Hạ Viện Mỹ nghị quyết 419-0 lên án Trung cộng; Thượng Viện nổi giận

10 Tháng Hai 20237:30 SA(Xem: 2783)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG – THỨ SÁU FEB 10, 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Hạ Viện Mỹ nghị quyết 419-0 lên án Trung cộng; Thượng Viện nổi giận


Hạ Viện: Trung cộng "vi phạm trắng trợn" chủ quyền Hoa Kỳ.


Trung cộng mở chương trình khí cầu do thám trên không nhắm vào hơn 40 quốc gia.


Cái nhục cho Austin: “đã bị khí cầu do thám bò vào tận cửa lại còn xin gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung cộng” - họ từ chối!

image003image005

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

10/2/2023

Kỳ 4


Một bài viết của ký giả Thụy Miên trên tờ TNO hôm 10/2/2023 - Hạ viện Mỹ nhất trí thông qua nghị quyết lên án Trung Quốc sử dụng khinh khí cầu do thám lãnh thổ Mỹ, trong khi các Thượng nghị sĩ nổi giận chất vấn các quan chức Tòa Bạch Ốc trong cuộc điều trần.


Các nghị sĩ đảng Cộng hòa chỉ trích nặng nề phản ứng của Tổng thống Joe Biden, cáo buộc chính quyền Washington đương nhiệm "yếu mềm" trước hành vi hung hăng của Trung Quốc.


Theo phe Cộng hòa, không thể chấp nhận được khi chính quyền Tổng thống Biden để khinh khí cầu Trung Quốc "chu du" trên lãnh thổ Mỹ suốt 1 tuần trước khi quyết định bắn hạ hôm 04/2/2023. Họ công bố kế hoạch mở cuộc điều tra việc Tòa Bạch Ốc đã để một thiết bị do thám nước ngoài xâm phạm không phận Mỹ.


Ngày 28/1/2023, quả bong bóng khí cầu “chu du” vào khu vực nhận dạng phòng không Alaska.


Ngày 31/1/2023, nó bay trở lại không phận Hoa Kỳ và tiếp tục bay về phía đông trên khắp đất nước cho đến khi bị một chiếc F-22 bắn hạ hôm thứ Bảy 04/2/2023 khi nó đang bay qua Đại Tây Dương cách bờ biển Nam Carolina khoảng 6 dặm.  


image007Thượng nghị sĩ Lisa Murkowski (R-Alaska) trong cuộc chất vấn các quan chức Bộ Quốc Phòng Mỹ đến điều trần ở Thượng Viện hôm 09/2/2023. Reuters. Lisa Murkowski, R-Alaska: "Tôi rất tức giận. Tôi muốn dùng từ khác, nhưng tôi sẽ không làm thế”, "dường như với tôi, thông điệp rõ ràng gửi tới Trung Quốc là 'Chúng tôi được thả rông ở Alaska'." (AP)


Theo AP, Feb 10, 2023, Khí cầu Trung Quốc bị Mỹ bắn rơi được trang bị để phát hiện và thu thập tín hiệu tình báo như một phần của chương trình giám sát trên không khổng lồ, có liên kết với quân đội nhắm vào hơn 40 quốc gia, chính quyền Biden tuyên bố hôm thứ Năm 09/2/2023, trích dẫn hình ảnh từ U-2 của Mỹ máy bay do thám.


Mỹ cho biết một đội khinh khí cầu hoạt động dưới sự chỉ đạo của Quân đội Giải phóng Nhân dân và được sử dụng đặc biệt để do thám, được trang bị các thiết bị công nghệ cao, được thiết kế để thu thập thông tin nhạy cảm từ các mục tiêu trên toàn cầu.


Theo chính quyền, những quả bóng bay tương tự đã đi qua năm châu lục. Một tuyên bố từ một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao đã cung cấp thông tin chi tiết nhất cho đến nay về mối liên hệ giữa quân đội Trung Quốc với khinh khí cầu bị Mỹ bắn hạ vào cuối tuần trước trên Đại Tây Dương.


Mỹ thẳng thừng phủ nhận luận điệu của Trung Quốc, nói rằng hình ảnh khinh khí cầu do máy bay do thám U-2 của Mỹ thu thập được khi bay qua nước này cho thấy nó "có khả năng tiến hành thu thập tín hiệu tình báo" với nhiều ăng-ten và các thiết bị khác được thiết kế để tải thông tin nhạy cảm. thông tin và các tấm pin mặt trời để cung cấp năng lượng cho chúng.


Mồm mép Trung cộng qua lời của phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Trung cộng Tan Kefei luôn phủ nhận khinh khí cầu được sử dụng để do thám, bao gồm cả tuyên bố hôm thứ Năm của Hoa Kỳ cáo buộc về khinh khí cầu mở màn cho cuộc "chiến tranh thông tin khí cầu".


image008Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Trung cộng Tan Kefei. Getty images


Cùng một luận điệu, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung cộng Mao Ning trong cuộc họp báo tại Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh, hôm thứ Năm, ngày 09/2/2023, cho biết cáo buộc của Hoa Kỳ cho rằng quả bóng bay Trung Quốc bị bắn rơi là một phần của một cuộc tấn công quy mô lớn tương đương với “chiến tranh thông tin chống lại Trung Quốc.” (AP)


image010Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung cộng, Mao Ning trong cuộc họp báo tại Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh, hôm thứ Năm, ngày 09/2/2023. AP Photo/Liu Zheng, File


Mồm mép Bắc Kinh:


Cùng một giọng điệu của kẻ “bề trên”, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Năm 09/2/2023, họ đã từ chối cuộc gọi của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin sau vụ bắn hạ một khinh khí cầu do thám Trung Quốc - vì Hoa Kỳ đã “không tạo ra bầu không khí thích hợp” để đối thoại và trao đổi.


Trung Quốc cũng yêu cầu Mỹ trả lại các mảnh vỡ của khinh khí cầu bị bắn hạ.


Báo Global Times của Đảng Cộng sản TQ hôm 09/02/2023 phê phán người Mỹ "phát rồ" vì vụ khinh khí cầu.


Bản tiếng Anh của báo này nói "Cơn điên rồ (histeria) ở Mỹ về khí cầu cho thấy nước này không có khả năng thực hiện chính sách ngoại giao một cách nghiêm túc". (BBC 10/2/2023)


Thật là một cái nhục cho Austin: “đã bị khí cầu do thám bò vào tận cửa lại còn xin gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung cộng” - họ từ chối! Austin có lẽ sắp “phát rồ”.


image012Các nhà lập pháp và cố vấn tình báo, bao gồm cả Tướng Glen VanHerck, trái, chỉ huy Bộ Tư lệnh Phương Bắc Hoa Kỳ và Bộ Tư lệnh Phòng thủ Hàng không Vũ trụ Bắc Mỹ, đến và nghe báo cáo về khinh khí cầu giám sát của Trung Quốc bay qua Hoa Kỳ ở Điện Capitol ở Washington, 09/2/2023. (AP Photo/J. Scott Applewhite)


Chủ tịch tiểu ban phân bổ ngân sách quốc phòng, đã chọc giận các quan chức Ngũ giác Đài tại phiên điều trần của hội đồng, tuyên bố rằng ông không "muốn một quả bóng bay chết tiệt bay qua nước Mỹ khi chúng ta có thể hạ nó xuống. (AP)


Nhiều quan chức Mỹ điên tiết vì cái bóng bóng chết tiệt này khi bị bắn nổ sẽ làm lổ đầu một công dân Mỹ nhưng không có gì lo sợ nếu nó làm lủng mái nhà điện Capital.


image013Hải quân Mỹ trục vớt mảnh khinh khí cầu TQ.


image014Tàu đổ bộ USS Carter Hall nằm trong số các tàu tham gia tìm kiếm mảnh vỡ. Hải quân Mỹ.


THAM KHẢO:


https://www.military.com/daily-news/2023/02/09/dod-struggles-answer-questions-chinese-balloon-congressional-testimony.html


XEM THÊM:


Khách trú Vương Nghị đã mò đến cửa nhà hàng xóm của Nữ Hoàng
22 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 901)
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1350)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1264)
Nov 12: Chiến sự mùa đông 2 bờ đông tây Dnipro River; Vì sao Nga ‘cố thủ’ bờ Đông