Mỹ-Việt “tán thành, ghi nhận, khai thác” những điểm – “khắc tinh” Trung Quốc trong UNCLOS, DOC và COC?

01 Tháng Bảy 20228:55 SA(Xem: 3407)

VĂN HÓA ONLINE - TÀI LIỆU - THỨ SÁU 01 JULY 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


VĂN HÓA ONLINE

01/7/2022 (tổng hợp)

(*) Tựa do VHO đặt


Hà Nội – Bộ ngoại giao kỷ niệm 40 năm UNCLOS


Mỹ-Việt “tán thành, ghi nhận, khai thác” những điểm – “khắc tinh” Trung Quốc trong UNCLOS, DOC và COC?


Trung Quốc có khả năng rút khỏi UNCLOS 1982?


Tuyên bố Tầm nhìn chung tại Washington, DC, ngày 13 tháng 5 năm 2022 nhân kỷ niệm 45 năm quan hệ Đối tác Đối thoại ASEAN Hoa Kỳ:


* Chúng tôi ghi nhận Nghị quyết A/RES/75/239 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc nhấn mạnh trong phần mở đầu, tính chất phổ quát và thống nhất của UNCLOS 1982 và tái khẳng định rằng Công ước xác định khung pháp lý cho việc tiến hành tất cả các hoạt động trên biển và đại dương, cũng như tầm quan trọng chiến lược của Công ước là cơ sở cho hành động và hợp tác quốc gia, khu vực và toàn cầu trong lĩnh vực biển và sự toàn vẹn của Công ước cần được duy trì.*


* Chúng tôi quyết tâm duy trì hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực và bảo đảm an toàn và an ninh hàng hải, cũng như tự do hàng hải và hàng không và các quyền sử dụng hợp pháp các vùng biển như đã khẳng định trong UNCLOS 1982 và thương mại trên biển hợp pháp và không bị cản trở cũng như không quân sự hóa và tự kiềm chế tiến hành các hoạt động.


* Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai đầy đủ và hiệu quả toàn bộ Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) 2002. Chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết duy trì và thúc đẩy môi trường thuận lợi cho việc đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC). Chúng tôi hoan nghênh các tiến triển hướng tới sớm đạt được COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982.


https://www.nhatbaovanhoa.com/a11251/hoi-nghi-asean-hoa-ky-2022-tuyen-bo-tam-nhin-chung-va-phat-bieu-cua-tt-joe-biden


Tuyên bố của Việt Nam:


* Trong Hội nghị ASEAN lần thứ 36 tại Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng phát biểu: “Trên cơ sở đề cao vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực, chúng ta không ngừng cải tiến, hoàn thiện các cơ chế đối thoại, hợp tác xây dựng lòng tin, củng cố cấu trúc khu vực mở, minh bạch, dựa trên luật lệ. Đồng thời, ASEAN tiếp tục thúc đẩy và đề cao các quy tắc, chuẩn mực ứng xử, định hình quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực theo Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC), tôn trọng và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và nỗ lực xây dựng Bộ quy tắc COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển UNCLOS 1982”.


+++++++++++++++++++++++++++++++++++


Diễn đàn Đối thoại biển lần thứ tám


30/06/2022

VIẾT THỊNH


(PLO)- Diễn đàn Đối thoại biển lần thứ tám tập trung thảo luận về luật biển quốc tế và khả năng hợp tác tại khu vực Đông Nam Á.


Diễn đàn Đối thoại biển lần thứ tám với chủ đề “Kỷ niệm 40 năm UNCLOS: Thúc đẩy hợp tác biển ở Đông Nam Á” vừa diễn ra tại Hà Nội ngày 29/6/2022. Sự kiện do Học viện Ngoại giao, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam và Quỹ Konrad Adenauer Stiftung đồng tổ chức.


Tham gia thảo luận tại Diễn đàn Đối thoại biển có hơn 150 đại biểu (trực tiếp) và hơn 100 đại biểu (trực tuyến). Trong đó có 15 chuyên gia uy tín từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ; đại diện từ Liên Hợp Quốc; đại diện của trên 20 cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, trong đó có ba đại sứ.


image024Đối thoại biển lần thứ tám có sự tham gia của hơn 150 đại biểu tham dự trực tiếp.
Ảnh: VIẾT THỊNH


Bàn hợp tác biển tại Đông Nam Á


Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh rằng việc UNCLOS - Công ước Liên Hợp Quốc (LHQ) về Luật Biển - được thông qua cách đây 40 năm là một dấu mốc lịch sử trong quá trình phát triển của luật biển quốc tế. Lần đầu tiên một khung pháp lý toàn diện, một bản “hiến pháp” của các đại dương được thiết lập. Kể từ đó, UNCLOS đã chứng minh được giá trị phổ quát và được kết tinh thành luật tập quán quốc tế. Cho đến nay, UNCLOS tiếp tục đóng vai trò nền tảng trong sự phát triển luật biển quốc tế, trong thúc đẩy hòa bình, an ninh, hợp tác giữa các quốc gia và sự phát triển bền vững của các đại dương và biển cả.


Diễn đàn Đối thoại biển lần thứ tám ngày 29/6/2022 tập trung thảo luận luật biển quốc tế và khả năng hợp tác tại khu vực Đông Nam Á, cụ thể có bốn phiên.


Tại phiên 1 “UNCLOS và khu vực Đông Nam Á: Các chủ đề chưa được nghiên cứu đầy đủ”, các đại biểu đã thảo luận nhiều nội dung liên quan đến việc không là thành viên của UNCLOS có thể ảnh hưởng như thế nào đến quyền và nghĩa vụ của các quốc gia ven biển về phân định biển và hợp tác biển; góc nhìn toàn diện về cách các quốc gia Đông Nam Á đang thực hiện Hiệp định các biện pháp của quốc gia có cảng…


Tại phiên 2 “Giảm thiểu phát thải từ các hoạt động vận tải”, các đại biểu đưa ra cái nhìn tổng quan về các cuộc đàm phán tại Tổ chức Hàng hải quốc tế về việc giảm phát thải từ hoạt động vận tải quốc tế và sáng kiến vận tải không làm tăng tổng lượng khí nhà kính thải vào khí quyển. Từ đó đưa ra những khuyến nghị chính sách cho các nước trong khu vực theo hướng phù hợp hơn với Thỏa thuận Paris 2015. Tại phiên 3 “Nghĩa vụ hợp tác giữa các quốc gia giáp biển nửa kín”, các đại biểu phân tích pháp lý, thực tiễn của các quốc gia và tương lai phía trước. Nội dung bàn tại phiên 4 là về công tác bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển trong các khu vực ngoài quyền tài phán quốc gia.


Trước việc ngày càng có nhiều thách thức trên biển, cộng đồng quốc tế cần duy trì thượng tôn pháp luật và tuân thủ một cách thiện chí các nghĩa vụ pháp lý theo UNCLOS, đặc biệt là trong việc đưa ra các yêu sách và tiến hành các hoạt động trên biển. (Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu)


TQ khó có khả năng rời khỏi UNCLOS


Phát biểu tại diễn đàn, cựu thẩm phán Tòa án Luật biển quốc tế Rüdiger Wolfrum (người Đức) nhấn mạnh vai trò cơ bản của UNCLOS đối với sự phát triển của luật biển quốc tế và thúc đẩy hòa bình, an ninh, hợp tác giữa các quốc gia và sự phát triển bền vững của biển và đại dương. Theo ông, sau 40 năm, UNCLOS hiện là một cơ chế tiên tiến so với các cơ chế truyền thống, song sẽ tiếp tục được cải thiện để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới trong thời gian tới, như vấn đề mực nước biển dâng, đánh bắt quá mức…


Cựu thẩm phán Wolfrum phân tích đóng góp của các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế được thiết lập theo UNCLOS trong việc tạo ra những cơ chế bình đẳng, khách quan, giúp các quốc gia lớn và nhỏ trên thế giới giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.


Ông khẳng định rằng UNCLOS cần được áp dụng một cách toàn diện, không tách rời, cần gắn liền giữa cơ chế giải quyết tranh chấp với tất cả quy định pháp lý của công ước và luật pháp quốc tế. Ông cũng nói thêm rằng phán quyết của các tòa án quốc tế không chỉ thuần túy ràng buộc với các bên tham gia tranh chấp mà còn là cơ sở cho sự hợp tác chung, có tác động tới khu vực và cộng đồng quốc tế.


Năm 2016, Tòa án Trọng tài quốc tế về Luật Biển (được thành lập theo phụ lục của UNCLOS) ra phán quyết Philippines thắng kiện và bác bỏ tuyên bố quyền lịch sử của Trung Quốc (TQ) đối với các nguồn tài nguyên ở hầu hết Biển Đông. Tòa bác bỏ khả năng TQ được yêu sách vùng biển từ các đảo nhân tạo mà nước này đã xây dựng trái phép ở Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), xác định TQ đã gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường biển, mở rộng và làm phức tạp thêm tranh chấp. Tuy nhiên, cho đến nay TQ vẫn không chấp nhận phán quyết.


Tại Diễn đàn Đối thoại biển lần thứ tám, trả lời câu hỏi về khả năng TQ có thể rút khỏi UNCLOS, GS Kentaro Nishimoto, người Nhật, nhận định hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh sẽ có động thái này.


GS Nishimoto khẳng định việc nói TQ sẽ rời khỏi UNCLOS là khá lý thuyết vì trên thực tế khả năng này không cao. Theo ông, “ngoài việc để thể hiện thái độ bất mãn của Bắc Kinh với vấn đề gì đó, việc rút khỏi UNCLOS sẽ không giúp củng cố vị trí hay vị thế pháp lý của TQ”.


Tuy nhiên, GS Nishimoto cũng cho rằng trong trường hợp Bắc Kinh rút khỏi UNCLOS thì «đó sẽ là một động thái gây bất ổn, ảnh hưởng đến hòa bình khu vực bởi vì đó là một bước đi thể hiện TQ sẵn sàng bước ra khỏi các khung pháp lý chung”.


Tuân thủ UNCLOS để tránh leo thang căng thẳng ở Biển Đông


Tại Diễn đàn Đối thoại biển, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu khẳng định rằng trong 40 năm qua trật tự pháp lý được thiết lập theo UNCLOS đã góp phần lớn trong duy trì hòa bình và ổn định quốc tế. Việc giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế, theo đó cũng được đẩy mạnh. Các quốc gia cần thúc đẩy hợp tác hơn nữa ở cấp độ quốc tế và khu vực để bảo tồn và sử dụng bền vững các biển và đại dương, đồng thời đảm bảo quyền tự do hàng hải và các hoạt động hàng hải hợp pháp.


Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu kỳ vọng nhóm bạn bè của UNCLOS tại Liên Hợp Quốc (Việt Nam là một trong 12 nước sáng lập năm 2021) sẽ góp phần nâng cao nhận thức về công ước, chia sẻ các thông lệ tốt trong việc áp dụng công ước để phân định biển, giải quyết hòa bình các tranh chấp và quản lý đại dương, hỗ trợ việc thực hiện công ước và đáp ứng lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.


Với khu vực, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh cần áp dụng UNCLOS thúc đẩy hợp tác trên cơ sở tôn trọng các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các quốc gia ven biển cũng như các quốc gia không có biển, thành viên cũng như chưa phải thành viên của UNCLO, nhằm duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, thúc đẩy quản lý bền vững Biển Đông.


Để đạt mục tiêu này, các quốc gia cần nỗ lực tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS trong việc xác định các yêu sách trên biển và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, nâng cao lòng tin, tự kiềm chế, không có các hoạt động có thể làm phức tạp thêm tình hình hoặc leo thang căng thẳng ở Biển Đông. VIẾT THỊNH


https://plo.vn/doi-thoai-bien-ban-unclos-va-hop-tac-o-dong-nam-a-post686794.html


(1)  Tựa lớn do VHO đặt


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Đối thoại Biển ở Hà Nội nói gì về khả năng Trung Quốc rút khỏi UNCLOS?


https://vn.sputniknews.com/amp/20220629/doi-thoai-bien-o-ha-noi-noi-gi-ve-kha-nang-trung-quoc-rut-khoi-unclos-15988028.html


Hà Nội 29/6/2022


image026Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu (giữa) chủ tọa Đối thoại Biển lần thứ 8: Kỷ niệm 40 năm Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 © Ảnh : TTXVN - Nguyễn Văn Điệp


Tại Đối thoại Biển ở Hà Nội, Giáo sư người Nhật Bản Kentaro Nishimoto đã phân tích khả năng Trung Quốc rút khỏi UNCLOS để thể hiện quan điểm về Biển Đông và những hệ lụy từ quyết định của Bắc Kinh.


Việt Nam đã bỏ phiếu tán thành UNCLOS ngày 30/4/1982 và là quốc gia thứ 63 phê chuẩn Công ước quốc tế về Luật Biển.


UNCLOS là gì?


Như Sputnik đã đề cập, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (United Nations Convention on Law of the Sea - UNCLOS), cũng gọi là Công ước Luật biển là một hiệp ước quốc tế được tạo ra trong Hội nghị về luật biển Liên Hợp Quốc lần thứ 3 diễn ra từ năm 1973 cho đến 1982 với các chỉnh sửa đã được thực hiện trong Hiệp ước Thi hành năm 1994. UNCLOS luôn được coi là “hiến pháp của đại dương”.


UNCLOS có hiệu lực kể từ ngày 16/11/1994, đã được 168 nước và tổ chức quốc tế phê chuẩn và 14 quốc gia khác ký nhưng chưa phê chuẩn.


Việt Nam nằm trong nhóm những quốc gia đầu tiên ký kết và phê chuẩn UNCLOS. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật Biển quốc gia vào ngày 21/6/2012, gọi là Luật Biển Việt Nam. Luật Biển Việt Nam chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2013.


Luật Biển Việt Nam ra đời là quy trình nội luật hóa Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) mà Việt Nam đã ký kết và chính thức phê chuẩn. Đồng thời, nó cũng thể hiện trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam trong việc triển khai, tổ chức, thực hiện UNCLOS 1982 với tư cách quốc gia thành viên.


Đối thoại Biển tại Hà Nội


Ngày 29/6 Đối thoại Biển lần thứ 8 với chủ đề Kỷ niệm 40 năm UNCLOS: Thúc đẩy hợp tác biển ở Đông Nam Á do Học viện Ngoại giao (DAV), Đại sứ quán Úc tại Việt Nam và Quỹ Konrad Adenauer Stiftung (KAS) đồng tổ chức tại Hà Nội.


Đối thoại biển tại Việt Nam ghi nhận sự tham gia của hơn 150 đại biểu trực tiếp và hơn 100 đại biểu đăng ký tham dự trực tuyến; trong đó có 15 diễn giả là các chuyên gia uy tín từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ, đại diện từ Liên Hợp Quốc, đại diện của trên 20 cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, trong đó có 3 Đại sứ và gần 50 đại biểu, cùng hơn 20 hãng thông tấn, truyền hình đã đăng ký tham gia đưa tin về Đối thoại.


Đối thoại Biển lần thứ 8 diễn ra ngày 29/6/2022 tập trung vào Luật biển Quốc tế và các khía cạnh và khả năng hợp tác tại khu vực Đông Nam Á, bao gồm 4 phiên với các chủ đề gồm UNCLOS và khu vực Đông Nam Á: Các chủ đề chưa được nghiên cứu đầy đủ; Giảm thiểu khí thải từ các hoạt động vận tải; Nghĩa vụ hợp tác giữa các quốc gia ở các vùng biển nửa kín: Khía cạnh pháp lý, thực tiễn quốc gia, và tương lai phía trước; Bảo tồn và sử dụng bền vững các khu vực đa dạng sinh học ngoài quyền tài phán quốc gia.


Phát biểu chào mừng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu cho hay, việc thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) cách đây 40 năm (1982) là một dấu mốc lịch sử trong quá trình phát triển của luật biển quốc tế.


“Lần đầu tiên, một khung pháp lý toàn diện, một bản “hiến pháp” của các đại dương được thiết lập”, - ông Hiệu nhắc lại.


Kể từ đó, UNCLOS đã chứng minh được giá trị phổ quát và được kết tinh thành luật tập quán quốc tế. Cho đến nay, Công ước tiếp tục đóng vai trò nền tảng trong sự phát triển luật biển quốc tế, và trong thúc đẩy hòa bình, an ninh, hợp tác giữa các quốc gia và sự phát triển bền vững của các đại dương và biển cả.


Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu khẳng định trong 40 năm qua, trật tự pháp lý được thiết lập theo UNCLOS đã góp phần lớn trong duy trì hòa bình và ổn định quốc tế. Việc giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế theo đó cũng được đẩy mạnh.


Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam cho hay, trước những thách thức trên biển ngày càng nhiều, cộng đồng quốc tế cần duy trì thượng tôn pháp luật và tuân thủ một cách thiện chí các nghĩa vụ pháp lý theo Công ước, đặc biệt là trong việc đưa ra các yêu sách và tiến hành các hoạt động trên biển.


“Các quốc gia cần thúc đẩy hợp tác ở cấp độ quốc tế và khu vực để bảo tồn và sử dụng bền vững các biển và đại dương, đồng thời đảm bảo quyền tự do hàng hải và các hoạt động hàng hải hợp pháp”, - đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam nói.


Thứ trưởng nhắc lại, năm 2021, Việt Nam vinh dự là một trong 12 nước sáng lập Nhóm bạn bè của UNCLOS tại Liên Hợp Quốc và cam kết tuân thủ và thúc đẩy UNCLOS, Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế.


image028Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu trao đổi với các chuyên gia trong Đối thoại Biển lần thứ 8: Kỷ niệm 40 năm Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 © Ảnh : TTXVN - Nguyễn Văn Điệp


Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu nêu lại kỳ vọng rằng Nhóm sẽ góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết về Công ước, chia sẻ các thông lệ tốt trong việc áp dụng Công ước để phân định biển, giải quyết hòa bình các tranh chấp và quản lý đại dương, qua đó hỗ trợ việc thực hiện Công ước và đáp ứng lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.


Đối với khu vực, Bộ Ngoại giao Việt Nam Hiệu nêu bật việc áp dụng các giá trị phổ quát UNCLOS để thúc đẩy hợp tác trên cơ sở tôn trọng các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các quốc gia ven biển cũng như các quốc gia không có biển, giữa các quốc gia là thành viên cũng như chưa phải là thành viên của UNCLOS nhằm duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, thúc đẩy quản lý bền vững Biển Đông.


Theo Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu, để đạt được mục tiêu này, các quốc gia cần nỗ lực tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS, nâng cao lòng tin.


“Các bên cần tự kiềm chế, không tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp thêm tình hình hoặc leo thang căng thẳng ở Biển Đông, đồng thời, tuân thủ Công ước trong việc xác định các yêu sách trên biển và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình”, - Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam lưu ý.


UNCLOS cần được áp dụng một cách toàn diện


Tham gia trình bày quan điểm tại Đối thoại Biển lần thứ 8, cựu Thẩm phán Tòa án Luật biển Quốc tế Rüdiger Wolfrum, người Đức đã nhấn mạnh vai trò cơ bản của Công ước đối với sự phát triển của luật biển quốc tế và thúc đẩy hòa bình, an ninh, hợp tác giữa các quốc gia, và sự phát triển bền vững của biển và đại dương.


Trong bài phát biểu của mình, cựu Thẩm phán Đức đã phân tích đóng góp của các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế được thiết lập theo Công ước trong việc tạo ra những cơ chế bình đẳng, khách quan, giúp các quốc gia lớn và nhỏ trên thế giới giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.


“UNCLOS cần được áp dụng một cách toàn diện, không nên tách rời mà cần gắn liền giữa cơ chế giải quyết tranh chấp với tất cả quy định pháp lý của UNCLOS và luật pháp quốc tế”, - cựu Thẩm phán Wolfrum đề nghị.


Chuyên gia người Đức cho rằng, phán quyết của các tòa án quốc tế không chỉ thuần tuý ràng buộc với các bên tham gia tranh chấp mà còn là cơ sở cho hợp tác chung, có tác động tới khu vực và cộng đồng quốc tế.


Hơn 40 năm kể từ khi UNCLOS ra đời, thế giới đang đứng trước những thách thức mới như vấn đề mực nước biển dâng, đánh bắt quá mức, do đó, cựu Thẩm phán đánh giá UNCLOS đã là một cơ chế tiên tiến so với các cơ chế truyền thống, song Công ước sẽ tiếp tục được cải thiện để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới trong thời gian tới.


Khả năng Trung Quốc rút khỏi UNCLOS


Phát biểu tại Đối thoại Biển ở Hà Nội, Giáo sư Kentaro Nishimoto, chuyên gia từ Trường Luật của Đại học Tohoku bày tỏ quan điểm về khả năng Trung Quốc có thể rút khỏi UNCLOS.


“Hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh sắp sửa làm thế (rút khỏi UNCLOS)”, ông Nishimoto nói và đánh giá việc Trung Quốc rời khỏi UNCLOS chỉ mang tính lý thuyết vì trên thực tế khả năng này là không cao.


Tuy nhiên, theo nếu Bắc Kinh rút khỏi UNCLOS, thì theo ông Kentaro Nishimoto, đây sẽ là một động thái gây bất ổn, ảnh hưởng đến hòa bình khu vực bởi vì thực tế, quyết định này được hiểu là bước đi thể hiện Trung Quốc sẵn sàng bước ra khỏi các khung pháp lý chung của quốc tế.


Chuyên gia Nhật Bản nhấn mạnh rằng, ngoài việc để thể hiện thái độ bất mãn, không hài lòng của Bắc Kinh, việc rút khỏi UNCLOS sẽ không giúp củng cố bất kỳ điều gì mà Trung Quốc đang muốn thúc đẩy, thậm chí khiến Trung Quốc và Mỹ “hệt như nhau”.


Trước đó, hồi năm 2016, từng có thông tin Trung Quốc sẽ rút khỏi UNCLOS để thể hiện thái độ không hài lòng và né tránh sự ràng buộc pháp lý của phán quyết về Biển Đông sau vụ thua kiện Philippines. Tuy nhiên điều này đã không xảy ra.


Mặc dù không rút thẳng khỏi UNCLOS, nhưng Trung Quốc chỉ coi phán quyết của tòa quốc tế là “tờ giấy lộn” và tìm cách phớt lờ phán quyết và hạ thấp tính chính danh của Tòa trọng tài thành lập theo phụ lục VII UNCLOS để giải quyết vấn đề do Philippines đệ trình lên hồi 2016.


Liên quan đến việc dù Mỹ không tham gia UNCLOS nhưng thường tiến hành các hoạt động dưới danh nghĩa “duy trì tự do hàng hải, hàng không” ở Biển Đông cũng như nhiều vùng biển khác, thách thức trực tiếp các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh, hay như trường hợp Campuchia, chuyên gia cho rằng, các quốc gia cũng không nên bày tỏ quan ngại về việc một quốc gia chưa trở thành thành viên đầy đủ của UNCLOS hay chưa phê chuẩn các điều khoản liên quan về ranh giới trên biển. © AFP 2022


Campuchia vẫn chưa phê chuẩn UNCLOS trong khi 9 quốc gia còn lại của ASEAN kể cả Lào (đất nước không có biển) cũng đã phê chuẩn từ rất sớm.


“Việc một quốc gia chưa là thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 không ảnh hưởng đến việc nước đó bày tỏ quan điểm về một vấn”, - ông Nishimoto cho hay.


Trung Quốc nhiều lần lên tiếng “đá Mỹ” ra khỏi các vấn đề của khu vực với lập luận rằng, Washington không phải là thành viên phê chuẩn UNCLOS nên không có quyền lên tiếng về vấn đề Biển Đông. Do đó, nếu Trung Quốc rút khỏi UNCLOS thì vị thế của Washington và Bắc Kinh là như nhau – đều không liên quan đến UNCLOS. Do đó, chuyên gia cho rằng, khả năng Trung Quốc dứt áo rời UNCLOS là có nhưng rất thấp.


“Hành động đó (việc rút khỏi UNCLOS) không củng cố được vị thế pháp lý của Trung Quốc liên quan đến các tranh chấp trên biển”, - chuyên gia đánh giá.


Tân Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu

image030

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu sinh năm 1975 (47 tuổi) tại Hà Nội. Trình độ học vấn: Cử nhân Luật, cử nhân Tiếng Anh, Thạc sỹ Luật.

Ông bắt đầu công tác tại Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao từ năm 1998. Từ năm 2007-2010, ông làm Thư ký Lãnh đạo Bộ Ngoại giao rồi trợ lý Vụ trưởng.

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định bổ nhiệm ông Phạm Quang Hiệu, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, kiêm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. (theo (Chinhphu.vn 18/5/2021)