VĂN HÓA ONLINE – XÃ HỘI NHÂN VĂN - THỨ TƯ 25 SEP 2024
BBC: Tô Lâm tại Đại học Columbia: Ông đã nói gì? Đâu là điểm đáng chú ý?
Viện Đông Á Weatherhead-Columbia University mời Tô Lâm ‘tuyên truyền’
BBC 25/9/2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cvglp4rnl4zo
Nguồn hình ảnh, Ảnh chụp màn hình. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Đại học Columbia hôm 23/9. Ảnh chụp màn hình từ chương trình trực tiếp của Đại học Columbia.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu tại Đại học Columbia ở thành phố New York. Ông cũng đã trả lời một số câu hỏi từ giáo sư và sinh viên của trường.
Buổi trò chuyện của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra vào lúc 22 giờ ngày 23/9 theo giờ Việt Nam, nằm trong chương trình Diễn đàn Lãnh đạo Thế giới do Đại học Columbia tổ chức.
Sự kiện mở đầu với bài phát biểu giới thiệu của Tiến sĩ Wafaa El-Sadr, Phó Chủ tịch Trung tâm Columbia Toàn cầu (Columbia Global) thuộc Đại học Columbia.
Bà Wafaa El-Sadr cho biết trong vòng 20 năm qua, hơn 300 nhà lãnh đạo trên toàn cầu đã tới nói chuyện tại Diễn đàn Lãnh đạo Thế giới.
"Việc Ngài (ông Lâm) có mặt ở đây hôm nay thể hiện sự tham gia của ngài trong một truyền thống lâu đời, được thiết lập nhằm thúc đẩy sứ mệnh của chung tôi ở Đại học Columbia để dạy, để học, để nâng cao kiến thức và đóng góp vào việc tìm ra giải pháp cho các thách thức toàn cầu. Và điều gắn kết khán giả tại đây là sự cam kết chung đối với sứ mệnh này," Tiến sĩ El-Sadr phát biểu.
Kết thúc phần giới thiệu, bà El-Sadr nhường bục phát biểu cho vị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu gì?
Nguồn hình ảnh, Ảnh màn hình. Tiến sĩ Wafaa El-Sadr (trái) và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại buổi trò chuyện ở Đại học Columbia. Ảnh chụp màn hình từ chương trình trực tiếp của Đại học Columbia.
Bài phát biểu của ông Tô Lâm kéo dài khoảng 22 phút.
Ông đánh giá cao về đóng góp của Đại học Columbia vào việc thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam cũng như mối quan hệ giữa hai nước.
"Tôi được biết nhiều cựu sinh viên Đại học Columbia hiện giữ các cương vị lãnh đạo, quản lý cấp cao tại Việt Nam," ông Lâm phát biểu.
Có một điểm trùng hợp là nhà vận động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng từng được chọn tham gia chương trình Học giả Quỹ Obama khóa đầu tiên tại Đại học Columbia vào năm 2018. Bà Hồng là một nhà vận động chính sách môi trường nổi tiếng, từng bị bắt và lãnh án tù 3 năm vào năm 2023 và vừa được đặc xá ngay trước chuyến đi Mỹ của ông Tô Lâm.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cũng đề cập các cột mốc trong ngoại giao giữa hai nước như kỷ niệm 50 năm kết thúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam và 30 năm bình thường hóa quan hệ vào năm 2025.
Sau đó, ông Lâm nhắc đến các thành tựu kinh tế, ngoại giao mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua cũng như chỗ đứng hiện nay của Việt Nam trên trường quốc tế.
"Con đường phát triển của Việt Nam không thể tách rời xu thế chung của thế giới và nền văn minh nhân loại," ông Lâm nói, đồng thời khẳng định truyền thống của người Việt Nam là "giàu vì bạn".
Tổng Bí thư Tô Lâm cũng nói lại về cam kết của Việt Nam đối với các vấn đề chung của thế giới, chẳng hạn như về môi trường.
"Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức song Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (net-zero) vào năm 2050," ông Lâm nhấn mạnh.
Trong phần tiếp theo của bài phát biểu, ông Lâm quay lại với chủ đề quan hệ Việt-Mỹ, khẳng định rằng từ thời Chủ tịch Hồ Chí Minh, Việt Nam đã muốn "hợp tác đầy đủ" với Mỹ.
"Từ cựu thù, hai nước đã trở thành đối tác, Đối tác toàn diện và nay là Đối tác chiến lược toàn diện," ông phát biểu.
Ông cũng nhắc lại chuyến thăm lịch sử vào tháng 7/2015 của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Vào tháng 7/2015, ông Nguyễn Phú Trọng trở thành tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên thăm Hoa Kỳ và được Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp đón ở Phòng Bầu Dục - nơi vốn chỉ dành cho các nguyên thủ quốc gia.
Đây là điều đặc biệt "lạ" đối với cả ngành ngoại giao Mỹ, khi mà Tổng thống Mỹ tiếp lãnh đạo một đảng chính trị theo nghi thức nguyên thủ. Chuyến thăm này đã làm thay đổi hẳn cách giao thiệp giữa lãnh đạo hai nước, được nhiều nhà quan sát coi là sự thừa nhận từ phía Mỹ về tính chính danh của Đảng Cộng sản và người đứng đầu đảng này.
"Sau gần 30 năm bình thường hóa, quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã có những bước tiến mạnh mẽ vượt ngoài khả năng tưởng tượng của cả những người lạc quan nhất," ông Lâm phát biểu.
Ở cuối bài phát biểu, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ mong muốn Mỹ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Phần hỏi đáp của ông Tô Lâm và Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng
Nguồn hình ảnh. Chụp lại hình ảnh, Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng và Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi nói chuyện hôm 23/9. Ảnh chụp màn hình từ chương trình trực tiếp của Đại học Columbia.
Trong phần tiếp theo của chương trình, ông Tô Lâm đã giao lưu và trả lời câu hỏi của giáo sư và sinh viên Đại học Columbia.
Người điều phối trong phần tọa đàm này là Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng, Giám đốc Viện Đông Á Weatherhead thuộc Đại học Columbia. Bà giảng dạy về lịch sử mối quan hệ Mỹ-Đông Á.
Bà Hằng là tổng biên tập 3 cuốn Cambridge History of the Vietnam War (Tạm dịch: Cambridge Lịch sử: Chiến tranh Việt Nam) dự kiến ra mắt vào cuối tháng 9/2024 và là đồng chủ biên bộ sách Cambridge Studies in U.S. Foreign Relations (Tạm dịch: Nghiên cứu của Cambridge về Quan hệ Đối ngoại Mỹ ).
Cuốn Hanoi’s War: An International History of War for Peace in Vietnam (Tạm dịch: Chiến tranh của Hà Nội: Lịch sử Quốc tế về Chiến tranh vì Hòa bình ở Việt Nam) của bà đã giành được nhiều giải thưởng danh giá tại Mỹ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu của bà Hằng từng bị các "hội nhóm cờ đỏ" tại Việt Nam tố cáo là xuyên tạc lịch sử.
Báo Nhân Dân của Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 2015 từng có bài viết Đừng nhân danh khoa học để xuyên tạc lịch sử với nội dung lên án cuốn sách Hanoi’s War.
Trước khi đặt câu hỏi cho Tổng Bí thư Tô Lâm, Giáo sư Liên Hằng giới thiệu mình là nhà sử học về Chiến tranh Việt Nam và được sinh vào giai đoạn cuối của cuộc chiến này.
Trong câu hỏi đầu tiên dành cho ông Tô Lâm, bà Hằng nhắc lại câu nói nổi tiếng của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt rằng ngày 30/4 là một sự kiện khiến triệu người vui nhưng cũng triệu người buồn.
Giáo sư Hằng nhận định câu nói này rất ấn tượng vì điều đó cho thấy chính phủ Việt Nam nhận thức được sự mất mát của cả những người từng sống dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa.
"Dưới sự lãnh đạo của mình, ông sẽ làm gì để thúc đẩy sự hòa giải giữa những người Việt Nam?" Giáo sự Liên Hằng hỏi.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết dù chiến tranh đã đi qua gần 50 năm, nhưng quá khứ sẽ không bị lãng quên. Tuy vậy, việc quan trọng là rút ra bài học từ quá khứ để hướng tới tương lai hòa bình và ổn định.
Ông Lâm không đề cập gì đến vấn đề hòa hợp, hòa giải dân tộc trong câu trả lời của mình.
Gần nửa thế kỷ sau khi chiến tranh chấm dứt, trong khi hòa giải giữa Việt Nam và cựu thù Mỹ có những bước tiến rõ rệt, việc hòa giải giữa những người Việt từng đứng hai bờ chiến tuyến vẫn còn nhiều trắc trở.
Trong câu hỏi thứ hai, bà Liên Hằng hỏi vị lãnh đạo Việt Nam rằng ông sẽ đưa ra lời khuyên gì cho các lãnh đạo Mỹ để đối phó với Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước gia tăng và có thể trở thành cuộc Chiến tranh Lạnh của thế kỷ 21.
Trả lời câu hỏi này, ông Lâm nói rằng Việt Nam tiếp cận các nước khác với thiện chí, dựa trên sự hiểu biết, tôn trọng lợi ích hợp pháp lẫn nhau.
Ông khẳng định nếu các quốc gia chăm chú lắng nghe nhau, nuôi dưỡng văn hóa đối thoại và thử đặt mình vào vị trí của người khác thì không có vấn đề nào là không thể vượt qua.
Vị lãnh đạo nói rằng nếu các nước có tình hữu nghị khăng khít và hành xử thân thiện với nhau thì có thể đạt được sự thịnh vượng.
"Nếu ông học lớp của tôi thì ông hẳn được điểm A+,” Giáo sư Liên Hằng cười và nhận xét về câu trả lời của ông Tô Lâm.
Đáng chú ý, trong phần trả lời của ông Lâm lẫn bài phát biểu, ông dùng cụm từ "chiến tranh ở Việt Nam" và "cuộc chiến ở Việt Nam" để nói về Chiến tranh Việt Nam chứ không dùng cụm "cuộc kháng chiến chống Mỹ" như truyền thông trong nước hay sử dụng.
Hỏi đáp với sinh viên Đại học Columbia
Nguồn hình ảnh, chụp từ màn hình. Một sinh viên Việt Nam đặt câu hỏi cho ông Tô Lâm tại sự kiện. Ảnh chụp màn hình từ chương trình trực tiếp của Đại học Columbia.
Sau phần tọa đàm với Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng, ông Tô Lâm lắng nghe và trả lời các câu hỏi đến từ các sinh viên Đại học Columbia, trong đó có một số sinh viên đến từ Việt Nam.
Các câu hỏi tập trung về chính sách và ngoại giao của Việt Nam, bao gồm cả câu hỏi về Biển Đông.
Chia sẻ với các sinh viên, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết Việt Nam hiện nay đang tập trung tái cấu trúc nền kinh tế để hợp với thời đại. Trọng tâm là chuyển đổi số cũng như các tiến bộ khoa học, công nghệ khác để áp dụng cho xã hội và tái xây dựng mô hình tăng trưởng, qua đó tối ưu năng suất và tính cạnh tranh.
Về vấn đề Biển Đông, ông Tô Lâm nói rằng đây là khu vực nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều nước vì có tuyến thương mại hàng hải quan trọng và Việt Nam tuân thủ các cam kết, thỏa thuận liên quan tới khu vực này.
Vị tổng bí thư, chủ tịch nước nhấn mạnh Việt Nam theo đuổi sự hòa bình, ổn định và hợp tác với các nước trong khu vực để đạt được mục tiêu đó.
Ông cũng thừa nhận rằng có tồn tại xung đột, mâu thuẫn trên Biển Đông và cách tốt nhất để giải quyết là thông qua đối thoại, hợp tác. Ông Lâm khẳng định Việt Nam lên án các hành động không tuân thủ luật pháp quốc tế và đe dọa nước khác trên biển.
Kết thúc chương trình, Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng nói chuyến thăm Đại học Columbia là một sự kiện lịch sử vì ông Lâm là nhà lãnh đạo cộng sản đầu tiên tới phát biểu tại đại học này.
"Tôi đã nói với sinh viên mình rằng nếu bất kỳ ai muốn lấy bằng tiến sĩ, thì đây [chuyến thăm của ông Tô Lâm] chính là đề tài cho bạn," bà Hằng cười và nói.
Tiếng nói phản đối
Sự kiện Đại học Columbia mời ông Lâm tới nói chuyện được coi là "lịch sử", nhưng trong lòng nước Mỹ cũng có những cách nhìn khác.
Hôm 23/9/2024, tổ chức Young America's Foundation - một tổ chức chính trị cánh hữu nổi tiếng của Mỹ - đã đăng tải bài viết nói về buổi nói chuyện của ông Tô Lâm tại Đại học Columbia.
Bài viết cho rằng việc mời ông Tô Lâm đến phát biểu cho thấy sự thiếu quan tâm của một trường đại học hàng đầu như Đại học Columbia đối với các vấn đề như quyền và các nguyên tắc cho phép các nền dân chủ tự do thành công.
Trước đó, trong lá thư gửi tới Tiến sĩ Katrina Armstrong - quyền Hiệu trưởng Đại học Columbia, Dân biểu Michelle Steel bày tỏ mối quan ngại nghiêm trọng khi Đại học Columbia "quảng bá" cho ông Tô Lâm.
Bà Steel cho rằng kể từ khi ông Lâm lên nắm chức tổng bí thư, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tăng cường áp dụng mô hình đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vị dân biểu cũng lấy việc kết án nhà báo Phan Vân Bách và việc bỏ tù ông Bùi Tuấn Lâm để làm ví dụ.
Bài viết trên trang web của Young America's Foundation đồng tình với Dân biểu Michelle Steel rằng việc tiếp đón ông Tô Lâm là một ví dụ về sự "thiếu minh bạch về mặt đạo đức" của Đại học Columbia vì "không thể thúc đẩy sự tự do ngôn luận và biểu đạt trong khuôn viên trường trong khi chào đón một trong những nhà lãnh đạo nổi tiếng nhất của chủ nghĩa độc tài".
Bài viết cũng cho rằng đây không phải lần đầu Đại học Columbia "thể hiện sự yêu mến" đối với những kẻ chuyên quyền. Trong năm học 2007-2008, trường đã mời và sau đó tiếp đón ông Mahmoud Ahmadinejad - tổng thống Iran khi đó.
Trên thực tế, các câu hỏi đặt ra cho ông Tô Lâm tại Đại học Columbia đã không đề cập đến các vấn đề như nhân quyền, tự do biểu đạt, các vụ bắt giữ cụ thể, các làn sóng dân tộc chủ nghĩa cực đoan gần đây nhằm vào các tổ chức của Mỹ, như vụ vu khống và cáo buộc trường Đại học Fulbright Việt Nam ươm mầm cho cách mạng màu.
++++++++++++++++++++++++++++++++++
XEM THÊM:
Có “sắp đặt” hay không?
Một nam sinh viên gốc Việt đang học năm thứ 4 tại Đại học Columbia tham dự sự kiện được biết là “lần đầu tiên một nguyên thủ quốc gia Cộng sản đến trường”, nói với VOA rằng trái với kỳ vọng ban đầu, buổi toạ đàm không để lại gì đặc biệt đối với cá nhân, vì cả phần trình bày lẫn hỏi đáp có vẻ như nằm trong khuôn khổ “kịch bản đã được chuẩn bị chỉn chu”.
“Lấy ví dụ trong đó có một bạn sinh viên Trung Quốc hỏi là bây giờ tình hình Biển Đông như thế này, và Việt Nam đóng vai trò đứng giữa Mỹ và Trung Quốc thì làm thế nào để cân bằng chính sách gọi là ‘ngoại giao cây tre’, thì bác Tô Lâm trả lời là chúng ta lên án những hành động sử dụng vũ lực và chúng ta nên tôn trọng luật pháp quốc tế. Thật ra trong những câu hỏi đó, em chỉ thấy có vài câu hơi hóc búa chút xíu, còn đa phần là rất bình thường. Em thấy có vẻ như kịch bản hơi được sắp xếp một cách chỉn chu và chặt chẽ, không có gì nằm ngoài dự đoán”.
Nam sinh viên gốc Việt nói với VOA rằng anh cảm giác có một sự đối xử “khá nhẹ nhàng”, trong khi, bình thường, những người dẫn chương trình cũng như sinh viên của Đại học Columbia hay đặt ra những câu hỏi rất hóc búa cho các diễn giả, đặc biệt là với các lãnh đạo hay chính trị gia.
“Ở một môi trường như trường Columbia, em nghĩ rất nhiều nguyên thủ quốc gia đến và trước đây có rất nhiều những câu hỏi hóc búa vì em đã tham dự một vài sự kiện như vậy. Ví dụ như một sự kiện mà em tham dự lúc mà bà Hillary Clinton lên nói, người ta hỏi thẳng bà luôn là bà có đánh giá lại chính sách ngoại giao của bà ở Trung Đông hay không, đại loại như vậy. Những câu hỏi rất khó. Ở đây thì em thấy những câu hỏi khá là nhẹ nhàng”.
Ngoài ra, các sinh viên (gồm 1 sinh viên Nhật, 1 sinh viên Úc, 1 sinh viên Trung Quốc và vài sinh viên Việt Nam) khi đặt câu hỏi đa số đều đọc từ điện thoại, đặc biệt là các sinh viên Việt Nam.
(theo VOA 25/9/2024 | https://www.voatiengviet.com/a/7797043.html)
+++++++++++++++++++++++++++++++++
XEM THÊM:
Putin đến Việt Nam: ‘Trùm mật vụ - Trùm công an’ bắt tay nhau trong 21 phát đại bác vang rền Hà Nội
19/6/2024
Ông Tô Lâm (bên phải) đón ông Putin (bên trái) trong bộ vest đen, sơ mi trắng, cà vạt tím giống y hệt trang phục ông Putin tại phủ chủ tịch nước sáng 20/6/2024.
Ông Tô Lâm đến Bắc Kinh 19/8/2024
https://www.nhatbaovanhoa.com/p192a12481/ong-to-lam-den-bac-kinh-19-8-2024
Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, ông Tô Lâm (giữa) và phu nhân Ngô Phương Ly (áo dài tím hoa cà) đến Quảng Đông, Trung Quốc, ngày 18/08/2024. AP - Deng Hua
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cộng sản Việt Nam Tô Lâm duyệt hàng quân danh dự, Đại lễ đường Nhân Dân, Bắc Kinh, 19/08/2024. via REUTERS - Andres Martinez Casares
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cộng sản Việt Nam Tô Lâm dùng tiệc trà ở Đại lễ đường Bắc Kinh ngày 19/8/2024. Nguồn VOV.VN
++++++++++++++++++++++++++++++
The New Guard
https://yaf.org/news/welcomes-vietnams-leader/
Columbia University Welcomes Vietnam’s Oppressive Communist Leader to Campus
By Spencer Brown
September 23, 2024
Columbia University is hosting Vietnam’s Communist leader To Lam this week for “a conversation” and “moderated question and answer session” in just the latest instance of leftist-dominated higher education platforming and elevating voices that run opposite to American freedom while treating conservative, free market leaders and students as less than equal.
The event is co-sponsored by the Weatherhead East Asian Institute which also administers a Master of Arts in Regional Studies program at Columbia, telling you everything you need to know about the commie-glorifying curriculum force-fed to students. The Institute recently observed the 75th anniversary of its founding with a gala featuring climate alarmist and failed presidential candidate John Kerry, who jetted around the globe as President Joe Biden’s “Climate Envoy” while lecturing Americans they must abandon gas-powered vehicles, air conditioning, and U.S. energy independence.
To Lam’s Monday morning event with Columbia betrays the supposedly elite university’s lack of concern for human rights, societal flourishing, and the principles that allow liberalized democracies to succeed. In a letter to Columbia University’s interim president Dr. Katrina Armstrong, U.S. Rep. Michelle Steel laid out the “serious concern” raised by the school’s decision to promote To Lam.
“Since Lam assumed the role of General Secretary, the Communist Party of Vietnam has doubled down in adopting the Chinese Communist Party model of repression,” Steel’s letter explained of the “individual who is chiefly responsible for the ongoing repression of the Vietnamese people.”
The Cold War may have ended with freedom’s triumph over the Soviet Union, but communist leaders and their failed ideas continue to inexplicably and shamefully be propped up by American academics who ought to know better.
More from Rep. Steel’s letter on the communist regime leader being glorified by Columbia:
“Prisoners of conscience in Vietnam face lengthy prison sentences, endure solitary confinement, face unfair trials, and are arbitrarily detained by the one-party police state. In addition, Vietnamese prisoners of conscience are unable to seek care for their health conditions, subjected to forced labor, and banned by prison authorities [from] religious practices, such as prayer. Some have succumbed to unspecified medical issues and have died while serving life sentences.
Just this week, Vietnam’s Hanoi People’s Court sentenced Phan Van Bach, an independent journalist and prominent activist, for “distributing anti-state propaganda” after voicing his concerns about the Communist Party of Vietnam on Facebook and YouTube. While in custody, Mr. Bach’s health has seriously deteriorated according to his wife and attorney.
Additionally, noodle vendor Buy Tuan Lam was jailed for the same “anti-state propaganda” charges last year after posting 19 videos on Facebook and 25 on YouTube that “affected the confidence of the people in the leadership of the state,” according to the indictment. Days prior, footage surfaced of then-Vietnam Minister of Public Security To Lam eating a $2,000 steak after he visited the grave of Karl Marx.”
Rep. Steel rightly noted in her letter to Columbia that elevating someone like To Lam is “yet another example” of the school’s “lack of moral clarity” and, as such, the institution of supposedly higher learning “cannot claim to foster a campus environment of free speech and expression while hosting one of the most prominent leaders of authoritarianism.”
This is hardly Columbia University’s first time showing its adoration for despots — during the 2007-2008 academic year, the school invited and subsequently hosted then-President of Iran Mahmoud Ahmadinejad.
TẠM DỊCH:
Tuần này, Đại học Columbia sẽ tiếp đón nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam Tô Lâm để "trò chuyện" và "phiên hỏi đáp có điều hành" chỉ là trường hợp mới nhất về nền tảng giáo dục đại học do phe cánh tả thống trị và nâng cao tiếng nói trái ngược với quyền tự do của người Mỹ trong khi đối xử với các nhà lãnh đạo và sinh viên bảo thủ, thị trường tự do không bình đẳng.
Sự kiện này được đồng tài trợ bởi Viện Đông Á Weatherhead, nơi cũng quản lý chương trình Thạc sĩ Nghệ thuật về Nghiên cứu Khu vực tại Columbia, cung cấp cho bạn mọi thông tin bạn cần biết về chương trình giảng dạy tôn vinh cộng sản được nhồi nhét vào sinh viên.
Viện gần đây đã tổ chức lễ kỷ niệm 75 năm thành lập với một buổi dạ tiệc có sự góp mặt của ứng cử viên tổng thống thất bại và theo chủ nghĩa báo động về khí hậu John Kerry, người đã đi khắp thế giới với tư cách là "Sứ giả về khí hậu" của Tổng thống Joe Biden trong khi thuyết giảng cho người Mỹ rằng họ phải từ bỏ xe chạy bằng xăng, máy lạnh và sự độc lập về năng lượng của Hoa Kỳ.
Sự kiện sáng thứ Hai của To Lam với Columbia phản ánh sự thiếu quan tâm của trường đại học được cho là ưu tú này đối với quyền con người, sự phát triển của xã hội và các nguyên tắc cho phép các nền dân chủ tự do thành công.
Trong một lá thư gửi cho quyền hiệu trưởng Đại học Columbia, Tiến sĩ Katrina Armstrong, Dân biểu Hoa Kỳ Michelle Steel đã nêu ra "mối quan ngại nghiêm trọng" do quyết định vinh danh cho Tô Lâm của trường nêu ra.
"Kể từ khi Tô Lâm đảm nhiệm vai trò Tổng Bí thư, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tăng gấp đôi trong việc áp dụng mô hình đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc", lá thư của Steel giải thích về "cá nhân chịu trách nhiệm chính cho sự đàn áp đang diễn ra đối với người dân Việt Nam".
Chiến tranh Lạnh có thể đã kết thúc với chiến thắng của tự do trước Liên Xô, nhưng các nhà lãnh đạo cộng sản và những ý tưởng thất bại của họ vẫn tiếp tục được các học giả Hoa Kỳ, những người đáng lẽ phải hiểu rõ hơn, nâng đỡ một cách khó hiểu và đáng xấu hổ.
Thêm thông tin từ lá thư của Dân biểu Steel về việc nhà lãnh đạo chế độ cộng sản được Columbia tôn vinh: "Những tù nhân lương tâm ở Việt Nam phải đối mặt với án tù dài hạn, bị giam giữ biệt lập, phải đối mặt với các phiên tòa xét xử không công bằng và bị nhà nước cảnh sát độc đảng giam giữ tùy tiện. Ngoài ra, các tù nhân lương tâm Việt Nam không thể tìm kiếm sự chăm sóc cho tình trạng sức khỏe của họ, phải chịu lao động cưỡng bức và bị chính quyền nhà tù cấm [thực hành] các hoạt động tôn giáo, chẳng hạn như cầu nguyện. Một số người đã chết vì những vấn đề y tế không xác định và đã chết trong khi đang thụ án chung thân. Chỉ trong tuần này, Tòa án Nhân dân Hà Nội của Việt Nam đã tuyên án Phan Văn Bách, một nhà báo độc lập và là nhà hoạt động nổi tiếng, về tội "phát tán tuyên truyền chống nhà nước" sau khi lên tiếng bày tỏ mối quan ngại của mình về Đảng Cộng sản Việt Nam trên Facebook và YouTube. Trong thời gian bị giam giữ, sức khỏe của ông Bách đã suy giảm nghiêm trọng theo vợ và luật sư của ông. Ngoài ra, người bán mì Buy Tuan Lam đã bị bỏ tù vì cùng tội danh "tuyên truyền chống nhà nước" vào năm ngoái sau khi đăng 19 video trên Facebook và 25 video trên YouTube "ảnh hưởng đến lòng tin của người dân vào sự lãnh đạo của nhà nước", theo cáo trạng.
Vài ngày trước đó, cảnh quay xuất hiện cảnh Bộ trưởng Công an Việt Nam khi đó là Tô Lâm ăn một miếng bít tết trị giá 2.000 đô la sau khi ông đến thăm mộ Karl Marx.
Dân biểu Steel đã đúng khi lưu ý trong bức thư gửi Columbia rằng việc đề bạt một người như To Lam là "một ví dụ nữa" về "sự thiếu minh bạch về mặt đạo đức" của trường và, như vậy, học viện được cho là có trình độ học vấn cao hơn này "không thể tuyên bố thúc đẩy môi trường khuôn viên trường tự do ngôn luận và biểu đạt trong khi lại tiếp đón một trong những nhà lãnh đạo nổi tiếng nhất của chủ nghĩa độc tài".
Đây không phải là lần đầu tiên Đại học Columbia thể hiện sự tôn thờ của mình đối với những kẻ chuyên quyền — trong năm học 2007-2008, trường đã mời và sau đó tiếp đón Tổng thống Iran khi đó là Mahmoud Ahmadinejad.
+++++++++++++++++++++++++++++++++
Dear Reader,
Are you concerned about the growing pro-Hamas and anti-semitic sentiments taking root in our schools?
The fight for the hearts and minds of young Americans is crucial to preserve our great nation and defeat pro-terrorist ideologies. That’s why Young America's Foundation released an exclusive free eBook, The Five Myths About Israel Perpetrated by the Pro-Hamas Left.
Whether you're a student facing these issues firsthand or a concerned patriot, this resource will empower you to expose the lies about Israel dominating higher education and the media.
Don’t delay— this valuable resource is only available for a limited time! Arm yourself with the truth and fight back against the spread of pro-jihadist propaganda.
TẠM DỊCH:
Bạn có lo ngại về tình cảm ủng hộ Hamas và bài Do Thái đang ngày càng gia tăng trong các trường học của chúng ta không?
Cuộc chiến giành trái tim và khối óc của những người Mỹ trẻ tuổi là vô cùng quan trọng để bảo vệ đất nước vĩ đại của chúng ta và đánh bại các hệ tư tưởng ủng hộ khủng bố.
Đó là lý do tại sao Quỹ Young America đã phát hành một cuốn sách điện tử miễn phí độc quyền,
Năm huyền thoại về Israel do cánh tả ủng hộ Hamas thực hiện. Cho dù bạn là sinh viên đang phải đối mặt trực tiếp với những vấn đề này hay là một người yêu nước quan tâm, nguồn tài nguyên này sẽ trao quyền cho bạn để vạch trần những lời nói dối về việc Israel thống trị giáo dục đại học và phương tiện truyền thông.
Đừng chần chừ - nguồn tài nguyên giá trị này chỉ có trong thời gian giới hạn!
Hãy trang bị cho mình sự thật và chống lại sự lan truyền của tuyên truyền ủng hộ thánh chiến.