Các đảo TBD là vùng đệm quan trọng của Mỹ; Biden nói” bóng gió” về nền độc lập Đài Loan

20 Tháng Chín 20228:46 SA(Xem: 1654)

VĂN HÓA ONLINE – CHÂU Á THÁI B DƯƠNG - THỨ BA 20 SEP 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


image004image006image008Ảnh minh họa: Núi Tavurvur, một phần của núi lửa Rabaul caldera, ở Papua New Guinea, một đảo quốc thuộc Nam Thái Bình Dương. © Wikipedia


Nam Thái Bình Dương: Thế thượng phong sẽ thuộc về Úc hay Trung Quốc?


Các đảo Thái Bình Dương là vùng đệm quan trọng của Mỹ; Biden nói” bóng gió” về nền độc lập Đài Loan


20/09/2022


Reuters


image010Quần đảo Marshall.


Trung Quốc coi các đảo ở Thái Bình Dương là một khu vực có lợi ích chiến lược quan trọng và Hoa Kỳ nên tăng cường cam kết với các đảo quốc bắc Thái Bình Dương, hiện đang đàm phán để gia hạn một hiệp định quốc phòng, nhằm duy trì một vùng đệm quân sự quan trọng, Reuters dẫn một báo cáo của Viện Hòa Bình (Institute for Peace) được Quốc hội Mỹ tài trợ, công bố hôm 20/9, cho biết.


Báo cáo của Viện Hòa bình Hoa Kỳ - do hai tác giả là cựu quan chức quân sự cấp cao thực hiện – cho biết Trung Quốc đã đạt được tiến bộ ở Thái Bình Dương về các mục tiêu địa chiến lược mà họ chưa từng đạt được ở những nơi khác.


Báo cáo cho biết thêm rằng điều này gây lo ngại nhưng không đáng báo động, nói rằng Mỹ nên tăng cường hỗ trợ cho các đảo quốc ở bắc Thái Bình Dương, nơi có mối quan hệ lịch sử bền chặt nhất.


Báo cáo được đưa ra trước cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và hàng chục lãnh đạo các đảo quốc Thái Bình Dương vào tuần tới, khi Washington tìm cách cạnh tranh ảnh hưởng với Bắc Kinh.


Quần đảo Marshall, Liên bang Micronesia (FSM) và Palau là các quốc gia có chủ quyền được gọi là Các Quốc gia Liên kết Tự do (FAS), sau khi ký kết các hiệp định vào cuối những năm 1980 trao cho Hoa Kỳ trách nhiệm quốc phòng và quyền đặt các căn cứ quân sự.


Các hiệp định này, hết hạn vào năm 2023 và 2024, đang được đàm phán lại, và báo cáo cảnh báo rằng các quốc gia này có thể tìm đến Trung Quốc để xin tài trợ nếu các cuộc đàm phán với Mỹ thất bại.


Đồng tác giả Philip Davidson, cựu chỉ huy của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, và David Stilwell, cựu trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ viết: “Các vùng lãnh hải rộng lớn của FAS, trải dài phần lớn phía bắc Thái Bình Dương, là vùng đệm chiến lược quan trọng giữa các lực lượng quốc phòng của Mỹ ở Guam và Hawaii và các vùng biển ven bờ Đông Á”.


Báo cáo nhận định: “Nếu như Bắc Kinh thành công trong việc đưa một trong những quốc gia này vào phạm vi của mình, họ sẽ gây nguy hiểm cho khả năng chỉ huy quân sự của Hoa Kỳ trong một khu vực địa lý quan trọng về mặt chiến lược và mở ra cánh cửa cho sự sắp xếp lại rộng rãi hơn về kiến trúc khu vực với những tác động vượt ra ngoài khu vực Thái Bình Dương”.


Trên khắp khu vực Thái Bình Dương, Trung Quốc đang tìm cách tăng cường khả năng tiếp cận các cảng và các Khu đặc quyền Kinh tế, làm thất bại các nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm thể hiện sức mạnh quân sự, tăng cường năng lực giám sát và thu thập thông tin tình báo, giảm bớt các đối tác ngoại giao của Đài Loan và thúc đẩy mô hình chính trị của Trung Quốc và phát triển kinh tế, báo cáo cho biết.


Báo cáo viết: “Trung Quốc coi quần đảo Thái Bình Dương là một khu vực có lợi ích chiến lược quan trọng”.


Báo cáo khuyến nghị rằng Washington cần cung cấp một giải pháp thay thế cho hỗ trợ kinh tế của Trung Quốc để “chống lại các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm lợi dụng lúc khu vực này có quan niệm rằng họ bị xem nhẹ và bị bỏ rơi”.


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


SỰ CHÍNH XÁC VỀ NGÔN TỪ


Biden bóng gió về sự thay đổi chính sách với Đài Loan


BBC 20/9/2022


image012Nguồn hình ảnh, PAUL ELLIS/Getty Images


Những hứa hẹn gây chú ý của Tổng thống Joe Biden rằng Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan chống lại một cuộc tấn công của Trung Quốc đã phủ bóng lên việc ông bóng gió về khả năng chuyển chính sách của Mỹ sang ủng hộ quyền tự quyết của hòn đảo này.


Mặc dù Bạch Ốc đã rất nỗ lực để nói rằng tuyên bố công khai của Biden đưa ra hôm Chủ Nhật về việc bảo vệ hòn đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền không cho thấy một sự thay đổi trong chính sách. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng ông có thể đã cố ý hoặc không - cắt xén lập trường của Hoa Kỳ về việc không đưa ra quan điểm về nền độc lập của Đài Loan.


Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình từ lâu đã thề sẽ đưa Đài Loan về dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh và không loại trừ việc sử dụng vũ lực. Đài Loan - hòn đảo theo chế độ dân chủ đã phản đối mạnh mẽ các tuyên bố của Trung Quốc nhưng nói rằng họ không cần phải tuyên bố độc lập vì vốn đã là một quốc gia độc lập.


Các quan chức Hoa Kỳ, gồm Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, đã nhấn mạnh trong năm nay rằng Hoa Kỳ không ủng hộ Đài Loan độc lập.


Sự đảm bảo của Mỹ nằm trong một phần của chính sách không mang tính cam kết, được tuân thủ suốt nhiều thập kỷ nhằm ngăn Bắc Kinh tấn công vô cớ và thuyết phục Đài Loan không tuyên bố độc lập chính thức. Theo cách nói của Washington, nó được gọi là "răn đe kép".


Nhưng Biden nói với CBS "60 Minutes" rằng dù ông không khuyến khích động thái này, nhưng quyết định vẫn tùy thuộc vào Đài Loan.


"Đài Loan đưa ra đánh giá của riêng họ về sự độc lập của mình. Chúng tôi không khuyến khích họ độc lập. Đó là quyết định của họ," ông Biden nói.


image014Các khu vực gần sát Đài Loan mà Trung Quốc tuyên bố tập trận


Phát biểu của Biden gây chia rẽ


Những người chỉ trích tổng thống Biden cho rằng Trung Quốc sẽ xem những bình luận của ông là sự ủng hộ ngầm cho một tuyên bố độc lập, lằn ranh đỏ đối với Bắc Kinh. Họ cũng nói rằng các bình luận của Biden có nhiều khả năng gây trầm trọng thêm tình trạng thù địch, hơn là các cam kết quốc phòng công khai vì Bắc Kinh có khả năng đã cho rằng Washington sẽ bảo vệ Đài Loan.


Craig Singleton, một chuyên gia chính sách về Trung Quốc tại Foundation for Defense cho biết:


"Sẽ là không ăn nhập vào đâu khi lập luận rằng chính sách Đài Loan của Mỹ không thay đổi, trong khi tuyên bố Mỹ cam kết chiến đấu vì Đài Loan và Đài Loan tự đưa ra đánh giá của riêng mình về nền độc lập," ông nói thêm rằng Bắc Kinh có thể sẽ lo lắng rằng Biden đang gợi ý cho Đài Loan việc có thể tự quyết định mình độc lập hay không.


Điều phối viên Khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương của Bạch Ốc, Kurt Campbell, đã phát biểu trên một diễn đàn hôm thứ Hai rằng phát biểu của tổng thống đã 'tự nói lên thông điệp' sau khi một số thành viên Đảng Cộng hòa, bao gồm cả Thượng nghị sĩ Ben Sasse, ca ngợi những bình luận của tổng thống nhưng chỉ trích Nhà Trắng vì đã đảo ngược lại quan điểm này.


Adrienne Watson, người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Biden, cho biết: "Tổng thống trực tiếp khẳng định chính sách một Trung Quốc lâu đời của Mỹ."


Ông Biden cũng nhận được sự ủng hộ từ một số quốc gia đồng minh của Mỹ, chẳng hạn như từ người được mời phát biểu tại quốc hội Lithuania, Viktorija Cmilyte-Nielsen, đã nói với Reuters rằng tuyên bố của Biden "có ý nghĩa và kịp thời."


"Tôi nghĩ đó là một tuyên bố mạnh mẽ và đó chắc chắn là một quan điểm được hoan nghênh," bà nói.


'Tính chính xác của ngôn từ'


Bộ Ngoại giao Đài Loan đã đáp lại phát biểu của ông Biden bằng cách bày tỏ "sự cảm kích chân thành" đối với sự ủng hộ vững chắc của ông đối với hòn đảo.


Người phát ngôn Đại sứ quán Washington của Trung Quốc, Liu Pengyu, nói Mỹ không nên gửi sai tín hiệu cho lực lượng ly khai Đài Loan vì điều đó có nguy cơ phá hoại hòa bình trên eo biển Đài Loan và mối bang giao Trung Quốc-Hoa Kỳ.


Jude Blanchette, một chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nói rằng phát biểu của Biden gây bối rối thay vì làm rõ chính sách của Mỹ.


Blanchette nói: "Một vấn đề mà tính chính xác của ngôn từ là điều tối quan trọng đó là tuyên bố chính sách của chúng tôi về Đài Loan."


Ông nói: "Nếu chúng ta thực hiện một sự thay đổi chính sách mang tính cơ sở rằng chúng ta sẽ bảo vệ Đài Loan ngay cả khi họ tuyên bố độc lập, thì đây là điều đáng được thảo luận mạnh mẽ hơn so với những gì mọi người được thông báo trong một cuộc phỏng vấn 60 phút."
08 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 475)
VIỆT-MIÊN-LÀO: LIÊN BANG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG Ở ASIA?