang viết đầy tri thức và tấm gương của một con người đã sống, đã hy sinh gần trọn đời cho một Việt Nam tốt đẹp hơn.
Ông đã ra đi, nhưng những gì ông để lại vẫn sống mãi: khát vọng về một xã hội nơi người dân được nói, được nghe, và được tôn trọng.
**
Hồi ký chính trị của Gs Tiến sĩ Đoàn Viết Hoạt
27 Tháng Hai 20246:52 CH(Xem: 3369)
VĂN HÓA ONLINE – ĐỊA LÝ NHÂN VĂN - THỨ NĂM 29 FEB 2024
Hồi ký chính trị của Gs Tiến sĩ Đoàn Viết Hoạt

Lý Kiến Trúc
VĂN HÓA ONLINE
29/2/2024
https://www.nhatbaovanhoa.com/a12207/hoi-ky-chinh-tri-cua-gs-tien-si-doan-viet-hoat
Vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024 tại Little Saigon, tòa soạn báo Văn Hóa Online nhận được cuốn Hồi ký Chính trị của Giáo sư Tiến sĩ Đoàn Viết Hoạt gởi tặng.
Đây là cuốn hồi ký duy nhất của Gs Hoạt do nhà xuất bản Thăng Long ấn hành tại Hoa Kỳ. Hồi ký mang tựa đề: Đáy Tầng Vượt Sóng – Câu chuyện trải nghiệm lý tưởng Thắng Nghĩa của tác giả.
Sách không đề giá bán, chỉ tặng riêng các thân hữu.
Trước năm 1975, Giáo sư Đoàn Viết Hoạt từng nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam không những ở Viện Đại học Vạn Hạnh, mà còn uy tín trong các hoạt động chính trị-cách mạng chính trường Sài Gòn; nhưng khi đến thời “cách mạng giải phóng miền Nam” thì ông vào tù.
Ông và gia đình, đặc biệt thân phụ của ông đã gia nhập Đại Việt Duy Dân Cách Mạng Đảng từ năm 1943.
Đại Việt Duy Dân Cách Mạnh đảng do lãnh tụ Thư ký trưởng Lý Đông A, một triết gia Việt Nam thiên tài, một nhà cách mạng của Cách mạng Việt Nam khai sáng và hoạt động từ thập niên 1930 trở về sau; nhưng từ năm 1946, theo lời giới thiệu cuốn hồi ký, khi Cộng sản Việt Nam mở chiến dịch triệt hạ các đảng phái quốc gia thì đảng Đại Việt Duy Dân tự giải thể, chính thức giải tán?
Ngay từ các trang đầu cuốn hồi ký, Giáo sư Đỗ Quý Toàn khi viết về Giáo sư Đoàn Viết Hoạt và Gs Trần Thị Thức, lịch sử Thư ký trưởng Lý Đông A và đảng Duy Dân đã tạo ra sự hấp dẫn và có thể - gây ra tranh luận vè lịch sử đảng.
Ba chữ “tự giải thể”, “chính thức giải tán” viết trong hồi ký của Giáo sư Đoàn Viết Hoạt khiến Đảng Duy Dân Cách Mạng trở nên một “Công án”. Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử các đảng phái Cách mạng-Chính trị Việt Nam vẫn còn ưu tư trăn trở về “huyền sử” Lý Đông A.
Cho đến nay, lịch sử đảng Duy Dân, học thuyết Duy Dân và tiểu sử nhà cách mạng kiệt xuất, triết gia Lý Đông A vẫn còn là một áng mù bất tận.
Nhiều nghi vấn đặt ra:
Nhà đại cách mạng Lý Đông A đã mất tích bí ẩn? đã ẩn dật nơi rừng sâu núi thẳm, đã nằm sâu trong ánh mắt người đời sau như một huyền thoại, hay đã hóa thân thành một lãnh tụ chính trị phi thường bí danh trong dòng sinh mệnh lịch sử dân tộc Việt? Bản thân chúng tôi cũng chưa thể tự giải đáp được.
Nghĩ đến sự nước nòi lòng tan nát
Có ai còn nhớ chữ trượng phu chăng
Núi Lam Sơn còn sống lại Thánh vương
Để mở lại nước non nòi Đại Việt.
(Quốc sỉ, 4824 TV - 1945)
Trong một cuộc tiếp xúc ngắn với Giáo sư Trần Thị Thức tại Little Saigon, chúng tôi đề nghị vì cuốn Hồi ký của Gs Đoàn Viết Hoạt thực chất là một tập tài liệu dày 500 trang, với vô số trải nghiệm của ông qua các hoạt động văn hóa - chính trị của Gs Hoạt từ thời thanh niên, trung niên ở Việt Nam cho đến lúc tái định cư ở Mỹ, do đó, chúng tôi hy vọng sẽ có cuộc gặp gỡ nhiều hơn với Gs Hoạt.
Về nhân thân của Thư ký trưởng Đại Việt Duy Dân Cách Mạng đảng, trang Bách khoa toàn thư, Wikipedia viết:
“Lý Đông A (1921-1947) là một nhà triết học, học giả và nhà cách mạng, chính trị gia Việt Nam. Ông được cho là tác giả Việt sử thông luận, tuy nhiên tiểu sử của ông bị nhiều người xem là còn mơ hồ, còn nhiều tranh cãi trong lịch sử Việt Nam. Sau khi âm mưu tập hợp lực lượng lật đổ chính quyền Việt Minh bất thành, Lý Đông A bị lực lượng vũ trang Việt Minh tiêu diệt tại Bến Chương thuộc xã Hiền Lương - Mai Đà, tỉnh Hòa Bình;
“Ông tên thật là Nguyễn Hữu Thanh, sinh năm 1920 hoặc 1921 tại làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông tốt nghiệp sơ học yếu lược Pháp và học chữ Nho với các thầy đồ, nhà sư có học trong vùng. Cha ông là ông Nguyễn Chi Phương. Theo một số tài liệu, từ nhỏ ông đã là một thần đồng, biết chữ vào năm ba tuổi.
Nhiều người vẫn không tin bài viết của Wikipedia là đúng sự thật. Hồi ký của Gs Đoàn Viết Hoạt đề cập đến triết gia Lý Đông A khác với nhiều chi tiết hơn.
Bìa trước Hồi ký Đáy Tầng Địa Ngục và chân dung tác giả: Giáo sư Tiến sĩ Đoàn Viết Hoạt.
Bìa sau Hồi ký Đoàn Viết Hoạt. Hồi ký dày 508 trang, bìa màu, giấy trắng, khổ 6x9 inches.
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt và phu nhân Trần Thị Thức tại Đà Lạt năm 1966. Ảnh chụp lại trong hồi ký.
Gia đình Giáo sư Đoàn Viết Hoạt-phu nhân Gs Trần Thị Thức. Ảnh chụp lại trong hồi ký.
Gs Đoàn Viết Hoạt lần đầu tiên từ nhà tù Việt Nam qua Mỹ được giới truyền thông Mỹ-Việt và các tổ chức hội đoàn tại nam California rầm rộ đón tại phi trường quốc tế Los Angeles-LAX năm 1998. Ảnh chụp lại trong hồi ký.
Gạch đỏ dưới hàng chữ là của Văn Hóa Online.



Vài hình ảnh về Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, phu nhân Giáo sư Trần Thị Thức và thân hữu:
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt và phu nhân Gs Trần Thị Thức tại phòng hội báo Người Việt ngày Chủ nhật 02/11/2024, trong dịp Công ty Người Việt kỷ niệm 45 năm thành lập. Ảnh VHO
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt và phu nhân Gs Trần Thị Thức chụp hình kỷ niệm với các thân hữu Việt-Mỹ trong dịp Công ty Người Việt kỷ niệm 45 năm thành lập ngày 02/11/2024. Ảnh VHO
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt (phải) và nhà báo Lý Kiến Trúc (trái) ôn lại vài kỷ niệm khó quên với đồng chí của Gs Hoạt – Nhà thơ Phạm Tuấn Ngọc trước năm 1975 tại Phú Nhuận, Kỳ Đồng, Sài Gòn. Ảnh chụp tại phòng sinh hoạt báo Người Việt Chủ nhật 02/11/2024. Ảnh tài liệu của VHO.
XEM THÊM:
https://www.nhatbaovanhoa.com/a1655/gs-doan-viet-hoat-mot-giai-doan-moi-cho-cuoc-dau-tranh-
https://www.nhatbaovanhoa.com/a2921/nguyen-quang-a-doan-viet-hoat-noi-gi-ve-xhds
***
Ảnh kỷ niệm trong buổi nói chuyện của Linh mục Nguyễn Hữu Lễ tại hội trường Westminster Community Center Chủ Nhật 30/3/2025. Từ trái: Nhà báo Lý Kiến Trúc, Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, Hòa thượng Thích Minh Tuyên, Nhà hoạt động Phan Thanh Châu, Luật sư Linh Nguyễn&Bác sĩ Trần Quốc Hưng đến từ W. DC
Ảnh kỷ niệm trong buổi nói chuyện của Linh mục Nguyễn Hữu Lễ tại hội trường Westminster Community Center Chủ Nhật 30/3/2025. Từ trái: Ông Trần Quốc Bảo, Chủ tịch Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc và đài phát thanh Đáp Lời Sông Núi tại San Jose; Ông Nguyễn Bá Tùng, Chủ tịch Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam/Hải ngoại; Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, nguyên phụ tá Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn trước 1975, Chủ tịch tổ chức Họp Mặt Dân Chủ; Giáo sư Trần Thị Thức nguyên giảng viên sinh ngữ Việt-Anh tại Hoa Thịnh Đốn và Nhà báo Lý Kiến Trúc, chủ nhiệm, chủ bút Văn Hóa Online. Ảnh tài liệu của VHO ngày 30/3/2025 tại Westminster Community Center.