Biển Đông 2021: Việt Nam cố thủ; Trung cộng hoàn thiện đảo nhân tạo; QUAD họp lần đầu thời Biden

22 Tháng Hai 20217:00 SA(Xem: 2598)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ HAI 22 FEB 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


BIENDONG WAR 1


Biển Đông 2021: Việt Nam cố thủ; Trung cộng hoàn thiện đảo nhân tạo; QUAD họp lần đầu thời Biden

image002

Lý Kiến Trúc

Văn Hóa Online

California

22/2/2021


image001Hải đồ minh họa: (trên & giữa) các hải điểm quân sự Việt Nam chiếm giữ từ năm 1975 (vàng) xen kẽ khoảng cách rất gần các hải điểm của Philippines (xanh lá cây), và đan xen giữa 7 đảo nhân tạo do Trung cộng (đỏ) mới bồi đắp ở trung tâm biển đảo Trường Sa từ năm 2013; (dưới- ảnh Hải quân Mỹ) hai nhóm tác chiến Mẫu hạm USS Ronald Reagan và USS Nimit và các chiến đấu cơ hành quân tuần tra hỗn hợp thực hiện chiến dịch FONOPs (freedom of navigation operation) trong khuôn khổ QUAD. VĂN HÓA ONLINE MAP.


Các nhà bình luận đưa ra nhận xét về tình hình biển South China Sea (gọi chung là Biển Đông) xem ra có vẻ mới mẻ ngay từ những ngày đầu thời tân Tổng thống Joe Biden đảng Dân Chủ, so với bốn năm hoạt động về vùng biển này thời cựu Tổng thống Donald Trump đảng Cộng Hòa.


Dù các diễn biến về Biển Đông dậy sóng từ thời cựu Tổng thống Obama, đặc biệt các tuyên bố "gây bão" của Ngoại trưởng Hillary Clinton (4 lần tới Việt Nam). Tại diễn đàn khu vực ASEAN ở Hà Nội năm 2010, bà Clinton công khai thách thức Trung Quốc, cảnh báo việc “cưỡng ép” bằng sức mạnh để giải quyết các tranh chấp ở biển Đông, đồng thời bà nhấn mạnh quan điểm quyến tự do hàng hải ở Biển Đông và không đứng về phe nào trong cuộc các tranh chấp. Tất nhiên bên cạnh đó là phản ứng mạnh mẽ không kém phần hùng hổ từ Bắc Kinh.


Nhưng bên cạnh lời tuyên bố chính trị đáng chú ý là các hoạt động hải quân của Mỹ nẳm trong chiến dịch "hải quân hành quân tuần tra", chúng tôi gọi là thời Obama FONOPs. 


image00310 năm sau chuyến thăm đầu tiên, bà Hillary trở lại Việt Nam vào tháng 7/2010 trên cương vị Ngoại trưởng trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) tại Hà Nội, đứng bên cạnh là Ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm (thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng), Ảnh: AP


Thực chất của FONOPs?


image004Trung tá Mỹ gốc Việt Lê Bá Hùng Hạm trưởng Khu trục hạm USS Lassen là sĩ quan hải quân Hoa Kỳ đầu tiên chỉ huy một chiến hạm hành quân sâu vào trong 12 hải lý hai đảo nhân tạo SuBi và Vành Khăn, hiện đang do hải quân Trung cộng bồi đắp và chiếm đóng. Cuộc hành quân tiến vào SuBi và Vành Khăn có thể coi là trận hành quân nóng nhất của hải quân Mỹ mở màn cho chiến dịch Obama FONOPs.


Trong hoạt động tự do hàng hải (FONOP) đầu tiên ở khu vực Trường Sa này kể từ năm 2012. Ngày 26 tháng 10, 2015, Khu trục USS Lassen đã đi hành quân qua quần đảo Trường Sa bao gồm cả việc đi thuyền bobo trong phạm vi 12 hải lý của bãi đá ngầm Subi, một bãi san hô nằm chìm dưới biển. Từ năm 2013 Trung cộng đã gia tốc tối đa bồi đắp 7 bãi ngầm san hô xây dựng thành quần thể đảo nhân tạo trang bị mạng lưới hỏa lực liên kết bao phủ an ninh hầu hết các đảo Việt Nam đang chiếm giữ . Vì không phải là đá hoặc đảo hợp pháp theo luật hàng hải quốc tế và ngang nhiên vi phạm chủ quyền Việt Nam, các bãi ngầm san hô Subi Reef và đá Vành Khăn Reef không có lãnh hải 12 hải lý.


Ngày28/10/2015, Văn Hóa Online  trong phần “Tin nóng” đưa tin: “USS Lassen (Mỹ) áp sát vào trong 12 hải lý Subi, Vành Khăn; Lan châu 170 và Đài châu 533 của TQ bám sát USS Lassen”. Phản ứng của Trung cộng rất mạnh mẽ về ngôn ngữ ngoại giao, nhưng qua cuộc hành quân tuần tra của USS Lassen vẫn không có cú va chạm hay phát súng nào của hai bên.


Ảnh trên: Hạm trưởng Lê Bá Hùng nhận hoa của đoàn Việt Nam đón chào và đi bắt tay các sỹ quân Hải quân Việt Nam tại quân cảng Tiên Sa Đà Nẵng ngày 06/4/2015. "Tôi và các thủy thủ rất trông đợi chuyến thăm này", Trung tá Hùng chia sẻ. Ảnh Thùy Linh.


Hơn mười năm trở lại đây, điểm qua các hoạt động liên quan đến vùng biển và các quốc gia biển ở Đông Nam Á, người ta chú ý nhiều đến các hoạt động quân sự hải quân hơn về kinh tế, ngoại giao và chính trị.


Từ Obama FONOPs (freedom of navigation operation) đến Trump FONOPs và nay thời tân Tổng thống Joe Biden, Mỹ có tiếp tục Biden FONOPs hay với chiêu thức nào khác vẫn còn là ẩn số những ngày tháng sắp tới. Những chỉ dấu đối ngoại của Biden gần đây đối với Trung cộng, Philippines và Việt Nam chưa đủ sáng để đo lường chính sách đối ngoại của Mỹ.


Xin nhắc lại một chi tiết trong phán quyết của tòa trọng tài thường trực Hà Lan 2016 lóe sáng về một điều khoản thất lợi đối với Việt Nam và Philippines. Tòa PCA ra phán quyết cuối cùng và mang tính ràng buộc pháp lý về đảo, đá ở Biền Đông.


Phán quyết của tòa thường trực PCR cho rằng tất cả các đảo ở Biển Đông đều là đảo vô hồn, không có đủ điều kiện cho một cộng đồng cư dân sinh sống, không có vùng lãnh hải 12 hải lý. Hai quốc gia Việt - Phi là hai nước đã cắm cờ chủ quyền và quyền chủ quyền nhiều đảo đá nhất ở khu vực Trường Sa, thế nhưng hầu như Mỹ không thiết để ý tới việc tranh chấp các hòn đảo "xôi đậu" này.


Trong hai cuộc hội nghị về Biển Đông năm 2016, tác giả bài viết đã phỏng vấn nhiều chuyên gia về vấn đề đảo đá, và lưu tâm tới quan điểm của Mỹ đối với các tranh chấp về đảo đá của các quốc gia biển Quốc tế Đông Nam Á tức Biển Đông.    


Nói cho rõ hơn, trong cuộc chơi của tay ba Mỹ-Trung-Việt trên bàn cờ Biển Đông, sau này thêm Philippines-Duterte nhập cuộc, cuộc chơi trở thành bốn, phe nào cũng muốn khẳng định sự hiện diện của mình trên các đảo mà họ chiếm giữ, trong đó có lính thủy và dân thường sinh sống. Thực ra, hành động cổ vũ cho chủ quyền ở các hòn đảo mà các quốc gia đang chiếm giữ chỉ mang tính biểu tượng trong dư luận quần chúng nội địa.


image005Ảnh trên: Ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngạoi giao Việt Nam dẫn đầu phái đoàn đi thăm quần đảo Trường Sa năm 2014 nói chuyện với đồng bào và ngư dân dang sinh sống trên đảo Sinh Tồn. Ảnh LKT 21/4/2014.


Tuy nhiên, đối với Việt Nam, biển - đảo vẫn là nhiệm vụ hàng đầu trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, nhưng thực tế quần đảo và vùnh biển Hoàng Sa đã lọt vào tay Trung cộng gần nửa thế kỷ. Tầu cộng không nương tay bắn giết và bắt giữ các ngư dân Việt đi đánh cá ở vùng biển Hoàng Sa. Tầu cộng coi Hoàng Sa là khu vực bất khả xâm phạm và ra thông cáo nhiều lần  lệnh cấm đánh bắt cá ở đây.Vụ hải chiến Hoàng Sa giữa hải quân Việt Nam Cộng Hòa-Sàigon và hải quân Trung cộng ở khu vực nhóm đảo Hoàng Sa tây vẫn còn là một công án lịch sử.


Việt Nam chỉ còn những lá bài tẩy ở biển đảo Trường Sa; Đối với Philippines, họ đã khoanh vùng khẳng định vùng biển phía tây của họ là biển Tây Philippines; đối với Trung cộng, kết hợp  sức mạnh cứng và mềm, Bắc Kinh đã gặm nhấm biển đảo và bằng các biện pháp khác nhau. Họ bồi đắp cho mọc lên các đảo nhân tạo to lớn gấp hàng chục lần đảo thiên nhiên, tung hô luật hành chánh, luật hải cảnh, v,v...; nhưng đối với Mỹ, các giới chức hàng đầu thường tuyên bố coi South China Sea (Biển Đông) là vùng Biển Quốc tế, khẳng định sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông hơn 70 năm qua, và nay tiếp tục hành xử quyền tự do hàng hải ở bất cứ nơi nào mà luật pháp hàng hải quốc tế cho phép.


Các chiến dịch FONOPs liên tục tung ra với sức mạnh cao nhất của hải quân Hoa Kỳ. Từ Obama FONOPs đến Trump FONOPs, và nếu tiếp tục đến Biden FONOPs không có gì ngạc nhiên nếu chiến dịch này vẫn ở trạng thái "hành quân tuần tra" như cũ.


Logic, giải quyết tranh chấp an ninh và quyền lợi của bộ tứ Mỹ- Trung - Việt - Phi không thể không dính tới vùng địa lý biển có con đường hàng hải huyết mạch nối liền Ấn Độ dương- Thái Bình dương. Đặc biệt, thời gian gần đây, việc khai thác và phát hiện nhiều mỏ dầu khí ở lãnh hải các quốc gia ven biển khiến tình hình an ninh và chủ quyền kinh tế ở Biển Đông (đặc biệt ở vùng lãnh hải EEZ Việt Nam) càng thêm phức tạp.


Các cuộc tranh chấp được nâng lên ở đẳng cấp kinh tế biển do việc phân định ranh giới biển đối với các quốc gia ven biển. Trung cộng đã nhiều lần dùng võ lực hải quân và hải cảnh phá đám các vụ khai thác làm ăn mỏ dầu khí của Việt Nam với các đối tác nước ngoài dưới thời ông tổng Nguyễn Phú Trọng; kể cả Philippines Trung cộng cũng không từ bỏ thủ đoạn nào để câu độ đô la đất nước nghèo khó này.   


Ta đang giữ những gì?


Tháng 11/2017 trong hội nghị quốc tế APEC ở Đà Nẵng, Tổng thống Donald Trump công khai đưa ra chiến lược INDO-PACIFIC tự do và mở đối với các quốc gia liên quan tới đường dây hàng hải khổng lồ này. Không thể tách rời hay "độc lập" hay "trung lập" vai trò ở biển, Việt Nam còn những gì mà chúng tôi gọi là lá bài tẩy ở vùng biển Trường Sa?


Ngày 22/12/2020 trước khi diễn ra đại hội đảng lần thứ XIII, trả lời phỏng vấn của báo điện tử Vietnam Net, ông Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng quốc phòng Việt nam, nhân vật mà dư luận đánh giá là người phát ngôn bán chính thức của đảng CSVN. Mặc dù sau đại hội đảng XIII ông Ngô Xuân Lịch Bộ trưởng Quốc phòng và ông Nguyễn Chí Vịnh Thứ trưởng sẽ về hưu, Quốc hội VN sẽ bổ nhiệm các nhân vật quốc phòng mới, nhưng các phát biểu về quốc phòng và chính sách của Việt Nam trong bối cảnh "BienDong War" của ông Vịnh rất đáng chú ý.


Ông Nguyễn Chí Vịnh nói: "Ở Biển Đông, dù còn nhiều khó khăn và thách thức nhưng ta vẫn giữ được những gì mà chúng ta đang giữ và không ngừng đấu tranh để bảo vệ chủ quyền chính đáng theo luật pháp quốc tế".


Câu nói của ông Vịnh chất chứa nhiều ý nghĩa, thứ nhất ông muốn gởi chính sách quốc phòng của Việt Nam tới các phía đang tranh chấp ở Biển Đông, nhất là Mỹ và Tầu cộng; thứ hai ông Vịnh vốn là một lý thuyết gia về an ninh chiến lược chính trị và quân sự, khuôn mặt của ông là đại biểu giới tướng lãnh bộ quốc phòng Việt Nam. Ông Vịnh nói tức là quốc phòng nói.


Một mặt ông cho rằng Việt Nam vẫn giữ được những gì mà Việt Nam đang giữ (các đảo, đá, các điểm đóng quân, các nhà giàn ở khu vực Trường Sa bấy lâu này không bị mất vào tay ai và đoan chắc sẽ không có ai thò tay vào chiếm nữa).


Một mặt, do Việt Nam đã ký các hiệp ước nguyên tắc về Biển Trung Quốc - Biển Việt Nam với Bắc Kinh trong quá khứ, đặc biệt dưới thời ông Tổng Trọng, các nguyên tắc này sẽ tiếp tục được duy trì, phát triển và khai thác theo chiều hướng môi răng dưới áp lực của Trung cộng;


Mặt khác, theo ông Vịnh "ta không ngừng đấu tranh để bảo vệ chủ quyền chính đáng theo luật pháp quốc tế".


Câu này đá giò lái câu trên, theo luật pháp quốc tế  hẳn là theo đường lối của Mỹ và tây phương đang cổ súy để tranh luận về chuyện hành xử luật trên biển giữa Mỹ và Tầu cộng ở Biển Đông.


Câu chuyện của ông Nguyễn Chí Vịnh, ông tướng CSVN nổi tiếng với chính sách bốn không rồi 5 không khiến người ta nhớ lại vụ 4 không của ông tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, tôi nhớ có một nhà báo hỏi ông Thiệu vì sao ông cương quyết giữ 4 không sau hội đàm Paris 1973, ông Thiệu nói rằng tôi có nói là tôi giữ mãi 4 không đâu; cho nên việc ông Vịnh đưa ra 4 hay 5 không cũng có thể hiểu rằng đã đến lúc tôi có nói là giữ mãi 5 không đâu!


Cách đây hơn 10 năm trong một bài viết tác giả bài viết có đề cập đến cuộc chiến ở thế kỷ 20 trên bộ, Bộ binh là nữ hoàng của chiến trường, nay nhân loại đang bước vào thế kỷ 21, các tư lệnh lục quân sẽ phải nhường chỗ cho các tư lệnh hải quân trên chiến trường biển cả.


Khói lửa trên mảnh đất chữ S đã lùi vào quá khứ chôn vùi các học thuyết chiến tranh trên bộ.  Bốn hay năm không của ông Vịnh sẽ không còn hữu dụng những gì đang diễn ra thực tế  ở mặt trận BienDong War. Quân cảng Cam Ranh một thời tấp nập các chiến hạm nước ngoài, nhưng nhìn kỹ các hoạt động, xem ra Cam Ranh Bay cũng chỉ là một hotel ocean 5 sao trên bờ biển miền Trung VN để xả hơi dưỡng sức mà thôi.


Nhắc lại chuyện Ta đang giữ những gì; Việt Nam vốn rất quen thuộc với chiến thuật "thí quân liều mạng", "giành dân chiếm đất" trước đây ở thời kỳ Vietnam War, nay trên mặt trận BienDong War, nhớ lại ngày 25/11/2015, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố trước Quốc hội VN về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa như sau:


image006Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn trực tiếp tại Quốc hội sáng 18-11-2015.


(Trích), "Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình." (ct của VH: đã 47 năm đàm phán rồi vì châu chấu không thể đá xe được).

Nhưng đối với Hoàng Sa, năm 1956, Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía Đông của quần đảo Hoàng Sa.

Đến năm 1974, cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức là chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Vấn đề thứ ba, quần đảo Trường Sa, năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc thì Hải Quân chúng ta đã tiếp quản 5 hòn đảo tại quần đảo Trường Sa, đó là đảo Trường Sa, đảo Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết và đảo Sơn Ca, năm đảo này do quân đội của chính quyền Sài Gòn chính quyền Việt Nam Cộng hòa đang quản lý chúng ta tiếp quản.

Sau đó với chủ quyền của chúng ta, chúng ta tiếp tục mở rộng thêm lên 21 đảo, với 33 điểm đóng quân (ct: nằm trong khu vực biển Quốc tế). Ngoài ra chúng ta còn xây dựng thêm, 15 nhà giàn ở khu vực bãi Tư Chính để khẳng định chủ quyền của chúng ta ở vùng biển này, vùng biển trong phạm vi mà 200 hải lý thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta.

Trong khi đó ở quần đảo Trường Sa, Trung Quốc cũng đã chiếm 7 bãi đá ngầm, Đài Loan chiếm 1 đảo nổi, Philipines chiếm 9 đảo, Malaixia chiếm 5 đảo, còn Bruney có đòi hỏi chủ quyền trên vùng biển nhưng không có chiếm giữ đảo nào.


Phát biểu của cựu thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng có lẽ đủ trả lời câu: "ta vẫn giữ được những gì mà chúng ta đang giữ", đảo đá, điểm đóng quân, nhà giàn nhiều nhất so với các đảo đá mà China, Taiwan, Philippines, Malaysia, Brunei chiếm giữ. 


Bồi thêm một quả, ngày 30/8/2016, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đại diện cho Việt Nam là phe yếu nhất ở Biển Đông đi họp tại Singapore Lecture 38 đã tuyên bố thẳng thừng, “Nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột vũ trang thì không có người thắng, người thua, mà tất cả cùng thua".


Nhận xét về điểm này, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng (Đại học George Mason W. DC., nói "Chiến tranh tôi nghĩ nói toạc ra là ông Quang cũng nói là nếu Trung Quốc muốn chiến tranh thì Việt Nam cũng sẵn sàng chấp nhận chiến tranh". (ct của VH: có thể hiểu ngầm là phe ta sẵn sàng thí quân liều mạng).


Giáo sư Ngô Vĩnh Long (Đại học Main) cho rằng: "Bởi vì Việt Nam là một nước rất quan trọng trong khu vực Biển Đông, Việt Nam sẵn sàng bảo vệ quyền lợi của mình, nếu nước kia, hay nước nào đó tiếp tục đe dọa an ninh". (ct của VH: có thể hiểu ngầm là FONOPs hay nhóm tác chiến Liêu Ninh, Sơn Đông).


image007Từ trái: Nhà báo Lý Kiến Trúc (California), Giáo sư Ngô Vĩnh Long (Maine), Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng (W. DC.) trên xe bus từ phi trường Cam Ranh về thành phố biển Nha Trang tham dự 3 ngày Hội thảo Quốc tế về Biển Đông do Bộ Ngoại giao VN tổ chức ngày 14/11/ 2016. Ảnh VH.


image008Hai lính thủy trẻ măng sẵn sàng "tử vì đạo toàn vẹn lãnh thổ" trên đảo Sinh Tồn. Ảnh LKT chụp ngày 21/4/2014 trong chuyến đi quan sát quần đảo Trường Sa.


image009Nhà giàn DK1 trong lãnh hải EEZ Việt Nam. Ảnh LKT chụp ngày 24/4/2014.


Các diễn biễn "vô lường" ở Biển Đông


Tin từ BBC hôm 19/2/2021 cho biết: Các hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc tiếp tục hoạt động xây dựng tại Đá Vành Khăn trên Biển Đông.


Công ty công nghệ Simularity's South China Sea Rapid Alert Service có trụ sở tại Mỹ hôm 16/2/2021 công bố những hình ảnh về Đá Vành Khăn cho thấy Trung Quốc có những hoạt động mới ở vùng nước này kể từ cuối năm 2020 trong bối cảnh đại dịch COVID-19, theo Inquirer.


Các hình ảnh vệ tinh cho thấy những thay đổi diễn ra tại bảy địa điểm thuộc Đá Vành Khăn. Ví dụ, hình ảnh chụp một địa điểm được đánh dấu là Khu vực 1 cho thấy nó vẫn còn trống kể từ ngày 7/5/2020.


Nhưng vào ngày 4/2/2021, các hình ảnh cho thấy "việc xây dựng một cấu trúc hình trụ bền vững có đường kính 16 mét" được bắt đầu trong đầu tháng 12/2020. Đây dường như là một cấu trúc gắn ăng-ten.


Hình ảnh cho thấy một khu vực được đánh dấu là Khu vực 2, công trình bảo vệ hệ thống radar rộng lớn cùng các công trình gắn radar cố định đã xuất hiện. Chúng không có ở đó một năm trước.

image010

QUAD họp bàn kế sách


Gần  mười năm nay, Bắc Kinh và Hà Nội đã cố gắng hấp lực khối Asean "đồng hành" vào cái gọi là hội nghị COC ( Code of Conduct ) trong lúc nhiều học giả cho rằng khối Asean không đoàn kết! (1). Kế sách câu giờ của Bắc Kinh từ từ hợp thức hóa sự hiện diện của 7 đảo nhân tạo bắt đầu ở giai đoạn bất hợp pháp (2013) tiến sang giai đoạn bán hợp pháp (2021).


Không có bộ luật tắc cụ thể nào ngăn cấm Trung cộng bồi đắp xây dựng bãi ngầm trở thành đảo nhân tạo ở Biển Đông, trong lúc bối cảnh tranh chấp vùng biển đảo Trường Sa chưa phân giải ngã ngũ cho các phe 'tham chiến chủ quyền" và quyền tự do hàng hải.


image011Ngoại trưởng Trung cộng Vương Nghị và Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh. Ảnh tài liệu


Tin từ RFI và PLO hôm 19/2/2021 cho biết: "Bộ tứ kim cương" (QUAD) họp bàn cách kiềm Trung Quốc ở AĐD - TBD.


Bốn ngoại trưởng của "bộ tứ kim cương" bày tỏ quan ngại về tình hình Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và họp bàn kế sách kiềm chế Trung Quốc ngày càng tăng ở khu vực Biển Đông. Mỹ, Nhật, Úc và Ấn Độ trong khuôn khổ nhóm QUAD đang xúc tiến một cuộc họp cấp cao Ngoại trưởng trong thời tân Tổng thống Joe Biden.


Trong khi đó từ ngày 02/2 đến ngày 08/2/2021, Trung cộng bắt đầu cuộc tập trận ở vùng biển phía Tây bán đảo Lôi Châu vịnh Bắc Việt.


Ngày 05/2/2021, chiến dịch Biden FONOPs lần đầu tiên được triển khai, Khu trục hạm USS McCain hành quân tuần tra  ở quần đảo Hoàng Sa thách thức quân trú phòng Trung cộng đóng ở căn cứ quân sự đảo Phú Lâm.


image012Ngoại trưởng Antony Blinken. Ảnh: GETTY IMAGES


Ngày 18/2/2021, Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ hôm qua cho báo chí biết là các cuộc thảo luận của các ngoại trưởng trong Bộ Tứ là thiết yếu để thúc đẩy các mục tiêu chung về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở và để đối phó với những thách thức của thời đại.


Đây là cuộc họp đầu tiên của Bộ Tứ kể từ khi tổng thống Mỹ Joe Biden chính thức nhậm chức cách nay gần 1 tháng.


Bộ Tứ QUAD, một nhóm chiến lược không chính thức được thành lập năm 2007. Cựu thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, khuyến khích mạnh mẽ liên minh này vì Tokyo muốn tạo một đối trọng với một nước Trung Quốc ngày càng hùng mạnh và đầy tham vọng. Hồi tháng 11/2020, các nước trong Bộ Tứ đã tiến hành các cuộc thao dợt hải quân chung quy mô lớn ở Vịnh Bengal. (theo RFI).


Tạm kết:


image013The Nimitz Carrier Strike Force, composed of the aircraft carriers USS Nimitz and USS Ronald Reagan and their escorts conduct operations in the South China Sea.(CNN)


Các chiến đấu cơ và hai nhóm tác chiến Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan và USS Nimitz hành quân tập trận (Trump FONOPs) ở South China Sea (gọi chung là Biển Đông) ngày 06/7/2020. (CNN).


Từ Obama FONOPs đến Trump FONOPs, nay người ta chờ đợi tân Tổng thống Joe Biden có tiếp tục thực hiện con đường chiến lược INDO-PACIFIC hay không; riêng ở cái chốt mắt xích Biển Đông, chúng tôi tạm gọi là chiến dịch Biden FONOPs với chiều hướng nào khác, hay vẫn "giương oai diễn võ" khắc tinh bọn "hải tặc số một của thế kỷ".


Câu hỏi và câu trả lời có lẽ nên dành cho các tay tổ đang chơi bàn cờ BienDong War phải không các bạn.


Lý Kiến Trúc

California 22/2/2021


(1) - Ngày 26/6/2020, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch ASEAN-36 tuyên bố: "khẳng định tầm quan trọng của việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố DOC và xây dựng Bộ quy tắc COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển UNCLOS 1982". (TTXVN & Chinhphu.vn 27/6/2020).


- Ngày 14/7/2020, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố: Các tuyên bố của Trung Quốc về tài nguyên ngoài khơi trên biển nam Trung Hoa "hoàn toàn bất hợp pháp" ; "Bất cứ hành động nào của Trung Quốc nhằm quấy rối hoạt động đánh bắt cá hay phát triển dầu khí của các quốc gia khác trong những vùng biển này - hay đơn phương thực hiện các hành động đó - đều là bất hợp pháp"; "Phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016 là "phán quyết cuối cùng" và "mang tính ràng buộc về pháp lý". (BBC 16/7/2020).


- Ngày 6 tháng 8 năm 2017 tại Manila, các Bộ trưởng Ngoại giao của Trung Quốc và ASEAN đã thông qua Bản khung Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông (COC). Phản ứng của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đối với phán quyết cho thấy mặc dù phán quyết rất có lợi cho Philippines, nhưng Duterte đã quyết định đặt nó qua một bên và ưu tiên tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc để giải quyết các chồng lấn yêu sách về lãnh hải và chủ quyền của hai nước trên cơ sở song phương.


Ván bài lật ngửa: COC sẽ phá sản? The Hague 2016 đảo lộn COC và UNCLOS 1982? Trung lập hóa Đông Dương?


COC: Đánh Giá Bản Khung của ASEAN và TQ về Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông.


Phỏng vấn Đại sứ Daniel J. Kritenbrink tại California về South China Sea.

30 Tháng Giêng 2021(Xem: 2501)
01 Tháng Sáu 2020(Xem: 4378)
Quanh lời trực tuyến của bà Bonnie Glaser
06 Tháng Năm 2020(Xem: 5717)
Mưu sâu của "Chiến khu miền Nam" (Kỳ 4)
30 Tháng Tư 2020(Xem: 5344)
04 Tháng Sáu 2017(Xem: 7237)
Mỹ đã lật bài ngửa về Biển Đông tại Đối thoại An ninh Shangri-la
09 Tháng Ba 2017(Xem: 6204)
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển United Nations Convention on Law of the Sea - UNCLOS), quy định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước nằm trong phạm vi 200 hải lý, tính từ đường cơ sở lãnh hải cho quốc gia sở hữu quyền chủ quyền, quyền tài phán,và khai thác tài nguyên.