INDO-PACIFIC: Hiệp ước tàu ngầm Australia, UK, US

17 Tháng Chín 20218:25 SA(Xem: 1404)

VĂN HÓA ONLINE - CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG - THỨ SÁU 17 SEP 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


INDO-PACIFIC: Hiệp ước tàu ngầm Australia, UK, US


image005Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd J. Austin (thứ hai, bên trái), trong một chuyến thăm Bộ Tư Lệnh Hoa Kỳ vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương, ngày 30 tháng 4 năm 2021 tại căn cứ Trân Châu Cảng, Hickam phía tây Honolulu. (Ảnh minh họa) AP - Cindy Ellen Russell


Trung Quốc chỉ trích Hiệp ước Mỹ-Anh-Úc là 'vô trách nhiệm'


Nếu Trung Quốc đánh chiếm Đài Loan thì Anh Quốc sẽ làm gì?


BBC 17/9/2021


image006Nguồn hình ảnh, Reuters


Trung Quốc đã chỉ trích hiệp ước an ninh lịch sử giữa Mỹ, Anh và Australia (Aukus- viết tắt của Australia, UK, US) là "cực kỳ vô trách nhiệm" và "hẹp hòi".


Với hiệp ước này, Mỹ và Anh lần đầu tiên cung cấp cho Australia công nghệ đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.


Hiệp ước này được coi là một nỗ lực nhằm chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc ở Biển Đông - điểm nóng trong nhiều năm và căng thẳng tại đây vẫn ở mức cao.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng liên minh này có nguy cơ "gây tổn hại nghiêm trọng đến hòa bình khu vực ... và tăng cường cuộc chạy đua vũ trang".


Ông Triệu Lập Kiên chỉ trích cái mà ông gọi là "tâm lý ... Chiến tranh Lạnh lỗi thời" và cảnh báo ba nước đang "làm tổn hại lợi ích của chính họ".


Truyền thông nhà nước Trung Quốc đăng những bài xã luận tương tự lên án hiệp ước, và một bài trên Hoàn Cầu Thời Báo, nói rằng Úc hiện đã "tự biến mình thành kẻ thù của Trung Quốc".


Mỹ chia sẻ công nghệ tàu ngầm lần đầu tiên sau 50 năm, trước đó chỉ chia sẻ với Anh.


Điều đó có nghĩa là Úc giờ đây sẽ có thể đóng các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nhanh hơn và khó bị phát hiện hơn so với các hạm đội chạy bằng năng lượng thông thường.


Chúng có thể hoạt động ngầm trong nhiều tháng và bắn tên lửa ở khoảng cách xa hơn - mặc dù Úc cho biết họ không có ý định đưa vũ khí hạt nhân vào các tàu này.


Mối quan hệ đối tác mới, dưới tên Aukus, đã được công bố trong một cuộc họp báo online chung giữa Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson và người đồng cấp Úc Scott Morrison vào tối thứ Tư và sáng thứ Năm.


Và dù cái tên Trung Quốc không được đề cập trực tiếp, ba nhà lãnh đạo đã liên tục nhắc đến các mối quan ngại về an ninh khu vực mà họ cho rằng đã "tăng lên đáng kể".


"Đây là cơ hội lịch sử để ba quốc gia, với các đồng minh và đối tác cùng chí hướng, bảo vệ các giá trị chung, thúc đẩy an ninh và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", thông cáo chung viết.

image007

Các nhà phân tích nhận định, liên minh Aukus có lẽ là thỏa thuận an ninh quan trọng nhất giữa ba quốc gia kể từ Thế chiến thứ hai.


Điều đó có nghĩa là Úc sẽ trở thành quốc gia thứ 7 trên thế giới vận hành tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.


Chúng là một điểm quan trọng trong thỏa thuận, bên cạnh các thỏa thuận chia sẻ khả năng mạng và các công nghệ dưới đáy biển khác.


"Điều này thực sự cho thấy rằng cả ba quốc gia đang vạch ra một giới hạn để bắt đầu và chống lại các động thái gây hấn của [Trung Quốc]", Guy Boekenstein từ Asia Society Australia cho biết.


Ông Boris Johnson nói rằng hiệp ước sẽ "duy trì an ninh và ổn định trên toàn thế giới" và tạo ra "hàng trăm công việc yêu cầu kỹ năng cao".


Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nói với BBC rằng Trung Quốc đang "bắt đầu thực hiện một trong những khoản chi tiêu quân sự lớn nhất trong lịch sử ... Các đối tác của chúng tôi ở những khu vực đó muốn họ có thể giữ vững lập trường của riêng mình."


Trong những năm gần đây, Bắc Kinh bị cáo buộc làm gia tăng căng thẳng ở các vùng lãnh thổ đang có tranh chấp như Biển Đông.


Bắc Kinh ngày càng tăng cường củng cố những gì nước này nói là các quyền hàng thế kỷ đối với khu vực tranh chấp, và đã nhanh chóng xây dựng hiện diện quân sự trên Biển Đông để ủng hộ những tuyên bố đó.


Mỹ cũng đã tăng cường hiện diện quân sự của mình và đang đầu tư mạnh mẽ vào các mối quan hệ đối tác khác trong khu vực như với Nhật Bản và Hàn Quốc.


Các nhà phân tích nói rằng việc đóng các tàu ngầm ở Úc là rất quan trọng đối với ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.


Căng thẳng giữa Trung Quốc và Úc


Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc và trong quá khứ, hai bên đã duy trì mối quan hệ tốt đẹp.


Nhưng trong những năm gần đây, căng thẳng chính trị đã tạo ra rạn nứt sâu sắc, do Úc chỉ trích cách đối xử của Trung Quốc với người Duy Ngô Nhĩ, cấm một số công nghệ từ gã khổng lồ viễn thông Huawei và ủng hộ một cuộc điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.


Các quốc gia phương Tây cũng đã cảnh giác với sự bùng nổ đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc trên các đảo ở Thái Bình Dương, và đã chỉ trích các biện pháp trừng phạt thương mại nặng nề của Trung Quốc lên các nước như Úc. Năm ngoái Trung Quốc đã đánh vào rượu vang Úc với mức thuế lên tới 200%.


Hôm thứ Năm, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết Hoa Kỳ ủng hộ Úc trong việc phòng thủ chống lại Trung Quốc.


Ông nói: "Trong những tháng qua, Bắc Kinh đã chứng kiến rằng Australia sẽ không lùi bước và những lời đe dọa trả đũa và áp lực kinh tế đơn giản là sẽ không hiệu quả".


'Một nhát dao sau lưng'


Nhưng Pháp cũng đã phản ứng giận dữ với hiệp ước mới, bởi vì điều đó có nghĩa là Úc giờ đây sẽ từ bỏ thỏa thuận trị giá 50 tỷ đôla để đóng 12 tàu ngầm với Pháp trước đây.


"Đó thực sự là một nhát dao sau lưng", Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nói với đài France Info. "Chúng tôi đã thiết lập mối quan hệ tin cậy với Úc, sự tin tưởng này đã bị phản bội."


Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu, Josep Borrell cho biết ông hiểu lý do tại sao Pháp thất vọng với thỏa thuận này, đồng thời nói thêm rằng EU đã không được hỏi ý kiến về liên minh mới.


"Điều này buộc chúng tôi một lần nữa ... phải suy nghĩ về sự cần thiết phải đặt vấn đề tự chủ chiến lược của châu Âu trở thành ưu tiên. Điều này cho thấy chúng tôi phải tự tồn tại", ông nói hôm thứ Năm.


Bộ trưởng Blinken cho biết Hoa Kỳ hợp tác "cực kỳ chặt chẽ" với Pháp và sẽ tiếp tục như vậy, đồng thời nói thêm rằng "chúng tôi đặt giá trị cơ bản cho mối quan hệ đó, cho mối quan hệ đối tác đó".


Hiệp ước AUKUS cho thấy sự chuyển dịch quyền lực ở châu Á-TBD


  • Suranjana Tewari
  • BBC News


16/9/2021


image004Nguồn hình ảnh, Getty Images


Với thỏa thuận hợp tác an ninh mới tại Châu Á - Thái Bình Dương, Hoa Kỳ và Anh Quốc sẽ cung cấp cho Australia công nghệ cùng năng lực triển khai tàu ngầm hoạt động bằng năng lượng hạt nhân.


Các quan chức Hoa Kỳ nói rằng bước đi này không phải để đối phó với Bắc Kinh.


Tuy nhiên, các chuyên gia nói thỏa thuận AUKUS ra tín hiệu về sự dịch chuyển biến hóa về chiến lược và chính sách trên toàn khu vực.


Thời điểm ký thỏa thuận có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thỏa thuận được đưa ra chỉ một tháng sau khi Hoa Kỳ rút quân khỏi Afghanistan, khiến cho có những nghi ngờ về cam kết của Hoa Kỳ đối với châu Á.


Anh Quốc cũng sốt sắng muốn tham gia nhiều hơn vào Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là sau khi nước này rút khỏi Liên hiệp Âu Châu và Úc đang ngày càng lo lắng về mức độ ảnh hưởng của Trung Quốc.


"Đây là một 'chuyện lớn' bởi nó thực sự cho thấy cả ba quốc gia này đang vạch ra làn ranh giới nhằm bắt đầu đối phó với những hoạt động hung hăng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương," Guy Boekenstein, giám đốc cao cấp của bộ phận quốc phòng và an ninh quốc gia của chính quyền North Territory, Úc, nói với BBC.


"Nó cũng công khai cho thấy quan điểm chung của chúng tôi về vấn đề này và sự cam kết đối với một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương ổn định và an toàn, điều trong vòng 70 năm qua đã đem lại sự thịnh vượng cho toàn khu vực, bao gồm cả sự phát triển kinh tế của Trung Quốc."


Chụp lại video,


Hoa Kỳ và các đồng minh tập trận vì Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở


Thỏa thuận gồm những gì?


Thỏa thuận liên quan tới việc chia sẻ thông tin và công nghệ trong một số lĩnh vực, trong đó gồm cả tin tức tình báo và công nghệ lượng tử, cũng như việc mua bán tên lửa tuần du.


Nhưng tàu ngầm nguyên tử là điểm then chốt. Chúng sẽ được lắp đặt tại Adelaide ở miền nam nước Úc; với Mỹ và Anh sẽ cung cấp tư vấn về công nghệ.


"Một tàu ngầm nguyên tử có năng lực phòng vệ ghê gớm và do vậy có thể bao quát được cả khu vực. Chỉ có sáu quốc gia trên thế giới có thể có tàu ngầm nguyên tử. Thực sự là chúng có khả năng ngăn chặn cực kỳ mạnh mẽ mà không không cần dùng đến vũ khí nguyên tử," Michael Shoebridge, Giám đốc Quốc phòng, Chiến lược và An ninh Quốc gia tại Viện Chính sách Chiến lược Australia, nói.


Tàu ngầm nguyên tử có khả năng tàng hình tốt hơn nhiều so với các tàu ngầm truyền thống. Chúng hoạt động lặng lẽ, di chuyển dễ dàng và khó bị phát hiện hơn.


Ít nhất sẽ có 8 tàu ngầm được hỗ trợ sản xuất, tuy không rõ liệu khi nào việc đóng tàu ngầm sẽ được triển khai. Quá trình này sẽ kéo dài do Úc hiện thiếu cơ sở hạ tầng hạt nhân.


Chúng sẽ không được trang bị vũ khí nguyên tử mà chỉ chạy bằng năng lượng từ lò phản ứng hạt nhân.


"Tôi cần phải làm rõ thế này: Úc không tìm cách có được vũ khí hạt nhân hoặc thiết lập năng lực hạt nhân phục vụ mục đích dân sự," Thủ tướng Úc Scott Morrison nói.


Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói thêm rằng sẽ có một giai đoạn tư vấn ban đầu 18 tháng với các nhóm chuyên gia từ ba nước, nhằm quyết định cách thức hoạt động của tàu, và để đảm bảo tuân thủ các cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân.


Tuy nhiên, bước đi này cho thấy Hoa Kỳ và Anh Quốc đang sẵn sàng có những bước đi lớn trong việc xuất khẩu công nghệ hạt nhân tới các quốc gia chưa có năng lực hạt nhân, theo bà Tôn Vân, đồng Giám đốc Chương trình Đông Á tại Trung tâm Stimson.


Và điều này khiến cho thỏa thuận hợp tác mới trở nên đặc biệt.


"Công nghệ này đặc biệt nhạy cảm. Đây rõ ràng là một ngoại lệ đối với chính sách của chúng tôi, xét về nhiều khía cạnh. Tôi không nghĩ rằng sau này, điều tương tự sẽ được thực hiện ở những trường hợp khác. Đây là trường hợp ngoài lệ, chỉ xảy ra một lần," một quan chức Hoa Kỳ nói với Reuters, và nói thêm rằng Washington chỉ từng chia sẻ công nghệ đẩy hạt nhân một lần duy nhất, đó là với Anh Quốc hồi năm 1958.


Theo báo The Guardian tại Anh (16/09/2021), Hoa Kỳ hiện đã có tàu đời mới nhất là Virginia-class, do General Dynamics đóng, là loại có một động cơ nguyên tử, 210MW, tốc độ 25 knot, mang theo tên lửa Tomahawk. Thủy thủ đoàn gồm 15 sĩ quan và 117 thủy thủ, chuyên gia kỹ thuật. Tàu lớp Virginia hiện được dùng cả để chống ngầm, và thu thập tin trinh sát, tình báo.


Anh Quốc sẽ có vai trò cung cấp động cơ nguyên tử cho tàu ngầm mới của Úc.


Hiện Úc cam kết không dùng đầu đạn hạt nhân để trang bị cho tàu ngầm nguyên tử, các chuyên gia đều nói ống phóng hỏa tiễn trên tàu lớp Virginia có thể cải tạo để chuyên chở tên lửa có đầu đạn hạt nhân trong tương lai nếu cần.


Châu Á sẽ phản ứng thế nào?


Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã cho thấy sức mạnh và ảnh hưởng ngày càng tăng của mình tại khu vực.


"Chúng ta nghe thấy những lời lẽ nói về sự hợp tác, rồi sau đó chúng ta chứng kiến những đe dọa nhắm vào Đài Loan và những sự kiện tại Hong Kong, và tốc độ quân sự hóa nhanh chóng tại biển Đông. Cho nên thực sự là khi nói tới các vấn đề chiến lược thì hoạt động ngăn chặn có vẻ sẽ là thứ duy nhất hợp lý để đối phó Trung Quốc," ông Shoebridge nói.


Hoa Kỳ cũng đã đầu tư mạnh vào các mối quan hệ hợp tác khác trong khu vực - với Nhật Bản, Nam Hàn, Thái Lan và Philippines, cũng như Ấn Độ và Việt Nam.


Thỏa thuận này có thể sẽ có lợi cho tất cả các nước trên, theo ông Shoebridge, khi phải đối diện với những lo lắng trước sức mạnh đang tăng của Trung Quốc.


"Khu vực này sẽ đánh giá cao điều đó. Đây là một phần của sự dịch chuyển địa chính trị, thứ đang được dẫn dắt bởi chuyện trọng đại hơn. Và đó chính là hướng đi mà ông Tập Cận Bình đang theo đuổi. Tuyên bố này phù hợp với sự tham gia ngày càng nhiều của các nền dân chủ lớn nhất trên thế giới vào việc ngăn chặn, không để Trung Quốc sử dụng sức mạnh của mình," ông Shoebridge nói thêm.


Phản ứng của các nước châu Á được cho là tích cực, ngay cả khi chỉ là sự thừa nhận thầm lặng.


image008Tổng thống Biden sẽ chủ trì cuộc họp gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa các lãnh đạo nhóm 'Bộ Tứ' vào tuần tới


Bonnie Glaser, giám đốc chương trình châu Á tại tổ chức nghiên cứu của Đức, Marshall Fund, nói: "Theo tôi hiểu, từ những người trong chính quyền - những người đã thảo luận với các đồng minh và các đối tác có lợi ích từ sự hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương - thì chuyện này không hề mang tính tiêu cực. Đã có sự ủng hộ ở khu vực đối với việc ngăn chặn, và trong việc Hoa Kỳ hiện diện, hiện diện quân sự tại khu vực."


Tác động đối với quan hệ Úc - Trung


Không nghi ngờ gì, mối quan hệ sẽ thay đổi do kết quả của thỏa thuận này chính là mối quan hệ giữa Trung Quốc và Australia.


Hai nước từng là đối tác thương mại quan trọng của nhau, với lượng đông đảo sinh viên Trung Quốc chọn đi Úc du học.


Tuy nhiên, mối quan hệ chính trị đã xấu đi sau khi Úc hậu thuẫn cho cuộc điều tra toàn cầu về nguồn gốc của virus corona.


Thỏa thuận mới cho thấy Úc đang tự định vị mình về hướng Hoa Kỳ và Anh Quốc, nhưng nó cũng là tín hiệu về việc bỏ phiếu tín nhiệm tại Úc, quốc gia vốn đang muốn thể hiện vai trò tích cực hơn đối với vấn đề an ninh khu vực châu Á.


"Chỉ với việc Úc có các tàu ngầm hạt nhân thì không có nghĩa là nước Úc mạnh hơn Trung Quốc. Nó làm thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực. Nếu như Trung Quốc đối diện với tình hình an ninh tại biển Đông và tại eo biển Đài Loan, nó sẽ ảnh hưởng tới sự sẵn sàng về mặt quân sự hoặc sự phản ứng đáp trả mà Trung Quốc sẵn sàng làm. Nó làm thay đổi sự thăng bằng quyền lực trong khu vực," bà Tôn Vân nói với BBC.


Phản ứng trước thỏa thuận mới, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington nói rằng các chính phủ có liên quan "cần phải rũ bỏ lối tư duy Chiến tranh Lạnh và những thành kiến về ý thức hệ của mình."


Tuy nhiên, phản ứng ở bên trong Trung Quốc thậm chí có thể còn mạnh mẽ hơn.


"Thế nào cũng có phản ứng cực kỳ gay gắt từ Bắc Kinh... Thỏa thuận này trao cho Úc và Hoa Kỳ một công cụ nữa trong hộp đồ nghề cản đường Trung Quốc," William Choong, nhà nghiên cứu cao cấp từ Viện Nghiên cứu Chính trị và Chiến lược Khu vực, ISEAS-Yussof Ishak, nói.


"Nếu Trung Quốc đánh chiếm Đài Loan thì Anh Quốc sẽ làm gì?".


Hiệp ước quốc phòng Aukus: Mỹ giúp cho Úc tàu ngầm hạt nhân loại gì?


BBC 16/9/2021


image009Nguồn hình ảnh, Reuters. Chiếc USS Michigan, tàu ngầm lớp Ohio của Hoa Kỳ thăm cảng Busan, Hàn Quốc năm 2017


Tin gây ngạc nhiên về Hiệp ước Ankus giữa Hoa Kỳ, Anh và Australia đã ngay lập tức làm nóng cuộc tranh luận trưa thứ Tư 16/09/2021 trong Hạ viện Anh.


Điều nổi bật là lãnh đạo đảng đối lập (Lao động), Sir Keir Starmer lên tiếng hoan nghênh hiệp ước mà chính phủ Boris Johnson (Bảo thủ), vừa ký kết với hai đồng minh xa nhưng thân cận.


Như thế, đồng thuận giữa các đảng phái về chính sách an ninh, đối ngoại và quốc phòng tại Anh đã rất rõ.


Câu hỏi về Trung Quốc được các dân biểu Anh đặt ra trực tiếp với Thủ tướng Boris Johnson trong bối cảnh an ninh vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương.


Cựu thủ tướng Theresa May, nghị sĩ vùng Maidenhead, Nam London, đặt thẳng câu hỏi, "Nếu Trung Quốc đánh chiếm Đài Loan thì Anh Quốc sẽ làm gì?".


Thủ tướng Johnson chỉ trả lời ngắn gọn rằng Anh Quốc cần làm việc cùng các đồng minh, đối tác để ngăn những phương án như thế xảy ra, thông qua việc đề cao tự do hàng hải, bảo vệ các giá trị dân chủ trên thế giới.


Aukus có ý nghĩa gì?


Aukus là tên ghép lại của Australia, UK, US và được thủ tướng Úc ca ngợi là liên minh của các quốc gia thân ái với nhau nhất.


Ông Scott Morrison cũng nói ông đã thông báo tối hôm trước cho lãnh đạo Ấn Độ và Nhật Bản về hiệp ước Aukus.


image010Nguồn hình ảnh, Chính phủ Úc. Aukus là tên ghép lại của Australia, UK, US


Các nhà bình luận từ Anh, Úc, Mỹ cũng liên tục được các kênh truyền hình BBC trong ngày mời lên tiếng đánh giá về hiệp ước Aukus lịch sử.


Có tiếng nói tại Úc giải thích rằng nước này phải làm như vậy thì trên thực tế thì Trung Quốc "đang cấm vận, bao vây kinh tế Úc, và đang muốn giết chết kinh doanh của chúng tôi".


Các vụ Bắc Kinh trừng phạt lúa mì, du lịch, rượu vang của Úc âm ỉ từ mấy năm qua, gây nhiều phản ứng trong dư luận.


Còn tại Anh, chính phủ ra thông báo giải thích rằng:


"Aukus là hiệp ước nhằm bảo vệ nhân dân chúng ta và hỗ trợ cho một trật tự hòa bình, dựa trên luật lệ (rules-based international order)."


Từ lâu nay, các nhà bình luận cho rằng Anh cần một chuyển biến để chứng tỏ chính sách Global Britain (Anh Quốc toàn cầu) tạo được niềm tin.


Với Aukus, chính sách đó đã khép lại một vòng tròn hàng hải bao quanh địa cầu, với Hoa Kỳ, Úc và Anh đóng ở các điểm trọng yếu tại Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, với khả năng vươn vào các vùng biển Đông Nam Á và Đông Bắc Á.


Với Úc, như một tài liệu của Viện Lowy (09/08/2021) tại Úc cho hay, mối đe dọa từ Trung Quốc tuy xa, nhưng nếu xảy ra thì sẽ kinh khủng hơn từ Nhật Bản trong Thế Chiến II (Đế quốc Nhật từng muốn dùng hải quân đánh chiếm, lập căn cứ ở Bắc Úc).


"Việc Trung Quốc tăng cường phát triển quân sự gần đây đã tạo ra sức mạnh hàng hải và hàng không vũ trụ lớn nhất của họ trong nhiều thế hệ, và điều thấy rõ nhất là việc tăng cao lực lượng tên lửa tầm xa, máy bay ném bom, và hiện đại hóa hải quân.


Trong khi lợi ích quốc phòng và toàn vẹn lãnh thổ của Úc hiện tại phần lớn không bị đe dọa, một Ấn Độ - Thái Bình Dương trong tương lai bị Trung Quốc thống trị sẽ cho thấy khả năng cưỡng bức quân sự bởi Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc là rất lớn.


Triển vọng về hành động quân sự của Trung Quốc chống lại Úc vẫn khá xa vời. Nhưng Trung Quốc có tiềm lực quân sự và công nghiệp để triển khai khả năng sức mạnh tầm xa để có thể vượt hẳn sự đe dọa Úc từ Nhật Bản trong Thế chiến II."


Úc sẽ nhận tàu gì?


Hiện chưa rõ chính phủ Úc sẽ nhận được công nghệ tàu ngầm nguyên tử gì, nhưng theo báo The Guardian tại Anh (16/09/2021) thì Hoa Kỳ hiện đã có tàu đời mới nhất là Virginia-class.


Do General Dynamics đóng, loại tàu này có một động cơ nguyên tử, 210MW, tốc độ 25 knot, mang theo tên lửa Tomahawk.


Thủy thủ đoàn gồm 15 sĩ quan và 117 thủy thủ, chuyên gia kỹ thuật.


Tàu lớp Virginia hiện được dùng cả để chống ngầm, và thu thập tin trinh sát, tình báo.


image011Nguồn hình ảnh, AFP. Một chiếc F-35 của Không quân Hoàng gia Úc trong buổi trình diễn ở Victoria năm 2017. Liên minh an ninh và quân sự của Úc với Hoa Kỳ đã có từ lâu.


Anh Quốc sẽ có vai trò cung cấp động cơ nguyên tử cho tàu ngầm mới của Úc, sẽ được đóng trong thập niên tới tại Adelaide.


Nhưng việc Úc xóa bỏ hợp đồng với Pháp để đóng 12 tàu ngầm động cơ diesel không chỉ làm Paris bực bội, theo tờ Times of London cùng ngày, mà còn đặt ra câu hỏi "Vì sao Úc cần tàu to hơn?"


Hợp đồng trị giá 90 tỷ đô Úc với Pháp sẽ cho Úc công nghệ đóng tàu ngầm diesel nhỏ, nhẹ, và yên lặng, cần thiết cho việc phòng thủ gần bờ, thậm chí lẩn vào các cửa sông.


Nhưng tàu mới có động cơ nguyên tử, to hơn, ồn hơn lại phù hợp cho chiến sự ở đại dương rộng lớn.


Liệu đây có phải là cách Úc muốn chứng tỏ năng lực tấn công hoặc đáp trả ở vùng biển xanh?


Theo các báo châu Âu, Úc sẽ phải bồi thường 400 triệu đô cho Pháp vì vụ phá hợp đồng hiện đang làm tổng thống Emmanuel Macron giận dữ.


Có vẻ như Úc nhắm tới cơ chế quốc phòng lâu dài hơn chuyện mất tiền bồi thường hợp đồng.


Tàu ngầm có động cơ hạt nhân sẽ có thể vận hành liên tục 35 năm, trên nguyên tắc là ở dưới mặt nước nhiều tháng không cần nổi lên lấy oxy hoặc tiếp liệu như tàu diesel.


Chưa kể, dù Úc cam kết không dùng đầu đạn hạt nhân, các chuyên gia đều nói ống phóng hỏa tiễn trên tàu lớp Virginia có thể sửa đổi để chuyên chở tên lửa có đầu đạn hạt nhân trong tương lai nếu cần.


Tại buổi lễ công bố Aukus Pact và thỏa thuận tàu ngầm động cơ nguyên tử với Anh và Mỹ tại Canberra, thủ tướng Scott Morisson cùng vỗ tay với Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Boris Johnson qua kênh video trực tuyến.


Úc sẽ cần Hoa Kỳ và Anh hỗ trợ vì bản thân chưa đủ khả năng bảo dưỡng cả tàu ngầm hạt nhân và xử lý phế liệu nguyên tử.


image012Nguồn hình ảnh, PA. HMS Vanguard, tàu ngầm nguyên tử của Anh, vào quân cảng Devonport, Plymouth


Sự hiện diện của Mỹ và Anh tại vùng Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương những năm tới như vậy sẽ chỉ có tăng thêm, bất kể Trung Quốc có thích hay không.


Thủ tướng Úc bác bỏ chỉ trích của Trung Quốc về thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân


HÒA ĐẶNG


17/9/2021


(PLO)- Thủ tướng Úc Scott Morrison bác bỏ những chỉ trích của Trung Quốc về liên minh tàu ngầm hạt nhân mới giữa nước này với Mỹ.


Hãng AP đưa tin Thủ tướng Úc Scott Morrison ngày 17-9 đã bác bỏ những lời chỉ trích của Trung Quốc về liên minh tàu ngầm hạt nhân mới giữa nước này với Mỹ, đồng thời nói rằng ông không bận tâm về việc Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể đã quên tên ông.


Động thái này được đưa ra sau khi Trung Quốc phản ứng giận dữ về việc ông Biden, ông Morrison và Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 15-9 công bố thiết lập liên minh quốc phòng AUKUS, trong đó cho phép ba bên chia sẻ các công nghệ quốc phòng tiên tiến và cung cấp cho Úc công nghệ tàu ngầm hạt nhân.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm 16-9 chỉ trích việc Mỹ và Anh xuất khẩu công nghệ hạt nhân là "vô trách nhiệm", nói thêm rằng hiệp ước ba bên này sẽ "gây tổn hại nghiêm trọng đến hòa bình và ổn định của khu vực và làm gia tăng chạy đua vũ trang".


image013Tàu ngầm Úc. Ảnh: AP


Theo AP, ông Morrison hôm 17-9 cho biết Úc muốn thúc đẩy hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.


“Mọi thứ chúng tôi đã làm với Mỹ đều phù hợp với quan hệ đối tác và các mối quan hệ cũng như Liên minh mà chúng tôi đã có với Mỹ” – ông Morrison trao đổi với đài Radio 3AW.


Động thái liên minh ba bên trên đã nhận được phản ứng tích cực từ Singapore. 


Theo Bộ Ngoại giao Singapore, trong một cuộc điện đàm với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, ông Morrison cho biết ông hy vọng thỏa thuận hạt nhân sẽ “đóng góp một cách xây dựng vào hòa bình và ổn định của khu vực và bổ sung cho cấu trúc khu vực”.


Các nhà lãnh đạo Pháp đã rất gay gắt về hợp đồng giữa Úc với Pháp liên quan việc Pháp đóng 12 tàu ngầm diesel-điện thông thường cho Canberra.


Ở một diễn biến khác, theo các nhà quan sát, ông Biden dường như đã quên tên của ông Morrison trong cuộc họp báo hôm 16-9. Vị tổng thống Mỹ đã gọi nhà lãnh đạo Úc là "anh bạn" và "Ngài Thủ tướng".


Ông Biden không gọi tên của ông Morrison, trong khi đó lại gọi thủ tướng Anh Johnson là "Boris".