TT Joe Biden: “Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ”

06 Tháng Năm 20228:00 SA(Xem: 2110)

VĂN HÓA ONLINE - TÀI LIỆU - THỨ SÁU 06 MAY 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Custom AQI Code – DO NOT DELETE

image015

Đại sứ quán và
Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam


TRANG THÔNG TIN:


TT Joe Biden: “Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ”


image017Tổng thống Mỹ Joe Biden tham dự trực tuyến Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN thường niên từ Tìa Bạch Ốc, Washington, DC, ngày26/10/2021.


Trang chủ | Tin tức | TRANG THÔNG TIN: Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ


Add This Sharing Buttons


Đọc toàn bộ chiến lược ở đây


“Chúng tôi mong muốn một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng mở, kết nối, thịnh vượng, có sức chống chịu và an ninh - và chúng tôi sẵn sàng hợp tác với mỗi người trong số các bạn để đạt được điều đó.”
Tổng thống Joe Biden
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á
Ngày 27 tháng 10 năm 2021


Chính quyền Tổng thống Biden và Phó Tổng thống Harris đã đạt được những bước tiến lịch sử nhằm khôi phục vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đồng thời điều chỉnh vai trò của mình cho phù hợp với thế kỷ 21. Năm ngoái, Hoa Kỳ đã tiến hành hiện đại hóa các liên minh lâu đời của mình, củng cố các mối quan hệ đối tác mới nổi, cũng như tạo dựng các liên kết mang tính sáng tạo cùng với các đồng minh và đối tác nhằm đối phó với những thách thức cấp bách, từ việc cạnh tranh với Trung Quốc cho tới biến đổi khí hậu và ứng phó với đại dịch. Hoa Kỳ đã thực hiện điều này vào thời điểm các đồng minh và đối tác trên toàn thế giới cũng đang ngày càng tăng cường sự kết nối của mình ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương; đồng thời giữa hai đảng trong Nghị viện Hoa Kỳ cũng có một sự nhất trí rộng rãi rằng Hoa Kỳ cũng phải làm điều đó. Sự thống nhất đó trong cam kết đối với khu vực, từ khắp các vùng, các đại dương cũng như không phân biệt đường lối chính trị-đảng phái, phản ánh một thực tế không thể phủ nhận: Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là khu vực năng động nhất trên thế giới và tương lai của nó ảnh hưởng đến mọi người ở mọi nơi.


Thực tế đó chính là cơ sở của Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Chiến lược này đề ra tầm nhìn của Tổng thống Biden nhằm củng cố vững chắc hơn vị trí của Hoa Kỳ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đồng thời cũng tăng cường sức mạnh cho cả khu vực trong quá trình đó. Trọng tâm chính của Chiến lược là sự hợp tác bền vững và sáng tạo cùng với các nước đồng minh, đối tác, cũng như các thể chế cả trong và ngoài khu vực.


Hoa Kỳ sẽ theo đuổi mục tiêu xây dựng một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương:


TỰ DO VÀ RỘNG MỞ


Những lợi ích sống còn của chúng tôi cũng như lợi ích của các đối tác thân cận nhất của chúng tôi đòi hỏi phải có một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở; và một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở đòi hỏi việc các chính phủ phải có thể đưa ra lựa chọn của riêng cho mình, đồng thời các khu vực chung được quản lý phù hợp theo luật pháp. Chiến lược của chúng tôi bắt đầu bằng việc tăng cường khả năng chống chịu, cả trong từng quốc gia, giống như chúng tôi đã làm ở Hoa Kỳ, cũng như giữa các quốc gia với nhau. Chúng tôi sẽ thúc đẩy một khu vực tự do và rộng mở, thông qua việc:


  • Đầu tư vào các thể chế dân chủ, báo chí tự do, và một xã hội dân sự năng động
  • Cải thiện minh bạch tài khóa ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm phơi bày tham nhũng và thúc đẩy cải cách
  • Đảm bảo các vùng biển và bầu trời của khu vực được quản lý và sử dụng dựa theo luật pháp quốc tế
  • Thúc đẩy các phương pháp tiếp cận chung đối với các công nghệ then chốt và mới nổi, internet và không gian mạng

KẾT NỐI


Một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở chỉ có thể đạt được nếu chúng ta xây dựng được năng lực tập thể cho một kỷ nguyên mới. Các liên minh, tổ chức và quy tắc mà Hoa Kỳ cùng các đối tác đã góp phần xây dựng cần được điều chỉnh. Chúng tôi sẽ xây dựng năng lực tập thể cả trong và ngoài khu vực, thông qua việc:


  • Tăng cường năm liên minh hiệp ước trong khu vực của chúng tôi với Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Thái Lan
  • Tăng cường quan hệ với các đối tác hàng đầu trong khu vực, bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Mông Cổ, New Zealand, Singapore, Đài Loan, Việt Nam và các quốc đảo ở Thái Bình Dương
  • Đóng góp cho một ASEAN ngày càng có tiếng nói mạnh mẽ và thống nhất
  • Tăng cường Nhóm Bộ tứ và thực hiện các cam kết của Nhóm
  • Ủng hộ sự tiếp tục trỗi dậy cũng như vai trò lãnh đạo của Ấn Độ trong khu vực
  • Phối hợp để tăng cường khả năng chống chịu cho các quốc đảo ở Thái Bình Dương
  • Tạo dựng kết nối giữa khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương với khu vực Châu Âu-Đại Tây Dương
  • Mở rộng sự hiện diện ngoại giao của Hoa Kỳ tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Đông Nam Á và các quốc đảo ở Thái Bình Dương.

THỊNH VƯỢNG


Sự thịnh vượng hàng ngày của người Mỹ gắn liền với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Thực tế đó đòi hỏi cần có các khoản đầu tư nhằm khuyến khích đổi mới sáng tạo, tăng cường khả năng cạnh tranh kinh tế, tạo ra việc làm có thu nhập cao, xây dựng lại các chuỗi cung ứng, đồng thời mở rộng cơ hội kinh tế cho các gia đình thuộc tầng lớp trung lưu: 1,5 tỷ người ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu toàn cầu trong thập kỷ này. Chúng tôi sẽ thúc đẩy sự thịnh vượng của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, thông qua việc:


  • Đề xuất một khuôn khổ kinh tế của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, qua đó chúng ta có thể:
    • Xây dựng những cách tiếp cận mới đối với thương mại, đáp ứng được các tiêu chuẩn cao về lao động và môi trường
    • Quản lý nền kinh tế kỹ thuật số của chúng ta cũng như các dòng chảy dữ liệu xuyên biên giới theo các nguyên tắc mở, bao gồm thông qua một khuôn khổ mới cho phát triển kinh tế số
    • Thúc đẩy các chuỗi cung ứng có khả năng chống chịu và an toàn, đa dạng, cởi mở và dễ dự báo
    • Xúc tiến đầu tư chung vào kinh tế phi các-bon và năng lượng sạch
  • Thúc đẩy thương mại và đầu tư tự do, công bằng và cởi mở thông qua Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), đặc biệt trong năm 2023 khi Hoa Kỳ sẽ là chủ nhà của APEC
  • Thu hẹp khoảng cách về cơ sở hạ tầng trong khu vực thông qua sáng kiến Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn cùng với các đối tác trong nhóm G7

AN NINH


Trong suốt 75 năm qua, Hoa Kỳ đã duy trì sự hiện diện quốc phòng mạnh mẽ và nhất quán cần thiết nhằm hỗ trợ cho hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng trong khu vực. Chúng tôi đang mở rộng và hiện đại hóa vai trò này, đồng thời nâng cao khả năng của mình trong việc bảo vệ lợi ích của chúng tôi, cũng như ngăn chặn bất kỳ hành vi nào đe dọa tới lãnh thổ Hoa Kỳ, hay đe dọa các đồng minh và đối tác của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tăng cường an ninh khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, sử dụng tất cả các công cụ sức mạnh của mình để ngăn chặn hành vi gây hấn, chống lại những hành vi cưỡng ép, thông qua việc:


  • Tăng cường khả năng răn đe tổng hợp
  • Thắt chặt hợp tác và tăng cường khả năng phối hợp cùng với các đồng minh và đối tác
  • Duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực eo biển Đài Loan
  • Đổi mới để tác nghiệp hiệu quả trong môi trường mới với mối đe dọa thay đổi nhanh chóng, bao gồm không gian, không gian mạng, cũng như các lĩnh vực công nghệ then chốt và mới nổi
  • Tăng cường khả năng răn đe và phối hợp mở rộng với các nước đồng minh gồm Hàn Quốc và Nhật Bản, đồng thời theo đuổi mục tiêu phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên
  • Tiếp tục thực hiện các mục tiêu của AUKUS
  • Mở rộng sự hiện diện của Tuần duyên Hoa Kỳ cũng như hợp tác chống lại các mối đe dọa xuyên quốc gia khác
  • Vận động Nghị viện để tài trợ cho Sáng kiến răn đe Thái Bình Dương và Sáng kiến an ninh biển

CÓ SỨC CHỐNG CHỊU


Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương phải đối mặt với những thách thức xuyên quốc gia to lớn. Biến đổi khí hậu đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết, trong bối cảnh các sông băng ở khu vực Nam Á đang tan dần, đồng thời các quốc đảo ở Thái Bình Dương đang phải ứng phó với vấn đề mực nước biển dâng cao mang tính chất sống còn. Đại dịch Covid-19 tiếp tục gây ra những thiệt hại to lớn cả về người và kinh tế trên toàn khu vực. Trong lúc đó, các chính phủ tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng đang phải vật lộn với thiên tai, khan hiếm tài nguyên, xung đột nội bộ, cũng như những thách thức trong quản trị. Nếu không được kiểm soát, các vấn đề này có nguy cơ gây mất ổn định khu vực. Chúng tôi sẽ tăng cường khả năng chống chịu của khu vực đối với các mối đe dọa xuyên quốc gia trong thế kỷ 21, thông qua việc:


  • Hợp tác với các đồng minh và đối tác nhằm xây dựng các mục tiêu, chiến lược, kế hoạch và chính sách tới năm 2030 và 2050, nhất quán với mục tiêu hạn chế sự ấm lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C
  • Giảm thiểu khả năng dễ bị tổn thương của khu vực trước những tác động của biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường
  • Chấm dứt đại dịch Covid-19, đồng thời củng cố an ninh y tế toàn cầu. 

# # #


Bản dịch được cung cấp có tính tham khảo và chỉ bản gốc chính thức bằng tiếng Anh mới có giá trị chính xác.


++++++++++++++++++++++++++++++++++


TT Biden thề sát cánh cùng Đông Nam Á để bảo vệ dân chủ và tự do trên Biển


27/10/2021


Reuters


image017Tổng thống Mỹ Joe Biden tham dự trực tuyến Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN thường niên từ Tìa Bạch Ốc, Washington, DC, ngày26/10/2021.


Tổng thống Joe Biden nói Hoa Kỳ sẽ sát cánh với các đồng minh Đông Nam Á trong việc bảo vệ tự do trên biển, dân chủ và nhân quyền cũng như cho biết rằng ông ủng hộ các nỗ lực để buộc chính quyền Myanmar phải chịu trách nhiệm về các cam kết của họ đối với hòa bình.


Đông Nam Á đã trở thành chiến địa giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, quốc gia đang kiểm soát hầu hết Biển Đông và đã gây áp lực quân sự cũng như chính trị lên Đài Loan, một hòn đảo tự trị theo đường lối dân chủ mà Bắc Kinh coi là thuộc về họ.


Tổng thống Biden hôm 26/10/2021 đã cùng các nhà lãnh đạo Đông Nam Á chỉ trích chính quyền Myanmar, khi hội nghị thượng đỉnh của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khai mạc mà không có đại diện của nước này sau khi vị tướng hàng đầu của Myanmar bị loại ra ngoài vì phớt lờ các đề xuất hòa bình.


"Ở Myanmar, chúng ta phải giải quyết thảm kịch do cuộc đảo chính quân sự đang ngày càng phá hoại sự ổn định của khu vực", ông Biden nói tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á được tổ chức trực tuyến.


"Hoa Kỳ đứng về phía người dân Myanmar và kêu gọi chế độ quân sự chấm dứt bạo lực, trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị và trở lại con đường dân chủ."


Tổng thống Biden cũng cho biết Hoa Kquan ngại sâu sắc trước "các hành động cưỡng chế và chủ động của Trung Quốc qua eo biển Đài Loan", tuyến đường thủy nối giữa Đài Loan và Trung Hoa đại lục.


Căng thẳng giữa Đài Loan và Trung Quốc, quốc gia tuyên bố hòn đảo này là lãnh thổ thuộc chủ quyền của họ, đã leo thang trong những tuần gần đây khi Bắc Kinh gia tăng áp lực quân sự và chính trị.


Căng thẳng này bao gồm việc Trung Quốc nhiều lần điều các máy bay chiến đấu vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan, hay ADIZ, bao trùm một khu vực rộng hơn vùng lãnh thổ của Đài Loan mà nước này theo dõi và tuần tra để có thêm thời gian đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào.


Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ việc sử dụng vũ lực để cuối cùng sẽ thống nhất Đài Loan.


Tổng thống Biden cũng cho biết ông sẽ lên tiếng vì "nhân quyền ở Tân Cương và Tây Tạng (và) quyền của người dân Hong Kong".


Trung Quốc phủ nhận các hành động vi phạm nhân quyền ở miền viễn Tây Tân Cương và Tây Tạng. Họ cũng phủ nhận việc can thiệp vào các quyền tự do ở Hong Kong, một thuộc địa cũ của Anh. (theo VOA)
24 Tháng Giêng 2024(Xem: 255)
10 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 386)
CỘNG ĐỒNG BẮC KINH - HÀ NỘI - VIÊN CHĂN - NAM VANG
23 Tháng Chín 2023(Xem: 1840)
Reuters: “Việt Nam sắp sửa mua vũ khí sát thương của Mỹ”