Cái gân gà chọi của TT Thiệu để lại

08 Tháng Ba 20217:17 SA(Xem: 2576)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ HAI 08 MAR 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


BIENDONG WAR (p. 2)


Cái gân gà chọi của TT Thiệu để lại

image003

Lý Kiến Trúc

Văn hóa Online

California

 07/3/2021

(Phần 2 - tiếp theo Phần 1)


Hai chứ không phải một cái gân gà chọi khó nhai khó nuốt của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu để lại trước khi ông “giã từ vũ khí” VIETNAM WAR vào tháng Tư năm 1975.


image001Ông Nguyễn Văn Thiệu trầm tư trước bản đồ Biển Đông, Đông Nam Châu Á và Thái Bình Dương. Ảnh tài liệu.


Từ Thông cáo chung Việt - Trung 2015 tới Tuyên bố chung Việt - Mỹ 2017


Có một nhận định về tình hình chính trị Việt Nam đầu năm con Trâu của Ts Hà Hoàng Hợp, Viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS Yusof-Ishak trụ sở ở Singapore, rơi vào những ngày tháng đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống Mỹ Joe Biden (đảng Dân Chủ) như sau:


“Chính quyền Việt Nam do Đảng Cộng sản nắm giữ và trước đây họ có lo là chính quyền Mỹ sẽ tiến đến các hoạt động hay vận động nào đó để chính quyền (Cộng sản) này không còn nữa,” TS Hợp, hiện đang nghiên cứu từ Hà Nội, cho biết. “Thế nhưng đến nay (các lãnh đạo Việt Nam) không lo đến như thế bởi họ tin vào hai cam kết khá giống nhau của thời (Tổng thống Barack) Obama và (Tổng thống Donald) Trump”. (VOA 01/3/2021)


Có thật là đảng CSVN tin như thế không?


Trước khi nhận lời mời của Tổng thống Barrack Obama đi thăm Mỹ, ông Nguyễn Phú Trọng, Tbt đảng CSVN đã bay sang Bắc Kinh để gặp Tbt Tập Cận Bình trước. Từ ngày 7-10/4/2015 tại Tử Cấm Thành, ông Trọng và Tbt đảng CSTQ Tập Cận Bình đã ký Bản Thông Cáo Chung Việt - Trung ngày 8/4/2015.


Điểm số 5 trong Bản Thông Cáo Chung viết: “giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”; “Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ có hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông”. (Báo Điện tử nước CHXHCNVN))


Khá lạc quan vể chuyến đi của ông Trọng, Ts Vũ Cao Phan nói với VietnamNet: “Việt Nam hoàn toàn có thể đàm phán song phương về Hoàng Sa vì thực chất đó là tranh chấp. Thậm chí kể cả trong đa phương thì cũng phải đưa vấn đề này vào” (VHO 07/4/2015)


Lạc quan hơn nữa, năm ngoái (2014), giáo sư Tương Lai cùng hàng chục các đảng viên lão thành là các nhân sỹ, trí thức có tiếng ở trong nước đã viết một bức thư ngỏ gửi Ban chấp hành trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó kêu gọi “nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế nhằm phát huy thế mạnh chính nghĩa” của Việt Nam sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan dầu gây tranh cãi vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố là thềm lục địa của mình. (VOA 07/4/2015).


Ngày 07 tháng 7, 2015, ông Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ theo lời mời của Tt Barrack Obama (đảng Dân Chủ).


image006TT Obama tiếp Tbt Nguyễn Phú Trọng tại phòng bầu dục (Oval Office) tòa Bạch Ốc từ ngày 07-09/7/2015. Google Images.


Giới quan sát “tung hô” chuyến thăm đầu tiên của một lãnh đạo Đảng Cộng sản tới tòa Bạch Ốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 07 tháng 7, 2015, như sau: đảng CSVN đã đạt được điểm 1 trong Tuyên bố chung Tầm nhìn Việt Mỹ 2015 là:Lãnh đạo hai bên tái khẳng định cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau”.


Nhận định về chuyến đi Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn của ông Nguyễn Phú Trọng, Gs Phạm Cao Dương viết trên Văn Hóa Online như sau: “Về phía người Mỹ, họ không còn coi yếu tố Cộng Sản là quan trọng như hồi Chiến Tranh Lạnh trước kia nữa. Cái gì có lợi cho họ thì họ làm. Mc đích chính ca h là hp tác và phát triển, là đầu tư, là buôn bán, làm ăn và bảo vệ quyền tự do lưu thông đường không và đường biển, là ngăn chn s bành trướng quá mức của Trung Cộng”. (VHO 02/7/2015)


Lần thứ hai đến Bắc Kinh ngày12/1/2017, Tbt Nguyễn Phú Trọng khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam kiên trì giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng tiến trình ngoại giao và pháp lý; thực hiện đầy đủ và hiệu quả “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC),” phấn đấu cùng ASEAN sớm hoàn tất “Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).”


 image008Tại Bắc Kinh lần thứ hai ngày 12/1/2017, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mở Tiệc trà chào mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)


Sau chuyến đi đạt được sự “tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của VN” vào tháng 7/2015 của Tbt Trọng với TT Obama tại tòa Bạch Ốc, hai năm sau;


Ngày 12/7/2017, TT Donald Trump đến Hà Nội, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Donald Trump đã ra Tuyên bố chung 2017 về quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, trong đó có đoạn: Về các vấn đề khu vực, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, thương mại không bị cản trở tại Biển Đông, nhất trí giải quyết các tranh chấp tại biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS); tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, thực hiện hiệu quả và đầy đủ Tuyên bố Ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và sớm ký kết Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (COC) có ý nghĩa. (Trang web chính thức của Đại sứ quán Việt Nam tại Washington D.C)


image010TT Donald Trump và Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Hà Nội ra Tuyên Bố Chung ngày 12/7/2017. Nguồn ảnh NET.


Đọc hai bản Thông cáo chung Việt - Trung 2015 (Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình) và Tuyên bố chung Việt Mỹ năm 2017 (Trần Đại Quang và Donald Trump), ta có thể nhận thấy có vài điểm khác biệt nhưng tối quan trọng về vấn đề Việt Nam, đặc biệt về Biển Đông xuyên qua chính sách thời TT Barrack Obama và thời TT Donald Trump.


Thời TT Obama, Việt Nam chú trọng vào việc mong muốn Hoa Kỳ khẳng định sự cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau. Trọng tâm của Việt Nam thời TT Trump là duy trì an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, thương mại không bị cản trở tại Biển Đông, nhất trí giải quyết các tranh chấp tại biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).  


Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã vượt qua một số nguyên tắc về BIỂN trong bản Thông cáo chung Việt - Trung 2015 của Tbt Nguyễn Phú Trọng ký kết với Tập Cận Bình.  


Thông cáo chung Việt - Trung 2015 viết: “Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ có hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt – Trung”.


Tuyên bố chung Việt – Mỹ 2017 viết: “duy trì an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, thương mại không bị cản trở tại Biển Đông, nhất trí giải quyết các tranh chấp tại biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS)”


Đởm lược chính trị của Chủ tịch Trần Đại Quang khi ông hạ bút ký mấy chữ: tự do hàng hải và hàng không, thương mại không bị cản trở tại Biển Đôngđã đi ngược lại tham vọng bành trướng bá quyền, hung hăng của Trung Quốc cưỡng bức quyền qua lại Biển Đông đối với các quốc gia ven biển, các quốc gia ở Đông Nam Châu Á (Nhật, Ấn, Úc, Philippines, Malaysia, Philippines, Nam Hàn, New Zealand) và trái ngược lại luật pháp hàng hải quốc tế cho phép tàu thuyền qua lại vô hại ở các vùng Biển Quốc Tế.


Mấy chữ ký trên của ông Quang không những chống lại Bắc Kinh mà gần như đồng hành với chiến hạm Mỹ “hành quân tuần tra” ở Biển Đông; và có thể, điều này dẫn đến sự ra đi quá sớm của ông vào ngày 21 tháng 9, 2018, chỉ khoảng 1 năm 2 tháng sau khi gặp TT Trump.


Tin từ UB bảo vệ sức khỏe TƯ nói rất mập mờ: 'đồng chí đã mắc loại virus hiếm và độc hại, trên thế giới chưa có thuốc chữa', đưa về cái chết của ông trước khi nhà nước tung ra cáo phó. (Võ Thị Hảo/RFA 21/9/2018)


Đầu năm 2021, một nhận định khác không kém phần quan trọng, trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Tina Hà Giang đài BBC với Gs Carl Thayer, Học Viện Quốc phòng Hoàng Gia Úc, Gs Thayer nhận định về Tbt Nguyễn Phú Trọng như sau:


“Dưới thời cầm quyền của ông Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam đã lùi bước ba lần khi đối mặt với các mối đe dọa và áp lực của Trung Quốc trong các tranh chấp ở Biển Đông. Vào tháng 7 năm 2017 và tháng 3 năm 2018, Việt Nam đã ngừng dự án thăm dò dầu khí Repsol của Tây Ban Nha tại khu vực Bãi Tư Chính. Vào năm 2019, sau cuộc đối đầu kéo dài 4 tháng tại cùng khu vực cũng như tại Lô phong lan đỏ do Tập đoàn dầu khí của Nga Rosneft điều hành, Việt Nam đã hủy hợp đồng với Tập đoàn Noble về dịch vụ của một tàu khảo sát. Tiền lệ này khiến Việt Nam rất khó tiếp tục thăm dò dầu khí ở khu vực này.


"Thỏa hiệp lớn" đã thiết lập ảnh hưởng của cánh đảng. Họ tìm cách bảo tồn chế độ độc đảng và định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Điều này có nghĩa là Việt Nam sẽ hạn chế các lĩnh vực sẵn sàng hợp tác với chính quyền Biden nếu chính quyền này nhắc lại mối quan tâm của Hoa Kỳ về nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam. Điều này không có lợi cho những người bất đồng chính kiến trực tuyến cũng như các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ khác”. (01/2/2021)


Chú ý hai chữ cánh đảng của Gs Thayer; ở VN, người ta phân biệt hai cánh tương đối thể hiện hai khuynh hướng, có thể gọi là hai cơ chế lãnh đạo và quản trị nhiều khi đụng chạm nhau chan chát, đó là cánh đảngcánh nhà trắng.


BiểnĐông War là hệ quả tiếp nối của ViệtNam War?

image012

Ngày này, mười hai năm trước đây (08 tháng 3, 2009), Thám thính hạm USNS Impeccable thực hiện cuộc hành quân thăm dò biển sâu ở gần vị trí cửa biển ranh giới Vịnh Bắc Việt cách đảo Hải Nam 120 dặm về phía đông-nam, 7 tàu cá đặc công đã liên tục bao vây tàu USNS và cho đặc công cảm tử lượn bobo chung quanh tàu, cuối cùng trước áp lực liều mạng của đặc công Tầu phù, USNS Impeccable phải thối lui.


(Một phản hồi trên Net cho biết: Năm tàu Trung Quốc bao gồm: một tàu tình báo Hải quân, một tàu tuần tra của Cục Kiểm ngư Hàng hải, một tàu tuần tra của Cục Hải dương Nhà nước và hai tàu đánh cá mang cờ Trung Quốc, sau đó được chứng minh là thành viên của Lực lượng dân quân biển của Trung Quốc). Which @AndrewSErickson later proved to be members of China’s Maritime Militia.


46 năm trước đây, nhớ lại ông Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống VNCH và chính phủ Sàigon sau khi ngậm đắng nuốt cay buộc phải ký vào bản Hiệp định chấm dứt chiến tranh (VIETNAM WAR) ở Paris ngày 27 tháng Giêng 1973, một trong các điều khoản của hiệp định kêu gọi Saigon và Mặt trận Giải phóng miền Nam Hòa hợp Hòa giải Dân tộc, thành lập Hội đồng hiệp thương với nhau, nhưng ông Thiệu kiên định lập trường 4 không: không liên hiệp, không hoà giải hoà hợp với CS, không nhượng đất và không trung lập.


Đứng trước miền nam VN đối diện với áp lực quốc tế và nội tình đám chính trị sa lông đang làm trò con khỉ, trật tự Đông nam Châu á đang có chiều thay đổi sau đại yến 72 món Bắc Kinh 1972, ông Thiệu đã nhìn thấy mảnh đất miền Nam và cái ghế tồng thống của ông tới hồi chung cuộc. Ông biết rất rõ tham vọng phương Nam của phe cộng sản, ông không thể đạt được chiến thắng quân sự trước việc Hiệp định Paris đồng hóa cả trăm ngàn bộ đội chính quy với vũ khí đầy đủ ở lại chiến trường miền Nam, trong lúc Mỹ và đồng minh rút toàn bộ lực lượng về nước và Quốc Hội Mỹ cắt giảm viện trợ, Quốc hội đã ngưng cuộc chiến Việt Nam, ông phải tìm cách “thoát nợ”.


image001Ông Nguyễn Văn Thiệu trầm tư trước bản đồ Biển Đông, Đông Nam Châu Á và Thái Bình Dương. Ảnh tài liệu.


Người ta có thể thấy ông Thiệu không chịu thua sự phản bội của đồng minh. Ông ra tay trả thù một cách thâm hiểm. Nôm na mách qué rằng anh đã bỏ rơi tôi (Nam Việt Nam) nhường chiến địa này cho Hà Nội, thì tôi cũng bỏ rơi Hoàng Sa - Trường Sa (Biển Đông) nhường hải địa này cho Bắc Kinh.


Trận hải chiến Hoàng Sa nổ ra đúng 1 năm sau hiệp định Paris (19/1/1974), ông Thiệu bay ra địa đầu Đà Nẵng, nơi đặt Bộ chỉ huy Hải quân VNCH Vùng I, ông Thiệu viết một mật lệnh trên giấy cho hải quân tùy nghi ứng biến. Cuộc hải chiến bất phân thắng bại, phi đoàn Không quân từ Saigon bay ra túc trực ở Đà Nẵng không tiếp ứng, cuối cùng Hải quân Trung cộng tiến chiếm toàn bộ nhóm đảo Hoàng Sa tây. (1).


Đại tướng Cao Văn Viên, tổng tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu VNCH trình lên kế hoặc tái chiếm Hoàng Sa, kế hoặch bị để lại trên bàn giấy ông Thiệu meo mốc mấy tháng.


Cựu ngoại trưởng Henry Kissinger nhận định về sự kiện Hoàng Sa hôm 26/4/2016 tại Hội nghị Thượng đỉnh về Chiến tranh Việt Nam ở Thư viện Tổng thống Lyndon Baines Johnson ở Austin, Texas, ông tuyên bố “không có thỏa thuận nào” với Trung Quốc về Hoàng Sa hơn 40 năm trước giữa cáo buộc Mỹ làm ngơ để Bắc Kinh chiếm quần đảo này từ tay Việt Nam Cộng Hòa.


Tháng Giêng năm 1974, Hoàng Sa thất thủ, ông Thiệu bỏ. Tháng 12 năm 1974, Phước Long thất thủ, ông Thiệu bỏ. Tháng 3 năm 1975, Ban Mê Thuột thất thủ, ông Thiệu bỏ. Tháng 4 năm 1975, Đà Nẵng, Huế, Xuân Lộc thất thủ, ông Thiệu bỏ nốt. Tối 25 tháng Tư năm 1975, ông Thiệu và vợ “chuồn” ra phi trường Tân Sơn Nhất bay đêm qua Đài Loan “thoát”.


Nhưng trước khi “giã từ vũ khí” ông Thiệu không quên để lại hai cái gân gà chọi khó nhai khó nuốt cho các phe, đó là Hoàng Sa và Trường Sa. /


Lý Kiến Trúc

California 08/3/2021


XEM THÊM:


Trước khi "Mỹ qua", Hà Nội chuẩn bị rất kỹ cho Nguyễn Phú Trọng "qua Mỹ"

Bà Sanchez nói về ông Trọng thăm Mỹ

74 hay 77 Chiến sĩ Hải quân VNCH tử trận?

Ai chiếm được Hoàng Sa, Trường Sa, người đó làm chủ Biển Đông.

Hải chiến bất phân thắng bại sao lại bỏ Hoàng Sa?

Ông Kissinger nói gì việc Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc?

Luật gia Lâm Lễ Trinh phê bình Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

Việt Nam có quan trọng đối với Mỹ như Philippines?

image015

Dân Biểu Ed Royce, Chủ Tịch Ủy Ban Ngoại giao Hạ Viện: “Biển Đông là vấn đề Quốc tế, Hoa Kỳ phải có mặt ở Á châu.”


26 Tháng Sáu 201312:00 SA

LTS - Ngày 5 Tháng Mười Hai 2012, Dân Biểu Liên Bang Ed Royce, đại diện Địa Hạt 39 của California, được khối đa số Cộng Hòa kiểm soát Hạ Viện bầu làm chủ tịch Ủy Ban Ngoại Giao. Nhân dịp ghé thăm Little Saigon, ông đã dành cho nhà báo Lý Kiến Trúc, chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Văn Hóa và Báo Chí, cuộc phỏng vấn liên quan đến chiến lược của Hoa Kỳ tại Châu Á.

30 Tháng Giêng 2021(Xem: 2475)
01 Tháng Sáu 2020(Xem: 4345)
Quanh lời trực tuyến của bà Bonnie Glaser
06 Tháng Năm 2020(Xem: 5685)
Mưu sâu của "Chiến khu miền Nam" (Kỳ 4)
30 Tháng Tư 2020(Xem: 5319)
04 Tháng Sáu 2017(Xem: 7213)
Mỹ đã lật bài ngửa về Biển Đông tại Đối thoại An ninh Shangri-la
09 Tháng Ba 2017(Xem: 6177)
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển United Nations Convention on Law of the Sea - UNCLOS), quy định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước nằm trong phạm vi 200 hải lý, tính từ đường cơ sở lãnh hải cho quốc gia sở hữu quyền chủ quyền, quyền tài phán,và khai thác tài nguyên.