Viễn vọng kính James Webb “nhìn lại” lịch sử vũ trụ

26 Tháng Mười Hai 20216:47 SA(Xem: 3466)

VĂN HÓA ONLINE – VĂN HÓA LỊCH SỬ - THỨ BẨY 25 DEC 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Các nhà khoa học muốn sử dụng kính thiên văn này để 'nhìn lại' lịch sử 13,5 tỉ năm vũ trụ, lần đầu quan sát các ngôi sao, các hệ thiên hà đầu tiên được lập, vài trăm triệu năm vụ nổ Big Bang.


James Webb - kính thiên văn mạnh nhất thế giới đã được phóng lên không gian


Hạo Nhiên

25/12/20210 Thanh Niên Online


Khoảng 19 giờ 30 hôm 25.12.2021 (giờ Việt Nam), tên lửa mang theo kính thiên văn không gian James Webb đã rời bệ phóng tại Guiana thuộc Pháp, chính thức mở màn kỷ nguyên mới trong nỗ lực nghiên cứu vũ trụ.


image003Ảnh chụp tên lửa Ariane 5 trên bệ phóng ở French Guiana ngày 23-12, chuẩn bị đưa kính viễn vọng James Webb vào không gian - Ảnh: REUTERS


image005Tên lửa Ariane 5 mang theo cỗ máy gần 10 tỉ USD vào không gian. Reuters/nasa


image007Phần gương của kính viễn vọng James Webb đặt tại trung tâm vũ trụ của NASA ở Mỹ năm 2016 - Ảnh: REUTERS


Tên lửa Ariane 5 mang theo cỗ máy gần 10 tỉ USD của Cơ quan Hàng không vũ trụ NASA đã rời bệ phóng của Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) ở Guiana thuộc Pháp trên bờ đông bắc của Nam Mỹ.


Vụ phóng đã được truyền trực tiếp trên kênh NASA-ESA và được các đài truyền hình, hãng tin lớn của thế giới tiếp sóng trên YouTube.


Sau 26 phút kể từ thời điểm phóng, kính thiên văn James Webb tách khỏi tên lửa Ariane 5. Trong vòng 13 ngày, cỗ máy nặng hơn 6,3 tấn sẽ dần bung ra trong không gian để trở về hình dạng nguyên mẫu. Nếu hoàn tất, kính James Webb có kích thước tương đương tòa nhà 3 tầng, bề ngang cỡ sân tennis.


Sau hơn 2 tuần kể từ thời điểm phóng, kính thiên văn sẽ đến được điểm trên quỹ đạo mặt trời và cách trái đất khoảng 1,5 triệu km, tức gấp 4 lần khoảng cách trái đất-mặt trăng.


Để so sánh, kính Hubble đang xoay quanh địa cầu ở độ cao 550 km.


Trải qua 40 triệu giờ chế tạo và tiêu tốn gần 10 tỉ USD, Kính James Webb là sản phẩm của quá trình thiết kế và nghiên cứu của 10.000 nhà vật lý thiên văn, kỹ sư, hóa học trên thế giới.


James Webb có độ nhạy hơn gấp 100 lần so với Hubble, vì vậy các nhà khoa học hy vọng kính thiên văn thế hệ mới sẽ cho phép họ nhìn ngược về thời bình minh của vũ trụ.


Theo tính toán, nếu kính Hubble chỉ có thể nhìn ngược về thời điểm cách sự kiện khai sinh vũ trụ Big Bang khoảng 400 triệu năm, kính James Webb sẽ có năng lực quan sát thời điểm vũ trụ mới 100 triệu năm tuổi.


Bên cạnh viễn cảnh quan sát sự hình thành của những ngôi sao ban đầu của vũ trụ, các nhà thiên văn học vô cùng hứng thú sẽ nghiên cứu các siêu hố đen, được cho đang chiếm cứ trung tâm của các thiên hà.


Những công cụ và thiết bị của James Webb cũng cho phép các nhà nghiên cứu trên trái đất có thể săn lùng chứng cứ về các hành tinh nhiều khả năng dung dưỡng sự sống, mở đường cho nỗ lực nghiên cứu sự sống ngoài địa cầu.


Dự kiến kính thiên văn mới sẽ bắt đầu hoạt động vào mùa hè năm 2022, sau khi mất khoảng 6 tháng để điều chỉnh các mặt gương xếp thành hình tổ ong và các thiết bị liên quan.


JWST đưa nhân loại đến gần hơn với thuở "Bình minh của Vũ trụ’’


RFI 25/12/2021


image010Ảnh chụp màn hình của trang web NasaTV cho thấy hình ảnh mô phỏng 3D của tên lửa Ariane mang theo kính viễn vọng James Webb, hơn một phút sau khi phóng ngày 25/12/2021. © Nasa screengrab


Trọng Thành


« Cỗ máy đi ngược thời gian » JWST vừa được tên lửa đẩy Ariane 5 của Pháp đưa thành công lên quỹ đạo. Tên lửa được phóng vào lúc 12p0 giờ quốc tế hôm nay, 25/12/2021, từ sân bay vũ trụ Guyana, Nam Mỹ. JWST là một kính viễn vọng tối tân nhất cho đến nay. 


« Cỗ máy đi ngược thời gian » mang tên James Webb (cựu lãnh đạo NASA) (viết tắt là JWST), trị giá 9 tỉ đô la, là sản phẩm hợp tác Mỹ, Châu Âu, Canada, được chế tạo trong vòng 30 năm. Kính thiên văn nặng hơn 6 tấn này, dài 12 mét, với nhiều công nghệ tinh vi, được nhiều người coi như « cỗ máy mà nhân loại chưa từng chế ra ».


Với kính quan sát bề rộng 6,5 mét, gấp hơn hai lần so với Hubble, kính thiên văn lớn nhất được đưa lên vũ trụ cho đến nay, kính viễn vọng JWST có thể nhận dạng được những thiên hà đầu tiên, cũng như bầu khí quyển của các hành tinh xa xôi, có khả năng có sự sống. Reuters cho biết JWST mạnh gấp 100 lần so với Hubble. Khác với Hubble (quan sát với ánh sáng thường), JWST quan sát bằng tia hồng ngoại.


Để bảo đảm chất lượng hình ảnh, kính viễn vọng khổng lồ sẽ được đưa đến khu vực cách Trái đất 1,5 triệu km, tức gấp bốn lần khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng. Ở vị trí cách xa hơn nhiều với Mặt trời so với Hubble, chỉ cách Trái đất 600 km. Nhiệt độ càng lạnh và càng xa ánh sáng, kính sẽ càng hoạt động tốt hơn. Đích đến của JWST là nơi nhiệt độ ở vào khoảng -233 độ C.


29 ngày nữa kính viễn vọng James Webb sẽ đến đích. Những hình ảnh đầu tiên do JWST thực hiện sẽ đến với công chúng trong sáu tháng.


300 triệu năm xa hơn Hubble


JWBB muốn đi xa hơn Hubble. Nhiệm vụ của « cỗ máy đi ngược thời gian » này của NASA là truy tìm những dấu tích sớm nhất ở giai đoạn « bình minh » của vũ trụ khoảng 100 triệu năm sau vụ nổ Big Bang, cách nay khoảng 13,7 tỉ năm. Tức xa hơn khoảng 300 triệu năm so với khả năng quan sát của kính Hubble.


Kính thiên văn Hubble đã làm nên một cuộc « cách mạng » trong hiểu biết của con người về vũ trụ, đặc biệt với việc phát hiện ra nhiều hố đen, đã được thiên tài Einstein mô tả kỹ trong các lý thuyết về vũ trụ của ông. Năm 2017, với Hubble, các nhà thiên văn đã phát hiện được hố đen ra đời « chỉ » 690 triệu năm sau vụ nổ lớn Big Bang, vào lúc vũ trụ của chúng ta « còn trẻ ». Quan sát của Hubble đã đảo lộn một số lý thuyết đã có về giai đoạn vũ trụ ra đời.


Kính thiên văn khổng lồ James Webb mở gương thành công, sẵn sàng vào không gian


13/05/2021 15:28 GMT+7


Kính thiên văn không gian lớn nhất thế giới James Webb (JWST) đã mở mặt gương vàng lần cuối trên Trái Đất, trước khi kính viễn vọng này được phóng vào không gian.


image012Kính thiên văn không gian lớn nhất thế giới James Webb. Ảnh: nasa.gov


Ngày 11/5/2021, kính thiên văn không gian lớn nhất thế giới James Webb (JWST) đã mở mặt gương vàng lần cuối trên Trái Đất, một mốc quan trọng trước khi kính viễn vọng trị giá 10 tỉ USD này được phóng vào không gian trong năm nay.


Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết mặt gương 6,5m của JWST đã được mở rộng hoàn toàn và cố định vào vị trí. Đây là thử nghiệm sau cùng để xem liệu kính này có thể tồn tại trong hành trình dự kiến dài 1,6 triệu km và sẵn sàng khám phá nguồn gốc vũ trụ. Gương của JWST được làm từ 18 tấm gương nhỏ hình lục giác có phủ một lớp vàng siêu mỏng để cải thiện khả năng phản xạ ánh sáng hồng ngoại.


Trong quá trình bay vào không gian, tấm gương này ở trạng thái gập lại giống như một tác phẩm gấp giấy origami của Nhật Bản. Để tạo thành một tấm gương khổng lồ trong không gian, sau khi được đưa vào vũ trụ 18 gương nhỏ sẽ được 132 bộ truyền động và động cơ riêng lẻ khớp nối vào vị trí. Các gương này sau đó sẽ hoạt động như một tấm phản xạ khổng lồ, cho phép kính thiên văn quan sát vũ trụ sâu hơn bao giờ hết.


Các nhà khoa học muốn sử dụng chiếc kính thiên văn này để 'nhìn lại' lịch sử 13,5 tỉ năm vũ trụ, lần đầu quan sát các ngôi sao, các hệ thiên hà đầu tiên được lập, vài trăm triệu năm vụ nổ Big Bang.


Một khía cạnh khám phá khác là tìm kiếm cả sự sống ngoài không gian.


Theo kế hoạch, kính JWST sẽ được vận chuyển đến Guiana thuộc Pháp và sẽ được tên lửa đẩy Ariane 5 đưa vào không gian vào ngày 31/10 tới. Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
24 Tháng Sáu 2024(Xem: 535)